Vẫn chuyện góp ý
Hôm viết Entry “Góp ý và lắng nghe góp ý” (15/9) là nhân việc Đảng công bố 3 văn kiện xin ý kiến toàn dân góp cho ĐH-XI.
Vế “Góp ý” thì được rồi. Nhưng góp rồi có để ý tới, có tiếp thu hay không còn là chuyện của “hồi sau”. Nên ở ngay tên bài tôi đã có vế tiếp là “Lắng nghe góp ý” (Góp ý và lắng nghe góp ý). Góp và Nghe tưởng là một chuyện nhưng ngẫm ra lại có sự khác nhau, đôi khi không thân quyến họ hàng gì với nhau cả. Vì góp người ta có thể nghe, có thể không nghe. Hoặc là để đấy xem đã. Cái sự treo giò để đấy, nghiên cứu ngâm cứu thường là chuyện hết sức chối tỉ.
Đâu phải suy diễn mà đã vô khối tiền lệ. Là góp để mà góp. Góp cho đủ lệ bộ. Cơ quan đơn vị công quyền xin dân góp ý, đúng quá. Dân hồ hởi đóng góp nhưng rồi góp xong đâu vẫn vào đấy. Đôi khi chẳng nghe chẳng tiếp thu sửa chữa cái gì. Dẫn chứng về việc này đâu có thiếu.
Chẳng hạn một chuyện có thật mới xảy ra ở Bộ Xây dựng.
Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam ngày 10/9/2010 có bài viết "Trục Hồ Tây - Ba Vì không có cơ sở để tồn tại" nêu thông tin về việc quy hoạch vẫn dành khu đất dự trữ tại Ba Vì, xây dựng cơ quan Chính phủ sau năm 2050". Trước những thông tin này, Thủ tướng đã có văn bản 6504/VPCP-KTN yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo rõ về việc trên. Bộ Xây dựng đã có văn bản 1782/BXD-PTĐT gửi Thủ tướng giải trình cụ thể về việc trên.
Theo Bộ Xây dựng, những phản hồi của dư luận về việc Bộ Xây dựng có chủ trương dành khu đất dự trữ ở Ba Vì để xây dựng cơ quan của Chính phủ sau này có liên quan đến văn bản ý kiến đóng góp ý kiến của Hội Kiến trúc sư Việt Nam (do Văn phòng Trung ương gửi). Nhưng cũng lại chính là Bộ Xây dựng cho biết, đây là hồ sơ cũ, được lập trong giai đoạn rà soát trình Hội đồng Thẩm định, do đó vẫn còn ý tưởng "dành khu đất dự trữ tại Ba Vì, xây dựng các cơ quan Chính phủ sau năm 2050".
Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bộ Xây dựng nộp hồ sơ (là hồ sơ cũ rich bỏ đi được, hoặc là cố ý cẩu thả) gửi lên Văn phòng Trung ương Đảng và Thành phố Hà Nội, rồi sau đó lại có ý kiến là các bên phát biểu trên “một bộ hồ sơ cũ”!? Thật là lòng vòng, oái oăm và mua việc. Chưa nói là có sự trở tráo đánh lừa nhau ở đây, ai mà biết được nếu không người trong cuộc.
Phải chăng đây là cách làm nhằm vô hiệu hóa các ý kiến góp ý?
Phải chăng cũng giống như việc xin ý kiến Quốc hội, ý kiến Trung ương Đảng "cũng chỉ để tham khảo", chiếu lệ?
Phải chăng đây cũng là một hình ảnh điển hình về cách làm việc tùy tiện, cẩu thả, không tôn trọng các bên có liên quan, hay là coi thường kỷ cương phép nước? (NV nhấn mạnh).
"Phải chăng" là cách dè dặt hỏi, chứ có thể lược hai từ đó đi. Xin dành các câu hỏi trên cho công luận và các nhà chức trách trả lời như cách đặt vấn đề của chính tờ báo lề phải kia.
Nguyễn Vĩnh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét