Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

2 NĂM VỪA RỒI TÔI KHÔNG CẬP NHẬT "BLOG NGUYỄN VĨNH". THỜI KỲ NÀY TÔI TÍNH CẬP NHẬT BÀI VỞ (bài tôi viết hoặc tôi thấy bài hay và có giá trị thì sẽ post lên). Bạn đọc theo dõi và rất hoan nghênh nếu bạn đóng góp ý kiến.

Nguyễn Vĩnh Blog

------

Bài mới nhận được của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy:

CSP giữa Việt Nam với Mỹ và Hoàng đế Trung Hoa

By NGUYỄN QUANG DY

Tiếp theo chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden để nâng cấp quan hệ hai nước lên “đối

tác chiến lược toàn diện” (CSP), có hai sự kiện quan trọng đáng chú ý nhằm khẳng định bước

ngoặt mới để dòng chủ lưu không thể đảo ngược. Một là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phạm

Minh Chính (17-23/9/2023) nhằm thúc đẩy việc triển khai CSP. Hai là Hội nghị Trung ương 8

(2-8/10/2023) nhằm sắp xếp lại nhân sự cho giai đoạn mới.

Mẫu số chung

Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam diễn ra chỉ một tuần sau khi hai nước nâng cấp quan

hệ, với nhiều cuộc tiếp xúc quan trọng, chứng tỏ Hà Nội chủ động và tích cực thúc đẩy. Trong

khi đó, Hội nghị Trung ương 8 bước đầu sắp xếp lại về nhân sự, chuẩn bị cho Đại hội Đảng 14.

Ông Lê Hoài Trung được bổ xung vào Ban Bí Thư là một chỉ dấu về triển vọng đổi mới. Hai sự

kiện nói trên tuy khác nhau, nhưng có cùng mẫu số chung.

Một sự kiện quan trọng khác có liên quan là Chủ tịch Tập Cận Bình sắp sang thăm Việt Nam

vào “cuối tháng 10 hay đầu tháng 11”. (China, Vietnam Prepare for Possible Xi Visit to Hanoi

in Next Month, Reuters, October 6, 2023). Ông sẽ được đón tiếp long trọng, có thể còn hơn cả

Tổng thống Biden. Với chủ trương “ngoại giao cây tre”, Việt Nam muốn có quan hệ tốt với cả

Mỹ và Trung Quốc, nhằm tránh mắc kẹt giữa hai nước lớn.

Theo Reuters, quan chức hai nước đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tập Cận Bình, tuy chưa

thông báo thời gian cụ thể, và chưa thống nhất về cụm từ “cùng chung vận mệnh” trong Tuyên

bố Chung. Ngoại trưởng Vương Nghị dự kiến sang thăm Việt Nam vào giữa tháng 10 để chuẩn

bị, nhưng phải hoãn. Chuyến thăm của Tập Cận Bình dù có “nâng cấp quan hệ lên cao hơn” là

nhằm giữ thể diện, chứ không thể đảo ngược được xu thế.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Khắc Giang (ISEAS), sẽ ngây thơ nếu cho rằng nâng cấp quan hệ với Mỹ

lên đối tác chiến lược toàn diện không liên quan đến Trung Quốc. Mỹ và các đồng minh ở Ấn

Độ Dương-Thái Bình Dương đang đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực. Nhưng

việc nâng cấp quan hệ với Mỹ lên CSP không có nghĩa là Việt Nam sẽ sớm từ bỏ chính sách

ngoại giao cân bằng để ngả theo Mỹ chống lại Trung Quốc.

Đối với Mỹ, CSP nhằm tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam để đối phó với Trung Quốc

đang trỗi dậy. Đối với Việt Nam, CSP nhằm mục tiêu thứ nhất hơn là mục tiêu thứ hai. Điều đó

có nghĩa “Việt Nam đang muốn hội nhập sâu hơn vào hệ sinh thái kinh tế do Mỹ dẫn đầu”, theo

chủ trương “giảm thiểu rủi ro” (De-risking) và “chuyển dịch chuỗi cung ứng sang các nước bạn

bè” (Friend-shoring). (Vietnam and Washington’s “De-risking” Strategy: It’s the Economy,

Stupid, Nguyen Khac Giang, Fulcrum, 15 September 2023).

Theo một nguồn thạo tin về quan hệ Mỹ-Trung, thông tin tình báo về chính trị nội bộ Trung

Quốc tại hội nghị Bắc Đới Hà được chuyển cho Tổng thống Biden. Chắc vì vậy mà ông Biden

đã nói: “nguyên lý kinh tế của Tập Cận Bình không hiệu quả”. Ông Biden nhận xét về kinh tế

Trung Quốc vào đúng lúc nhạy cảm. (Biden administration detects red flags in Xiconomics,

Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, September 14, 2023).

Theo giáo sư Joe Nye (Harvard), Mỹ không thể tách rời khỏi Trung Quốc về thương mại và đầu

tư, mà không bị tổn thất. Tuy tách rời một phần vì an ninh là cần thiết, nhưng nếu tách hoàn toàn

khỏi Trung Quốc về kinh tế thì Mỹ và đồng minh cũng trả giá, vì hai nền kinh tế đã bị buộc chặt

vào nhau. Vì vậy, CSP có lợi cho cả Mỹ và Trung Quốc. Muốn theo đuổi các mục tiêu bền vững


2

thì Mỹ cũng phải “vừa hợp tác vừa đấu tranh” (cooperative rivalry). (China and America are

not destined for war, Joseph Nye, ASPI, 3 October 2023).

Hoàng đế cô đơn

Tại Đại Hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc, một hình ảnh gây sốc dư luận là Hồ Cẩm Đào đã

bị xốc nách đưa ra khỏi hội trường Đại hội mà không ai dám lên tiếng phản đối. Các lãnh đạo có

năng lực và kinh nghiệm như Lý Khắc Cường, Uông Dương, Hồ Xuân Hoa cũng bị loại, được

thay thế bằng những người trung thành hơn với Tập Cận Bình. Nói cách khác, ông Tập đã đạt

được đỉnh cao quyền lực như một “Hoàng đế Trung Hoa”.

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi vào cuối tháng 8, khi Tập Cận Bình bước vào hội

trường thì cánh cửa phía sau bị bảo vệ khép lại, không cho trợ lý của ông đi theo. Tập Cận Bình

ngoái lại xem có chuyện gì xảy ra, rồi lặng lẽ một mình bước tiếp. Đó là hình ảnh của “hoàng đế

cô đơn”. Cũng như ông Putin, Tập Cận Bình đang bị cô đơn, không chỉ với thế giới mà còn với

cả trong nước, như trong “phòng cách âm” (eco-chamber).

Tuy nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên đối tác chiến lược là tất yếu, chỉ là vấn đề thời gian, nhưng

nâng cấp lên hai bậc thành “đối tác chiến lược toàn diện” (CSP) gây bất ngờ. Theo Alexander

Vuving (APCSS) điều thực sự thuyết phục Hà Nội “nhảy cóc” là Washington đề xuất giúp Việt

Nam trở thành “một trung tâm lớn về công nghệ cao và chất bán dẫn, trong chuỗi cung ứng được

chuyển dịch sang các nước bạn bè” (frienshoring). (High-Tech Supply Chains and the US-

Vietnam Upgrade, Mercy Kuo, Diplomat, September 25, 2023).

Đề xuất này đã trở thành hiện thực vào đầu năm nay khi các đoàn cấp cao của Mỹ liên tục đến

thăm Việt Nam, như Bộ trưởng tài chính Janet Yellen, Đại diện thương mại Katherine Tai, và

một đoàn doanh nghiệp gồm 50 công ty của Mỹ. Hà Nội nâng cấp quan hệ với Mỹ lên “đối tác

chiến lược toàn diện” đã đặt Mỹ lên ngang hàng với Trung Quốc và Nga. Điều đó có nghĩa là

Việt Nam không còn coi Mỹ là “mối đe dọa đối với chế độ”.

Hà Nội mềm dẻo trong quan hệ với các nước lớn, chọn phe phù hợp với lợi ích của mình, không

chọn phe trong cạnh tranh nước lớn. Hà Nội tìm cách chứng tỏ với Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa

rằng nâng cấp quan hệ với Mỹ không làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc và Nga. Hà Nội cũng

chứng tỏ với Washington rằng quan hệ tốt với Trung Quốc và Nga không làm tổn hại quan hệ

với Mỹ. “Ngoại giao Cây tre” không phải “tổng bằng không”.

Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng là sự mềm dẻo và khôn khéo của Hà Nội khi vận

dụng “ngoại giao cây tre” trong ứng xử với Trung Quốc, làm cho Bắc Kinh không có lý do để

phản ứng mạnh. Nói cách khác, Việt Nam “không ngả theo bên này để chống bên kia”, mà chỉ

“tái cân bằng” (rebalance) mối quan hệ “vốn chưa cân bằng” với hai cường quốc lớn là Mỹ và

Trung Quốc, thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc.

Yếu tố thứ ba cũng quan trọng không kém là đúng lúc đó, tình hình kinh tế và chính trị nội bộ

của Trung Quốc đang bất ổn, đối ngoại của Trung Quốc đang bị cô lập, nên không thể phản ứng

quá mạnh. Nói cách khác, Tập Cận Bình tuy đã thâu tóm được quyền lực tuyệt đối tại Đại Hội

Đảng 20, nhưng đang bị chỉ trích mạnh. Đó là nghịch lý của trò chơi quyền lực, và cái giá phải

trả cho “sự ngạo mạn của quyền lực” (arrogance of power).

Các đại dự án mang dấu ấn Tập Cận Bình như “Vành đai Con đường” (BRI) cũng như Charm

Offensive và Confusus Institutes, không thành công. Trung Quốc cho hàng trăm nước vay hàng

ngàn tỷ USD như “bẫy nợ”, nhằm gây ảnh hưởng. Nhưng mấy năm qua, các dự án BRI đã thất

bại và phản tác dụng. Bắc Kinh làm mất lòng các nước mà họ lôi kéo. (China’s Road to Ruin,

Michael Bennon and Francis Fukuyama, FA, August 22, 2023).


3

Theo “chỉ số quốc gia thất bại” (Failed States Index), Trung Quốc tuy liên tục dẫn đầu thế giới

về tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng từ năm 2009 đã trở thành “một quốc gia thất bại”, vì ngày

càng nhiều người dân Trung Quốc bỏ đất nước mình ra nước ngoài sinh sống. Tầng lớp tinh hoa

ra đi sẽ đem theo chất xám, công nghệ, tài sản, và cả lòng tin. Đó là tài nguyên con người mà

một quốc gia không thể thiếu để phát triển bền vững.

Theo Đề cương Quy hoạch phát triển nhân tài trung dài hạn 2010-2020, Trung Quốc phải trở

thành “cường quốc tài nguyên con người”, nhưng giới tinh hoa rời bỏ Trung Quốc ngày càng

nhiều. Theo Chiến tranh nhân tài 2009, “Trung Quốc là nước thất thoát nhân tài với số lượng

nhiều nhất, thiệt hại lớn nhất”. Đến nay, số dân Trung Quốc đang ở nước ngoài là trên 45 triệu,

lớn nhất thế giới. Đó là nghịch lý sau 30 năm cải cách.

Chỉ trích gay gắt

Sau Đại hội Đảng 20, Tập Cận Bình đã đạt tới đỉnh cao quyền lực như “Hoàng đế Trung Hoa”,

nhưng ông Tập đang bị cô lập về cả đối ngoại và đối nội. Về đối ngoại, Tập Cận Bình đã từ bỏ

chủ trương “dấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Về đối nội, ông Tập đã xóa bỏ nguyên tắc

“lãnh đạo tập thể” của Đảng. Để củng cố quyền lực cá nhân, ông Tập đã gạt hết các lãnh đạo

khác như Lý Khắc Cường, Uông Dương, Hồ Xuân Hoa.

Nhưng “đỉnh cao quyền lực” không có nghĩa là “quyền lực tuyệt đối”. Những cá nhân và phe

nhóm bị gạt và hạ nhục sẽ tìm cách chống lại “sự ngạo mạn về quyền lực”. Đặng Phác Phương

(con trai cả của Đặng Tiểu Bình) đã từng công khai chỉ trích ông Tập: “Chúng ta cần phải biết

lượng sức mình và đừng hống hách”. (Third man of Beidaihe offers clue behind China’s turmoil,

Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, September 28, 2023).

Gần đây, sự “biến mất” của Ngoại trưởng Tần Cương và Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng

Phúc, cùng tư lệnh Quân chủng Tên lửa, là dấu hiệu bất ổn trong quân đội cũng như Bộ Ngoại

giao. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc bị suy thoái chưa từng có, do hậu quả của đại dịch,

thiên tai và điều hành kém. Bất động sản suy thoái trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng

thấy, thương mại và đầu tư nước ngoài đang giảm mạnh.

Tại Hội nghị Bắc Đới Hà, một số lãnh đạo lão thành đã chỉ trích gay gắt Tập Cận Bình, làm cho

ông Tập thất vọng. Khi đề cập đến ba lãnh đạo tiền nhiệm (Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân,

Hồ Cẩm Đào), ông Tập bức xúc: “Tất cả những vấn đề mà ba nhà lãnh đạo tiền nhiệm để lại đều

đè nặng lên vai tôi. Tôi đã dành 10 năm qua để giải quyết, nhưng vẫn chưa giải quyết được. Vậy

tôi có phải là người đáng trách không?” (Military elders put silent pressure on Xi at Beidaihe,

Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, September 21, 2023).

Nhân vật trung tâm trong nhóm lãnh đạo lão thành là Tăng Khánh Hồng (84 tuổi) nguyên phó

chủ tịch nước, là phụ tá thân cận nhất của cố Chủ tịch Giang Trạch Dân, có vai trò quan trọng

nhất trong việc mở đường cho ông Tập lên cầm quyền. Ông Tăng vẫn có ảnh hưởng lớn trong

đảng vì có mạng lưới quan hệ cá nhân rộng khắp. Sau cái chết của Giang Trạch Dân, dư luận

cho rằng Tăng Khánh Hồng có vai trò còn lớn hơn trước.

Ngồi bên cạnh Tăng Khánh Hồng tại Bắc Đới Hà là Trì Hạo Điền (94 tuổi), từng làm Bộ trưởng

Quốc phòng trong 10 năm, có uy tín lớn với quân đội. Tập Cận Bình đã tiến hành thanh trừng

quân đội trong nhiều năm đến tận bây giờ, để loại các phái thân Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch

Dân. Những cuộc thanh trừng đã gây ra tình trạng hỗn loạn và bất mãn kéo dài trong quân đội.

Sự có mặt của Trì Hạo Điền tại Bắc Đới Hà là một chỉ dấu.

Ngoài Tăng Khánh Hồng và Trì Hạo Điền, “Người thứ ba” có mặt tại Bắc Đới Hà để gây sức ép

với Tập Cận Bình là Trương Đức Giang (76 tuổi). Ông Trương có quan hệ mật thiết với Đặng


4

Phác Phương (79 tuổi), con trai của Đặng Tiểu Bình, và Du Chính Thanh (78 tuổi), cựu Ủy viên

Thường vụ Bộ Chính Trị từ năm 2012. Như vậy, “cả ba phái lớn đều có mặt” tại Bắc Đới Hà. Ba

người đó đứng đầu nhóm lão thành thân cận với họ Đặng.

Tập trung quyển lực

Hơn hai tháng qua, một loạt tướng lĩnh cao cấp của Trung Quốc đã “biến mất”, gồm Bộ trưởng

Quốc phòng và Tư lệnh lực lượng tên lửa (ICBM), làm dư luận chú ý. Chủ tịch Tập Cận Bình

không chỉ thống lĩnh quân đội (PLA) từ khi lên cầm quyền mà ông còn cam kết hành động quyết

liệt để diệt trừ tham nhũng. Trên thực tế, việc thanh trừng trong quân đội không chỉ tiếp tục mà

còn tác động đến các bộ phận nhạy cảm của PLA. (Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own

Military, Joel Wuthnow, Foreign Affairs, Sept 26, 2023).

Sau Bộ trưởng quốc phòng Lý Thượng Phúc, Tư lệnh lực lượng tên lửa Lý Ngọc Siêu và Chính

ủy Từ Trung Ba đã bị thanh trừng (tháng 7-8/2023). Điều đó chứng tỏ hàng ngũ lãnh đạo cao

nhất của quân đội đang bị Tập Cận Bình thanh trừng nhằm tập trung quyền lực. Điều đó không

chỉ nhằm thay đổi về nhân sự, mà còn để tiếp tục hiện đại hóa quân đội, vì cơ cấu tổ chức của

PLA không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế mới. (Will Xi’s Military Modernization Pay

Off? David Finkelstein, Foreign Affairs, October 4, 2023).

Khi xung đột xảy ra trong tương lai, quân đội Trung Quốc sẽ phải hợp đồng tác chiến “đa binh

chủng” (multiservice) và tại nước ngoài (offshore campaigns). Nhưng PLA không được quản trị

đồng đều, công tác chính trị tư tưởng yếu và đầy tham nhũng. Nếu muốn quân đội “vừa hồng

vừa chuyên” để tác chiến trong bối cảnh mới, phải hiện đại hóa. Dưới thời Tập Cận Bình, PLA

đã trải qua thay đổi về hành chính, tổ chức và tư tưởng.

Nhiều năm qua, Trung Quốc đã thay đổi cơ cấu tổ chức quân đội từ mô hình cũ của Liên Xô

trong thập niên 1950, để tinh giản hệ thống chỉ huy, kiểm soát, và điều hành. Năm 2020, PLA đã

áp dụng học thuyết mới để hướng dẫn các tư lệnh tác chiến đa binh chủng. Các tổ chức mới theo

binh chủng như “Lực lượng Hậu thuẫn Chiến lược” (Strategic Support Force) đã được lập ra để

quản trị và vận dụng công nghệ mới, gồm cả không gian và vũ trụ. Trung Quốc đã mở rộng quy

mô và khả năng sống còn của lực lượng tên lửa hạt nhân.

Dưới thời Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã tỏ ra sẵn sàng chứng tỏ sức mạnh cơ bắp mới của họ. Tại

vùng biên giới Trung-Ấn, đối đầu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ gần đây đã diễn ra do

tranh chấp lãnh thổ, dẫn đến thương vong cho cả hai bên. Tại Biển Đông, quân đội Trung Quốc

gồm hải quân và tuần duyên đã dùng các biện pháp mạnh để áp đặt chủ quyền trên biển của họ

và bắt nạt các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc. PLA đã tăng cường vận dụng các chiến

thuật liều lĩnh nhằm thách thức Mỹ và các nước khu vực.

Trong thời gian tới, có lẽ Bắc Kinh vẫn không có thái độ hành xử mềm mỏng. Các hoạt động

của PLA không chỉ gửi đi một thông điệp chính trị là họ muốn chứng minh năng lực mới của

Trung Quốc, mà còn thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Sau Djibouti (2017) Trung Quốc

đã xây dựng thêm căn cứ tại nhiều địa điểm khác ở Châu Á (như Ream ở Campuchia) để hậu

thuẫn cho binh chủng lục quân, không quân và hải quân.

Trung Quốc đang chứng minh năng lực quân sự mới của họ, nhằm khích lệ các đối tác trong khu

vực đặt cược (hedging) và đối phó (pushing back) với các nước cờ thế của Mỹ và đồng minh

như Bộ Tứ (QUAD) và Bộ Tam (AUKUS). Gần đây, Nhật Bản đã thông báo ý định mua các

loại tên lửa mới để tăng cường sức mạnh răn đe (new missile counterstrike capabilities). Quân

đội Mỹ và đồng minh đang tăng cường sự có mặt và tập trận đa phương ở Ấn Độ dương-Thái

Bình Dương. Kết cục là Trung Quốc càng bất an hơn trước.


5


Động lực mới

Điều quan trọng nhất khi xem xét tình hình chính trị Trung Quốc hiện nay là phải hiểu được

điều gì đã diễn ra tại Hội nghị Bắc Đới Hà, và tác động của nó đến chính trị và kinh tế Trung

Quốc, cũng như chính sách đối ngoại và an ninh của họ trong tương lai. Không rõ thanh trừng

quân đội liệu có giúp ông Tập kiểm soát được tình hình hay không. Nếu muốn lý giải động lực

mới trong hệ thống quyền lực phức tạp tại Trung Quốc hiện nay và một tương lai mới cho Trung

Quốc, ông Trương Đức Giang có thể “nắm chìa khóa”.

Một số tướng lĩnh và quan chức cấp cao đã vắng mặt tại đại tiệc chiêu đãi nhân dịp Quốc khánh

Trung Quốc. Ông Tập đang tiến hành một cuộc đại thanh trừng quân đội. Ngoài Lý Thượng

Phúc, còn Trương Hữu Hiệp, Trì Hạo Điền, Tăng Khánh Hồng và Trương Đức Giang. Điều đó

phản ánh sự thay đổi động lực của điều tra chống tham nhũng. Nhưng câu hỏi lớn hơn là Tập

Cận Bình muốn đạt được điều gì từ cuộc đại thanh trừng này. (Inside Xi Jinping’s great military

purge, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, October 5, 2023).

Tập Cận Bình đã không xuất hiện tại một diễn đàn bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS, tổ chức

tại Nam Phi vào cuối tháng 8, và bài phát biểu của ông được Bộ trưởng Thương mại Trung

Quốc Vương Văn Đào đọc. Ông Tập cũng không dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Ấn Độ (9-

10/9) vì không có đột phá nào trong quan hệ Trung-Mỹ. Trong bối cảnh đó, không rõ liệu ông

Tập có tới Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 tại San Francisco hay không. Nếu

ông Tập vẫn vắng mặt thì đó là một dấu hiệu “báo động đỏ”.

Một ví dụ khác về “Hiệu ứng cánh bướm” trong chính trị Trung Quốc là hôm 31/08/2023, chỉ

vài ngày sau Hội nghị Bắc Đới Hà, cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường đã xuất hiện trước công

chúng, lần đầu tiên sau khi ông nghỉ hưu. Tại Di sản Thế giới “Hang Mạc Cao” (tỉnh Cam Túc),

dọc theo Con đường Tơ lụa, Lý Khắc Cường đã được người dân chào đón như “thủ tướng của

họ”. Điều đó chứng tỏ ông Lý là một chính trị gia được lòng dân. Video clip về sự kiện đó đã

được phát tán rộng rãi trước khi nó bị chính quyền gỡ bỏ.

Tại bữa tiệc chia tay (5/3/2023), ông Lý Khắc Cường bức xúc nói: “Ông Trời có mắt” (In his

parting words, Li Keqiang warns that heaven is watching, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia,

March 9, 2023). Ngày 26/10, ông Lý Khắc Cường đã đột ngột từ trần vì bị đau tim, thọ 68 tuổi.

Cái chết của Lý Khắc Cường “làm Tập Cận Bình bất an”. (Is Xi Jinping worried that the death

of Li Keqiang will cause unrest? FA, October 27, 2023).

Tổng thống Biden cũng không đến dự Cấp cao ASEAN tại Jakarta, mà chỉ dự Cấp cao G-20 tại

Ấn Độ, rồi sang thăm Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Washington coi trọng Việt Nam hơn. Hà Nội

có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là về chất bán dẫn và chuyển đối số. Nay

Mỹ và các nước đồng minh có thể giúp Việt Nam đạt mục tiêu đó. (Hanoi’s American Hedge,

Hương Le Thu, Foreign Affairs, September 12, 2023).

Bắc Kinh đã mở rộng căn cứ hải quân Ream ở Campuchia thành một căn cứ lớn ở khu vực mà

họ có thể sử dụng. Điều đó làm Việt Nam lo ngại về khả năng bị Trung Quốc bao vây hai mặt.

Tầm nhìn chung giữa Mỹ và Việt Nam về mối đe dọa của Trung Quốc thúc đẩy hai nước nâng

cấp quan hệ. Nhưng sẽ sai lầm nếu cho rằng CSP là tiền đề cho Việt Nam tham gia khối an ninh

tập thể do Washington cầm đầu để ngăn chặn Trung Quốc.

Theo Robert Gates (cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ), Tập Cận Bình đã tính toán sai ít nhất

ba lần. Thứ nhất, ông Tập đã không theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là “dấu mình chờ

thời”, nên đã thúc đẩy Mỹ và các đồng minh, đối tác ở Châu Á huy động sức mạnh kinh tế và

quân sự ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy. Thứ hai, ông Tập đã tả khuynh trong các chính sách

kinh tế. Thứ ba, ông Tập đã theo đuổi chính sách “zero Covid”.


6

Tập Cận Bình có hai ưu tiên lớn: Một là duy trì quyền lực của Đảng và hai là chiếm Đài Loan.

Ông Tập sẽ thất bại nếu định cưỡng ép Đài Loan đầu hàng mà không cần đến chiến tranh. Vì

vậy, ông Tập chỉ có một cách là dùng hải quân phong tỏa, dù có nguy cơ dẫn đến chiến tranh,

hoặc dùng sức mạnh quân sự để xâm lược và khuất phục Đài Loan. (The Dysfunctional

Superpower, Robert Gates, Foreign Affairs, Sept 29, 2023).

Quả bom nổ chậm

Theo giới nghiên cứu, Tập Cận Bình đang đứng trước tình thế đối nội và đối ngoại xấu hơn

nhiều so với khi ông mới lên cầm quyền vào năm 2012. Kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn

vì nợ nần chồng chất, lòng tin suy giảm, cạnh tranh chiến lược với Mỹ và đồng minh đang đe

dọa tương lai tiến bộ công nghệ và phát triển kinh tế của Trung Quốc. (Xi Jinping Is Trying to

Adapt to Failure, Neil Thomas, Foreign Policy, July 24, 2023).

Trong nhiệm kỳ thứ ba của mình, Tập Cận Bình đặt mục tiêu của chính sách đối nội là nhằm “an

toàn cho mọi thứ” (securitization of everything), đăc biệt là về chính sách kinh tế. Các nguồn

thạo tin ở Bắc Kinh cho rằng Chính phủ Trung Quốc định khởi động một kế hoạch tương tự như

kế hoạch CFIUS của Mỹ (Committee on Foreign Investment in the US) nhằm tăng cường kiểm

soát các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Trung Quốc.

Dưới thời Tập Cận Bình, các “tiểu phái” (Sub-factional) đang cạnh tranh quyền lực khác với mô

hình “chính trị phe phái” (factional politics) trước đây. Cạnh tranh quyền lực nay khác với thời

lãnh đạo tiền nhiệm. Ông Tập chỉ đạo nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển và an ninh. Hiện

nay, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đang ngỡ ngàng vì trong khi chính quyền địa phương

kêu gọi đầu tư, thì chính quyền trung ương lại bóp nghẹt.

Tập Cận Bình lựa chọn đội ngũ mới của mình theo tiêu chí trung thành với ông không có nghĩa

là những người đó đều tâm đầu ý hợp. Động thái quan trọng nhất trong chính trị nội bộ Trung

Quốc trong 5 năm tới là sự trỗi dậy của các “tiểu phái” đang cạnh tranh với nhau. Nói cách khác,

ông Tập sẽ phải đối phó với chính đội ngũ của mình, như một “hoàng đế cô đơn”. Vì lý do an

ninh, mọi hoạt động và chuyến thăm của ông Tập sẽ do chánh văn phòng Thái Kỳ quyết định.

Vì vậy, Thái Kỳ đang nổi lên như một trung tâm quyền lực.

Trước đây, Vương Hỗ Ninh hay xuất hiện bên cạnh Tập Cận Bình. Nay Thái Kỳ sẽ luôn bên

cạnh ông Tập. Cách bổ nhiệm Thái Kỳ cho thấy tương lai chính trị nội bộ Trung Quốc. Thái Kỳ

chỉ đạo một nhóm trợ lý thân cận giám sát an ninh, bao gồm cả đối nội và đối ngoại. Tại Trung

Quốc có hai chuỗi chỉ huy: Một để điều hành kinh tế do Thủ tướng Lý Cường nắm, và một để

đảm bảo an ninh quốc gia do Thái Kỳ nắm. (Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful

court,” Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, March 30, 2023).

Tuy không thể đổ lỗi cho Tập Cận Bình đã gây ra các vấn đề lớn trong cơ cấu kinh tế Trung

Quốc, nhưng ông Tập phải chịu trách nhiệm về thất bại khi đối phó với các vấn đề đó. Ông Tập

đã điều hành kém để Trung Quốc không đối phó được với đại dịch làm ảnh hưởng đến kinh tế

trong nhiều năm. Ông Tập đề xướng chiến lược “phối hợp quân sự với dân sự” đã thúc đẩy Mỹ

tăng cường sàng lọc đầu tư và kiểm soát xuất khẩu. Các biện pháp hạn chế của phương Tây làm

Trung Quốc tốn kém hơn khi phát triển công nghệ mới.

Tóm lại, Tập Cận Bình tuy không tạo ra “quả bom nổ chậm” về kinh tế, nhưng ông đang “rút

ngắn ngòi nổ”. Phản ứng của ông Tập là đối phó với các thách thức bằng cách “cố thủ về chính

trị và kinh tế”. Đó là một nghịch lý tai hại làm cho kinh tế Trung Quốc suy thoái. Nhưng phương

Tây không muốn thấy Trung Quốc suy sụp, vì khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc sẽ có hệ quả

xấu đến thị trường toàn cầu. (Who Killed the Chinese Economy? Zongyuan Zoe Liu, Michael

Pettis, Adam Posen, Foreing Affairs, October 3, 2023).


7


Xây dựng lòng tin

Theo Derek Grossman (RAND) Washington muốn lôi kéo Hà Nội vào chiến lược Ấn Độ Dương

-Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc, và muốn thử xem Việt Nam sẵn sàng tham gia

vào chiến lược này tới đâu. Tuy có một số hạn chế trong mối quan hệ được nâng cấp, nhưng

cũng có nhiều cách để Mỹ và Việt Nam mở rộng hợp tác. (Can Vietnam Help America Counter

China? Derek Grossman, Foreign Affairs, October 6, 2023).

Đối tác chiến lược toàn diện Viêt-Mỹ nhằm nhắn nhủ Trung Quốc về sức mạnh răn đe của mối

quan hệ đó, chứ không phải tạo ra một khuôn khổ thực tế để Việt Nam tăng cường hợp tác an

ninh với Mỹ. Washington tuy đang cân nhắc bán cho Hà Nội một số vũ khí hiện đại, trong đó có

máy bay F-16, nhưng trước mắt Việt Nam chắc không muốn nhập nhiều thiết bị quân sự đắt tiền

của Mỹ, hoặc có các hình thức hợp tác an ninh mới với Mỹ.

Việt Nam chắc không muốn Mỹ triển khai và luân chuyển lực lượng quân sự trên lãnh thổ của

mình như với Philippines, trong bối cảnh xảy ra xung đột Mỹ-Trung trong tương lai. Gần đây,

Trung Quốc đã xây dựng để có thể triển khai lực lượng của họ tại căn cứ hải quân Ream ở

Campuchia. Trung Quốc còn chặn dòng chảy của sông Mekong từ thượng nguồn bằng các đập

thủy điện được xây dựng ở Trung Quốc, Lào và Campucia.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ bán dẫn ở Việt Nam sẽ tăng cường vị thế của Hà Nội

trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn, giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào công nghệ

sáng tạo và đầu tư vào các ngành chiến lược như năng lượng tái tạo. Mỹ sẽ giúp Việt Nam cơ

hội tiến sâu và mở rộng hợp tác an ninh nhằm tăng cường khả năng nhận biết về hàng hải để có

thể phát hiện và theo dõi hoạt động của Trung Quốc trên biển.

Sau khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ, hai bên nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về

Trung Quốc. Điều có chứng tỏ Việt Nam ngày càng lo ngại về sự quyết đoán của Bắc Kinh.

Trung Quốc càng hung hăng thì họ càng tạo cơ hội để Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ.

Việc quan trọng nhất mà Chính quyền Biden có thể làm là tiếp tục xây dựng lòng tin với Hà

Nội. Nhiều người Mỹ vẫn muốn can thiệp vào nội bộ Việt Nam, và nhiều người Việt vẫn lo ngại

Mỹ và đồng minh phương Tây ủng hộ “diễn biến hòa bình”.

Theo Richard Haass (CFR) quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi. Không thấy triển vọng hai nước sẽ

hợp tác đối phó với những thách thức cấp bách ở khu vực hay toàn cầu trong tương lai. Trung

Quốc đang đứng trước các thách thức kinh tế chủ yếu do nội bộ, nhưng hệ quả của nó có thể tác

động xấu đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vì vậy, lãnh đạo Trung Quốc có thể hành động quyết

đoán hơn ở nước ngoài để đánh lạc hướng trước những khó khăn kinh tế trong nước. (The new

world disorder, Richard Haass, ASPI, 26 September 2023).

Hiện nay, có hai quan điểm cho rằng Mỹ và Trung Quốc khó tránh được xung đột. Một là thuyết

“Cái bẫy Thucydides” của Graham Allison (Harvard). Hai là thuyết “Peak China” cho rằng sức

mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã lên đến tột đỉnh, trong khi Mỹ cần nhiều năm mới

tăng cường được sức mạnh quân sự. Trung Quốc có thể chiếm Đài Loan trước khi cán cân lực

lượng ở Châu Á thay đổi bất lợi cho họ. Nhưng cả hai thuyết đó không thuyết phục. Tổng thống

Biden đã nói, “Trung Quốc quá yếu để xâm lược Đài Loan”.

Lời cuối

Nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ đã và đang đến Việt Nam, như Intel, Amkor, Qualcomm, Nvidia,

Microsoft, Space X, Meta, synopsys...Hà Nội đang chuyển hướng từ các ngành sử dụng lao

động giản đơn như may mặc và lắp ráp điện tử, sang các ngành công nghệ cao như bán dẫn và

trí tuệ nhân tạo. Hà Nội sắp khánh thành “Trung Tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia” (NIC).


8

Nhưng muốn đón “đợt bùng nổ đầu tư nước ngoài thứ tư”, Việt Nam phải đào tạo được 30.000-

50.000 kỹ sư và chuyên gia về bán dẫn và công nghệ số.

CSP là bước ngoặt không chỉ giúp Việt Nam “biến nguy thành cơ”, mà còn là cầu nối giúp

Trung Quốc cải thiện quan hệ với Mỹ. Việt Nam tiến xa được đến đâu còn phụ thuộc vào nội

lực. Theo Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng “ngành bán dẫn cần 10.000 kỹ sư mỗi năm,

nhưng Việt Nam chỉ đáp ứng được 20%”. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung (CIEM) cho rằng “môi

trường kinh doanh không thuận lợi”. Nếu không khắc phục được tình trạng quan chức tham

nhũng và thiếu trách nhiệm, Việt Nam sẽ mất nốt cơ hội.

Tham khảo

1. In his parting words, Li Keqiang warns that ‘heaven is watching’, Katsuji Nakazawa, Nikkei

Asia, March 9, 2023.

2. Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful court,” Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, March

30, 2023

3. Remarks by National Security Advisor Jake Sullivan on Renewing American Economic

Leadership at the Brookings Institution, the White House, April 27, 2023

4. Xi Jinping Is Trying to Adapt to Failure, Neil Thomas, Foreign Policy, July 24, 2023

5. China’s Road to Ruin, Michael Bennon and Francis Fukuyama, FA, August 22, 2023

6. Hanoi’s American Hedge, Hương Le Thu, FA, September 12, 2023

7. Biden administration detects red flags in Xiconomics, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia,

September 14, 2023

8. Vietnam and Washington’s “De-risking” Strategy: It’s the Economy, Stupid, Nguyen Khac

Giang, Fulcrum, 15 September 2023

9. Military elders put silent pressure on Xi at Beidaihe, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia,

September 21, 2023

10. High-Tech Supply Chains and US-Vietnam Upgrade, Mercy Kuo, Diplomat, September 25,

2023

11. The new world disorder, Richard Haass, ASPI, 26 September 2023

12. Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own Military, Joel Wuthnow, FA, September 26, 2023

13. Third man of Beidaihe offers clue behind China’s turmoil, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia,

September 28, 2023

14. The Dysfunctional Superpower, Robert Gates, FA, September 29, 2023

15. Who Killed the Chinese Economy? Zongyuan Zoe Liu, Michael Pettis, Adam Posen, FA,

October 3, 2023

16. China and America are not destined for war, Joseph Nye, ASPI, 3 October 2023

17. Will Xi’s Military Modernization Pay Off? David Finkelstein, FA, October 4, 2023

18. Inside Xi Jinping’s great military purge, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, October 5, 2023


9


19. Can Vietnam Help America Counter China? Derek Grossman, FA, October 6, 2023

20. China, Vietnam Prepare for Possible Xi Visit to Hanoi in Next Month, Reuters, October 6,

2023

21. This Is What America Is Getting Wrong About China and Taiwan, Oriana Skylar Mastro,

NYT, October 16, 2023

22. China Military Power Report (CMPR), Department of Defense, October 19, 2023

23. What America Wants From China, Ryan Hass, FA, October 24, 2023

24. Is Xi Jinping worried that the death of Li Keqiang will cause unrest? FA, October 27, 2023

25. Li Keqiang Lived and Died in Xi Jinping’s Shadow, James Palmer, FP, October


    NQD. 30/10/2023

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...