Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Trung Quốc CÓ THỂ làm gì ở Biển Đông?

Trung Quốc CÓ THỂ làm gì ở Biển Đông?


Đó là đầu đề của bài viết mới mà tác giả là một cây bút mới xuất hiện ít lâu nay nhưng có sức hút mạnh với những độc giả yêu thích chủ đề chính trị, nhất là về đối ngoại, ngoại giao; cụ thể hơn là về mối quan hệ giữa các nước lớn với nhau cũng như các vấn đề nóng bỏng khác ở châu Á, ĐNÁ... 


Phải nói lâu lâu trên trang blog này đã không post lên các bài mới của anh Nguyễn Quang Dy viết, dù tôi vẫn nhận được bài trên email anh gửi cho đọc. Lý do đơn giản, bởi bài của anh Dy dù rất có chất lượng nhưng đã được trang Trần Hữu Dũng đăng (trang Viet-studies); và sau đó nhiều trang mạng nổi tiếng, các blog nhiều người đọc khác ở VN và nước ngoài đưa lại..., thành ra chủ blog tôi thấy không cần thêm vào chuỗi đăng lại bài nữa làm gì...

Riêng bài mới viết có tính thời sự này, ở vào một đề tài nóng hổi là Biển Đông, lại được chính tác giả gọi điện nhấn mạnh là có sửa lại sau khi đăng trang THD..., nên tôi phá lệ, là lại đăng bài của anh Nguyễn Quang Dy dưới đây.

Trước khi đăng chủ blog tôi nhận được thêm ý kiến của tác giả là vì muốn trang blog tôi cũng là một kênh thông tin dễ tới với bạn bè của anh Nguyễn Quang Dy và của tôi đã từng làm việc ở BNG nay về nghỉ hưu (và có thể một số bạn trẻ đồng nghiệp còn làm việc) để mọi người cùng tham khảo và chia sẻ... 

Vệ Nhi g-th     

----- 



Trung Quốc CÓ THỂ làm gì ở Biển Đông?


Nguyễn Quang Dy

“Chính trị là nghệ thuật của điều có thể” (Politics is the art of the possible). (Bismarck)

-----

Biển Đông “xa quá”!

Sau khi đọc bài của Alexander Vuving (Vũ Hông Lâm), “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Dự án Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016), tiếp theo mấy bài trước cùng nội dung, đã làm tôi mất ngủ. Không phải vì có chi tiết gì mới gây sốc, mà vì kết luận của tác giả ở cuối bài đã làm độc giả nhức đầu, khi họ liên tưởng đến một tai họa khổng lồ đang đến như một trận đại hồng thủy (tsunami) “ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới”. (Còn ai vào đây nữa!)

Kết luận này là một suy diễn, nên độc giả sẽ suy diễn tiếp (hầu như chắc chắn) là Trung Quốc sẽ kiểm soát Biển Đông, sẽ thống trị Châu Á, và thống trị thế giới. Nói cách khác, trong vòng 15 năm nữa (nếu không có cách gì ngăn chặn), thì Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành cái ao nhà của họ (theo báo cáo của CSIS “Asia Pacific Rebalance 2025”). Nếu điều này xảy ra thật thì (lạy Chúa! lạy Phật!) chắc nhiều người không muốn sống lâu, hoặc phải di cư. Nhưng đi đâu? Chẳng lẽ lên mặt trăng hay sao hỏa! Vì Mỹ, Canada, Australia… sẽ đầy người Trung Quốc (Hán hóa) trong khi Châu Âu sẽ đầy người Arab (Hồi giáo hóa).    

Có cách gì thoát không? Rất khó! Không biết sau khi đọc báo cáo của CSIS, tổng thống Obama (hay ông Donald Trump và bà Hilary Clinton) có nghĩ ra cách gì không, hay là họ quá bận rộn tranh cử nên không có thời gian cho những chuyện “viển vông”. Lyle Goldstein khen phát biểu của Donald Trump (về việc Trung Quốc xây dựng sân bay trên các đảo mới bồi đắp ở Biển Đông) là “hợp tình hợp lý nhất” (most sensible comments), “nó ở xa quá, và chúng ta có rất nhiều vấn đề. Mà nó đã được xây xong rồi.” (It is very far, and we have a lot of problems, OK? And they are already built). Lạy Chúa, nếu Donald Trump trở thành tổng thống mới của Mỹ thì nguy quá. (Lyle Goldstein,The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths, National Interest, September 29, 2015; “The Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015). 

Hay là đến hỏi Henry Kissinger xem ông ấy có cao kiến gì không, vì chính ông ấy (và sếp của ông ấy là tổng thống Nixon) đã có công tạo ra con quái vật “Frankenstein” của Châu Á. Nếu ông ấy không nghĩ ra được cách gì để ngăn chặn Frankenstein thì hãy cách chức ông ta. (Nhưng ông ấy đã về hưu lâu rồi, làm sao cách chức được nữa). Vậy thì hãy kiện ông ấy ra toàn án quốc tế, vì đã góp phẩn tạo ra hiểm họa này cho thế giới (và nước Mỹ). Chắc nhiều người trên thế giới muốn đưa Kissinger ra tòa (nhất là người Bangladesh).  

Binh pháp nào?

Cái chốt trong lập luận của Alexander Vuving về bàn cờ Biển Đông là người Trung Quốc đang ứng dụng binh pháp Tôn Tử (và cờ vây), trong vùng xám (grey zones), để giành chiến thắng mà không cần phải đánh. Trong khi đó, các chiến lược gia Mỹ lại nhìn nhận bàn cờ Biển Đông theo binh pháp Clausewitz (và cờ vua), trong vùng sáng tối rõ ràng (black & white). Có lẽ tư duy chiến lược của họ được điều khiển bởi hai hệ điều hành (hay văn hóa) khác nhau, nên hiểu thực chất vấn đề khác nhau và đề xuất giải pháp khác nhau. Có người muốn ngăn chặn Trung Quốc, cũng có người khuyên ngược lại. Tranh luận giữa Vuving và Goldstein về Biển Đông phản ánh điều đó. (Alexander Vuving, “Think again: Myths and Myopia about the South China sea”, National Interest, October 16, 2015; Lyle Goldstein, “The Main Problem with America’s Abundant South China Sea Hawks”, the National Interest, October 28, 2015).
Trong nhiều trường hợp, tranh luận về học thuyết rất khó nhất trí, vì không ai chịu ai. Nhận ra sai lầm và thừa nhận sai lầm là một điều rất khó (nhất là giới academic!)  Đó là cảm tưởng của tôi khi theo dõi các học giả tranh luận. Trước đây, nhiều học giả Mỹ đổ xô kết luận Trung Quốc giống Liên Xô, và Việt Nam cũng vậy (vì họ đều là cộng sản). Vì vậy, muốn ngăn chặn Trung Cộng, Mỹ phải đánh Việt Cộng (thuyết Domino). Chiến tranh Việt Nam hóa ra là “một cuộc chiến tranh sai lầm, tại một địa điểm sai lầm, vào một thời gian sai lầm, với một kẻ thù sai lầm”. (gen Omar Bradley). Gần đây, muốn ngăn chặn khủng bố, Mỹ phải đánh Iraq. Lịch sử có thể lặp lại (với sai lầm mới). Can thiệp hay không đều có thể đúng hoặc sai, vì không phải hành động mà là lý do hành động mới có ý nghĩa. Không hành động (vì lý do đúng) hay hành động (vì lý do sai) đều có thể phản ánh tầm nhìn kém. Vấn đề không phải vì có “quá nhiều diều hâu” (hay bồ câu), mà là có quá nhiều người “thực dụng bảo thủ” hoặc “bảo thủ mới đơn phương” (conservative realists or unilateralist neocons). 

Điều đáng mừng là trong báo cáo của CSIS gần đây, “Asia Pacific Rebalance 2025”, các tác giả khuyến nghị rằng học thuyết ngăn chặn (containment) áp dụng từ thời Chiến tranh lạnh không còn phù hợp nữa. Muốn đối phó hiệu quả với sự trỗi dậy “không hòa bình” của Trung quốc hiện nay (đặc biệt là tại Biển Đông), Mỹ phải kết hợp cả ba yếu tố là “tham dự” (engagement), “răn đe” (deterrence) và “trấn an” (reassurance). Dù đây có phải là sự thỏa hiệp giữa các trường phái hay không, thì cách đề cập của CSIS là hợp lý, vì nó phản ánh được bản chất phức tạp của bàn cờ Biển Đông và tư duy lắt léo của người Trung Quốc.  

Khi ứng dụng “Binh pháp Tôn tử” (và cờ vây), người Trung Quốc chắc đã áp dụng linh hoạt vào “Tam chủng Chiến pháp” (three warfares doctrine). Linh hoạt (hay “quyền biến”) theo logic “hư hư thực thực” (thật giả lẫn lộn), thiên biến vạn hóa (như ma trận) luôn là phương châm chỉ đạo hành động của người Trung Quốc. Có thể hình dung bàn cờ Biển Đông diễn biến giống như một ma trận (hay “trận đồ bát quái”). Nhìn cách Trung Quốc bố trí các cơ sở hạ tầng quân sự khắp Biển Đông, gắn Trường Sa với Hoàng Sa, cũng như các cơ sở khác trên đất liền, người ta có thể hình dung ra một chiến lược tổng thể của họ.    

Cách đánh giá của một số chuyên gia quân sự về giá trị các hạ tầng quân sự (sân bay, bến cảng, trận địa tên lửa, ra đa, kho tàng…) mà Trung Quốc xây trên các đảo mới san lấp tại Trường Sa và Hoàng Sa, có thể là “thiển cận” (myopia). Thoạt nghe thì có vẻ đúng (về lý thuyết quân sự) nhưng lại không đúng (trên thực tế) vì không lý giải được bản chất sự việc. Đúng là nếu xung đột quân sự (với Mỹ) xảy ra, thì các hạ tầng quân sự đó (military assets) dễ dàng bị phá hủy trong một trận oanh kích từ máy bay hay tàu chiến (của Mỹ). Nhưng tại sao Trung Quốc vẫn đầu tư xây dựng các “lâu đài trên cát”? Không phải họ ngu, mà (theo Vuving) họ đang chơi cờ vây, theo binh pháp Tôn Tử (để không đánh mà thắng). 

Trung Quốc triển khai trận địa tên lửa HG-9 tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) không phải chỉ để uy hiếp máy bay B-52 (và các máy bay khác), mà còn để nhắn nhủ Obama và lãnh đạo 10 nước Asean đang họp tại Sunnylands rằng ai quyết định cuộc chơi. Một ví dụ khác, trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã cho mấy tàu chiến đến ngoài khơi Alaska, không phải để đe dọa Anchorage, mà để nhắn nhủ Obama (đang thăm Alaska) rằng Trung Quốc là một cưòng quốc hải quân không thua kém Mỹ, cần được đối xử bình đẳng theo luật chơi “giữa các nước lớn” (great power relations). Một kiểu “gunboat diplomacy”.   

Một số người lập luận rằng còn lâu Trung Quốc mới mạnh bằng Mỹ (về tiềm lực hải quân và không quân), nên hiện nay Mỹ chưa phải lo. Nhưng họ quên rằng sự trỗi dậy một cách táo tợn của Trung quốc hiện nay là hệ quả của những gì Mỹ đã làm (hay không làm) cách đây vài thập kỷ. Nếu Mỹ xoay trục như “tiếng kèn ngập ngừng” (uncertain trumpet), đối phó với Trung Quốc một cách nửa vời (half-hearted) như hiện nay thì không thể răn đe được Trung Quốc, mà còn khuyến khích họ hành động quyết đoán hơn. Thái độ do dự của Mỹ trong vụ tranh chấp đảo Scaborough giữa Trung quốc và Philippines là một ví dụ. Cho tàu chiến tuần tra FONOP tại Biển Đông theo kiểu “vô hại” (innocent passage) là một ví dụ khác. Đúng là Trung Quốc hiện nay còn yếu hơn Mỹ về tổng thể, nhưng nếu Mỹ không hành động quyết đoán thì Trung Quốc sẽ mạnh hơn Mỹ tại Biển Đông. “Điều duy nhất quan trọng là phải mạnh hơn tại địa điểm quyết định, vào lúc quyết định, để đạt mục đích” (Clausewitz) 

Tại sao Trung Quốc không muốn xung đột với Mỹ, nhưng lại gây căng thẳng (brinkmanship). Thứ nhât, Mỹ là mối lo lớn nhất của Trung Quốc, nên họ gây căng thẳng để hù dọa Mỹ không can thiệp vào khu vực này. Nếu xung đột nhỏ với Việt Nam hay Philippines xảy ra thì họ dễ dàng đè bẹp đối phương, và coi đó là việc nội bộ (song phương), không liên quan đến Mỹ. Trung Quốc sẽ rất mừng nếu các học giả khuyên Washington đừng can thiệp vào Biển Đông, nên quan điểm như của Goldstein rất dễ mắc mưu của họ (playing into their hands). Thứ hai, Trung Quốc không muốn Nhật, Úc, Ấn Đô can thiệp vào Biển Đông (cùng với Mỹ) vì một sự liên kết như vậy là mối lo lớn thứ hai của Trung Quốc. Nếu vô hiệu hóa được hai mối lo lớn trên, thì Trung Quốc dễ dàng cô lập, phân hóa ASEAN, có thể dùng cái gậy (vũ lực) để răn đe và củ cà rốt (viện trợ) để mua chuộc các nước này. Đoàn kết Asean (với cuộc gặp cấp cao Mỹ-Asean tại Sunnylands), vì vậy là mối lo lớn thứ ba của Trung Quốc. 

Lý thuyết cái bẫy chiến tranh “Thucydices trap” có giá trị răn đe (vì xung đột tất yếu giữa một cường quốc đang trỗi dậy với một cường quốc đang suy yếu). Nhưng cái bẫy này có thể bị trung hòa và triệt tiêu bằng hai yếu tố khác: Thứ nhât, Mỹ và Trung quốc bị trói buộc bởi lợi ích kinh tế chung (economic co-dependency trap); Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc lo cùng bị hủy diệt (mutual assured destruction). Vì vậy, giá trị thực tiễn của lý thuyết “Thucydices trap” tại Biển Đông không cao, và khả năng xảy ra xung đột Trung-Mỹ rất thấp. 

Trên thực tế, đe dọa sử dụng vũ lực (threat perception) có giá trị thực tiễn và hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng vũ lực (vừa tốn kém vừa rủi ro). Vì vậy chiến tranh tâm lý thường diễn ra trước khi có xung đột thực sự. Tình trạng “nửa chiến tranh, nửa hòa bình” (no war no peace) là lý tưởng để Trung Quốc gây khủng hoảng (bên ngoài) nhằm tháo ngòi khủng hoảng (bên trong) bằng cách bành trướng theo chiến thuật cắt lát (salami), và biến nó thành chuyện đã rồi (fait accompli), đồng thời nắn gân đối phương bằng nước cờ “gambit”.  

Nhưng Trung Quốc chỉ có thể làm được điều đó nếu Mỹ và đồng minh “tự kiểm duyệt” (tự trói tay mình) trong khi chơi “cờ vây” với Trung Quốc (như mèo vờn chuột). Nếu người Mỹ quá lo ngại xung đột có thể leo thang (thành chiến tranh hạt nhân) nên không dám can thiệp vào Biển Đông, là sai lầm chiến lược. Trung Quốc không phải Bắc Triều Tiên. Mỹ cần chuyển tư duy chiến tranh thông thường sang tư duy phản ứng linh hoạt để đối phó với hình thái “nửa chiến tranh, nửa hòa bình” (no war, no peace). Nhưng quan trọng hơn cả là người Mỹ phải vượt qua “hội chứng Trung Quốc”. Nếu cho rằng Mỹ không nên đối địch với Trung Quốc chỉ vì mấy cái đảo nhỏ, hay mấy bãi đá trên biển, là vô hình trung mắc bẫy cờ vây của họ. Trung Quốc đang lặng lẽ thay đổi thưc địa rất hiệu quả, chỉ vài năm nữa là những bãi đá hoang trên biển trở thành các cứ điểm mạnh gồm căn cứ quân sự và cơ sở hậu cần, để họ kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Vì vậy, không thể chơi cờ vây với Trung Quốc bằng tư duy Clausewitz. 

Có thể làm gì?

Về căn bản, tôi tán thành cách nhìn nhận vấn đề và lập luận của Vuving (về Biển Đông). Đây là một trong số ít các nhà nghiên cứu có quan điểm thực tế (realist), nhưng hiểu biết sâu sắc về tư duy chiến lược lắt léo của người Trung Quốc, và thực trạng Biển Đông (mà nhiều người khác chưa chắc đã hiểu rõ). Vuving đã giải thích rõ “Trung Quốc SẼ làm gì”, và trong một số trường hợp, thực tế đã diễn ra như vậy. Tôi chỉ muốn bổ sung một chút về “Trung Quốc CÓ THỂ làm gì”, vì điều này phụ thuộc vào những yếu tố mà Trung Quốc không kiểm soát được (như một hệ quả không định trước). Hay nói khác đi, Mỹ và đồng minh CÓ THỂ làm gì để kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc tại Biển Đông, mới là điều hệ trọng.  
  
Thứ nhất, Mỹ và đồng minh/đối tác CÓ THỂ lập một liên minh trên thực tế (de facto coalition) dưới hình thức “đối tác an ninh khu vực” (Asia Pacific Security Partnership) dựa trên cơ chế  hợp tác TPP và đối tác chiến lược US-ASEAN, để ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông. Liên minh tình nguyện này CÓ THỂ gồm các đối tác tiềm năng (ban đầu) như Mỹ, Nhật, Việt Nam, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Úc, v.v. để chia sẻ thông tin tình báo, cùng tập trận trên biển và tuần tra tại Biển Đông (FONOP), nhằm hỗ trợ ASEAN (bị TQ phân hóa) và giúp Viêt Nam (trong tam giác Mỹ-Trung-Việt) có thể thoát Trung và điều chỉnh chính sách “Ba không”. Trên thực tế, những gia vị chính cho một khuân khổ đối tác an ninh khu vực đã có sẵn. Việc Việt Nam tham gia diễn tập với Hải quân Nhật, và tham gia (quan sát viên) tập trận “Hổ mang Vàng” là một chuyển biến tích cực, tiến tới hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ (khi vấn đề nhân quyền và căn cứ Cam Ranh được tháo gỡ). Muốn hay không, đây là cơ sở cho quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Việt phù hợp với lợi ích lâu dài của hai nước (và khu vực), được các viện nghiên cứu nghiêm túc đề xuất (CSIS Report: Asia-Pacific Rebalance 2025). Hiện nay, một tầm nhìn mới về Đông Á là rất cần và thiết thực, vì Trung Quốc đã làm quan hệ Trung-Nhật khủng hoảng vì tranh chấp đảo Điếu Ngư và áp đặt ADIZ trên biển Hoa Đông (2013); và làm quan hệ Trung-Việt khủng hoảng vì sự kiện dàn khoan HD 981 ở Biển Đông (2014). Đó là hai bước ngoặt (turrning point) làm đảo lộn (tipping point) quan hệ Trung-Nhật và Trung-Viêt, không còn như trước (beyond the point of no return). Đây là cơ sở hình thành “Tam giác Chiến lược Mỹ-Việt-Nhật”, để hậu thuẫn cho Đối tác Chiến lược Mỹ-Việt (còn dở dang) và Đối tác Chiến lược Mỹ-Asean (vừa bắt đầu). Mối liên kết cho khuôn khổ an ninh khu vực còn rời rạc, ngay cả sau thỏa thuận TPP và cấp cao Mỹ-Asean tại Sunnylands. Vì bầu cử tổng thống Mỹ và chuyển giao quyền lực ở Việt Nam có thể là một trở ngại, nên chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama (5/2016) là một dịp tốt để nâng cấp một bước cao hơn Đối tác Mỹ-Việt (như bỏ cấm vận bán vũ khí) và ủng hộ “Tam giác Chiến lược Mỹ-Viêt-Nhật” làm nòng cốt cho một cơ chế đối tác an ninh khu vực (phù hợp với TPP & Rebalance).   

Thứ hai, những gì đang diễn ra tại Việt Nam, Miến Điện, Lào, Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương…đang theo xu hướng “thoát Trung”. Trung Quốc càng hành động cực đoan, họ càng bị cô lập vì khủng hoảng lòng tin. 

Thứ ba, Trung Quốc có thể mạnh lên về quân sự (tại Biển Đông), nhưng tình hình kinh tế, xã hội, chính trị nội bộ đang xấu đi nghiêm trọng (tới mức khủng hoảng), CÓ THỂ đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ. Đây chính là tử huyệt của họ. Nó vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán, dựa trên tinh thần dân tộc cực đoan, để thay đổi nguyên trạng (bên ngoài), và tăng cường biện pháp trấn áp để duy trì nguyên trạng (bên trong). Đó là hai trụ cột chính của Tập Cận Bình để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Nhưng chính điều này CÓ THỂ phản lại ông ta, dẫn đến “hệ quả không định trước”. Đó là sự sụp đổ của mô hình phát triển “authoritarian resilience” mà nhiều người đã ca ngợi như là động lực làm Trung Quốc phát triển thần kỳ.   

Ngày càng nhiều người nhất trí về sự sụp đổ không tránh khỏi của chế độ Trung Cộng. (Minxin Pei, “The twilight of Communist Party rule in China”, American Interest, Nov 12, 2015). Danh sách này ngày càng dài, với những tên tuổi như Paul Krugman, David Shambaugh, Minxin Pei… Chẳng ai muốn Trung Quốc sụp đổ, vì điều đó có hại cho kinh tế toàn cầu, do phản ứng dây chuyền. Nhưng một nước Trung Quốc ốm yếu và suy sụp (implosion) CÓ THỂ làm giảm động lực và chùn tay phái bành trướng bá quyền tại Biển Đông, và là cơ hội tốt buộc Trung Quốc phải thay đổi thể chế, trước sức ép quá lớn (cả trong lẫn ngoài). Một quốc gia không có sức mạnh mềm và mất lòng dân không phải là một cường quốc.
Tóm lại, những gì đang diễn ra tại Biển Đông không thể tách rời những gì đang diễn ra tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Chiến tranh là “sự tiếp nối của chính trị” (và kinh tế). Một khi vốn chính trị (hay kinh tế) biến động thì sức mạnh quân sự cũng thay đổi. Biển Đông là một canh bạc lớn, và một con dao hai lưỡi đối với Tập Cận Bình. Dù ông ta là hoàng đế Trung Quốc, thì cũng có thể sai lầm và biết sợ. Mối lo sợ chung (mutual fear) là ẩn số trong mọi trò chơi quyền lực (game of thrones). Trong thời đại bất ổn mới (new age of uncertainty or “anarchy”), các quốc gia cần nghĩ lớn (think big) nhưng nên hành động nhỏ (act small), và sẵn sàng điều chỉnh chiến lược bằng phản ứng linh hoạt trước mọi tình huống.      
 

------

Tham khảo

Alexander  Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Dự án Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016; “Think Again: Myths and Myopia about the south China sea”, National Interst, October 16, 2015; “A Tipping Point in the US-China-Vietnam Triangle”, the Diplomat, July 6, 2015;  “China’s Sun Tzu Strategy: Preparing for Winning without Fighting”, Interview by Patrick Renz & Frauke Heidemann, March 27, 2015;  

Lyle Goldstein, “The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths”, Nationa Interest, September 29, 2015; “Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015.

Minxin Pei, “The Twilight of Communist Party Rule in China”, American Interest, November 12, 2015

Robert Kapland, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, March/April, 2016

CSIS Report, “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capabilities, Presence, and Partnerships”, an Independent Review of US Defense Strategy in the Asia-Pacific, January 2016.

NQD - 25/2/2016 (updated 27/2/2016)

-----

Dành cho bạn đọc tiếng Anh (bản tiếng Anh cũng của tác giả Nguyễn Quang Dy viết & gửi):

  
 
What Can China do in the South China Sea?



Nguyen Quang Dy



“Politics is the art of the possible. (Otto Von Bismarck)
South China Sea is “Too far”!

After reading Alexander Vuving’s new article, “What will China do in the South China sea?”, South China Sea Chronicle Project, February 21, 2016), following his previous writings on the same topic, I’ve lost some sleep. It is not because of any new shocking detail, but because of the conclusion at the end of his analysis, making readers upset as they visualize a calamity as the coming tsunami, “Anyone who controls the South China Sea will rule Asia, and anyone who rules Asia will rule the world”. (Who else that can be!)
As this conclusion is an inference, readers will continue to infer (with almost certainty) that China will control the South China Sea, Asia, and then the world. In other words, within 15 years (if nothing is available to prevent it) China will turn the South China Sea into its own lake (new report by CSIS “Asia Pacific Rebalance 2025”). If this comes true, (God save us!) many people would not wish to live longer, or just migrate. But where to? The Moon or Mars! As by then America, Canada, and Australia… are so crowded by Chinese (with Sinonization) while Europe is invaded by Arabs (with Islamization).   
Any way out? Too difficult! No idea after reading the CSIS report, what President Obama (or Donald Trump and Hilary Clinton) will come up with, or they are simply too busy with the election campaign to pay any attention to this none issue. Lyle Goldstein praised Donald Trump for his statement (on the Chinese construction of new airfields on the reclaimed islets in the South China Sea) as “the most sensible comments”, “It is very far, and we have a lot of problems, OK? And they are already built”.  Well, it is scary to think of Donald Trump as the next US President.  (Lyle Goldstein,The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths, National Interest, September 29, 2015; “The Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015).
Or we come to good old Henry Kissinger to see if he can offer any wisdom, because it is Kissinger himself and his boss, President Nixon, who have created the “Frankenstein of” Asia. If Kissinger failed to come up with any good idea to stop the Frankenstein, fire him. (But how can you fire someone who has already retired). Then bring him to the International Court of Justice for his hands in creating this danger for the world (and the US). Perhaps, many people would want to see him in court (especially in Bangladesh). 
What Arts of War?
The crux of Alexander Vuving’s arguments about the South China Sea is that the Chinese have adopted Sun Tzu’s Art of War (and “Weiqi” or “Go”, a Chinese board game of encirclement), in grey zones, to win without fighting, while American (or Western) strategists would look at South China Sea chess board from the lenses of Clausewitz’s Art of War (and Chess game), in black & white. Perhaps, their strategic thinking is driven by different operating systems (or cultures), thus their views of the same issue would differ and so would their offered solution. Some people want containment while others advise Washington to stay away from the South China Sea. The debate between Vuving and Goldstein reflects this story. (Alexander Vuving, “Think again: Myths and Myopia about the South China sea”, National Interest, October 16, 2015; Lyle Goldstein, “The Main Problem with America’s Abundant South China Sea Hawks”, the National Interest, October 28, 2015).
In many cases, the debate on doctrines and theories is controversial, without any agreement. To see the flaws and acknowledge follies is difficult (especially for academics!)  That is my humble impression when watching the watchers debate. Long time ago, American scholars rushed to conclude China was the USSR and so was Vietnam (as they were all commies). That is why to contain Red China, the US must fight the Viet Cong (Domino theory). But the Vietnam War turned out to be “the wrong war, in the wrong place, at the wrong time, with the wrong enemy” (gen Omar Bradley). Recently, to prevent terror, the US must invade Iraq. History may repeat (with new mistakes). Intervention or not might be right or wrong, as it is not the action but the reason for action that counts. Non-intervention (for a good reason) or intervention (for a wrong reason) might reflect the same problem of poor vision. The problem is not because of “too many hawks” (or doves) but too many “conservative realists” or “unilateralist neo-cons”.
The good news is the new report by CSIS, “Asia Pacific Rebalance 2025”, where the authors have advised the theory of Containment adopted during the Cold War is no longer suitable. Now, to deal with China’s aggressive rise (especially in the South China Sea), the US should combine engagement with deterrence and reassurance. Whether or not this is a compromise of different schools of thoughts, the CSIS approach is appropriate as it reflects the complex nature of the South China Sea, and the intricate Chinese thinking.   
As they have adopted Sun Tzu’s Art of War (and “Weiqi” game), the Chinese have adapted them to the “three-warfare doctrine”. Flexibility in statecraft as in “fuzzy” logic (fusing the real with the false to change the game), or as in a matrix, often dictates actions taken by the Chinese. The South China Sea game may unfold like a huge matrix. The emerging configuration of China’s military assets scattered around the South China Sea, connecting the Spratlys with the Paracels, and assets onshore, reveals its grand strategy.
The assessments by security experts and pundits of China’s military assets (air fields, harbors, missile and radar positions, logistic storages…) constructed on newly reclaimed islets in the Spratlys and Paracels, might be “myopia”. While they sound logical (in military terms), they may not reflect the reality, failing to explain the nature of the game. It is true that in any military conflict scenario (with the US), these Chinese military assets would be easily wiped out by a (US) naval or air strike. But why the hell the Chinese continue to build these “castles on the sands”? They are not stupid, and (in Vuving’s arguments) they are playing “Weiqi” game in line with Sun Tzu’s Art of War (to win without fighting). 
In the same way, the Chinese moved the HG-9 missile batteries to Woody islet (in the Paracels) not only to threaten the B-52s (and other aircraft) but also to remind President Obama and 10 ASEAN leaders meeting in Sunnylands who is the key player in this game. In another example, before Xi Jinping’s visit to the US, China sent several warships to the waters off Alaska coast, not to threaten Anchorage, but to impress President Obama (who is visiting Alaska) that China as a great naval power equal to the US, should be treated equally in “great power relationship”. It was gunboat diplomacy, Chinese style.  
Some people argue that China is still way behind the US in military terms (especially in naval and air capability), and the US should not worry now. But they forget China’s aggressive rise right now is the consequence of the US’s actions (or inaction) a few decades earlier. If the US continues to pivot like the “uncertain trumpet”, responds to China in half-hearted actions as now, China is not deterred, but even encouraged to be more assertive. The US’s uncertain approach during the Scaborough standoff between China and the Philippines is one example. The recent two FONOP sails-by in the manner of “innocent passage” in the South China Sea is another example, to make the point. It is true China is still weaker than the US in overall scorecards, but if the US does not act with assertiveness in the South China Sea now, China will be stronger than the US right there. “The only thing that matters is being stronger at the decisive point, at the decisive time, to get your way”. (Clausewitz)
Why does China try to avoid a conflict with the US while creating tension (brinkmanship)? First, as the US is its first major concern, China creates tensions to scare away the US from regional involvement. In minor conflicts with Vietnam or the Philippines, China would easily win and consider them bilateral or “internal”, trying to keep the US out. China would be glad if scholars advise Washington to stay away from the South China Sea, and Goldstein’s views may play into the Chinese hands. Second, China does not want Japan, Australia, India to get involved in the South China Sea (with the US) as such an involvement is its second major concern. If China can neutralize these two major concerns, it would be easy to isolate and polarize ASEAN, using the stick for deterrence and the carrot to buy their loyalty. Thus ASEAN unity (with the US-ASEAN Summit in Sunnylands) is its third major concern. 
The “Thucydices trap” theory of war is valid (as an inevitable conflict between a rising power and a declining power). But this potential trap may be neutralized and eliminated by two other factors: First, the US and China are bound by mutual interests in an “economic co-dependency trap”; Second, the US and China are deterred by “mutual assured destruction”. Therefore, the practical value of the “Thucydices trap” theory in the South China Sea is not high and the possibility of a Sino-US conflict is low. 
In reality, the threat to use force (in threat perception) has far more practical value and effect than the actual use of force itself (costly and risky). Psychological warfare would take place long before the start of a real military conflict. The state of “no war, no peace” is ideal for China to create a crisis (outside) to defuse a potential crisis (inside) by expansionism along the line of the “salami slicing” tactic, then turning them into “fait accompli”, and at the same time testing the nerves of the opponent by a “gambit”. 
But the Chinese can do that only if the US and allies exercise “self-censorship” (tying up their own hands) while playing the “Weiqi” game (like cat and mouse chase). If the Americans are too concerned about conflict escalation (into nuclear war), to dare intervene in the South China Sea, they are strategically mistaken. China is not North Korea. The Americans should change their mindset of conventional warfare to flexible response to deal with the dynamics of “grey zones” (no war, no peace) game. But, more important of all is to change their mindset from the “China syndrome”. If the Americans believe they should never fight China over some little islets or rocks, they are unwittingly falling into the Chinese trap of “Weiqi’ game. The Chinese are quietly but effectively changing facts on the ground, and within a few years, these little rocks at sea will become powerful military assets as points of control and logistic support, for China to control the entire South China Sea. In other words, the Americans should not play “Weiqi” game with the Chinese by Clausewitz thinking.
What Can be Done?
Basically, I agree with most of Vuving’s perspectives and arguments (on the South China Sea). Perhaps, he is one of a few (realist) scholars who have an extensive understanding of China’s complex strategic thinking, and what’s really going on in the South China Sea (that many others might not get it). Vuving has explained “What China WILL do”, and in some cases, that is what has happened. I simply want to add “What China CAN do”, as this would depend on factors beyond China’s control (as unintended consequences). In other words, what the US and allies CAN do to restrain or contain China in the South China Sea is really critical. 
First, the US and allies/partners CAN set up an Asia Pacific Security Partnership (as a de facto coalition) based on TPP cooperation frameworks and US-ASEAN strategic partnership, to contain China’s attempt to control the South China Sea. This coalition of the willing MAY include such potential partners as the US, Japan, Vietnam, the Philippines, India, Australia (to start with), for intelligence sharing, joint maritime exercises and naval patrols in the South China Sea (FONOP operations), to back up ASEAN (polarized by China), and facilitate Vietnam (in the US-China-Vietnam Triangle) to exit Chinese orbit and change its “three no” policy. In fact, key ingredients for such a regional security partnership already exist. Vietnam’s joint maritime drill with Japan and participation (as observer) in the “Cobra Gold 2016” exercise indicate a positive development toward closer military cooperation with the US (once the issues of human rights and Cam Ranh Base are sorted out). Like it or not, these are the basis for the expected US-Vietnam strategic partnership in the long-term interests of both nations (and the region), and recommended by serious think tanks (CSIS Report: Asia-Pacific Rebalance 2025).  
Now, such a new vision for East Asia is critical and realistic, as China has pushed Sino-Japanese relations to a crisis by claiming the Senkaku islands and imposing an ADIZ over the East China Sea (2013); and pushed Sino-Vietnamese relations to a crisis by the HD 981 oil rig incident in the South China Sea (2014). These are two major turning points, tipping the balance of Sino-Japanese and Sino-Vietnamese relationship beyond the point of no return. This is the basis for a “US-Vietnam-Japan Strategic Triangle” to back up the US-Vietnam Strategic Partnership (still half-way) and the US-ASEAN Strategic Partnership (just started). Linkages for such a regional security framework are not yet sufficient, given the TPP agreement and the US-ASEAN Summit in Sunnylands. As the US Presidential election and the power transition in Vietnam may present a constraint, President Obama’s visit to Vietnam (May 2016) provides a good opportunity to upgrade US-Vietnam Partnership to a higher level (lifting of the arms embargo), and support the “US-Vietnam-Japan Strategic Triangle” as the cornerstone for an “Asia Pacific Security Partnership” (in line with TPP & Rebalance policy).   
Second, what is going on in Vietnam, Myanmar, Taiwan, Hong Kong, Laos, Xinjiang…is in the process of “exit China” orientation. The more China becomes assertive, the further it is isolated in a crisis of confidence. Third, while China may have a stronger military posture in the South China Sea, its social, economic and political developments back home is getting much worse (to the point of crisis), likely to speed up the process of its breakdown and crackup. This is China’s most vulnerable spot. It is the cause and effect of Han expansionist chauvinism based on ultra-nationalism, to change the status quo (outside) and intensify crackdown measures to maintain the status quo (inside). These are two key pillars for Xi Jinping’s “China Dream”. But this may eventually be a back-leash against him, leading to “unintended consequences”.  It is the collapse of the Chinese development model of “authoritarian resilience” appreciated by many as the dynamics driving China’s economic miracle. 
Now, more and more people agree on the inevitable collapse of the Communist rule in China. (Minxin Pei, “The twilight of Communist Party rule in China”, American Interest, Nov 12, 2015). The list gets longer with such names as Paul Krugman, David Shambaugh, Minxin Pei… Nobody wants to see China break up and collapse as this may badly hurt the global economy, given the chain reactions. But a breakdown and crackup by implosion may force China to slow down or give up the SCS game for expansionist hegemony, and present a good opportunity for China to change its system under growing pressures (both inside and outside). A nation without soft power and popular support is not a strong power.   
In short, what’s going on in the South China Sea cannot be detached from what’s going on in Beijing and Shanghai. War is the “continuation of politics” (and economics). Once political (or economic) fortune has changed, military power would change. The South China Sea is a huge gamble and a double-edged knife for Xi Jinping. Though he is the emperor of China, he might make mistakes and have fear. Mutual fear is always a hidden factor in any power game of thrones. In the new age of uncertainty (or “anarchy”), nations should think big but act small, be ready to readjust their strategy by flexible response to any contingency.   
 References
Alexander  Vuving, “What will China do in the South China sea?”, South China Sea Chronicle Project, February 21, 2016; “Think Again: Myths and Myopia about the south China sea”, National Interest, October 16, 2015; “A Tipping Point in the US-China-Vietnam Triangle”, the Diplomat, July 6, 2015;  “China’s Sun Tzu Strategy: Preparing for Winning without Fighting”, Interview by Patrick Renz & Frauke Heidemann, March 27, 2015; 
Lyle Goldstein, “The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths”, National Interest, September 29, 2015; “Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015.
Minxin Pei, “The Twilight of Communist Party Rule in China”, American Interest, November 12, 2015
Robert Kapland, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, March/April, 2016
CSIS Report, “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capabilities, Presence, and Partnerships”, an Independent Review of US Defense Strategy in the Asia-Pacific, January 2016.
NQD. February 27, 2016

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...