Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Thói xấu người Việt: Phớt lờ người khác, miễn tiện/lợi cho mình...

Thói xấu người Việt: Phớt lờ người khác, miễn tiện/lợi cho mình...

Người Việt mình về cách ứng xử nơi công chúng nhìn vào mắc rất nhiều tật xấu. Các nhà văn hóa và báo chí đã từng chỉ tay vạch rõ qua nhiều câu chuyện thực tế. 

Việc coi những công trình sử dụng cộng cộng như của riêng nhà mình là một trong những "thói hư tật xấu" của người Việt mà mình rất hay phạm phải song thường nhãng quên không ai lên án. Vì vậy mới xảy ra biết bao chuyện đáng xấu hổ, gây nỗi quốc sỉ trước con mắt người ngoại quốc, làm dư luận bức xúc.

Bài viết ngắn và 3 bức ảnh chụp "bắt tận tay..." dưới đây ta hãy cùng lướt đọc và xem ảnh thì rõ cả khỏi phải chứng minh.

Vệ Nhi

-----   

Bức ảnh ở Vũng Tàu làm hàng triệu người phẫn nộ, gây ‘bão’ facebook Việt hôm nay

Mới đây, những hình ảnh người dân sống quanh khu vực Công viên bãi trước (thành phố Vũng Tàu) sử dụng trụ uống nước công cộng để vệ sinh cá nhân gây bức xúc dư luận.

Công viên bãi trước là nơi thường xuyên tập trung khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Nơi này tập trung khá đông dân cư nên các trụ uống nước công cộng được lắp đặt nhằm phục vụ nhu cầu tại đây. Thế nhưng, các trụ nước uống lại bị người dân đi đường dùng để rửa chân, rửa tay, thậm chí dùng nó để rửa xe…


 
Các bà mẹ dùng nước uống để rửa chân cho con

 
Phụ huynh ý thức kém làm sao có thể dạy trẻ nhỏ?

Theo chia sẻ của chị Phi Yến người dân sống tại khu vực này cho biết: “Rất nhiều người sau khi tắm biển xong dùng nước để rửa chân, rửa tay, nhiều khi có người dùng nước uống tại trụ để rửa xe. Một số phụ huynh còn dùng nước để rửa sạch chân tay cho con họ. Khiến khách nước ngoài ái ngại, không dám uống”.


 Tập thể dục cũng sử dụng nước để rửa tay
 
Sau khi những hình ảnh này được đăng tải và chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng. Rất nhiều ý kiến chia sẻ đã được đưa ra. Thành viên Robbey cho rằng: “Đây chỉ là một trong số nhiều hình ảnh các bà mẹ rửa chân cho con ở vòi uống nước công cộng. Ý thức phụ huynh như vậy thì làm sao dạy dỗ được con cái?”.

Nguồn:  http://moinhat.org/buc-anh-o-vung-tau-lam-hang-trieu-nguoi-phan-no-gay-bao-facebook-viet-hom-nay.html?fb_action_ids=10151852150163789&fb_action_types=og.likes&fb_source=other_multiline&action_object_map=[642487979123915]&action_type_map=[%22og.likes%22]&action_ref_map=[]


Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Thơ xuôi thơ ngược



Thơ xuôi thơ ngược


 

Các bạn của chủ blog tôi vừa luân chuyển cho nhau một bài thơ hết sức độc đáo. Xin post lên đây để bà con và bạn hữu cùng thưởng thức.

Độc đáo vì bài thơ này đọc xuôi đọc ngược “kiểu gỉ kiều gì” cũng đều được tất! Về nội dung và ý nghĩa đều chấp nhận được. 

Nói ngay là Ý và TỨ THƠ không có gì sâu sắc và sáng tạo gì cho lắm mà chỉ thuần là thơ ngâm vịnh, tâm sự ngắm cảnh suy tình người thôi. Ta không đi sâu và bàn về khía cạnh đó ở đây. Chỉ biết thuần về tiếng Việt, về "kỹ thuật" thì rõ ràng tiếng Việt mình thật là “siêu”; và ở khía cạnh khác càng nghĩ càng thấy người làm ra bài thơ dưới đây càng “quá siêu" nữa. 

Không tin bạn hãy đọc và thử đủ các kiểu đọc xuôi ngược, bỏ bớt từ bỏ bớt chữ mà xem mình nói có đúng không nhé...


Vệ Nhi g-th


---- 

Thơ xuối thơ ngược

1) Đọc xuôi :

Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài dậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười

---

2) Đọc ngược :

Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc dậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

-----




3) Bỏ hai từ đầu ở mỗi câu, đọc xuôi :

Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Dậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười

-----

4) Bỏ hai từ cuối ở mỗi câu, đọc ngược :

Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc dậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh Xuân cảnh mến ta

-----

5) Bỏ ba từ đầu ở mỗi câu, đọc ngược :

Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân

-----

6) Bỏ ba từ cuối ở mỗi câu, đọc xuôi :

Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài dậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai

-----

7) Bỏ bốn từ đầu ở mỗi câu, đọc xuôi :

Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cuời

-----

8) Bỏ bốn từ cuối ở mỗi câu, đọc ngược :

Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Dậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta






Nguồn: Từ bạn bè (trao đổi email) 






Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Miến Điện/Myanmar vẫn là đất nước "có nhiều chuyện đáng kể tiếp”



Miến Điện/Myanmar vẫn là đất nước "có nhiều chuyện đáng kể tiếp”





Xin post tiếp bài thứ 3 (bài cuối):


Bài 3: Mảnh đất màu mỡ cuối cùng của Châu Á

Sau những nhận định về sự vận động về chính trị, xã hội của Myanmar, trước thời điểm quốc gia này đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014. Cựu đại sứ Việt Nam tại Myanmar Chu Công Phùng tiếp tục chia sẻ những đổi thay, tiềm năng và các cơ hội hợp tác kinh tế của Myanmar và Việt Nam, cũng như với cộng đồng quốc tế. 

Ngoài những sự thay đổi về chính trị - xã hội, theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar thu hút các dòng đầu tư mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy trong thời gian gần đây?

Myanmar hiện đang là "điểm nóng" thu hút các dòng đầu tư mạnh mẽ và nhanh chóng từ bên ngoài, chủ yếu là do các lý do sau:

- Vị trí địa chiến lược của Myanmar nằm giữa 2 cường quốc Trung Quốc và Ấn Độ, án ngữ Ấn

Độ Dương và là cầu nối giữa Đông Nam Á với Tây Á, Trung Đông, Châu Âu... khiến nhiều nước lớn rất coi trọng gia tăng sự có mặt của họ tại quốc gia này, trước hết là về kinh tế.

- Myanmar là một thị trường lớn ở Đông Nam Á với diện tích gấp hơn 2 lần Việt Nam và dân số 60 triệu người. Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến tại Myanamr khiến các nhà đầu tư nước ngoài hầu như không gặp phải "hàng rào ngôn ngữ" khi thực hiện các dự án đầu tư, thương mại tại Myanmar.

- Myanmar có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thuộc bậc nhất khu vực Đông Nam Á từ đất đai, dầu khí, khoáng sản, lâm sản, nông sản phẩm, thủy hải sản, nguồn nhân lực... Các nguồn tài nguyên đó đều có trữ lượng rất lớn và hầu như mới chỉ bắt đầu khai thác.

- Chính sách mở cửa của chính phủ Myanmar tuy muộn nhưng rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài mới năm 2012 của Myanmar được đánh giá là một bộ Luật cởi mở trong khu vực.
Chính vì vậy, nhiều người đã gọi Myanmar là "mảnh đất mầu mỡ cuối cùng của Châu Á" 




Hội chợ của Việt Nam tại Myanmar


Có những ý kiến lo ngại mũi nhọn kinh tế của Việt Nam như may mặc, xuất khẩu gạo... có khả năng bị Myanmar vượt qua. Lo lắng này có cơ sở không? Ông có thể đưa ra những so sánh giữa môi trường đầu tư (kinh tế, chính trị, chính sách, xã hội, hạ tầng...) giữa Myanmar và Việt Nam?

Việt Nam và Myanmar đều là nước nông nghiệp và đều là quốc gia đang phát triển, lẽ đương nhiên cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài cơ bản giống nhau.

Từ cuối thế kỷ 19, Myanmar từng là vựa lúa của Châu Á, từng đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (năm 1959-1960 xuất khẩu 3 triệu tấn gạo). Mấy năm gần đây Myanmar xuất khẩu gạo với số lượng tăng dần (năm 2012 đạt khoảng 1 triệu tấn). Tiềm năng sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản của Myanmar lớn hơn Việt Nam, họ có hơn 20 triệu hecta đất nông nghiệp (gấp 5 lần Việt Nam), hơn 3000 km bờ biển nhiệt đới, hơn 8 triệu hecta mặt nước sông hồ...

Việc Myanmar khôi phục vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực là có thể. Đồng thời, hơn 2 năm qua, đầu tư nước ngoài vào Myanmar tăng liên tục, các ngành sản xuất gia công, chế biến cũng phát triển theo. Hơn nữa, Mỹ và EU đều dành ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm xuất khẩu của Myanmar như hàng dệt may, giầy dép..

Với những ưu thế kể trên, trong tương lai không xa Myanmar không chỉ là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam mà còn là đối thủ cạnh tranh với nhiều nước Châu Á về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.

Tuy nhiên, để đạt được trình độ phát triển đó, Myanmar còn không ít việc phải làm về xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, phát triển ngành điện lực, củng cố nâng cấp hệ thống ngân hàng, tài chính, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư sản xuất và các luật lệ kinh tế liên quan.

Về mặt này Myanmar còn thua kém nhiều các nước trong khu vực.



XEM TIẾP --->>>
Xem tiếp --->>>>

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Myanmar Thein Sein


Giữa Việt Nam - Myanmar có những lợi thế hay tương đồng đáng kể nào trong giao thương và đầu tư?


Các bạn Myanmar đều có nhận xét chung giống chúng ta, giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng về chính trị, văn hóa. Đó là:

a/ Hai nước đều bị đế quốc thực dân phương Tây đô hộ hơn một thế kỷ, đều đấu tranh gian khổ giành độc lập dân tộc bằng chính sức mạnh của dân tộc mình.

b/ Hai nước đều trải qua nhiều năm bị bao vây cấm vận từ bên ngoài nhưng vẫn giữ vững được độc lập tự chủ. Việt Nam đã vượt qua khó khăn này, Myanmar đang từng bước vượt qua.

c/ Hai nước đều có nền văn hóa lúa nước phong phú trong đó đạo Phật là tôn giáo chính. Nhân dân hai nước đều rất quý trọng độc lập tự do, cần cù lao động và đều có phong tục ăn "trầu cau" mang đậm bản sắc dân tộc.

d/ Hai nước không tồn tại bất kỳ xung đột nào về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế.

Về kinh tế, như đã nêu ở trên vì đều là nước nông nghiệp nên Việt Nam và Myanmar có thể bổ sung cho nhau các sản phẩm nông nghiệp, nguyên vật liệu từ nông nghiệp và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Hai năm qua, một số công ty Việt Nam đang giúp Myanmar trồng các loại lúa cao sản và xuất khẩu máy móc nông nghiệp, phân bón tới Myanmar. Nền công nghiệp Việt Nam phát triển hơn Myanmar, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam phù hợp với thị trường Myanmar, vì vậy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư kinh doanh sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng tại Myanmar.

Về địa lý, Myanmar cách Việt Nam không xa lắm. Giao thương hàng hóa giữa hai nước khá thuận lợi về đường biển, đường không và trong tương lai gần là đường bộ sau khi Hành lang Đông Tây từ Việt Nam sang Lào và Myanmar xây dựng xong.

Hiện đã có bao nhiêu doanh nghiệp/dự án của Việt Nam được chính thức cấp phép vào Myanmar? Việt Nam giữ vị trí thứ mấy trong danh sách các nhà đầu tư, hàng hoá Việt chiếm bao nhiêu % thị trường, thưa ông?

Theo thống kê của Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Thương mại Myanmar và Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Myanmar đạt 227 triệu USD, tăng 35,9% so với năm 2011 và cao gấp 7 lần so với 10 năm trước.

Tính chung trong giai đoạn 2003-2012, tổng giá trị kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Myanmar tăng bình quân 24,8%/năm, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar tăng bình quân 28,3%/năm và nhập khẩu tăng bình quân là 22%/năm.

Hiện nay Việt Nam là bạn hàng thương mại thứ tư của Myanmar trong các nước ASEAN (sau Thái Lan, Singapore, Malaysia) và cũng là bạn hàng xuất khẩu thứ 11, bạn hàng nhập khẩu thứ 12 trong tổng số hơn 100 bạn hàng thương mại của Myanmar trên thế giới. Tuy nhiên, kinh ngạch thương mại giữa Việt Nam - Myanmar mới chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar.

Về đầu tư, theo thống kê của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar (AVIM), tính đến hết tháng 5/2013 đã có 23 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép hoạt động tại Myanmar. Các hình thức đầu tư được cấp phép hoạt động gồm: mở 14 Văn phòng đại diện; mở 3 chi nhánh công ty tại Yangon và cấp phép thành lập 6 Công ty liên doanh Việt Nam - Myanmar. Trong đó 4 doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã được Chính phủ Myanmar cấp giấy phép đầu tư với tổng giá trị hơn 600 triệu USD.

Theo thống kê của phía Myanmar, Việt Nam hiện đứng thứ 9 trong tổng số 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có đầu tư trực tiếp vào Myanmar, chiếm khoảng 1,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này.

Với sự chú ý từ nhiều bên như hiện nay, Myanmar sẽ góp phần như thế nào vào việc đẩy mạnh vị thế của ASEAN, đặc biệt vào năm 2014 khi Myanmar là Chủ tịch luân phiên; và ngược lại, ASEAN đã hỗ trợ Myanmar như thế nào để tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế?

Trong quá khứ và hiện tại, các nước AEAN đã tốn nhiều công sức trong việc kết nạp Myanmar vào ASEAN (tháng 7/1997), vận động Liên hợp quốc và phương Tây xóa bỏ bao vây cấm vận, trừng phạt kinh tế đối với Myanmar và vận động Myanmar đổi mới để hòa nhập quốc tế.

Năm 2010, chính sự ủng hộ nhanh chóng của ASEAN do Việt Nam làm chủ tịch luân phiên đối với kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Myanmar ngày 7/11/2010 đã tạo dư luận thuận lợi cho Liên Hợp Quốc, Mỹ và Phương Tây ghi nhận, không tẩy chay kết quả cuộc bầu cử này.

Đáp lại thiện chí của các nước bạn bè ASEAN, sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010, Myanmar đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng khối đoàn kết và nâng cao vị thế của ASEAN trên quốc tế. Phát biểu của Myanmar tại các diễn đàn ASEAN và quốc tế về các vấn đề an ninh khu vực liên quan đến tình hình Biển Đông, bán đảo Triều Tiên... đều được dư luận đánh giá cao.

Không chỉ riêng các nước ASEAN bè bạn mà cả thế giới đang chăm chú quan sát Myanmar sẽ đảm nhiệm trọng trách này ra sao để đáp ứng sự tin cậy và trông đợi của cả khu vực và quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Hường(Thực hiện)


Mời tham khảo 13 bài của "cùng tác giả" đã đăng trên Blog này:

BÀI 12 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/05/ke-chuyen-myanmar-12-giao-duc-o-myanmar.html 
BÀI 13 - http://vinhnv43.blogspot.com/2012/08/ke-chuyen-myanmar-13.html




Miến Điện/Myanmar vẫn là đất nước "có nhiều chuyện đáng kể tiếp”



 Miến Điện/Myanmar vẫn là đất nước "có nhiều chuyện đáng kể tiếp”

Xin post tiếp bài thứ 2.
 
Bài 2 -  Chọn láng giềng hay phương Tây?

 
 'Lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà'


Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.

Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự...  một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?

Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar quyết định.

Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài (từ 1962 trở đi).

Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.

Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục trong tốp 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên hợp quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông Nam Á...

Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7 bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.

Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi...như mọi người đã biết.

Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.




             Bà Aung San Suu Kyi



'Liều thuốc thử' của Mỹ và EU

Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?

Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7 b­ước" hướng tới xây dựng một nhà n­ước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ cương" bao gồm:

B­ước 1,  Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bư­ớc 2, Từng b­ước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
B­ước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
B­ước 4, Tổ chức cuộc trư­ng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
B­ước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
B­ước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bư­ớc 7, Xây dựng đất nư­ớc phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nư­ớc do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ­ương do Quốc hội thành lập.

Theo lộ trình trên, hiện nay "Lộ trình dân chủ 7 bước" đã chuyển sang bước cuối cùng. 



Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar. 

Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.

Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt Trung Quốc?

 Như đã trình bày ở câu 11,Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những mong muốn của Mỹ và EU.

Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.

Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?

Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.

Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.

Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đối với Myanmar.

Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?

Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu...,lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế nghiêng về Trung Quốc.

Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.


 'Việt Nam hiện đứng thứ 9 trong tổng số 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có đầu tư trực tiếp vào Myanmar, chiếm khoảng 1,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài' (Cựu ĐS Chu Công Phùng cho biết như vậy)




Myanmar thời 'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?

Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, bởi 3 lẽ:

- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar hay không?

­­­­


  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...