Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Tưởng sẽ hết những ông Lênin ngồi chờ cắt tóc..

Tưởng sẽ hết những ông Lênin ngồi chờ cắt tóc...

Khi mình học phổ thông, chả đã kể câu chuyện dạy đạo đức, là ông Lênin đi cắt tóc, vì đông khách ông cũng ngồi đợi đến lượt mình như bất cứ người dân nào đấy thôi! 

Thời gian trôi mau, càng ngày càng thấy những vị lãnh đạo ở ngay các nước theo chủ thuyết của ông Lênin cũng ít dần đi, chứ không muốn nói là chẳng ai treo tấm gương thân gần dân, tôn trọng dân như ông Lênin xưa kia nữa.

Thì bây giờ ông có chuyện ông thủ tướng Phần Lan. Vị đứng đầu chính phủ nước này không ngồi đợi đến lượt cắt tóc mà ngồi vào ghế phụ, ghế cho người phục vụ trên máy bay (chắc không phải trong toa-let như bài viết trên báo nêu, bởi ngồi trong đó nguy hiểm, không có dây an toàn). Cũng nên lưu ý rằng ông bà thủ tướng này có chuyến đi chắc là việc riêng ở tỉnh lẻ? Bới nếu đi việc công vụ thì hãng hàng không buộc phải xếp sắp chỗ ngồi đàng hoàng cho thủ tướng. Cho nên cách xử trí của ổng như thế là chuẩn mực, chỉ tôn cao nhân cách của một người lãnh đạo đất nước.

Tuy nhiên tự câu chuyện mà báo Tuổi Trẻ cho đăng nó là một bài học rất đắt cho người quản lý, người lãnh đạo các cấp bậc. Nó thậm chí khác nào một cái tát vào mặt những bọn lãnh đạo ở nhiều nơi bây giờ nhâng nháo luôn đòi hỏi ăn trên ngồi trốc. Bọn này nắm quyền là tìm mọi thủ đoạn giành lấy hết về mình và gia đình mọi ưu tiên, mọi phần hơn người khác, bo bo thu vén bổng lộc cho cái vị trí lãnh đạo của mình mà thôi. Chứ còn lâu đám này mới biết nghĩ đến nhường nhịn cho người khác, cho người dân thường...

----

Sau khi đưa Stt với ý trên lên trang facebook cá nhân (bằng điện thoại di động) thì về nhà vào mạng đọc lại chuyện Lênin ở hiệu cắt tóc thì câu chuyện kể này cũng có những chi tiết không hẳn là ông Lênin phải chờ đến lượt mình mới cắt tóc mà ông chỉ biểu lộ với người có mặt là mình "phải đợi đến lượt" như mọi người. Chứ sau khi trình bày thì người chờ đợi (anh công nhân tên Ivan) đã phân trần và nhường ông Lênin cắt tóc ngay, vì vị lãnh tụ còn "trăm công nghìn việc" chờ đợi ở văn phòng của ngài. Xin đưa lại đây chuyện đó:  
LÊ-NIN TRONG HIỆU CẮT TÓC

Hiệu cắt tóc trong tiệm Krem-li lúc ấy rất đông khách. Mọi người ngồi theo thứ tự trước sau. Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa bước vào. Tất cả mọi người trong phòng cắt tóc đều đứng dậy chào: Kính chào đồng chí Lê-nin!

Lê-nin chào lại mọi người và hỏi: Tôi phải xếp hàng sau ai nhỉ ? Mọi người thấy Lê-nin là vị đứng đầu Chính phủ, rất nhiều việc, nếu để đồng chí phải xếp hàng theo thứ tự thì mất nhiều thì giờ, nên tất cả cùng nói :

- Không ngại ạ. Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước!

Song Lê-nin nói :

- Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!
Nói xong, đồng chí kéo ghế ngồi và lấy tờ báo trong túi ra xem.


Một lát sau, anh công nhân I-va-nốp đứng dậy và nói:
- Đồng chí Lê-nin giờ đã đến lượt tôi. Tôi thà để năm năm không cắt tóc chứ không để đồng chí đọi thêm một phút nào nữa. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Đó là quyền của tôi.
Mọi người đều cho I-va-nốp nói rất đúng. Lê-nin cũng không tiện từ chối nữa, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
          (Sưu tầm trên mạng internat)




      -----

Tham khảo bài dưới đây trên báo Tuổi Trẻ:

Máy bay hết chỗ, Thủ tướng Phần Lan phải ngồi... toilet - Tuổi Trẻ Online
 
http://tuoitre.vn/…/may-bay-het-cho-thu-tuong-phan-…/1008079

NẾU KHÔNG TÌM THẤY BÀI TRÊN, MỜI VÀO LINK DƯỚI ĐÂY:
http://vietnamnet.vn/…/vi-sao-thu-tuong-phan-lan--di-toilet…



Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Giải Nobel Hòa bình nên trao tặng ông Thein Sein

 Giải Nobel Hòa bình nên trao tặng ông Thein Sein

Bài dưới đây đã post trên facebook hơn tuần lễ trước, nay trang blog đăng lại.


Nếu các vị mũ cao áo dài giám khảo Giải Nobel Hòa Bình ở bên Na Uy Thụy Điển đưa mình lá phiếu, mình sẽ bầu ngay cho ông Thein Sein. Ông thật rất xứng đáng. 

 Ảnh của Vinh Nguyen Van.

Bà Aung San Siu Kyi thì công lớn rồi, tâm sức hơn 1/4 thế kỷ đấu tranh cho dân chủ, chịu tù đầy quản thúc, xa chồng xa con, thật là cơ khổ... (bà đã có Giải này rồi, giờ mọi người hãy cùng nghĩ vinh danh bà cách khác). 

Trở lại chuyện ông Thein Sein xứng đáng, là vì giả sử ông tổng thống đương nhiệm này (lại là viên cựu tướng), mà ì ra, không muốn rời bỏ chức vụ, lại còn bênh che quyền lợi cho ưphe cánh..., thì có đến tết côn-gô dân Miến mới đòi được dân chủ dân quyền. Hoặc đòi được là một phen chịu cảnh máu chảy đầu rơi, khộng loại trừ ngoại bang sẵn sàng can thiệp, chứ chẳng ngon ăn đâu ! 

Đất nước và nhân dân Miến Điện thật hồng phúc sinh ra ông, đã có ông, ông Tổng thống ạ. Và tôi nghĩ, đa phần người Việt sinh sống trong và ngoài nước đều phục ông, mến ông Thein Sein với suy nghĩ và việc làm của ông cho đất nước ông mấy năm qua...

Đảng cầm quyền của ông thua cử, nhưng toàn dân Miến đã thắng. Ông Thein Sein và đảng của ông, ở một nghĩa khác, đều cũng đã thắng, đơn giản vì NHÂN DÂN CỦA HỌ ĐÃ THẮNG, ĐÃ CÓ DÂN CHỦ, NGƯỜI DÂN LÀM CHỦ LÁ PHIẾU VÀ LÀM CHỦ CUỘC SỐNG CỦA MÌNH.

Hoan hô Tổng thống đương nhiệm, ông Thein Sein! Hoan hô đất nước và nhân dân Myanmar, quốc gia trong cùng Cộng đồng Asean anh em, hữu nghị!

Vệ Nhi  


Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Hoa quả & TPP

Hoa quả & TPP

Hai chuyện trên tưởng chẳng liên quan, ăn nhập gì với nhau. Thế nhưng...

Tối qua có người bà con ở Virginia gọi về chuyện trò việc gia đình thôi, nhưng có "lấn sân" tới chuyện cái ăn thức uống ở VN lúc này "sợ thật"! Bác ấy bảo chính dư luận từ người trong nước truyền sang cho biết, "bây giờ người Việt biết ăn uống món gì, thức ăn gì để... không chết". Khôi hài và cay đắng quá! Điều này nói lên thực trạng đã quá ngưỡng báo động đỏ về An Toàn Thực Phẩm mất rồi!

Đúng là lúc này ở VN ra chợ, trước rừng hoa quả luôn tươi rói, bắt mắt (đều đáng ngờ?), người tiêu dùng không biết hoa quả nào từ TQ bị ngâm tẩm, độc hại để mà tránh bỏ tiền ra rồi có khi rước họa vào thân! (công bằng mà nói, cũng có khi là con buôn, đầu nậu người Việt mình tham lam, đem hoa quả ngâm tẩm để tươi lâu, để chín nhanh, để đẹp mã bán chạy..., nhưng các nguồn thuốc, hóa chất ngâm tẩm là có gốc từ bên kia biên giới tuồn sang). 

 Ảnh của Vinh Nguyen Van.

Nhân chuyện ngâm tẩm, ông anh bên Mỹ nói ngay, thì bên này người làm nông nghiệp thu hoạch táo hay lê, họ cũng nhúng vào dung dịch (tạm gọi là một thứ chất như sáp), mục đích giữ táo nho tươi tắn, vì lớp sáp này giữ nước của quả không bay hơi... Khi ăn rửa quả táo, trôi lớp sáp là OK. Và cái khác biệt quan trọng nhất ở đây còn là dung dịch để nhúng quả táo, quả lê kia là thứ hóa chất vô hại, luôn được các cơ quan chức năng ở Hoa Kỳ kiểm tra gắt gao...

Qua câu chuyện phiếm gia đình này, mình càng thấy nhà nước ta đã tham gia đàm phán ngay từ đầu, kéo dài mấy năm ròng, và mới ký thỏa thuận vào TPP là sự lựa chọn vô cùng sáng suốt. Bởi nhìn vào 11 nước tham gia HĐ thương mại này với nước ta, những chuẩn mực hàng hóa, trong đó có vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm, đều được các quốc gia tham gia coi trọng, đề cao hàng đầu cho chất lượng cuộc sống...

Dù còn bất kỳ trở ngại nào, bị đâu đó bực tức khó chịu gây sức ép thế nào đi chăng nữa... thì người dân vẫn mong lãnh đạo cấp cao hãy vững tâm, chọn "đường quang", "đưởng thẳng" mà tiến mà đi. Chớ có chần chừ dao động như hồi vào WTO...mà lại lỡ nhịp với con tàu lịch sử đang tiến lên phía trước, nó chẳng bao giờ chờ đợi mình đâu!

Vệ Nhi

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Kể chuyện Miến Điện

Kể chuyện Miến Điện

Sau cuộc tổng tuyển cử tự do mà đảng NLD của bà Aung San Siu Kyi vừa giành thắng lợi lớn, Chủ blog tôi  xin giới thiệu lại loạt bài của tác giả Chu Công Phùng. 

Hồi blog tôi nhận được bài, ông Chu Công Phùng đang là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại Myanmar. Vì yêu thích công tác nghiên cứu và viết lách nên ông đã cất công nghiên cứu tư liệu và có những quan sát kỹ càng tại chỗ, ông viết bài và gửi cho blog tôi một serie bài (gồm 13 bài) về Myanmar. Khi đó chủ blog tôi đặt tên chung cho loạt bài này là "Kể chuyện Myanmar".

Suốt từ ngày post lên (6/3/2012) cho đến nay, khi theo dõi trên trang blog, điều đáng nêu ra ở đây là vẫn thấy bạn đọc vẫn liên tục vào trang xem những bài viết đăng đã lâu rồi đó (khi bài 1, khi bài 5, bài 7, bài 9, bài 12...). Điều này cho thấy vấn đề Myanmar rõ ràng có sức thu hút nhiều sự quan tâm ở VN chúng ta.  

Với lý do đó, chúng tôi xin đưa lại đây để mọi người cùng có dịp đọc, hoặc đọc lại.

Vệ Nhi g-th

-----

 * Các bạn quan tâm bài viết nào (trong số 13 bài viết đã nói đến) xin mời nhấp chuột vào đường Link tương ứng (ở phần dưới).
 
Kể chuyện Myanmar

CHU CÔNG PHÙNG

BÀI 2; 3; 4 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/03/myanmar-at-nuoc-ang-thay-oi-ngoan-muc.html
BÀI 5 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/04/ke-chuyen-myanmar-5.html
BÀI 6 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/04/ke-chuyen-myanmar-6.html
BÀI 7 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/04/ke-chuyen-myanmar-7.html
BÀI 8 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/04/ke-chuyen-myanmar-8.html
BÀI 9 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/05/ke-chuyen-myanmar-9-tiem-nang-kinh-te.html
BÀI 10 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/05/ke-chuyen-myanmar-10-van-hoc-nghe-thuat.html
BÀI 12 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/05/ke-chuyen-myanmar-12-giao-duc-o-myanmar.html
BÀI 13 -  http://vinhnv43.blogspot.com/2012/08/ke-chuyen-myanmar-13.html


                             TỔNG SỐ: 13 BÀI (TÍNH CẢ BÀI 1 NÀY)

Đất nước Myanmar (từ năm 1989 trở về trước gọi là Burma - Miến Điện) lâu nay vẫn là miền đất huyền bí, xa lạ đối với cộng đồng quốc tế nói chung và nhiều người Việt Nam nói riêng. Bạn đọc Việt Nam muốn tìm hiểu thông tin chính xác về lịch sử đất nước, con người, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, quan hệ đối ngoại… của Myanmar là điều khá khó khăn vì ở Việt Nam hiện có rất ít sách báo giới thiệu về Myanmar, các thông tin trên mạng Internet tuy có nhiều nhưng được viết dưới lăng kính quan sát của những người có quan điểm không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Từ nửa cuối năm 2011 tới nay, các phương tiện thông tin đại chúng của thế giới và Việt Nam liên tiếp loan báo nhiều thông tin về những thay đổi chóng mặt tại đất nước có chùa Vàng (Shwe Dagon) nổi tiếng. Nhiều dự báo được đưa ra xung quanh việc hòa giải giữa 134 sắc tộc ở Myanmar, việc Mỹ và Phương Tây đang cải thiện quan hệ, tiến tới chấm dứt chiến dịch bao vây cấm vận kéo dài hơn 20 năm đối với Myanmar, việc Myanmar sẽ hội nhập đầy đủ với cộng đồng thế giới và một dự báo khiến nhiều nước láng giềng không khỏi giật mình: Myanmar thời kỳ “hậu cấm vận” sẽ phát triển nhanh chóng và sẽ khôi phục vị trí “cường quốc nông nghiệp, giáo dục, thể thao…” của Châu Á hồi giữa thế kỷ XX.


               Xét theo phép biện chứng, thăng trầm, tiến thoái của vạn vật không phải ngẫu nhiên mà đều có nguyên nhân khách quan và chủ quan.  Đất nước Myanmar cũng không nằm ngoài quy luật này. Chuyên mục “Kể chuyện Myanmar” sẽ giới thiệu cho bạn đọc hiểu thêm về những câu chuyện thời sự và lịch sử của Myanmar mà nhiều người đang rất quan tâm.


Bài 1: Những thay đổi “lạ kỳ” ở Myanmar


            Báo chí quốc tế và nước ta đã viết nhiều. Ở đây xin tổng hợp 10 sự kiện lớn đã xảy ra tại Myanmar trong hơn một năm qua. Những sự kiện này tuy không xảy ra cùng một lúc mà gối tiếp nhau, đan xen nhau, thúc đẩy lẫn nhau, vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả tất yếu của việc Myanmar đã và đang “lột xác” để lộ dần ra gương mặt rất mới mẻ.


1/ Đó là cuộc Tổng tuyển cử ngày 7/11/2010 bầu Quốc hội Myanmar. Đầu năm 2010, sau khi đã hoàn thành 4 bước trong “Lộ trình dân chủ” 7 bước” (công bố và thực hiện từ đầu năm 2003), chính phủ quân sự của Thống tướng Than Shwe quyết định chuyển sang B­ước thứ 5: Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp 2008. Đây là cuộc bầu cử được dư luận chờ đợi suốt 20 năm kể từ cuộc bầu cử tháng 5 năm 1990. Hơn 3.000 ứng cử viên từ 37 đảng chính trị khắp cả nước đua nhau tranh cử 1.159 ghế Quốc hội. Đoàn ngoại giao tại Yangon được mời đi chứng kiến các địa điểm bầu cử tại 14 Bang (state) và Vùng (Division) của Myanmar [1].


Khác với dự đoán của nhiều nhà quan sát Phương Tây, cuộc bầu cử ngày 7/11/2010 diễn ra trong không khí hòa bình, ổn định, dân chủ và tự do. Bà Aung San Suu Kyi – lãnh tụ đảng Liên minh Dân chủ quốc gia - NLD - đảng đối lập lớn nhất, được phép tham gia bầu cử nhưng đã từ chối.


Ngày 17/11/2010, Ủy ban bầu cử Liên bang công bố kết quả bầu cử. 11/37 đảng trúng cử ở Thượng viện và Hạ viện; 25/37 đảng trúng cử ở Nghị viện Bang, Vùng. Đảng Đoàn kết phát triển - USDP của chính phủ thắng cử áp đảo tới 76% , còn lại 24% thuộc các đảng khác.

Các nhà quan sát quốc tế nhận xét, cuộc bầu cử Quốc hội 7/11/2010 khác với cuộc bầu cử 27/5/1990 ở 2 điểm:

Thứ nhất, trước và sau cuộc bầu cử 7/11/2010, tình hình nội bộ Myanmar tương đối ổn định, không xảy ra biểu tình, khủng bố trong lãnh thổ Myanmar. Sau bầu cử chỉ xảy ra một cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ với nhóm phiến quân Liên minh dân tộc Karen – KNU tại vùng biên giới giáp Thái Lan. Tuy nhiên, sau 2 tuần lễ giao tranh, với lực lượng hơn hẳn của quân đội chính phủ và sự phối hợp của phía Thái Lan, lực lượng vũ trang của nhóm KNU nhanh chóng bị đẩy lùi.

Thứ hai, Liên Hợp Quốc, Mỹ và EU tuy phê phán cuộc bầu cử 7/11/2010 không công bằng, không dân chủ..., nhưng đều không tẩy chay kết quả bầu cử, đều để ngỏ cửa đối thoại với Quốc hội mới Myanmar.

2. Ngày 31/1/2011, Quốc hội Myanmar (Thượng viện và Hạ viện) cùng Nghị viện 14 Bang, Vùng trong cả nước họp phiên đầu tiên thống nhất quy tắc, lề lối làm việc và bầu người đứng đầu Nghị viện các cấp. Ông Thura Shwe Mann  (nguyên Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Myanmar, nhân vật thứ 3 trong chính phủ quân sự) được bầu làm Chủ tịch Hạ viện. Ông Khin Aung Myint (nguyên Bộ trưởng Văn hóa chính phủ quân sự) được bầu làm Chủ tịch Thượng viện. Theo quy định của Hiến pháp Myanmar, chủ tịch Thượng viện sẽ làm Chủ tịch Quốc hội 2,5 năm đầu, Chủ tịch Hạ viện sẽ làm Chủ tịch Quốc hội 2,5 năm tiếp theo trong nhiệm kỳ Quốc hội 5 năm.

            Đông đảo nhân dân Myanmar và nhiều đảng đối lập ghi nhận và hoan nghênh các vị đứng đầu Thượng viện và Hạ viện các cấp xứng đáng là đại diện của cơ quan tư pháp Myanmar.


            Đối với các nước dân chủ, việc bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ mới là chuyện rất bình thường, nhưng đối với Myanmar, sự kiện 31/1/2011 và sự kiện 4/2/2011 có ý nghĩa rất quan trọng vì suốt hơn nửa thế kỷ kể từ năm 1962 sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ dân chủ Đại nghị của Thủ tướng dân sự U Nu, Myanmar dưới sự quản lý của các chính phủ quân sự, vai trò của Quốc hội đã bị thủ tiêu, thậm chí kết quả cuộc bầu cử quốc hội tháng 5/1990 đã bị chính phủ quân sự của Thủ tướng Saw Maung không chấp nhận.

4. Ngày 30/3/2011, Thống tướng Than Shwe chính thức tuyên bố giải tán Hội đồng Hòa bình và Phát triển quốc gia các cấp – SPDC (tức chính phủ quân sự); đồng thời chính thức chuyển giao quyền quản lý đất nước cho chính phủ dân sự mới. Ngày 31/3/2011, Tổng thống Thein Sein cùng 30 Bộ trưởng và 14 Thủ hiến các Bang, Vùng thực hiện Lễ tuyên thệ nhậm chức. Tổng thống Thein Sein tuyên bố tư tưởng và phương châm của chính phủ mới là “xây dựng Chính phủ hành chính làm việc hiệu quả và trong sạch”.

Đến đây, "Lộ trình dân chủ 7 bước" của chính phủ Myanmar hoàn thành bước thứ 6, chuyển sang bước thứ 7 – bước cuối cùng: xây dựng đất nư­ớc phát triển, hiện đại và dân chủ.

5. Ngày 16/5/2011, Tổng thống Thein Sein ký lệnh giảm án và đại ân xá cho 14.758 tù nhân, trong đó có hơn 200 tù chính trị. Tiếp đó, tháng 12/2011, chính phủ Myanmar đã thả tự do cho hầu hết tù chính trị, trong đó có cựu Thủ tướng Khin Nyunt (bị bắt giam năm 2004) và các lãnh tụ sinh viên bị bắt trong cuộc biểu tình lớn chống chính phủ ngày 8/8/1988 (sự kiện 8888).

Động thái này của chính phủ Myanmar không chỉ được nhân dân cả nước hoan nghênh mà còn được Liên Hợp Quốc, Mỹ, EU hoan nghênh khích lệ.

6. Ngày 12/8/2011, Bộ trưởng Tuyên truyền và Văn hóa thay mặt chính phủ Myanmar lần đầu tiên họp báo tại Thủ đô Nay Pyi Taw tuyên bố chính sách mới của chính phủ mong muốn ngừng bắn, đàm phán hòa bình với các nhóm sắc tộc vũ trang ly khai trong cả nước. Đến cuối năm 2011, chính phủ Myanmar đã ký Thỏa thuận ngừng bắn với hầu hết các lực lượng vũ trang ly khai đồn trú ở vùng biên giới giáp Trung Quốc và Thái Lan.

7. Ngày 19/8/2011, Tổng thống Thein Sein hội đàm với bà Aung San Suu Kyi – Lãnh tụ đảng NLD, hai bên đạt được thỏa thuận gác bỏ bất đồng, cùng hợp tác vì lợi ích của quốc gia và nhân dân. Tiếp đó, ngày 4/11/2011, Tổng thống Thein Sein ký sắc lệnh “Sửa đổi Luật đăng ký đảng phái”. Ngày 25/11/2011, đảng NLD đăng ký và được khôi phục vị trí hợp pháp.

            Dư luận Myanmar và quốc tế đánh giá rất cao cuộc gặp gỡ lịch sử ngày 19/8/2011 giữa “2 con gà” (Thein Sein và Aung San Suu Kyi đều sinh năm Ất Dậu 1945). Báo chí Myanmar hy vọng “2 con gà” sẽ cất vang tiếng gáy báo hiệu thời kỳ hòa hợp dân tộc ở Myanmar đã đến.

8. Ngày 30/9/2011, căn cứ theo đề nghị của Quốc hội và nguyện vọng của cử tri cả nước, Tổng thống Thein Sein tuyên bố ngừng xây dựng dự án thủy điện khổng lồ Myitsone trên sông Irrawaddy – bang Kachin trị giá 3,6 tỉ USD do Trung Quốc đầu tư để bảo vệ môi trường sinh thái  và thượng nguồn dòng sông thiêng Irrawaddy – được người dân Myanmar ví như sông Hằng của Ấn Độ.

Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua Myanmar công khai nói “không” với Trung Quốc, gây tiếng vang rất lớn trong và ngoài nước. Động thái này của chính phủ Myanmar không chỉ được các Tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế hoan nghênh mà còn được chính phủ Mỹ và nhiều nước Phương Tây ghi nhận và khích lệ.

9. Ngày 17/11/2011, Tổng thống Thein Sein tham dự Hội nghị Nguyên thủ ASEAN lần thứ 19 tại Bali – Indonesia. Nguyên thủ 10 nước ASEAN nhất trí trao nhiệm vụ vinh dự cho Myanmar làm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014.

            Kể từ khi Myanmar gia nhập tổ chức ASEAN (tháng 7/1997), đây là lần đầu tiên Myanmar được tín nhiệm nhận trọng trách vinh dự này. Liên Hợp Quốc, Mỹ, EU đều hoan nghênh quyết định của ASEAN.

10. Từ 30/11 – 2/12/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm chính thức Myanmar. Đây là “chuyến thăm lịch sử” sau 55 năm lạnh nhạt giữa hai nước, đánh dấu quan hệ Myanmar – Mỹ đã chuyển từ giai đoạn đối đầu sang đối thoại, cải thiện và tiến tới bình thường hóa.

            Ngày 1/12/2012, cùng ngày Tổng thống Thein Sein tiếp Ngoại trưởng Hillary Clinton, Quốc hội Myanmar thông qua “Luật tụ tập và biểu tình hòa bình”, mở đầu cho thời kỳ dân chủ hóa ở Myanmar.

            Tiếp theo chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, hàng loạt ngoại trưởng Phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Nauy, Úc, Nhật bản, New Dealand… đến thăm và viện trợ tài chính cho  Myanmar. Kết quả cụ thể là: Mỹ quyết định trong năm 2012 sẽ nâng quan hệ ngoại giao với Myanmar từ cấp Đại biện lên cấp Đại sứ; EU quyết định từ tháng 4/2012 chính thức mở Văn phòng đại diện tại Myanmar. Cả Mỹ và EU đều bật đèn xanh cho Tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) cử các chuyên gia đến Myanmar khảo sát, hội thảo, hỗ trợ Myanmar cải cách, nâng cao năng lực hoạt động của ngành tài chính, tiền tệ Manmar.

           

            Từ một chính phủ quân sự có nhiều tai tiếng với thế giới bên ngoài, từ một quốc gia có tới 134 sắc tộc với hàng chục nhóm vũ trang ly khai chưa bao giờ ngừng tiếng súng chống lại chính phủ kể từ sau khi giành độc lập (1947), đất nước Chùa Vàng đang xảy ra những thay đổi “lạ kỳ” thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Chính phủ dân sự mới Myanmar với đại đa số nhân sự chuyển từ chính phủ quân sự sang, cũng chính những con người đó đang làm đổi thay bộ mặt đất nước chùa Vàng mà không cần đến bất cứ cuộc cách mạng sắc màu nào như đã xảy ra ở một số nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi… Liệu đây có phải là trường hợp “ngoại lệ” không? Xu thế đổi mới đang diễn ra ở Myanmar là lâu dài hay chỉ là tạm thời. 10 sự kiện lớn kể trên đương nhiên chỉ là kết quả tất yếu của cả một quá trình thai nghén và phát triển trong lịch sử hiện đại Myanmar…
            Lịch sử đang tiếp diễn. Chúng ta sẽ chờ đón những thay đổi lớn và mới hơn nữa trên đất nước Chùa Vàng kỳ bí và hấp dẫn này.

CCP
-----
3. Ngày 4/2/2011, Quốc hội Myanmar bỏ phiếu bầu ông Thein Sein (do Hạ viện giới thiệu) làm Tổng thống CHLB Myanmar; ông Tin Aung Myint Oo (do các nghị sĩ quân đội giới thiệu) làm Phó Tổng thống; ông Sai Mauk Kham (do Thượng viện giới thiệu ) làm Phó Tổng thống. Tiếp đó, Quốc hội bỏ phiếu thông qua kiến nghị của Tổng thống Thein Sein về việc thành lập Chính phủ dân sự mới gồm 34 Bộ (tăng 2 Bộ so với chính phủ quân sự cũ) và phê chuẩn danh sách 30 Bộ trưởng mới (2 Bộ trưởng kiêm nhiệm 2 Bộ), trong đó có 5 Bộ trưởng là dân sự. Cùng ngày, Nghị viện 14 Bang, Vùng cũng bỏ phiếu bầu Thủ hiến và phê chuẩn bộ máy nhân dự các cấp địa phương.


(Đọc tiếp ở các Entry sau)


  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...