Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Luân Đôn không người đi lại...

Luân Đôn không người đi lại

Đó là lúc thành phố này chờ bình minh...

Luân Đôn (London) là một thành phố lớn, vô cùng sôi động thì ai cũng biết. Nhưng ý tưởng chụp ảnh London ở một thời điểm vắng lặng, không bắt gắp một bóng người là đến từ một nhiếp ảnh gia không ở London: Mr Benjamin Graham. Ông này đã dậy sớm, bắt xe bus chuyến 2g30 sáng để kịp đến một số địa điểm định chụp khoảng 4 giờ...


Mình đang ở London, thấy rất thú vị khi search trên mạng họ đưa lại những bức ảnh độc đáo này.

Và dưới đây là những bức ảnh đó, một London ở những khoảnh khắc "không có bóng người..." 

Vệ Nhi g-th

----- 


London không người đi lại...


Benjamin Graham là nhiếp ảnh gia đến từ West Sussex, Vương quốc Anh. Ông đã dành nhiều giờ đồng hồ để chụp cảnh đường phố London trước khi bình minh lên.



Trong từng bức ảnh, London náo nhiệt bỗng hiện im ắng, vắng vẻ không một bóng người khiến du khách liên tưởng tới khung cảnh về ngày tận thế thường xuất hiện trong phim Hollywood.


Để có được những bức ảnh London vắng lặng không một bóng người này, nhiếp ảnh gia đã phải dành nhiều ngày liền, thức dậy từ 2h30 sáng và bắt xe bus vào thành phố trước 4h30 sáng để chụp ảnh.

Những địa danh chính mà Benjamin chọn để chụp ảnh là nhà thờ St Paul, Cầu Thápsông Thames.

Khi đưa những tấm ảnh này ra công chúng, rất nhiều người cho biết rằng họ có cảm giác như nước Anh đang ở trong giai đoạn “hậu khải huyền” – những ngày sau ngày tận thế -, bởi vì khung cảnh quá im lìm, không một bóng người...

Cảnh London khi không một bóng người


Cảnh London khi không một bóng người



Cảnh London khi không một bóng người


Cảnh London khi không một bóng người

Cảnh London khi không một bóng người

Nhiếp ảnh gia 56 tuổi cho biết, chụp London trước bình minh là một sở thích và anh cũng không muốn nhìn ngắm thủ đô vào ban đêm – khi ngoài đường phố có quá nhiều ánh đèn rực rỡ.

Cảnh London khi không một bóng người

Khi chụp, Benjamin hy vọng sẽ có những bức ảnh đón bình minh huy hoàng.

Cảnh London khi không một bóng người

Tuy nhiên thời tiết có vẻ không chiều lòng người, nên bầu trời khá xám xịt.

Cảnh London khi không một bóng người

Tôi chọn London vì nó có sự pha trộn tuyệt vời giữa các tòa nhà hiện đại và lịch sử”.

Cảnh London khi không một bóng người

Để có được những bức ảnh thú vị này, Benjamin đã phải thức dậy từ 2h30. Đây là thời điểm thật “đau khổ” khi phải chui ra khỏi chăn ấm. Tuy nhiên, khung cảnh đường phố vắng bóng người lại quá đẹp, khiến nhà nhiếp ảnh quên đi nỗi khó khăn của việc dậy sớm.

Cảnh London khi không một bóng người

Cuối cùng tác giả ảnh cho biết, rằng "chỉ vài tiếng sau bình minh thôi là những nơi này sẽ chật cứng người đi lại...".

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Đài thiên văn Greewick

NƯỚC ANH NHƯ TÔI THẤY

Đài thiên văn Greewick

Thăm Đài Thiên văn Greenwich, nơi đặt múi giờ 0 (giờ VN là 7); và đường phân chia kinh tuyến Đông - Tây (còn gọi là kinh tuyến gốc).

Người Anh đặt Đài TV này để quan sát tinh tú, các hành tinh nhằm xác định chính xác tọa độ giúp cho nghề đi biển (gồm Hải quân Hoàng gia Anh) trong việc chinh phục và kiểm soát các đại dương, các vùng đất mới trên toàn cầu.

Những tri thức vừa nói đến trên đây của người Anh là quá sớm sủa nếu so với các dân tộc - quốc gia khác. Công nhận người Anh giỏi, quá giỏi.

Ôi, đã qua một thời "Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh". Đúng là thời oanh liệt nay còn đâu!

Tuy nhiên những giá trị về/của thiên văn học, địa lý học, hải dương học... mà nước Anh đóng góp cho kho tàng trí tuệ của loài người thì còn lại mãi mãi với thời gian.

Nguyễn Vĩnh   

 























-------


MỜI ĐỌC THAM KHẢO:


 

Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich
Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich là một đài thiên văn tại vùng GreenwichLuân Đôn, Anh.

Đài thiên văn này được xây dựng vào ngày 10 tháng 8 năm 1675, trong thời vua Charles II của vương quốc Anh [1].

Cùng thời gian này, vua Charles II cũng đặt ra chức danh mới là Astronomer Royal (AR, hay "Nhà thiên văn Hoàng gia") với nhiệm vụ là "tính toán chi tiết sự chuyển động của các thiên thể, đo đạc vị trí của các ngôi sao trên thiên cầu và xác định chính xác các kinh tuyến nhằm phục vụ cho quá trình định hướng trong hàng hải"[2].

Người đầu tiên được bổ nhiệm chức danh AR là John Flamsteed. Tòa nhà đầu tiên được hoàn thành vào mùa hè năm 1676 [3] và nó còn được gọi là "Nhà Flamsteed".

Kinh tuyến số 0 được chọn là đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich.

(Trích từ Wikipedia)  

-------



  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...