Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Báo chí là kênh thông tin quan trọng


Báo chí: Kênh thông tin quan trọng

Blog tôi mới nhận qua người bạn một bài viết mới của nhà báo Bùi Văn Bồng. Bài viết có nhiều ý hay mà nổi bật là cái ý được nhấn mạnh "báo chí là một kênh thông tin quan trọng" đối với một xã hội hiện đại khi tác giả liên hệ đến sự tham gia của báo chí, nhất là các trang báo mạng, blog cá nhân là hết sức tích cực và xây dựng đối với vụ việc ở Tiên Lãng.

Thấy rằng nội dung bài viết có ích cho thông tin truyền thông nói chung và nhất là những nhận định và suy nghĩ đúng đắn về nghề báo nên xin phép tác giả đưa lên để bạn bè cùng tham khảo.

NV blog

(Để tập trung vào một số ý chính yếu nên blog tôi có lược đi một số đoạn)

----

PHÁT HUY VAI TRÒ TIÊN PHONG, TÍNH CHIẾN ĐẤU CỦA BÁO CHÍ 

Tác giả: Bùi Văn Bồng


Mở đầu tác giả viết :

          Sáng 30/3, Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hội nghị tập trung thảo luận nêu bật những kết quả đã đạt được công tác chỉ đạo, quản lý báo chí và các hoạt động báo chí; phân tích, làm rõ những hạn chế, thiếu sót trong công tác báo chí năm 2011; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền.

Sau khi nêu lên sứ mệnh của báo chí, nhất là “báo chí cách mạng” như Hồ Chí Minh từng nhiều lần nhấn mạnh với nền báo chí mới, tác giả nêu lên bức tranh toàn cảnh của báo chí hiện nay và các vấn đề đặt ra cho báo chí lúc này:  

……

          Đến tháng 3-2012 cả nước có 786 cơ quan báo chí in với 1.016 ấn phẩm; 67 đài phát thanh truyền hinh; 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp; gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hàng nghìn phóng viên đang hoạt động báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ.





          Về loại hình chủ yếu có báo in, đài truyền hình, đài phát thanh, báo điện tử. Về thứ bậc và phạm vi có báo Trung ương, báo địa phương, báo ngành, riêng trên mạng thì cũng đa dạng: Báo mạng online, mạng tự lập được cấp giấy phép, mạng do ngành, địa phương quản lý (công thông tin điện tử), và “làn sóng blog” cá nhân. Những năm gần đây, người ta thấy tự do, vô tư, vui nhộn, thoái mái biểu lộ và biểu cảm chính kiến nhất vẫn là các trang blog trên nhiều hệ, kênh, tuyến băng thông, liên kết  khác nhau. Tất nhiên, người đọc các blog đều phải biết tự phân định hay-dở, đúng-sai, biết cách  cảm nhận và tự lý giải. Đây cũng là kênh giao lưu nhanh, nhạy cảm, ngày càng thu hút nhiều người đọc, nhất  là lớp trẻ.


            Do tốc độ và chất lượng phát triển của công nghệ thông tin, báo mạng là mũi xung kích thời bùng nổ thông tin toàn cầu. Nó đang dần trở thành một sức mạnh áp đảo, đẩy báo in, báo nói, báo hình vào góc khó cạnh tranh. Thời đại này, không có báo nào truyền tin nhanh bằng báo mạng. Một sự kiện xảy ra tại bất kỳ nơi đâu, chỉ sau vài cú nhắp chuột là cả thê giới đều biết. Sự phát triển của báo mạng song hành với tốc lực phát triển nhanh, phổ cập và lan truyền chưa từng thấy của công nghệ thông tin. Chính vì thế, “khách hàng” của báo mạng ngày càng tăng nhanh với cấp số cộng. Đầu tư cho phát triển cũng như quản lý được báo mạng là tầm nhìn hiện đại. Khi lãnh đạo và cơ quan chỉ đạo tuyên truyền, báo chí còn muốn thủ “cái loa riêng” đầy động cơ cá nhân chủ nghĩa, cục bộ, bản vị thì cũng khó mà đưa được những thông tin trung thực, khách quan đến với công chúng. Đây cũng là “hãm địa” của công luận. Và do vậy, tính chiến đấu của báo chí bị giảm đi, thậm chí bị triệt tiêu, cũng mất luôn tính trung thực, chính xác.


          Ngày 8-2-2012, trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo phải luôn đổi mới, không thể sáo mòn, bằng nhiều kênh thông tin phong phú, đa dạng, hiện đại… tăng cường đối thoại, phát huy hiệu quả các phương tiện báo chí, đặc biệt là báo mạng”.




          Trước nhiệm vụ trọng đại và thực trạng đất nước, thực trạng nền kinh tế-xã hội, báo chí cần phải có sự bứt phá mạnh, cải tiến, đổi mới hàng ngày, đi đầu trong mọi phong trào cách mạng, không ngừng nâng cao tính tiền phong và sức chiến đấu của báo chí. Thế nhưng, hiện nay có những tờ báo chưa thoát ra được những cung cách hoạt động cũ, chất bao cấp chưa hết, kém năng động, khô cứng, một chiều, nặng về hô hào, cổ vũ, tính thời sự, tính chiến đấu rất kém, bỏ qua hoặc đi chậm sự kiện. Bùng nổ thông tin hiện nay rất cần tính thời sự nòng hổi, tính nhanh nhạy, chính xác và trung thực của báo chí. Nhưng có những tờ báo được Nhà nước ưu tiên nguồn kinh phí hoạt động lớn, nhưng hiệu quả, chất lượng tuyên truyền thấp, không được bạn đọc tín nhiệm. Trong khi đó, Tòa soạn có trụ sở khang trang, thoáng rộng ngay giữa trung tâm ‘đất vàng’ thành phố lớn. Đội ngũ cán bộ, biên tập viên, phóng viên, nhân viên đông lên cả vài trăm người, nhà nước chi ra nguồn quỹ lương khá lớn. Rồi phương tiện nghiệp vụ, xăng, xe, nhà in, tiền giấy, công in, phát hành. Nhưng do tờ báo mở ra hàng ngày không thấy gì mới, lại khô “như ngói”. Nhiều khi, thông tin lại trùng lặp và chậm. Mở trang báo, chỉ thấy cái tiêu đề là hết muốn đọc – “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Những tờ báo còn duy trì lối thông tin cũ mèm như thế, người làm báo còn cái kiểu “hành chính ăn lương” như thế rất khó cạnh tranh, mất dần lượng người đọc. Nếu như không được bao cấp của nhà nước, chỉ có mà đóng cửa sớm. Khi tờ báo đến tay hoặc đặt trên bàn làm việc, không ai muốn đọc, mà gặp những tờ báo như thế, thông tin lặc hậu chung chung vô thưởng vô phạt  như thế, bạn đọc cũng không biết đọc cái gì, đọc để làm gì, thật là lãng phí lớn mà hiệu quả tuyên truyền quá thấp.

…..


Tác giả nêu lên vụ Tiên Lãng cũng là nêu vai trò của báo chí, có phần đóng góp rất lớn của báo chí nhân dân (trang mạng, blog cá nhân): 

…..




          Sự kiện Tiên Lãng mới rồi, nếu chỉ trông chờ vào thông tin của các tờ nhật báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình thì Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành ở Trung ương không thể có nhanh, kịp thời và đủ thông tịn xem xét, đánh giá, luận giải bản chất vấn đề để giải quyết nhanh và chính xác như vậy. Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đã nói rằng, trong hơn một tuần, ông đã đọc hơn 800 bài báo, chủ yếu là báo mạng, kể cá các trang blog đưa thông tin trung thực, tử tế, khách quan, có ý thức xây dựng. Từ đó, Văn phòng Chính phủ mới có cơ sở tham khảo, phân tích vấn đề, sự việc, để tổng hợp thông tin, có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tham gia ý kiến với các bộ, ngành. Theo ông, báo chí và các trang mạng trung thực, xây dựng, có trách nhiệm, đã trở thành những kênh thông tin quan trọng giúp ích cho lãnh đạo, chỉ đạo. Thiết nghĩ, thường thấy những cán bộ, đảng viên trung chính, có phảm chất, năng lực, tự thấy mình  hoàn chỉnh, ít sai phạm gì lớn, thì lại rất quý, tôn trọng báo chí, không sợ báo chí dù về nghiệp vụ nhà báo có thể hiện ở bất kỳ dạng thức nào. Họ còn rất thích khi đối thoại với báo chí. Chỉ có những cán bộ, đảng viên phẩm chất, năng lực kém, làm sai trái, vi phạm chuyện này việc kia, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, cố tình co lại, bưng bít, che giấu sai lầm mới ngán ngại, có khi sợ, né tránh báo chí. Vì thế, các nhà lãnh đạo ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị rất cần nâng cao nhận thức, thấy rõ vai trò, tác dụng của báo chí là kênh thông tin quan trọng, cần thiết và bổ ích phục vụ cho lãnh đạo, quản lý, điều hành trong thời đại bùng nổ thông tin và trình độ dân trí đã được nâng cao như hiện nay.

........

Bùi Văn Bồng


Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Thuốc đắng dã tật


THUỐC ĐẮNG DÃ TẬT



Một chuyên gia kinh tế Việt hưng phấn bảo: “Mọi vấn đề về ngân hàng, chứng khoán và bất động sản sẽ được giải quyết xong trước tháng 8 năm nay. Tất cả thị trường tài chính sẽ phục hồi và sẽ lập đỉnh cao mới trong 2013. Lãi suất và lạm phát sẽ giảm xuống dưới 9%, cán cân thương mại sẽ cân bằng và ngân sách sẽ ổn định”. Hallelujah (Lạy Chúa tôi)!!! Phép mầu đã hiện ra?

Giải pháp của Mỹ



Tôi gọi nó là một phép mầu vì hiện tượng này sẽ đi ngược lại tất cả nguyên lý về kinh tế tài chính mà tôi được học. Chắc tại mình học chưa đủ? Nhưng dù sao, nó cũng đã được áp dụng khá thành công tại Mỹ khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bơm tiền cứu các ngân hàng, bắt đầu với gói QE 1 vào 2008, và liên tục in tiền với QE 2 và sắp cho ra QE 3 trong vài tháng tới. Thường thì khi in tiền, lạm phát và lãi suất sẽ gia tăng vì lượng cung của trái phiếu tràn ngập. Tuy nhiên, với sự suy thoái về nhu cầu tiêu dùng và mức độ thất nghiệp; cùng với số lượng tiền khổng lồ đang được các nhà đầu tư thế giới nắm giữ (nhất là Trung Quốc và Nhật Bản), thị trường chấp nhận dễ dàng lãi suất thấp (gần như zero) từ trái phiếu chính phủ vì sự vững chắc của đồng đô la Mỹ giữa những biến động nguy hiểm của tình thế.

Kết quả là Fed đã cứu được hệ thống ngân hàng mà không phải trả giá bằng lạm phát và lãi suất. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đã tiếp tục trì trệ suốt 3 năm qua vì tiền các ngân hàng nhận được đã không đem cho doanh nghiệp vay lại vì nợ xấu và rủi ro vẫn còn cao. Họ giữ tiền nhận được để mua trái phiếu của các chính phủ cho an toàn và hạnh phúc với số tiền lời khủng qua sai biệt về lãi suất mua và bán.
Cuối cùng, nhờ sự năng động của nền kinh tế thị trường và những sáng tạo của tầng lớp doanh nhân trẻ, nền kinh tế Mỹ cho thấy vài tín hiệu của sự hồi phục vào giữa năm nay. Nhưng ngoài điểm sáng này, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, giá địa ốc vẫn suy giảm, nợ công và tư vẫn đầm đìa và lạm phát vẫn là một đe dọa qua giá dầu và lãi suất. Nói tóm lại, nhờ vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng cái ung thư trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẫu.
Đây là chiến thuật mà người phương Tây gọi là “giấu bụi dưới thảm” (swept under the rug) hay “đá cái thùng (rác) xuống cuối đường” (kick the (trash) can down the road). Tạm ổn, nhưng một ngày nào đó, trong nhiệm kỳ mới, có lẽ một người nào khác sẽ phải hốt bụi hay đổ rác.

Ứng dụng cho Việt Nam

Câu hỏi kế tiếp là Mỹ làm được thế thì tại sao Việt Nam không áp dụng giải pháp tương tự? Dĩ nhiên, Việt Nam cũng đang áp dụng chính sách này và cũng có cơ may thành công. Tuy nhiên, có 5 sự khác biệt khá sâu rộng giữa hai nền kinh tế.

1. Trước hết, dù chịu nhiều thách thức, đồng đô la vẫn là bản vị chính trong các thanh toán quốc tế. Sự sụt giảm tỷ giá đồng đô la sẽ khiến các dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… mất giá trị nhanh chóng. Các nhà cầm quyền nơi đây đã làm đủ cách để giúp Mỹ và giúp chính họ giữ sự bình ổn. Đồng Việt Nam thì ngược lại.

2. Nền kinh tế Mỹ phần lớn vẫn dựa trên vận hành thị trường, với những doanh nghiệp tư nhân năng động, sáng tạo và mạo hiểm. Nhiều nhà sáng lập các doanh nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế là những di dân từ Á Châu, Đông Âu… với mộng ước xây dựng những sự nghiệp lớn lao trên sân chơi lớn nhất toàn cầu. Trong khi đó, đầu tàu của kinh tế Việt vẫn là những doanh nghiệp nhà nước, chưa thoát khỏi sự bảo bọc của đặc quyền, đặc lợi.




3. Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn chiến đấu bền bỉ trong trận bão hiện nay. Tuy nhiên, đối diện với lãi suất trên 20%, lạm phát thực sự hơn 15% và tỷ giá USD thấp hơn 16% giá trị thực của tiền đồng; các doanh nghiệp này chịu quá nhiều gánh nặng để cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, và ngay cả nội địa so với hàng Trung Quốc. Trong khi đó, doanh nhân Mỹ chỉ chịu lãi suất khoảng 6%, lạm phát 2%; nên sự hồi phục xảy ra nhanh chóng hơn.

4. Thêm vào đó, đầu tư FDI và FII vào Mỹ lại gia tăng trong các khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì sự ổn định và minh bạch của cơ chế quản lý. Các suy giảm về FDI và FII cho Việt Nam là những tín hiệu ngược lại.

5. Trong khủng hoảng tài chính năm 2008, do nợ xấu từ suy sụp của giá bất động sản, các ngân hàng Mỹ đã công khai các số liệu và tình trạng các sản phẩm tài chính để chính phủ Mỹ và các nhà đầu tư có thể đánh giá (stress test) khả năng sinh tồn của mình. Nhiều định chế hàng đầu như Lehman Bros hay Countrywide… phá sản và nhiều ngân hàng hay hãng bảo hiểm siêu cấp phải bán đi phần lớn vốn cho các nhà đầu tư mới, kể cả chính phủ. Trong khi đó, các biện pháp của cơ quan quản lý ở Việt Nam và các nhóm sở hữu ngân hàng vẫn chưa thực sự minh bạch về thông tin, nên không ai bên ngoài có thể tiên đoán bất cứ điều gì về vấn đề hay diễn biến.

Liệu Việt Nam có thành công (dù tạm thời) như Mỹ trong bài toán kinh tế hiện tại?

Cách đây một năm, tôi có lấy vé tàu hỏa cao tốc mới xây của Trung Quốc đi từ Thượng Hải đến Bắc Kinh. Tôi đùa hỏi ông quản lý đoàn xe là ông chắc không có sự cố gì chứ? Ông bảo anh hãy tin vào công nghệ cấp tiến chất lượng của Trung Quốc đi. Chúng tôi đang chiếm lĩnh vị trí số một về tàu cao tốc trên thế giới. Chỉ 3 tuần sau, đoàn tàu đó bị trật rầy ở Wenzhou, khiến hơn 50 người thiệt mạng (con số chính xác vẫn bị giấu). Các vị quản lý có thể đúng đến 80% về xác suất.

Nhưng có lẽ tôi sẽ không bao giờ đáp những chuyến tàu cao tốc của Trung Quốc nữa...

Alan Phan

-------


* Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập Đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá 670 triệu USD. Ông là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ; và tư vấn cho nhiều tập đoàn đa quốc về thị trường mới nổi. Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, Tiến sĩ Alan Phan đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình), và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia.



Tiến sĩ Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), MBA tại American Intercontinental (USA), Ph.D tại Sussex (UK) và DBA tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Fudan, TongJi). Website cá nhân là :




Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Chuyện ở các quốc gia đóng kín


Chuyện ở các quốc gia đóng kín

Tiếp tục chuỗi bài về 3 nước Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Cuba
Xem từ Entry đầu tiên:
http://vinhnv43.blogspot.com/2012/03/he-lo-tu-nhung-quoc-gia-ong-kin.html

(NV blog) - Một nhà báo Hungary đã “lọt” được vào đoàn cứu trợ nhân đạo để tới Bình Nhưỡng. Và ông ta đã thực hiện thiên phóng sự đặc sắc. Trong bài viết có khá nhiều chi tiết sống động và lạ kỳ xảy ra tại một quốc gia được coi như đóng cửa kín mít, CHDCND Triều Tiên mà thế giới phương Tây quen gọi là Bắc Triều Tiên.
Mời bạn bè tiếp tục theo dõi phần 2 của thiên phóng sự.


-----

Bài thứ 2 về Bắc Triều Tiên


(Loạt bài tại nguồn NCTG online có nhan đề: BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN)  


(NCTG) “Cậu có thấy dưới sự lãnh đạo của đồng chí Chủ tịch - Lãnh tụ Kính yêu - đất nước Triều Tiên đang phát triển nhanh như thế nào, bất kể sự can thiệp của bên ngoài?” (phóng sự Bắc Hàn của nhà báo Hungary Vujity Tvrtko).
  
Ký giả Hungary Vujity Tvrtko chụp ảnh cùng điệp viên Kim trước ảnh chân dung Lãnh tụ Vĩ đại Kim Nhật Thành - Ảnh: pokoli.hu

Chúng tôi bắt đầu hạ cánh, phía dưới chúng tôi là nước Triều Tiên dân chủ. Ngay từ trên không đã nhận ra sân bay Bình Nhưỡng thực chất là một căn cứ quân sự. Bên cạnh những xe tăng và xe quân sự thấy hiện lên chân dung Kim Nhật Thành, chỉ bao quát được từ trên không vì được xếp từ nhiều phiến đá màu cỡ lớn. Sau khi tiếp đất, chúng tôi được đám lính đội mũ lưỡi trai dồn vào một ngôi nhà


hình hộp làm bằng các tấm nhôm.



Cho tới khi đó tôi cứ tưởng sân bay Tirana (Albania) là tồi tệ nhất vì thực ra nom nó chỉ như một quầy bán hamburger. Nhưng khi cửa cái “hộp nhôm” mở ra và chúng tôi bước vào một khoảng tối lờ mờ, nồng nặc mùi mồ hôi, thì tôi biết mình đã tới một cảng hàng không thiểu não nhất trên thế giới. Chúng tôi bị thu điện thoại di động, thậm chí điều làm tôi kinh ngạc nhất là bị thu cả hộ chiếu với lời giải thích là trong thời gian ở đây chúng tôi không cần dùng tới.

Thái độ cứng nhắc của đám lính trái ngược hẳn với kiểu cách của ba người mặc complet ra đón chúng tôi. Họ được phân công đi cùng chúng tôi trong những ngày ở đây. Hong là một người đàn ông béo tốt trạc 50 tuổi, nom khác những người Triều Tiên gầy guộc, thiếu dinh dưỡng mà chúng tôi thường gặp vào những ngày sau đó. Mấy năm trước đây đã phục vụ trong cơ quan ngoại giao tại Hungary, vì vậy anh nói tiếng Hung khá sõi.

Giờ, anh tiếp chúng tôi trên tư cách Vụ phó Bộ Ngoại giao, với nụ cười khá lịch thiệp. Người thứ hai là Chol, khoảng 40, gầy khô, lạnh lùng, chẳng mấy thiện cảm với chúng tôi. Người thứ ba tên Kim, trông như một gã thợ thịt vừa chui ra từ lò mổ.

- Cha Sándor không sang ư? - Hong hỏi sau một bài diễn văn ca ngợi lãnh tụ vĩ đại và đồng chí tổng bí thư yêu quí dài 8 phút.

- Cha Sándor không sang được, nhưng ông gửi lời chào mừng tới các bạn Triều Tiên yêu quí của mình - Béla hơi cúi đầu đáp. Hong thở dài, rồi giơ tay mời chúng tôi ra phía cửa.

Bước ra khỏi cái hộp nhôm, chúng tôi thấy mình đang đứng trên một quảng trường lớn, thưa thớt người. Trên quảng trường có lính gác vũ trang, không hiểu để làm gì, trên mặt tường các ngôi nhà là chân dung cỡ lớn các vị lãnh tụ. Hong đưa chúng tôi tới một chiếc xe địa hình đã cũ. Trong khi chúng tôi lên xe, Chol và Kim đứng nghiêm hai bên, chỉ thấy tròng mắt họ láo liên để ý xung quanh. Tôi biết họ là những nhân viên an ninh chuyên nghiệp, nhưng tôi làm sao có thể đòi hỏi người ta cho các cán sự bình thường đi kèm chúng tôi. Hong đưa ra một mảnh giấy.

- Đây là chương trình làm việc, từng điểm một - anh ta giải thích. Tôi mường tượng họ đã phải đau đầu nghĩ xem nên đưa chúng tôi đi đâu trong bốn ngày ở đây.

Ngay điểm đầu tiên đã làm Béla khó chịu: đặt vòng hoa viếng tượng Đồng chí Chủ tịch Kim Nhật Thành vĩ đại. Anh bảo chúng tôi phải tới nơi ở chỉnh trang lại mình đã chứ.






- Chỉnh trang à?- Mắt Hong long lên. Có vẻ như anh ta không tưởng tượng nổi việc một kẻ được gia ân cho vào đất nước này lại không vội vàng tới nghiêng mình trước tượng đài Lãnh tụ Vĩ đại.


- Tất nhiên chúng tôi phải ăn mặc đàng hoàng để tới nơi tưởng niệm Chủ tịch Vĩ đại - Béla vội vàng giải thích.


Hong ra hiệu cho Chol nổ máy, chúng tôi bắt đầu vào thành phố. Chol từng lái xe cho ÐSQ Triều Tiên tại Budapest nên anh ta điều khiển vô lăng khá thành thạo. Tất nhiên cũng chẳng cần có tay lái lụa, hàng mấy phút chẳng thấy có xe đi ngược chiều. Bình Nhưỡng giống như một thành phố chết, những ngôi nhà chọc trời vắng lặng, đường phố thưa thớt người. Tôi đã đọc trong một cuốn tài liệu Mỹ nói trong những khu nhà cao tầng hào nhoáng kia không có người ở, chúng chỉ được xây dựng để khoe mẽ với thế giới.


Trông bề ngoài đẹp đẽ thế, nhưng bên trong không hề có điện, nước gì, và nếu lại gần ta có thể thấy một vài chỗ các bức tường đã bi loang lổ vì ẩm mốc. Các khu chung cư cao tầng này được lính vũ trang canh gác không cho dân chúng lại gần, hàng ngày được giới thiệu hàng chục lần trên màn hình của một đài truyền hình duy nhất, như bằng chứng biểu tượng của mức sống cộng sản cao trên đất nước này.


Đi tới đâu Chol cũng giới thiệu đầy vẻ tự hào các “danh lam thắng cảnh” mà chủ yếu là chân dung Kim Nhật Thành hay tượng đài Kim Chính Nhật.


- Phía bên trái, các bạn có thể thấy sân vận động Kim Nhật Thành, được xây dựng cho nhân dân Triều Tiên và kính dâng Kim Chủ tịch vĩ đại bởi các chiến sĩ cộng sản thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Marx - Lenin, đang chiến đấu giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động và chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng thế giới.


- Thế à? - tôi vừa gà gật vừa nói, nhưng Béla đã thúc nhẹ vào sườn.


- Thế những sự kiện thể thao nào được tổ chức trong công trình thể thao tuyệt vời này? - tôi vội vàng hỏi thêm.


- Để thể hiện mơ ước thống nhất đất nước bằng hòa bình của nhân dân Triều Tiên, mỗi năm hai lần, trước 160 ngàn người, Chính phủ CHND Triều tiên tổ chức lễ chào mừng trong sân vận động lớn nhất thế giới, mừng đảng chúng tôi chinh phục những mục tiêu cao cả của kế hoạch phát triển kinh tế bảy năm.


Với tôi thế là đã quá đủ, tôi không dám hỏi thêm gì nữa. Nhưng tôi cũng chưa thoát, từ đó đến khi về tới khu ngoại giao đoàn, Chol còn thuyết giảng dài dòng nhiều lần nữa mỗi khi đi ngang qua một công trình nào đó.


Chúng tôi về tới khu ngoại giao có rào chắn nằm giữa thành phố chết, nom cũng có vẻ tồi tàn. Béla chỉ cho tôi ngôi nhà của sứ quán Hungary trước đây, nay nhà nước (Hungary) cho một tổ chức từ thiện thuê. Chúng tôi dừng xe trước ngôi nhà của sứ quán Bulgaria cũ và hẹn với nhóm Hong là sẽ quay ra sau 20 phút.


Tôi nhận một căn phòng đơn sơ, một bàn viết nhỏ bên trên treo bản đồ Triều Tiên, phía sau là một buồng tắm nhỏ. Trên giường có mấy tập album Kim Nhật Thành, phòng ngoài làm văn phòng - nhờ tổ chức Baptiste - có fax, điện thoại và TV, những thứ được coi là xa xỉ ở đây. Ở Bình Nhưỡng không có các cửa hàng, người ta nhận tem phiếu rồi đổi ra bánh mì hay sữa.


Béla sang phòng tôi, vừa đi lại vừa chỉ trò vào góc phòng, gậm giường, sau rèm cửa, đèn chùm… vừa nói oang oang.


- Cậu thấy thoải mái chưa, thấy đồng chí Hong đã tiếp đón chúng ta thân mật và nồng hậu thế nào chứ? - anh nháy tôi nhìn về phía góc nhà nơi có đặt thiết bị nghe trộm.


- Cậu thấy dưới sự lãnh đạo của đồng chí Chủ tịch - Lãnh tụ Kính yêu - đất nước Triều Tiên đang phát triển nhanh như thế nào, bất kể sự can thiệp của bên ngoài?


Anh cúi xuống gậm giường, chỉ tay và nhắc tôi, rồi lật rèm cửa sổ và chỉ tay lên trần nhà. Tôi gật đầu ra hiệu đã hiểu cả.


- Khi nào cậu tắm xong và đã sẵn sàng đi viếng Lãnh tụ Vĩ đại thì gọi tớ nhé.


…Hong mỉm cười lịch sự và chỉ tay mời chúng tôi lên xe. Trên đường thấy nhiều nhóm người đang đi vẻ vội vã.


- Họ đi diễn tập đấy! - Chol giải thích. - Có một triệu rưỡi nhân dân sống ở thủ đô, ai ai cũng chuẩn bị cho ngày lễ, sắp tới ngày sinh lần thứ 91 của đồng chí Chủ tịch Lãnh tụ Vĩ đại.


Kim Nhật Thành chết đã mười năm, nhưng dân chúng Triều Tiên từ đó tới nay vẫn mừng sinh nhật ông như khi còn sống. Họ gửi hàng ngàn món quà mừng sinh nhật ông. Nhưng đến lúc này tôi không còn ngạc nhiên nữa, chỉ thấy khó chịu trong bộ complet tối màu mà tôi vừa mượn của hàng xóm trước khi lên đường vì loại lễ phục này không có trong bộ sưu tập y phục của tôi.


- Bình Nhưỡng là thành phố hiện đại nhất thế giới, được những người con xuất sắc nhất của dân tộc Triều Tiên xây dựng lên dưới sự chỉ giáo của Kim Nhật Thành anh minh, đây là niềm tự hào của chúng tôi. – Chol tiếp tục thuyết giáo. Trong khi khủng khoảng chính trị và kinh tế của thế giới tư bản ngày càng sâu sắc, thì những người dân Bình Nhưỡng rất hạnh phúc vì nhà nước chăm lo đời sống chu đáo.


Thành thực mà nói khi nhìn những hàng người sóng đôi có lính dẫn đầu, tôi chợt liên tưởng đến thân phận nô lệ thuộc địa hơn là tới hạnh phúc, nhưng tôi phải mau chóng xua đuổi “lối suy nghĩ tư sản” này. Một phần cũng nhờ sau một tấm bích chương cỡ lớn vẽ 8 người thợ mỏ và 5 công nhân xây dựng mắt hướng về phía xa đã thấy ló ra đầu của pho tượng Kim Nhật Thành khổng lồ. Đây là “tác phẩm” điêu khắc lớn nhất thế giới, cao tới 32 mét. Lãnh tụ Vĩ đại đã cho dựng từ năm 1952, và sau đó năm nào ông cũng tới đặt hoa viếng chính pho tượng của mình.


- Vòng hoa đâu? - tôi hỏi Béla, nhưng anh ra hiệu cứ yên tâm. Hong và Kim đi về phía chân pho tượng còn Chol thì quay về phía sau, mở thùng xe lấy ra một vòng hoa. Tôi lấy ra chiếc camera nhỏ, tất nhiên chúng tôi đã xin phép từ trước với lý do Hội Từ thiện Baptiste phải ghi lại hình ảnh để chứng minh cho các đối tác phương Tây thấy tiền của họ đã được đưa tới đúng chỗ. Bỗng nhiên tôi thấy Hong và Kim hốt hoảng chạy ngược lại, từ xa họ đã ra hiệu cho chúng tôi dừng lại.


- Không được, không thể được! - Hong hét lên. - Rồi ta quay lại đây sau.


Anh ta nắm tay tôi kéo trở lui, tôi còn cố nheo mắt nhìn xem có chuyện động trời gì ở chỗ pho tượng. Dễ có đến khoảng ba ngàn người đang cúi gập mình dùng bàn chải đánh bóng bệ tượng, quanh họ là chừng một tá đàn ông tay vẫy cờ đỏ và khoảng vài trăm người đang đồng ca một ca khúc cách mạng.

*


(NCTG) “Tôi thoáng nhớ lại hình ảnh đã thấy trong một chương trình thời sự năm 1994, khi Lãnh tụ Vĩ đại qua đời. Cũng trên quảng trường này người ta đã lăn lộn, khóc lóc, đập đầu đến tóe máu vào bệ tượng bằng đá cẩm thạch. Họ ngưỡng vọng, thành kính, yêu quý lãnh tụ còn hơn chính bản thân họ.”

Ðể tụng ca “công lao trời biển” của Lãnh tụ Vĩ đại Kim Nhật Thành, trên toàn quốc đã có chừng 500 bức tượng ông được dựng lên, trong số đó, kỳ vĩ nhất là pho tượng ở trung tâm Bình Nhưỡng.

… Sáu giờ, trời bắt đầu tối. Những người bạn - chúng tôi gọi các sĩ quan an ninh theo dõi mình như thế - mời chúng tôi về ăn tối trong nhà ăn chính phủ. Sau này tôi mới biết đây là một diễm phúc to lớn, và chính các bạn chủ nhà cũng tỏ ra rất xúc động vì trước đây chính Kim Nhật Thành thường dùng bữa ở đây. Tiền sảnh nhà ăn là một căn phòng hình bát giác, các mặt tường đều là các bức họa mô tả cuộc đời của Lãnh tụ Vĩ đại.


                              Một góc đường phố tại Bình Nhưỡng

- Này anh bạn? - Hong chợt quay sang hỏi tôi. - Anh bắt đầu làm việc cho những người Baptiste từ khi nào thế?

- Tôi ư…? Tôi đã làm được năm…à không… ba năm. Bắt đầu ở Pakistan, rồi đến Afghanistan, rồi tôi sang Bosnia-Hercegovina…

- Ra thế đấy! - Hong tủm tỉm cười.

- Vâng, bây giờ là đến đất nước tuyệt vời của các bạn. Tôi cho xem ảnh nhé? - tôi thò tay rút ví, nhưng Hong ra hiệu không cần. Có tiếng chuông reo và chúng tôi cùng bước sang phòng ăn. Có bốn phụ nữ mặc đồng phục đứng sau các dãy bàn, trước mặt họ là một nồi kim chi bốc hơi nghi ngút, một món ăn Triều Tiên truyền thống, chẳng khác gì món bắp cải nấu ớt. Cay khủng khiếp, đến mức không ăn nổi.

- Đồng chí Chủ tịch Lãnh tụ Vĩ đại đã từng ăn món này sao? - tôi cười hỏi, nhưng nụ cười tắt ngấm trên môi tôi khi nhìn thái độ và những gương mặt lạnh băng xung quanh. Tôi chẳng hiểu do mình dùng thời quá khứ hay câu hỏi ngây ngô đến mức họ chẳng thèm đáp lại.

Sau bữa ăn tôi được mời uống một thứ chẳng hiểu là gì, không phải vang, cũng chẳng phải bia, có lẽ giống một loại rượu trắng có vị như cồn công nghiệp ngâm hoa quả.

- Hừ, món này ngon quá, tôi có thể biết mình được uống món gì không? - tôi hỏi thận trọng sợ mình lại lỡ mồm nói điều gì không phải. Hong vẫy cô phục vụ, cô mang tới một chai cổ nhỏ đặt trên một chiếc khay bạc. Khi ánh sáng chiếu vào tôi bỗng thấy ruột gan lộn lên phát buồn nôn: trong chai thủy tinh cuộn tròn một con rắn nguyên hình, đôi mắt mở long lanh đến rợn người.

- Rượu rắn đấy! - anh ta nói giọng tỉnh bơ rồi nghiêng chai rót tiếp. Rồi dường như từng ấy chưa đủ bất ngờ đối với tôi, anh ta hỏi thêm:

- Này anh bạn Újvidék (quê hương Vujty, trước đây là đất Hungary, nay thuộc Serbia - ND), thế ông huấn luyện viên của vợ anh độ này ra sao?

Tim tôi như thắt lại. Trong tòa nhà của chính phủ ở Bình Nhưỡng, một sĩ quan an ninh Triều Tiên lại hỏi thăm ông bầu Rátgéber của đội PVSK (đội bóng rổ nữ của TP Pécs, nơi khi đó vợ Vujity đang chơi, Rátgéber László cũng là một người gốc Hung quê ở vùng Újvidék, sau này làm HLV đội tuyển bóng rổ nữ Hungary trong nhiều năm - ND). Cho tới đây mọi việc đều trôi chảy, không vấp váp gì. Tất nhiên nó xuôi chèo mát mái quá khiến ta khó có thể tin là thật. Càng lúc tôi càng cảm thấy họ biết về mình nhiều hơn mình nghĩ.

… Trên đoạn đường 400 mét từ nơi ở tới quầy hàng ngoại giao, nơi duy nhất chúng tôi có thể yên tâm nói chuyện với nhau.

- Này Béla, họ biết chính xác tôi là ai đấy! - tôi bảo anh.

- Chắc chắn là họ biết - anh đáp và cố tình đi chậm lại để kéo dài thời gian. - Thì đã sao? Năm triệu đô là một số tiền lớn! Với tôi, ban đầu họ cũng hỏi Lilla thi hết môn ở đại học thế nào, chỉ để mình biết mà liệu.

- Thật không thể tin nổi. Họ biết tôi nói dối. Và tôi cũng biết họ dối trá. Thế mà chúng ta cứ chơi trò như vờn nhau vậy. Này, thế theo anh những con người này, họ đã nhìn thấy thế giới… ý tôi muốn nói họ đã phục vụ trong Ngoại giao đoàn ở Budapest, đã thấy chúng ta ăn mặc ra sao, thấy dân chúng đi ôtô, mua sắm như thế nào trong các cửa hiệu… chẳng lẽ những con người này lại tin vào trò cộng sản xuẩn ngốc này?

- Ai quan tâm tới việc đó? Chuyện đó không quan trọng. Đây là một màn kịch, Tvrtko ạ, tất cả đều đóng kịch.

- Nhưng họ có biết những điều họ rao giảng là bậy bạ? Rằng những gì đang diễn ra trên đất nước này là một căn bệnh tâm thần?

- Tôi đã nói họ biết hay không đâu có quan trọng, điều quan trọng là họ sắm vai rất cừ. Và cậu đừng quên, dù đã ở Budapest và có cơ sở để so sánh, nhưng họ luôn bị ràng buộc bởi gia đình.

- Tất cả đều có gia đình sao?

- Dĩ nhiên rồi. Chỉ những người có gia đình mới được cử đi làm ngoại giao. Họ bị ràng buộc bởi vợ con còn ở trong nước. Chẳng cần phải nói, họ chỉ được ra nước ngoài một mình.

… Sáng hôm sau chúng tôi tới viếng tượng đài, việc hôm trước bị hoãn lại. Hong và Kim lại chạy lên trước, Chol lấy vòng hoa từ cốp xe ra, còn hai chúng tôi thì đứng chờ bên cạnh xe. Chừng 5 phút sau, Hong vẫy tay ra hiệu có thể lên phía trước. Đi bộ khoảng 500 mét thì chúng tôi tới sát chân công trình khổng lồ này. Hong và các đồng sự quỳ xuống chân tượng, chúng tôi cũng làm theo. Thấy tôi rút camera chuẩn bị quay, Chol đảo mắt nhìn nhưng không nói gì. Nhiều người tới bên chân pho tượng, mắt đẫm lệ, rồi đặt hoa viếng. Người đến mỗi lúc thêm đông, như đi hành hương. Tôi chợt nhớ một câu nói của Béla trên đường bay từ Paris đi Bắc Kinh.

- Đó không phải là một đất nước vô đạo và không có đức tin - anh nói. - Chỉ có điều Đấng quyền năng của họ không phải là Đức Chúa mà có tên là Kim Nhật Thành!

Có một nhóm học sinh tới viếng, các cháu nhỏ đều khóc. Tôi thoáng nhớ lại hình ảnh đã thấy trong một chương trình thời sự năm 1994, khi Lãnh tụ Vĩ đại qua đời. Cũng trên quảng trường này người ta đã lăn lộn, khóc lóc, đập đầu đến tóe máu vào bệ tượng bằng đá cẩm thạch. Họ ngưỡng vọng, thành kính, yêu quý lãnh tụ còn hơn chính bản thân họ. Các nhà lãnh đạo biết điều đó và mãi hai tuần sau họ mới dám thông báo về cái chết của Kim Nhật Thành…

- Các bạn sẽ nhớ mãi chương trình hôm nay! - Hong nói. - Trước hết chúng ta sẽ tới thăm Bảo tàng Lãnh tụ Vĩ đại, sau đó tới dãy Hương Sơn thăm Bảo tàng Phẩm vật của Chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật.

Béla hơi ngả người về phía trước. Tôi thấy anh đỏ mặt lên vì giận, nhưng giọng anh vẫn nhẹ nhàng:

- Nhưng bạn Hong ơi, thế thì chúng ta mất hết cả một ngày ư?

- Đúng vậy.

- Thế ngày mai?

- Mai chúng tôi sẽ đưa các bạn tới thăm một làng quê, nơi vào những năm 70, Chủ tịch Kim Nhật Thành đã tới cày ruộng.

- Bạn Hong ơi, đó cũng là chương trình chiếm hết một ngày.

- Đúng thế, bạn nói đúng đấy, Béla ạ.

- Nhưng Hong ơi, bạn cũng biết là chúng tôi cần phải tới những nơi nhận được hàng cứu trợ nữa chứ.

- Tất nhiên là tôi biết, nhưng ta còn thời gian. Và tôi nghĩ bạn không muốn từ chối…

- Tất nhiên là không, nhưng tôi đã tới bảo tàng Lãnh tụ Vĩ đại 9 lần, Bảo tàng Phẩm vật 8 lần rồi.- Béla cố nén vẻ bực mình.

- Tôi biết, nhưng anh bạn Vujity của chúng ta thì chưa tới lần nào. Hơn nữa anh cũng nên tới Hương Sơn vì từ lần anh đến trước tới nay Lãnh tụ Vĩ đại và Chủ tịch Kính yêu đã nhận được thêm nhiều tặng phẩm quý báu.

Béla không đáp lại. Anh nhìn ra cửa sổ. Trước mắt, bọn Hong đang nắm luật chơi. Chúng tôi đi trên một xa lộ 6 làn xe, nhưng tịnh không thấy một xe con nào, chỉ thấy thi thoảng có xe tải chạy ngược chiều chở dân chúng về thủ đô.

- Họ đi diễn tập đấy - Chol hất hàm bảo. - Hai hôm nữa chúng tôi kỷ niệm 8 năm ngày lên lãnh đạo đất nước của Đồng chí Chủ tịch Lãnh tụ Kính yêu.

…Chúng tôi đi trên một con đường ngoằn nghoèo lên phía đỉnh núi. Thấy những gương mặt lao động nhàu nhĩ điều khiển bởi những mệnh lệnh nghe chói tai của đám lính cầm cờ đỏ. Những công nhân đội mũ có gắn sao đỏ rét run trong gió núi luồn vào tận cổ những chiếc áo khoác mỏng. Trên gương mặt những người dân Triều Tiên bình thường không thấy nụ cười, nom họ xanh xao và mệt mỏi. Chúng tôi bước vào một cái buồng gỗ, một người lính bật máy nổ, một bóng điện duy nhất lờ mờ sáng dần lên.

- Chuẩn bị lấy sức đi, anh bạn! Anh sắp được gặp đồng chí Kim Nhật Thành rồi! - Kim đặt tay lên vai tôi.
Giáp Văn Chung lược dịch
Kỳ sau đăng phần còn lại

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

"Thiên đường cộng sản" Bắc Triều Tiên


Hé lộ từ những quốc gia đóng kín

Tiếp tục chuỗi bài về 3 nước Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Cuba

Xem từ Entry đầu tiên:
http://vinhnv43.blogspot.com/2012/03/he-lo-tu-nhung-quoc-gia-ong-kin.html



“THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN” BẮC TRIỀU TIÊN?

(Kỳ 1)

Tác giả thiên phóng sự - nhà báo Vujity Tvrtko (ảnh bên)

(NCTG) Vujity Tvrtko, nhà báo Hungary đã viết trong phóng sự này như sau: “Nhưng tôi vẫn biết ơn số phận đã cho dành cho tôi chuyến đi này, và tôi chỉ có thể hy vọng tới một ngày nào đó cuộc sống của những người dân Bắc Triều Tiên sẽ thay đổi. Chẳng chóng thì chầy, tức nước sẽ vỡ bờ, gió bão cũng sẽ quét phăng những bức tường ngăn cách, dù sau gió bão sẽ là nạn hồng thủy đi nữa, vẫn còn hơn những gì hiện đang diễn ra ở Bắc Hàn”. (trích từ phóng sự: “Bắc Triều Tiên - Đường đến Thiên đường cộng sản”)  

Đây thực sự là thiên phóng sự đặc biệt về Bắc Triều Tiên (tên chính thức CHDCNH Triều Tiên) của Vujity Tvrtko sau chuyến đi đầy phiêu lưu và mạo hiểm của ông tới một “đất nước kỳ lạ” *


*
Vào mùa hè năm chuyển giao thiên niên kỷ, tôi quyết định thực hiện một trong những mơ ước lớn nhất của đời mình: đến CHDCND Triều Tiên. Vì sao, thì cho tới nay tôi cũng không trả lời nổi. Có lẽ vì bị kích thích bởi việc hầu như không thể xin nổi thị thực vào quốc gia Á châu này, nhưng tôi vẫn muốn thử xem. Bắc Hàn còn lôi cuốn tôi bởi như người ta nói: đó là quốc gia khép kín nhất trên thế giới. Hàng triệu con người răm rắp theo lệnh của một nhà lãnh đạo, và dân chúng sống cuộc đời tẻ nhạt ảm đạm của họ như trong một chính thể phong kiến trá hình.



Để chúng ta có thể chiến thắng chủ nghĩa tư bản đứng đầu là Mỹ, không chỉ các dân tộc Á Châu đang tiến hành cách mạng phải đoàn kết lại, mà phải củng cố tình đoàn kết với tất cả các dân tộc đang tiến hành cách mạng trên toàn thế giới. Trong tương lai, chúng ta vẫn sẽ giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Marx - Lenin, ngọn cờ đấu tranh cách mạng chống đế quốc và chống Mỹ, hợp lực với các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như với các dân tộc cách mạng của Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và các lãnh thổ trên toàn thế giới, chúng ta sẽ còn đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa vì thắng lợi của sự nghiệp chung vĩ đại của chúng ta”.


Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, 6-8-1971



Tất nhiên tôi chỉ đọc được điều đó trong những báo chí phương Tây, vì không thể quay phim trên đất nước Triều Tiên, ký giả chỉ có thể bước qua biên giới được canh phòng cẩn mật nhất thế giới này khi được phép đặc cách của chủ tịch nước hay bộ máy đảng. Nên tôi không nghĩ tới chuyện sẽ tới vùng đất đặc biệt này với tư cách là phóng viên của TV2, nhưng liệu một lúc nào đó có tới được Bắc Hàn như một du khách, thì chính tôi cũng không có câu trả lời. Nhưng mùa hè năm ấy tôi quyết định làm bất cứ giá nào để đạt được mơ ước của mình.

… Trong khi đó tôi đã đi hầu khắp thế giới, tôi đã đến cả những đất nước hẻo lánh nhất, nhưng tôi luôn mơ ước có ngày được đặt chân tới quốc gia kỳ bí ấy. Để một lần có thể tận mắt thấy ở đầu thế kỷ XXI này làm sao người ta có thể đẩy hàng triệu người vào ách nô lệ, bằng một thứ học thuyết bệnh hoạn và vô nhân. Bởi vì từ Budapest, với tôi Bắc Hàn chỉ là một giấc mơ, nhưng Bắc Hàn - như người ta nói - chính là địa ngục.




(Cuối cùng Vujity Tvrtko đã có may mắn được làm quen với linh mục Baptiste Szenczy Sándor, người phụ trách việc quyên góp và vận chuyển hàng cứu trợ của Tổ chức Từ thiện Baptiste tới các nước nghèo khó hoặc đang có chiến tranh trên khắp thế giới. Sau khi Hungary và Bắc Triều Tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao - vì Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quốc - cha Szenczy Sándor và những đồng sự Baptiste của ông là những người Hungary duy nhất được phép nhập cảnh Bắc Triều Tiên.


Họ đã đem vào Bắc Triều Tiên hàng chục chuyến hàng cứu trợ trị giá hàng chục triệu USD - trong đó có nhiều hàng viện trợ của các tổ chức từ thiện Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác không thể nhập cảnh vào đất nước này. Cha Szenczy đã nhận được sự tin cậy và kính trọng sâu sắc của chính phủ Kim Nhật Thành và sau đó là chính phủ của con trai ông, Kim Chính Nhật.


Nhờ sự giúp đỡ của Szenczy, sau nửa năm, Vujity Trvtko đã được cấp thị thực vào Bắc Hàn với tư cách là một nhân viên của Tổ chức Từ thiện Baptiste. Trong chuyến đi này Tvrtko đi cùng với Dr. Szilágyi Béla - một luật sư trẻ 28 tuổi, cánh tay phải tin cậy của cha Szencsy, có thị thực dài hạn, thuộc Triều Tiên như lòng bàn tay - đó là chuyến đi thứ 13 của Béla tới Bắc Triều Tiên
- ND).

… Tôi nhớ khi đó chúng tôi đang đi ngang qua Tata, tôi gọi điện cho Rátkai, nguyên là Đại sứ (Hungary) tại Bình Nhưỡng, hiện là chuyên viên ngoại giao. Dù đã muộn, nhưng ông tỏ ra rất sẵn lòng giúp đỡ.

- Anh nhận được thị thực rồi à?- ông hỏi không giấu vẻ ngạc nhiên.

Tôi nói sáng mai tôi sẽ đi Bình Nhưỡng.

- Vâng, như một Baptiste (người theo thuyết rửa tội cho người lớn - ND), chúng tôi mang hàng cứu trợ cho họ.

- Aha, Baptiste, hay nhỉ!

- Tôi biết ông nghĩ gì, ông Rátkai ạ, và chắc hẳn ông đúng. Nhưng quan trọng không phải là điều ông có tin tôi không, mà là bên đó liệu họ có tin tôi hay không?

Ông Rátkai cười, đáp:

- Anh đừng nghĩ vậy, họ biết chính xác anh là ai. Nhưng nếu đúng là các anh chuyển hàng cứu trợ cho họ, thì với họ cũng đáng để cho anh chạy thoát.

- Nghĩa là không có khả năng… giả dụ như tôi bị mất tích chứ?

- Không, họ sẽ không làm gì anh đâu. Họ sẽ ghi âm hết mọi lời anh nói, thu hình từng bước chân anh đi, nhưng sẽ không động đến anh.

Những lời của ông cựu đại sứ phần nào làm tôi yên tâm, nhưng nay nghĩ lại trạng thái tâm lý của tôi lúc đó, dù sao tôi cũng phải nói rằng, nhờ ơn Đấng cứu thế đã đưa Szilágyi Béla đến với tôi. Những gì anh đã làm với tôi trong lần gặp gỡ đầu tiên, khi đó có vẻ như là lối thực hành khô khan và khó khăn. Nhưng nay tôi biết rằng trong thực tế phải nhắc đi nhắc lại hàng ngàn lần những việc ví dụ như ở Bình Nhưỡng chúng tôi không thể yên tâm nói chuyện, trừ trên đoạn đường dài 400 m từ nơi ở dẫn đến cửa hàng ngoại giao…

Tôi phải lặp đi lặp lại nhiều lần để những điều đó ăn sâu vào tâm trí tôi, như thể cả mạng sống của tôi phụ thuộc vào điều đó. Chúng tôi ngồi trong văn phòng của chi nhánh Baptiste ở phố Vörösmarty với Béla và cô vợ trẻ xinh đẹp của anh cùng cha Sándor và cùng ôn lại bài lần cuối. Như tôi phải chú ý từng lời nói, vì họ sẽ cử những người biết tiếng Hung đi kèm tôi. Đâu đâu cũng có những người lính vũ trang, lăm lăm súng đạn sẵn sàng. Tôi sẽ không được phép tiếp xúc với những người dân Triều Tiên bình thường.








Tất cả các trường đại học, bảo tàng, bưu điện, sân vận động đều mang tên Kim Nhật Thành, ở khắp nơi trên tường các ngôi nhà, trên các bệ tượng đài tôi sẽ thấy hình ảnh của vị lãnh tụ quá cố và con trai ông. Rằng những người Baptiste Hungary đã thuê lại ngôi nhà trước đây là nhà của ĐSQ Bulgaria tại Bình Nhưỡng trong khu ngoại giao có barie che chắn, nên tôi đừng nghĩ tới chuyện dạo chơi trong thành phố, nhất là đi một mình.

… Béla ngồi vào bàn máy tính và vào mạng internet.

- Hiện ở Bình Nhưỡng thời tiết tốt - lát sau anh nói. Rồi anh nhìn tôi, với kinh nghiệm của 12 chuyến đi Triều Tiên, anh bảo tôi:

- Cậu hãy yêu mến những người Triều Tiên, hoặc chấp nhận họ như họ vốn như thế. Và đừng bao giờ phê phán chế độ của họ trước mặt họ. Ngay cả trước mặt tôi nữa.

… Sáng hôm sau chúng tôi đã trên đường ra sân bay (từ Bắc Kinh đi Bình Nhưỡng - ND). Thú thực tim tôi như muốn lộn lên tận cổ. Chúng tôi phải chờ chiếc máy bay của hàng không Triều Tiên Air Koryo trong góc khuất của một sân bay khổng lồ. Có khoảng dăm chục người trong phòng chờ. Những người phụ nữ mặc bộ đồ xanh, trông như đồng phục, đàn ông bận quần áo vải màu xám, may khá cẩu thả.

Béla cho biết đó không phải là đồng phục, ở Bắc Hàn mọi người đều mặc như thế. Trong một khoảnh khắc tôi cảm thấy mình như chợt quay về với những năm năm mươi, đang đứng trong phòng trưng bày trang phục của “Nhà máy may 1-5” vậy. Chiếc máy bay Tupolev 154 cũ kỹ cũng làm tôi nhớ tới một toa tàu chợ hôi hám, cũ nát chạy ở vùng Szabolcs; cái giá 110 USD mới nghe tưởng là rẻ, giờ thấy chả rẻ chút nào. Nhưng cũng không có gì để vân vi, vì đây là phương thức duy nhất để chúng tôi có thể tới Bình Nhưỡng. Mấy giây trước khi cất cánh, Béla ghé sát vào tai tôi thì thầm:

- Cậu đừng quên, từ đây trở đi có thể chúng ta đã bị theo dõi.

Tôi cố gắng không quên điều đó.

Nửa tiếng sau, tôi đã dần dần thoát khỏi những ấn tượng khó chịu ban đầu. Chiếc TU-154 thỉnh thoảng lại rung lên khi lọt vào một vùng xoáy, khi đó tất cả chúng tôi đều ngả người ra sau, chờ cho người lái làm chủ được tình thế. Bỗng nhiên từ các loa, một giọng đọc hùng tráng vang lên, Béla nói nhỏ rằng chúng tôi sắp tới nơi rồi. Anh còn nói thêm: họ đang cám ơn đồng chí Kim Nhật Thành, người trong thập niên 70 đã cho mua của Liên Xô một số máy bay Tubolev để những người con của dân tộc Triều Tiên được tự do bay đi khắp thế giới.

Suýt nữa thì tôi bật cười khi Béla nói về những chuyến bay khắp thế giới của người Bắc Hàn, nhưng tôi phải tự kiềm chế. Mỗi tuần chỉ có hai chuyến bay khứ hồi từ Bắc Triều Tiên sang địa chỉ duy nhất là Bắc Kinh, cho những hành khách đặc biệt, người Bắc Hàn bình thường không thể mơ đến chuyện đi nước ngoài.

Tôi xem một tờ báo tuyên truyền mà các chiêu đãi viên hàng không ăn mặc đồng phục có đính ngôi sao đỏ trên nền trắng vừa mang lại. Báo chí thực chất toàn ca ngợi cha con Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật: nào là họ đi dự lễ khánh thành, tặng quà, vẫy chào dân chúng… Trên trang đầu tờ nào cũng chỉ thấy ghi: năm Juche ’90. Tôi hỏi Béla sao họ không ghi ngày tháng hẳn hoi trên các báo, anh bảo:

- Sự ra đời của đồng chí Lãnh tụ Vĩ đại - Chủ tịch Kim Nhật Thành - là niềm vui to lớn đối với nhân dân Triều Tiên, nên cảm nhận niềm vui đó của dân chúng, vào những năm 60 người đã cho xóa Công lịch - gắn liền với sự ra đời của Chúa Jesus - để lấy năm sinh của chính ông làm năm số 0. Vậy hiện tại là năm Juche ’90.

Tôi gật đầu ra chiều đã hiểu ra: thật thông thái biết bao.





(Đón đọc kỳ 2)

Giáp Văn Chung lược dịch

----


Chú thích của dịch giả (ND)

Nhà báo, phóng viên Vujity Tvrtko (gốc Croatia) sinh ngày 29-4-1972 tại Pécs, một TP nằm ở phía Nam Hungary, cách thủ đô Budapest chừng 200 km. Đã theo học ngành Truyền thông tại Đại học Miami (Mỹ) năm 1996. Từng làm việc cho các báo, Đài Phát thanh, Truyền hình Hungary. Năm 1997 là một trong các thành viên sáng lập TV2, kênh truyền hình thương mại lớn nhất nhì Hungary.

Năm 1991, khi mới 19 tuổi, là phiên dịch cho nhóm phóng viên MTV (Ðài Truyền hình Quốc gia Hungary) tại Nam Tư, Tvrtko ngẫu nhiên bị mắc kẹt và trở thành phóng viên chiến trường nước ngoài duy nhất có mặt tại TP Orsijek (Croatia) khi đó đang bị phía Serbia phong tỏa và oanh kích dữ dội. Anh đã đưa thông tin về diễn biến của cuộc chiến Nam Tư cho các hãng truyền thông lớn như BBC, CNN… trong suốt 89 ngày thành phố bị phong tỏa.

Khi trở về Hungary, anh đã được tặng Giải thưởng Joseph Pulitzer năm 1992 dành cho các ký giả xuất sắc của nước Hung. Vujity Trvtko còn là chủ nhân của Kỷ niệm chương Pető Tibor của Quỹ Hemingway (1998), Giải thưởng dr. Szegő Tamás của Hội Nhà báo Hungary (2000), Giải thưởng Média của Hội Chữ thập đỏ Hungary (2000), Huân chương Vệ quốc Hạng nhất của Cộng hòa Hungary (2001).


Phần lớn số tiền nhận được từ các giải thưởng chuyên môn đã được Tvrtko dành cho hoạt động từ thiện (riêng tiền thu được nhờ các phim phóng sự chuyển giúp các tổ chức từ thiện đã lên tới gần một triệu USD). Từ nhuận bút những cuốn sách, cùng vợ là Zsolnay Györgyi (110 lần khoác áo đội tuyển bóng rổ nữ Hungary), năm 2002, Tvrtko đã sáng lập “Giải Những người hùng đời thường”, trao thường niên với số tiền thưởng đáng kể.


Các phóng sự truyền hình của anh được nhiều hãng truyền hình các nước mua bản quyền. Phim phóng sự về “người tù binh Hungary cuối cùng” đã được truyền hình của 121 nước mua lại, đây là một con số kỷ lục. Không quản khó khăn, nguy hiểm,Tvrtko đã lăn lộn tới hầu hết các nước nghèo khó hoặc đang có chiến tranh trên thế giới.


Những bài ký, phóng sự nóng bỏng tính thời sự và ngồn ngộn chất liệu thực tế của anh đã được tập hợp trong một loạt cuốn sách mang tựa đề chung “Những câu chuyện địa ngục” (Pokoli Történetek). Phóng sự về Bắc Hàn dưới đây được chúng tôi lược dịch từ nguyên bản tiếng Hungary: “Những câu chuyện địa ngục cuối cùng” (Utolsó Pokoli Történetek, NXB Alekxandra ấn hành năm 2003) (ND).


Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Hé lộ từ những quốc gia đóng kín

HÉ LỘ TỪ NHỮNG QUỐC GIA ĐÓNG KÍN

 
Có 3 nước mà từ rất lâu tôi đã để ý, đúng hơn là rất để ý tới. Đó là Bắc Triều Tiên, Cuba và Miến Điện.  






Vì thế bất cứ cơ hội nào đến được là tôi hỏi chuyện bạn bè, rồi bàn luận với nhau và tìm đọc bài vở trên báo, tạp chí về các nước này.


Có thể gọi 3 quốc gia này thuộc loại “kín cổng cao tường” nhất thế giới, nhất là 2 nước Bắc Triều Tiên và Miến Điện. Thực tế đó khiến ai muốn tìm hiểu càng thấy tò mò hơn, cố nhìn ra các chỗ khuất lấp mà một người bình thường muốn biết muốn hiểu về đất nước và con người ở những nước đó.

Với cá nhân tôi cũng có chút may mắn là hồi còn công tác đã có dịp đi tới cả ba nước này. Tiếc là các chuyến đi đều ngắn ngày nên cũng khó mà thực hiện những ước muốn tìm hiểu của mình. Tuy nhiên nhờ mắt thấy tai nghe một số sự việc diễn ra tại thực địa nên có thể dễ hình dung ra được bức tranh chung sinh động và cụ thể hơn về Cuba cũng như Triều Tiên và Miến Điện mỗi khi có dịp đọc hoặc trao đổi với ai đó từ những đất nước này trở về.   


Cuba dù cũng thuộc vùng đất đóng kín nhưng nhờ chính sách thu hút du lịch và đầu tư thể thao, văn hóa nên thế giới còn biết về họ đôi chút, chứ 2 nước kia thì một thời gian dài cứ xa lắc xa lơ với mọi công dân thế giới… 

Xin giới thiệu một bài viết trên báo Tấm gương của Đức về Cuba những ngày này. Và trên blog này sẽ đăng dần những bài khác viết về 3 quốc gia đóng kín với thế giới nhưng đã dần hé lộ ra với thế giới đời thường chúng ta. Tin rằng những câu chuyện này cũng dành được mối quan tâm của bạn bè bạn đọc giống như người sưu tầm, giới thiệu  này.

Vệ Nhi g-th


------

Thời lập nghiệp ở La Habana

Tác giả: Jens Glüsing

Chủ tịch Raúl Castro đang tiến hành những cải cách đoạn tuyệt với các lý tưởng của Cách mạng – Chủ nghĩa Tư bản lặng lẽ bước vào. Nhà thờ Công giáo muốn tăng tốc lần mở cửa của đất nước này, Giáo hoàng Benedict sẽ đến thăm vào tuần sau.

Chiếc Audi của Juan Pérez là một chiếc hai chỗ ngồi màu xanh với một cái băng ghế giả da. Hành khách phải chịu thiếu túi khí và dây an toàn. Chỉ bốn cái vòng ở cần điều khiển là khiến cho người ta nhớ đến biểu tượng của thương hiệu ô tô đấy.

Đường phố trong Havanna

“Ông có thích chiếc Audi của tôi không?”, Pérez hỏi và đạp mạnh xuống cái bàn đạp của chiếc xích lô ông ấy. Ông ấy mơ có một chiếc A4 với máy điều hòa nhiệt độ và vành bánh xe nhôm.

Từ một năm nay, Pérez làm việc cho chính mình, chính phủ đã cho phép ông trở thành doanh nhân nhỏ. Ông có thu nhập tính ra là 300 euro, chỉ là bây giờ ông ấy phải “trả thuế, đó là vấn đề duy nhất”. Nơi đỗ của ông nằm ở đầu của Calle Neptuno trong La Habana. Xe xích lô, xe gắn máy, những chiếc taxi cũ kỹ từ thời tiền Cách mạng và Lada nhà nước bấm còi giành nhau từng xăngtimét nhựa đường, hơi xăng ở trong không khí.

“Neptuno” bắt đầu ở đại lộ Prado trong trái tim của thủ đô, nó dẫn cho tới trường đại học trong Vedado, khu phố của giới trung lưu trước kia. Cửa hàng nhỏ, xưởng thợ thủ công, nhà hàng và quán cà phê dọc theo hai bên đường.

Nhưng Neptuno không phải là một con đường bình thường, nó là một phòng thí nghiệm cho các cuộc thử nghiệm mà Chủ tịch Raúl Castro đã ra chỉ thị cho mười một triệu người dân Cuba. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, vùng này phải chứng tỏ liệu dự án nhiều tham vọng của ông ấy có thành công hay không: Raúl muốn kết hợp nền kinh tế nhà nước với những cải cách mang tính kinh tế thị trường để biến đổi Cuba trở thành một Việt Nam của vùng Caribê.

Ông Rául vẫn loại bỏ khả năng mở cửa về chính trị: việc cho phép các nhóm đối lập hoạt động giống như một sự “hợp pháp hóa các đảng phái của Chủ nghĩa Đế quốc”, ông ấy cảnh báo trên hội nghị của Đảng Cộng sản vào cuối tháng 1.

Người Cuba cho tới nay vẫn hoài công hy vọng được tự do đi lại, chính phủ không động chạm đến các bộ luật về di trú. Các cựu chiến binh cách mạng của thời đầu vẫn còn có quyền lực, tuổi trung bình trong Bộ Chính trị là trên 70. Và những người chống chính phủ vẫn còn bị đàn áp như trước đây.

Nhưng trên lĩnh vực kinh tế có những điều bất thình lình lại có thể, những cái trước đây là không thể. Vì phải cắt giảm chi phí nên nhà nước vừa mới sa thải 500.000 nhân viên. Họ bây giờ được phép mở cửa hàng và cơ xưởng thủ công, buôn bán căn hộ, ô tô và rau cải tự trồng hay tự chạy xe xích lô như Pérez. Con số các nhà máy tí hon đã tăng gấp đôi lên tròn 350.000 trong vòng một năm. Tuy vậy, vẫn còn chưa thể nói về doanh nghiệp cỡ trung hay tập đoàn trong tay tư nhân.





Người bán bánh dạo. Ảnh: Der Spiegel

Ít nhất là: khi Giáo hoàng Benedict đến thăm hòn đảo ba ngày trong tuần tới, ông ấy sẽ trải qua một “Cuba khác”, tờ “Nuevo Herald” ở Miami nhận định, tờ báo hầu như không hề che giấu thiện cảm dành cho Cuba. Raúl Castro đã cho phép “mở rộng các hoạt động kinh tế tư nhân rộng lớn nhất dưới thời của chính quyền Cộng sản”.

Chuyến đến thăm của Đức Giáo hoàng không chỉ là để chăm sóc linh hồn cho tròn năm triệu người Cuba Công giáo, nó cũng có chiều chính trị. Sau chuyến viếng thăm đầu tiên của Giáo hoàng trước đây 14 năm, nhà thờ Công giáo Cuba có những quan hệ tốt hơn thấy rõ với chính phủ. Vị khách thời đó, Johannes Paul II, và lãnh tụ cách mạng Fidel Castro đã thông hiểu nhau ngay lập tức.

Năm 2006, sau khi mang bệnh Fidel đã rút lui ra khỏi tất cả các chức vụ chính trị. Người em Raúl, người bây giờ điều khiển chính phủ, không để cho sợi dây liên lạc với Vatican bị cắt đứt. Nhà thờ đã làm môi giới cho vụ thả tự do các từ chính trị, cả hai bên, bất đồng chính kiến cũng như chính phủ, đều đánh giá cao nhà thờ như một đối tác đối thoại.

Đường lối cải cách của Raúl cũng được nhà thờ ủng hộ: “Quá trình đó là không thể đảo ngược lại được”, Hồng Y Jaime Ortega của Habana khẳng định và yêu cầu chính phủ hãy tăng tốc mở cửa.
Cuba vẫn còn phải chịu đựng sự quản lý kinh tế tồi tệ của chính mình và sự cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ. Nhưng đất nước này đã từ lâu không còn phụ thuộc vào láng giềng to lớn ở phương Bắc nữa. Dầu hạ giá đến từ Venezuela, Brazil giúp 480 triệu euro để xây cảng Mariel ở gần Habana, ở đấy, một vùng kinh tế đặc biệt sẽ thành hình theo gương mẫu Trung Quốc.
Có lẽ là chính phủ Xã hội Chủ nghĩa chẳng bao lâu nữa cũng sẽ khai thác được một nguồn thu nhập mới nhờ vào sự giúp đỡ của nước ngoài: Cuba tìm dầu vùng bờ biển của mình. Chuyên gia Mỹ đã lo ngại về việc đó cho tới mức một nhóm người Mỹ đã kiểm tra hết sức cẩn thận tính an toàn của một giàn khoan dầu Trung Quốc mà Cuba sử dụng – do cấm vận kinh tế mà người Mỹ không được phép cung cấp thiết bị của mình cho người Cuba.

Cho tới nay, hưởng lợi từ lần bùng nổ của Cuba trước hết là người Âu, người Mỹ La tinh, người Canada và người Trung Quốc: “Người Cuba trả tiền đúng hẹn, bằng tiền mặt và ngoại tệ”, một doanh nhân người Đức nói, người sống ở Habana từ nhiều năm nay.



Đường Neptuno trong thủ đô của Cuba: phòng thí nghiệm cho các thử nghiệm về kinh tế. Ảnh: Spiegel

“Ganancia”, từ của tiếng Tây Ban Nha cho lợi nhuận, bây giờ không phải là từ để chửi rủa nữa, trong Habana đang có cơn sốt lập nghiệp. Nhà hàng tư nhân khai trương ở khắp nơi trong thành phố, chủ nhân của chúng mua thịt và rau cải trên chợ nông dân vào sáng sớm.

Tài xế xích lô Pérez chuyên chở phụ nữ nội trợ, doanh nhân, khách du lịch và nhân viên nhà nước. Chỉ cần 5 euro là ông đạp xe qua tất cả 24 khu nhà của Neptuno. Ông không nhận peso cubano, tiền tệ chính thức của Cuba: “Ai muốn kinh doanh ở Cuba thì phải có thu nhập bằng CUC.”

CUC là tiền tệ có thể quy đổi được của hòn đảo. Trước kia, nó là tiền cứng dành riêng cho khách du lịch, việc thả lỏng nó là bước đầu tiên đi theo hướng kinh tế thị trường. Ai có CUC thì có thể mua được tất cả: dầu gội đầu từ Brazil, thịt bò để nướng từ Argentina hay Coca-Cola từ Mexico.

Nhiều người Cuba có ngoại tệ: họ hàng gửi cho họ dollar từ Miami hay euro từ Tây Ban Nha, tiền mà rồi họ đổi sang CUC trong các cửa hàng đổi tiền. Cả tham nhũng, được Raúl Castro tuyên bố là kẻ thù quốc gia số một, cũng còn là một nguồn thu nhập thêm. Nhiều hàng hóa được chào bán cạnh Neptuno xuất phát từ chợ đen.

Không có khủng hoảng cung cấp cho những người sở hữu CUC. Trong Công viên Lenin ở ngoại ô Habana, gia đình và hội đoàn gặp nhau vào cuối tuần để tổ chức nướng thịt. Thịt heo và thịt gà được nướng xèo xèo trên lửa, có bia Bucanero.

Nhưng cuộc bùng nổ có một mặt trái đụng chạm đến một điều cấm kỵ của Cách mạng: hố ngăn cách giữa những người sở hữu ngoại tệ và những người có thu nhập bằng peso ngày càng lớn hơn. Doanh nhân nhỏ như tài xế xích lô Pérez thu nhập gấp nhiều lần lương của một nhân viên nhà nước, người lĩnh tiền peso.

Doanh nghiệp nước ngoài, ở Cuba phải cộng tác với doanh nghiệp nhà nước, thiếu nhân lực chuyên môn: họ phải chuyển tiền lương nhân viên của họ bằng ngoại tệ cho chính phủ, nhưng chính phủ chỉ trả peso lại cho các nhân viên. Nhiều kỹ sư xin thôi việc, vì họ có thu nhập nhiều hơn khi chào bán DVD sao chép lậu hay làm nghề sửa ô tô.

Cửa hàng ngoại tệ đang buôn bán phát đạt dọc theo Neptuno. Trong cửa hàng thịt Oro Rojo (“Vàng đỏ”), nhà hàng tư nhân và khách sạn mua thịt thăn và sườn heo ở đây. Cách đấy vài bước, một cửa hàng Adidas vừa khai trương, giày thể thao hàng hiệu là các biểu tượng đẳng cấp.

Trên những sạp bán hàng tí hon, những người nguyên là nhân viên nhà nước chào bán thiết bị sạc điện thoại di động, áo ngực và vật liệu xây dựng. Ở trong siêu thị mua sắm Berens, nơi mà giới thượng lưu đã mua sắm quần áo trước cuộc Cách mạng Cuba, bây giờ là những tư nhân bán hàng trang sức và đồng hồ.

Đường lên dốc, đại học nằm ở bên trái, bên phải đi về khách sạn Habana Libre, trước kia là Hilton. Cảnh sát tuần tra trên vỉa hè, đàn ông và phụ nữ trẻ tuổi bước vào studio luyện tập thân thể “Neptuno”. Chủ nhân Manuel Galzabuni của nó, một người đàn ông đeo vòng ở mũi, tai và môi, đã chế tạo những dụng cụ luyện tập từ sắt phế thải, xích xe đạp và ống nước. Hàng ngày ông có 200 khách.





Trung tâm luyện tập thân thể. Ảnh: Spiegel

Một vài bước tiếp theo đó, phụ nữ Cuba đang tập Salsa cho người Pháp trong một trường dạy khiêu vũ, bên cạnh đó, Jorge Chávez vừa khai trương một cửa hàng thảo dược. Trước đây ông là thợ sơn của một nhà máy quốc doanh, bây giờ ông trồng thảo dược chống viêm cuống phổi, liệt dương và đau tuyến tiền liệt. Lợi nhuận là “bí mật doanh nghiệp, nhưng đáng để làm”. Hàng tháng ông trả thuế 120 peso, đó là năm CUC, bốn euro.

Ở đại lộ Prado, nơi Neptuno bắt đầu, đã có khoảng một trăm người tụ tập lại dưới bóng mát của những cây đa cao su, nhiều người mang biển giấy trước ngực. Họ quảng cáo nhà hay căn hộ của họ: từ tháng 11, người ta cũng cho phép bán bất động sản.

Tư hữu đất đai chưa từng bao giờ bị cấm ở Cuba, chỉ là cho tới nay người ta chỉ được phép trao đổi, không được phép bán. Tuy vậy vẫn có nhiều tình trạng sở hữu chưa được rõ, đặc biệt là bất động sản của những gia đình đã rời bỏ đất nước.





Nơi trao đổi nhà ở. Ảnh: Spiegel

Một trong những người môi giới mở chiếc máy tính xách tay ra, ông ấy cho xem ảnh của nhiều ngôi nhà khác nhau, giấy quảng cáo treo trên cây. 65.000 CUC, nghĩa là tròn 50.000 euro, là giá của một căn nhà rộng 414 mét vuông ở rìa thành phố, kể cả một ha vườn.

Khách muốn mua là người nước ngoài được chào mời đặc biệt. “I have a beachhouse with four rooms”, một người đàn ông trẻ viết trên một tấm bảng. Trong khi đấy, người nước ngoài không có nơi ở thường xuyên trên đảo thì không được phép mua bất động sản.

Đấy không phải là vấn đề, nhà môi giới quả quyết: “Có cách thức và giải pháp. Mua đi, đây là một cơ hội đấy. Vài năm nữa thì anh không thể trả tiền cho căn nhà này được đâu, rồi thì một người Mỹ sẽ phỏng tay trên anh đấy.”

Nhưng Cuba chưa mở cửa rộng cho đến thế./.

J. G.
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 12/2012


  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...