Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Cái chớp mắt & lời cảm ơn

Cái chớp mắt & lời cảm ơn

Cái chớp mắt. Trước và sau cái chớp mắt kia có thể là “chả có gì" để lại, hoặc là một tấm hình đẹp, ưng ý để đời. 

Đó là nhiếp ảnh, nghệ thuật nhiếp ảnh.  Và đó là chỉ ở các nhà nhiếp ảnh, với các tay máy giỏi nghề.

Còn với đại đa phần chúng ta, chụp ảnh với tư cách người ghi hình nghiệp dư, lại được sống trong thời kỹ thuật số ngày nay khi người người có máy ảnh (cái điện thoại bây giờ nhiều loại chụp được ảnh rất tốt), thì câu chuyện “cái chớp mắt” cũng chẳng có ý nghĩa gì mấy. Chụp được thì để trong máy, cóp sang USB chơi chơi, lâu lâu giở ra coi lại. Chụp chẳng được, ảnh xấu không ưng ý cũng có sao, thì delete nó đi "chứ mất gì của bọ".

Cho nên với rất nhiều người trong chúng ta, dù có sở hữu một cái máy chụp hình, hoặc là không có, khi chúng ta cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc mà nhà nhiếp ảnh ghi lại dưới đây sẽ càng thấy cái giá trị của thứ nghệ thuật mà ta nói đến ở trên. Thứ nghệ thuật sinh ra khi con người (người nghệ sĩ) biết sử dụng, biết dùng đến thứ công cụ hành nghề là cái máy ảnh...nó đưa lại cho con người. 

Đúng là không có phương tiện hiện đại ghi lại qua tay người nghệ sĩ tay nghề cao cường thì làm sao chúng ta chứng kiến lại các khoảnh khắc, "một cái chớp mắt" kia mà chúng ta có thể đã chứng kiến trong đời?

Và chính điều này khiến chúng ta yêu mến và nói lời cám ơn những người nghệ sĩ nhiếp ảnh tài ba.

Vệ Nhi

-----

28 hình ảnh hiếm khi chụp được

Mời các bạn cùng ngắm 28 bức ảnh độc đáo, hiếm khi có thể bắt gặp và chụp được trong thiên nhiên và cuộc sống quanh ta. 

 

Ảnh: Từ các nguồn email bạn bè gửi tới

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

20 tháng 10



20 tháng 10





Thấy trong thư ông cụ họ Chu - người có khiếu hài hước - gửi cho mình có mấy đoạn viết rất vui vẻ về ngày hôm nay, ngày Phụ nữ 20/10. Ngoài ra còn vài chuyện vui khác kèm theo. Thấy có thể góp vui với các đức ông chồng trên diễn đàn blog này, xin đưa lên bà con cùng chia sẻ.


Vệ Nhi



----

Thấy trong thư ông cụ họ Chu - người có khiếu hài hước - gửi cho mình có mấy đoạn viết rất vui vẻ về ngày hôm nay, ngày Phụ nữ 20/10. Ngoài ra còn vài chuyện vui khác kèm theo. Thấy có thể góp vui với các đức ông chồng trên diễn đàn blog này, xin đưa lên bà con cùng chia sẻ.

Vệ Nhi


----

Tại sao đàn ông giống ngôi nhà, đàn bà giống chiếc xe?


Đàn ông giống ngôi nhà, dù bán lại nhưng giá vẫn cứ cao, đàn bà giống chiếc xe khi bán lại rất khó bán.




-  Đàn ông chưa vợ giống ngôi nhà chưa có đồ đạc, ngoại hình là hình dáng của ngôi nhà, điều kiện kinh tế chính là diện tích ngôi nhà. Đàn bà chưa chồng giống cỗ xe mới, đẹp long lanh, động cơ máy móc tốt và mới, xuất thân chính là thương hiệu của xe, tính cách là hình dáng xe, chất lượng là sức mạnh của động cơ.

- Đàn ông yêu xe, đàn bà yêu nhà. Khi đàn ông mua chiếc xe mới không bao giờ nghĩ sẽ dùng nó cả đời nhưng đàn bà khi mua một ngôi nhà sẽ muốn gắn bó với nó suốt đời. Cỗ xe mang đến cho đàn ông sự hãnh diện, ngôi nhà tốt mang tới cho đàn bà cảm giác yên tâm. Đàn ông khi xài chiếc xe mới luôn cảm thấy thích thú và luôn cẩn thận. Đàn bà khi ở ngôi nhà mới phải bắt tay vào cải tạo, dọn dẹp, trang trí. Khi một chiếc xe mới vừa ra khỏi cửa hàng thì đã bị sụt giá trầm trọng và nhanh chóng bị lu mờ bởi những chiếc xe đời mới hơn. Ngôi nhà càng lâu, càng cũ càng cổ kính, thậm chí có giá trị cao.

-  Đàn ông đã kết hôn giống như ngôi nhà được phụ nữ cải tạo và trang trí luôn mới mẻ, gọn gàng và có giá trị. Đàn bà đã kết hôn giống như chiếc xe đã đi được hàng mấy chục ngàn km, bề ngoài cũng xấu đi, máy móc cũng không còn tốt nữa.

-  Ngôi nhà được trang trí đẹp luôn hấp dẫn những phụ nữ chưa có nhà và muốn chiếm hữu. Nhưng chiếc xe cũ dù được trang trí lại thì vẫn không còn hấp dẫn nữa.

-  Đàn ông đã li dị giống như ngôi nhà đã qua tay sử dụng, dù qua tay bao nhiêu lần thì khi chuyển nhượng vẫn được giá. Phụ nữ li dị giống chiếc sẽ đã bị chuyển nhượng vừa mất giá vừa phải sữa chữa lại từ đầu.
Tóm lại: Đối với đàn ông mà nói thì tìm được người phụ nữ làm ngôi nhà thêm đẹp và bền vững là lựa chọn tốt nhất. Đối với phụ nữ thì tìm người đàn ông biết giữ gìn và thường xuyên bảo dưỡng chiếc xe của mình vẫn là lựa chọn đáng tin cậy.

Mei Ying - dịch
----


Liên khúc cười: Thời trang và phụ nữ


Cùng sở thích
- Tại sao ra đường anh cứ hết nhìn cô này lại ngắm cô kia vậy?
- Cũng giống em thôi. Có điều em thích xem biểu diễn thời trang trên sân khấu còn anh thì lại muốn xem ứng dụng thực tế của nó như thế nào thôi.

Bó tay
Một anh chàng nhặt được chiếc đèn cũ bên vệ đường, anh nhặt lên, chà xát một hồi, bất ngờ Thần Đèn hiện ra thật:
- Thưa chủ nhân, ngài muốn gì?
- Ta muốn cưới vợ, hãy tìm vợ cho ta!
- Yêu cầu của chủ nhân về cô gái đó thế nào ạ?
- Khoảng 20 tuổi, không cần đẹp nhưng tóc dài, không chạy theo mốt, không sơn móng tay móng chân và biết hát một vài bài dân ca.
Chàng thanh niên chỉ kịp nghe thấy Thần Đèn nói vội một câu:
- Em chịu!
Và Thần biến mất.

Nỗi sợ
Một anh đi xe mát vượt đèn đỏ, bị công an giữ lại. Thấy anh ta ôm khư khư cái hộp, anh công an liền hỏi:
- Anh ôm cái gì?
- Dạ, hộp đựng chiếc váy mới nhất.
- Mang đi đâu?
- Về nhà ạ!
- Sao vượt đèn đỏ?
- Sợ về chậm, thị trường có mốt khác, vợ tôi lại đổi ý.

Khá hơn
- Cái lão nhà mình đến chán, mỗi khi thấy mình mặc một bộ áo váy mới là thở dài.
- Còn khá hơn, ông xã mình mỗi khi thấy mình mua một bộ váy mới lại hỏi: “Ngày mai lại chỉ có rau muống luộc hả em”?

Trong cửa hàng
- Ở đây có cái váy nào trông tạm được không?
- Giống cái tôi đang mặc được không?
- Nhưng có sạch hơn không?


Tác giả 4 chuyện vui ngắn này đề là “Trưởng Thôn”




Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Lại nói về người trí thức



Lại nói về người trí thức

Trên trang blog này đã vài ba lần bàn đến chỗ đứng và vai trò của người trí thức nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng. 

Bữa nay có thư bạn bè gửi tới một bài viết mới của tác giả Nguyễn An Dân về chủ đề vừa nêu, chủ blog tôi xin được giới thiệu lên đây để chúng ta cùng đọc tham khảo.

Vệ Nhi

-----

Trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết


Tác giả: Nguyễn An Dân


“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào. Có rất nhiều góc nhìn khác nhau về trí thức, mỗi góc nhìn lại cho ta một cách hiểu về trí thức và vai trò của trí thức. Nếu ta có được nhiều góc nhìn về một vấn đề thì ta sẽ có cơ hội hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, vì khi đó không chỉ thấy “cây”, mà còn thấy “rừng”.

           Trong phạm vi bài viết này, từ một góc nhìn, tôi cho rằng, trí thức là người có trí và luôn dùng cái trí của mình để góp phần thức tỉnh xã hội nhằm hướng mọi người đến cái đúng và cái đẹp.

           Nếu ai đó “có trí” (sự hiểu biết) nhưng lại “không thức” (không thức tỉnh xã hội) mà để cho xã hội “ngủ” thì bị gọi là “trí ngủ”, chứ không phải là “trí thức”. Nếu ai đó thích làm cái việc của trí thức là “đánh thức xã hội” nhưng lại “thiểu trí”, “lệch trí” hay “vô trí” thì gọi là “trí dỏm” (cũng có học hàm, học vị nhưng đầu óc lại trống rỗng, hoặc cũng có chút hiểu biết nhưng hiểu biết đó lại thể hiện sự lệch lạc và ẫu trĩ). Và nếu ai đó “có trí”, “có thức”, nhưng “thiếu tâm” (thiếu động cơ trong sáng) thì gọi là “trí gian” (gian manh, xu thời, cơ hội). Cả 2 loại “trí dỏm” và “trí gian” đều là “ngụy trí thức”, còn “trí ngủ” là “trí thức vô trách nhiệm”.

Có thể hình dung ba điều kiện để hình thành một con người “trí thức”, đó là: (1) “sự hiểu biết” (có trí); (2) “thức tỉnh xã hội”; và (3) “vì mục đích cao quý” (hướng xã hội đến cái đúng và cái đẹp, hướng xã hội đến cái chân-thiện-mỹ). Nếu không hội đủ cả 3 điều kiện này (mà chỉ có 1 hay 2 trong 3 điều kiện) thì hoặc là “trí ngủ”, hoặc là “trí dỏm”, hay “trí gian”, chứ không phải là “trí thức”. Hay nói một cách nôm na, trí thức là người “có Trí”, “có Thức” và “có Tâm” (có 3T).

Từ cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng, bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết.

Tôi rất thích một câu nói của Einstein “Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và không làm gì cả”. Câu nói này nói về trách nhiệm xã hội (trách nhiệm “làm người”) của một người bình thường đối với cái xã hội hay cái cộng đồng mà mình đang sống. Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội như vậy, đối với những người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn.

Nói cách khác, vai trò của những người có hiểu biết là: dùng sự hiểu biết (và cả uy tín) của mình để góp phần giúp cộng đồng phân định rõ hơn sự đúng-sai, phải trái, chân-giả, thiện-ác, hay-dở, tốt-xấu, nên-không nên… trước những vấn đề chung mà xã hội đã, đang và sẽ gặp phải hay trải qua; dùng sự hiểu biết của mình để truyền bá tinh thần, tư tưởng, quan điểm mà mình tin là cần thiết để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần xác lập những chuẩn mực xã hội, những thang giá trị xã hội và đồng thời ra sức bảo vệ những chuẩn mực và giá trị đó; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần định hướng, định hình xã hội… Tất nhiên sự phân định, sự truyền bá, sự xác lập hay sự định hướng, định hình này cũng cần phải dựa trên cái nền là những giá trị vượt không gian và vượt thời gian, những giá trị có tính phổ quát của thế giới đương đại hay thế giới tương lai.





             Và tất nhiên, để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì người hiểu biết có thể nói, có thể viết, hay có thể làm gì đó (bởi lẽ không phải tất cả những người hiểu biết đều giỏi nói hay giỏi viết). Vì làm một điều tốt cũng là cách gián tiếp góp phần đấu tranh tiêu diệt cái xấu; làm một điều đúng, cũng là cách gián tiếp góp phần chỉ cho người khác thấy những cái sai…

Thêm nữa, khi nói đến trí thức là nói đến vấn đề “chân lý”. Không ai được phép độc quyền chân lý, nhưng ai cũng được quyền góp phần xác lập chân lý. Giới trí thức thường tự phân biệt giới mình với những giới khác ở chỗ luôn nỗ lực khám phá chân lý, xác lập chân lý và bảo vệ chân lý. Đó cũng là lý do vì sao mà người ta thường nói, chân lý thường không thuộc về số đông hay “kẻ mạnh”, mà thường thuộc về những người có hiểu biết (hay còn gọi là giới trí thức, giới tinh hoa). Nếu chân lý có thuộc về “kẻ mạnh” (nhưng thiếu hiểu biết) thì điều đó chắc chắn cũng chỉ là tạm thời mà thôi.

Khi bàn về trí thức thì người ta thường bàn về vai trò, trách nhiệm, công việc, sứ mệnh, thiên chức của trí thức. Tuy nhiên, cũng cần phải bàn về “điểm mù” của trí thức, dù trí thức có cái trí hơn người. Bởi lẽ, trí thức cũng là con người, mà đã là con người thì cũng sẽ có cái nhầm, có lúc sai mà mình không hề biết; Bởi lẽ, trí thức cho dù có trí thế nào đi nữa thì sự hiểu biết vẫn chỉ là hữu hạn. Điểm mù ở đây được hiểu là “mình không biết cái mà mình không biết” hay “mình cứ tưởng mình hiểu rất rõ một thứ nhưng thực ra mình chẳng hiểu gì cả hay hiểu một cách lệch lạc”. Khi chia sẻ, tranh luận hay góp ý sẽ giúp mỗi người nhìn thấy điểm mù của người và của mình. Khi nhận ra điểm mù của mình cũng là lúc “mình biết rõ cái mà mình không biết”; và khi nhận ra những “cái mà mình không biết” cũng là lúc cảm thấy mình thực sự hiểu biết. Đó cũng là điều kiện để mình có thể hiểu biết thực sự và là cơ hội để đẩy nhận thức và hiểu biết của mình đi xa hơn.

Do vậy, cùng với trách nhiệm “thức tỉnh xã hội” thì trí thức cũng có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh chính mình”, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình. Nếu không liên tục “phản tỉnh chính mình” hay thậm chí là “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó thực hiện được tốt cái vai trò “thức tỉnh xã hội” vốn có của mình, mà còn có thể gây nguy hại cho xã hội.


Ở bất cứ xã hội nào thì sứ mệnh của trí thức vẫn thế. Và đối với những xã hội mà trong đó còn đầy rẫy sự bất thường thì một trong những sứ mệnh lớn nhất của trí thức chắc hẳn là góp phần đưa sự bất thường đó trở về sự bình thường. Nói cách khác, trong những xã hội mà sự bất thường của sự việc, sự vô minh của cái đầu, vô cảm của trái tim đang bao trùm thì trách nhiệm của người trí thức, của những người có hiểu biết còn nặng nề hơn (vì có quá nhiều cái cần phải khai sáng, cần phải thức tỉnh) và nguy hiểm hơn (vì không dễ dàng gì để làm cái chuyện khai sáng hay thức tỉnh trong những xã hội này).

Nhưng, đã là người có hiểu biết thì không thể không làm gì cả, bằng cách này hay cách khác, dù nhỏ bé hay lớn lao, dù ồn ào hay lặng lẽ…

N.A.D

Dưới đây là 2 ý kiến tham khảo khi luận bàn về danh nghĩa và vai trò của người trí thức trong đời sống xã hội.

Nguyễn Minh Tuấn
Sau khi GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ ý kiến của mình trên Báo Tuổi trẻ  đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau luận bàn về vấn đề thế nào là “trí thức”. Tạm gác lại những khía cạnh khác, chỉ xét riêng về khía cạnh trao đổi thuật ngữ thì thấy có hai luồng ý kiến: Người thì đồng tình cho rằng trí thức là lao động trí óc, việc đánh giá là dựa trên kết quả, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội. Người thì phản đối cho rằng trí thức không chỉ là người chú trọng đến chuyên môn hẹp của mình, mà cần phải là một nhà khoa học có lương tri, nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, dấn thân vì cộng đồng, phản biện, lên tiếng vì dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
Tôi nghĩ mỗi người vốn dĩ không ai giống ai, từng người tùy theo sức lực, khả năng, sự đam mê mà lựa chọn cách thức, con đường đi riêng cho mình. Những trí thức có cách cống hiến bằng chính kết quả lao động hoặc bằng những hành động cụ thể của mình góp ích cho xã hội thì đã là đáng quí.
Những trí thức mà không những giỏi chuyên môn, ngoài ra còn thể hiện sự cảm thông trước nỗi đau của người dân, dám lên tiếng phản biện, dùng trí của mình để dẫn dắt, thức tỉnh xã hội thì lẽ dĩ nhiên sẽ còn đáng quí hơn. Như vậy, có thể thấy về bản chất giữa các khái niệm “trí thức” hay “trí thức của công chúng” theo tôi không hề có sự mâu thuẫn.
Phản biện xã hội thời nào cũng cần, vì đó chính là tác nhân quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên khi liên hệ với trường hợp Việt Nam cũng nên đặt ngược lại vấn đề liệu dư luận xã hội, thể chế ở Việt Nam đã đủ rộng lượng, đủ khoan dung, luật pháp Việt nam đã đủ thông thoáng để mở đường cho phản biện và tiếp thu phản biện chưa? Cần phải làm gì để cải thiện tình hình hiện nay và cần bắt đầu từ đâu? 
https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif

Minh Pham Gia




Nói gì thì nói vẫn không  khác với cách phân loại của người xưa đó là Nhân - Trí - Dũng.




  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...