Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Thông báo

THÔNG BÁO

CÁI LAPTOP CỦA CHỦ BLOG BỊ LỖI KHÔNG POST ĐƯỢC BÀI MỚI. XIN MỜI BẠN BÈ TRỞ LẠI VỚI BLOG BÊN YAHOO360PLUS: vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh

Cám ơn.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Cách hiểu độc đáo về công hàm 1958

Cách hiểu độc đáo về công hàm 1958


Đã có nhiều bài viết và nghiên cứu về bức công hàm 1958 của cụ Đồng.

Gần đây trên báo Đại Đoàn Kết có một bài viết khá công phu về công hàm 1958. Cư dân mạng hầu hết đã biết và đọc bài viết này. Bản blog tôi cũng đã post lên hầu chuyện bạn đọc.

Cái lạ là phía Trung Quốc lâu nay họ rất yếu lý về chủ quyền trên các quần đảo ở quá xa các đường cơ sở trên đất liền TQ của họ. Nên họ cố tình bấu víu vào ý tứ và lời văn của công hàm 1958, coi công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm đó như là cơ sở pháp lý mà Việt Nam chúng ta “công nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như biển đảo nói chung trên Biển Đông”.

Thật ra đâu có vậy nếu chúng ta tìm hiểu kỹ lý do khiến có bức công hàm và thực tế công hàm này đã viết những điều gì trong bối cảnh lúc đó.

Thưc tế là Việt Nam chúng ta từ trước đến nay vẫn luôn luôn tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của mình. Cuộc đấu tranh pháp lý, hoặc thông qua các cuộc thương lượng đàm phán ra sao, hoặc nêu lên trên các diễn đàn, các cuộc hội thảo khoa học, thậm chí có thể có các vụ kiện tụng trước các tòa án quốc tế… đều là các khả năng có thể diễn ra ngay đây hoặc sẽ dẫn tới trong tương lai đều là những câu chuyện bỏngỏ.

Đó là công việc của chính phủ 2 nước, thậm chí là công việc của nhiều nước khác nữa, vì với Trường Sa và Biển Đông nói chung có khá nhiều nước và lãnh thổkhác nhau hiện đang đòi hỏi chủ quyền. Đúng, sai đều phải có cơ sở pháp lý, tức luật pháp quốc tế.

Để rộng đường dư luận, chúng ta hãy cùng tiếp xúc với một văn bản nêu một cách hiểu khá độc đáo về bức công hàm nói trên qua bài viết của tác giả Lý Quý Vũ.

Vệ Nhi g-th

--------

CÔNG HÀM 1958 CÓ VI HIẾN?

(Bài dưới đây của tác giả LÝ QUÝ VŨ được HM Blog biên tập lại. Xin phép đăng lại. Cám ơn bạn Lý Quý Vũ và HM Blog).

 Lý Quý Vũ vừa phát hiện rất thú vị khi tìm ra Hiến pháp 1946 và chuyện liên quan đến Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai.

Cho đến thời điểm hiện nay, các blog, báo chí của cả hai bên đều phân tích rất kỹ bối cảnh của Công hàm 1958 và hệ lụy khó lường tới chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp.

Có nhiều luồng ý kiến cho rằng, HS và TS khi đó thuộc Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam) thì việc TTg Phạm Văn Đồng ngầm đồng ý “cho” Trung Quốc là không đúng, vì người ta không thể cho cái không phải của mình.


Hơn nữa, trong câu chữ của Công hàm, không hiểu do vô tình hay cố ý mà phía VNDCCH chỉ công nhận lãnh hải của TQ là 12 hải lý mà không hề nhắc đến hai quần đảo TS và HS. Và còn nhiều ý kiến khác nữa.

Tuy nhiên, ý kiến của Lý Quý Vũ là một phát hiện mới lạ, chưa có ai đề cập. Để đảm bảo tính đa chiều, Hiệu Minh blog xin đăng lại Tuyên bố của Trung Quốc và Công hàm 1958.
Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải
  1. Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc
  2. Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thuỷ vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.
  3. Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
  4. Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.

Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký (tạm gọi là Công hàm 1958)

Thưa đồng chí Tổng lý,Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

Theo bạn Lý Quí Vũ, năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đang tuân theo Hiến pháp 1946 (HP1946). Đứng đầu Chính phủ VN là Chủ tịch nước, không phải là Thủ tướng (TTg), TTg chỉ là thành viên trong nội các.

Hiến pháp năm 1946 quy định:

Điều 43: “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà”.

Điều 44: “Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các.
Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó thủ tướng.”



Đảo Núi le ở Trường Sa. Ảnh: internet


Như vậy, việc TTg PVĐ ký công hàm 1958 mà không có dẫn đề: “Thừa lệnh Chủ tịch nước VNDCCH” là trái với quy định của HP1946, tức Công hàm 1958 có thể đã vi hiến. Lý do:

Điều 49, HP1946 nói rõ:
“Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:
a) Thay mặt quốc gia…

h) Ký hiệp ước với các nước…

Điều 53 còn nhấn mạnh quyền hạn của Chủ tịch nước: “Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam”.


Công hàm 1958 là một dạng hiệp ước biên giới, vì vậy, theo HP 1946, người ký hợp hiến Công hàm này phải là Chủ tịch nước VNDCCH. Hoặc nếu không, thì TTg phải viết thêm câu “Thừa lệnh Chủ tịch nước…” và có chữ ký của Chủ tịch nước.

Đúng sai thế nào xin nhường lời cho các nhà làm luật chính thức lên tiếng là liệu Công hàm 1958 có vi hiến nếu áp dụng Hiến pháp 1946.

Nội dung HP1 946 tại đây:
http://laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1946/194611/194611090001

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Bản nhạc nhân lên tình yêu Tổ quốc Việt Nam

Bản nhạc nhân lên lòng yêu Tổ quốc Việt Nam 

Ngày nghỉ cuối tuần nếu ngồi online, rất đáng thưởng thức bản hợp xướng khổng lồ với hơn 1.300 người trình diễn (của tập đoàn FPT mới đưa lên Youtube).

Xin mời clik đường link dưới chúng ta cùng nghe:

http://www.youtube.com/watch?v=y-TScR-Lm0Q&feature=player_detailpage

----------

Để tìm hiểu thêm về một bản nhạc đặc biệt, tác phẩm trải qua 12 năm sáng tạo của nhạc sĩ Trương Quý Hải, mời các bạn theo dõi thêm bài viết trên VietnamNet dưới đây:



Trường ca “Người Việt Nam” – 12 năm để một lần bật khóc
- Vừa biết tin có cuộc thi sáng tác thơ và ca khúc “Đây biển Việt Nam” do báo VietNamNet phối hợp với Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức, nhạc sĩ Trương Quý Hải đã liên lạc ngay tới BTC để gửi gắm những tâm sự tha thiết về trường ca “Người Việt Nam” – mối duyên lớn đã khởi nguồn chính từ những bài phóng sự về Hoàng Sa do phóng viên VietNamNet thực hiện.








Nhạc sĩ của “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa” đã nhiều đêm thao thức với trường ca "Người Việt Nam" và vô cùng đồng cảm, chia sẻ với BTC với tâm huyết nồng nàn, rực cháy, hướng về biển đảo và tình yêu quê hương, đất nước.

Trường ca Việt Nam gồm 5 chương:
Chương 1: Lời thề- là chương thể hiện hào khí người Việt Nam với truyền thống ngàn đời của cha ông “vượt lên sóng gió, xây đắp giang sơn, đạp bằng bão tố, quyết giữ non sông, một vùng trời đông…”
Chương 2: Hải đội Hoàng Sa – là chương xúc động nhất và cũng dồn nhiều tâm huyết nhất của tác giả với hào khí Hoàng Sa trong hình ảnh trời Đông biển rộng, tế sống anh linh, trùng trùng cưỡi sóng, bất khuất hy sinh, sắc phong sử vàng, tiếp bước ông cha.
Chương 3: Đoàn viên – viết cho ngày đoàn tụ non sông.
Chương 4: Đêm trắng – là một đêm nhớ về con đường thẫm đẫm máu xương và nước mắt của bao lớp người, và để ngẫm đến một ngày khải hoàn của đất nước.
Chương 5: Cho con là người Việt Nam – một lời ru, một lời kết cho trường ca cho những người con đất mẹ Việt Nam.
Tôi đã khóc khi viết về Hải đội Hoàng Sa


­- Anh đã mất bao lâu để hoàn thành trường ca Người Việt Nam?
12 năm là quãng thời gian tôi hoàn thành trường ca này. Tôi bắt đầu viết từ năm 1998 với chương 1: Lời thề
Ảnh Lê Bá Dương
- Tại sao thời gian viết tác phẩm lại lâu đến vậy, thưa anh?
Đó là bởi sau khi viết được một vài dòng ở chương 1 tôi tặc tịt, tắc tịt đúng theo nghĩa đen bởi không biết viết tiếp theo sẽ là viết về chủ đề gì, viết như thế nào. Với riêng chương 1 tôi đã mất 11 năm để viết mà vẫn chưa được hoàn chỉnh.

­­- Cảm hứng nào đã khiến anh tiếp tục cầm bút viết tiếp những chương tiếp theo?
Tôi đặt bút sáng tác tiếp chương 2 – Hải đội Hoàng Sa sau khi đọc loạt bài phóng sự về những “cột mốc sống” ở Hoàng Sa là những ngư dân bám biển và ký sự Lễ khao lề thế lính ở Lý Sơn trên báo VietNamNet.

Nói thật là tôi theo dõi loạt phóng sự này ra từng kỳ, và ngay ở kỳ 2, kỳ 3 khi ra tôi đã khóc. Giọt nước mắt đã khiến tôi phải viết phải làm một cái gì đó thế là Hải đội Hoàng Sa ra đời rồi lần lượt sau các chương tiếp theo được tôi hoàn thành trong khoảng thời gian rất ngắn sau đó.

- Anh viết chương nào nhanh nhất…?
Đó là chương 3 – Đoàn tụ, chỉ trong một đêm. Ấy là đêm 30/4/2010, trong lúc Hà Nội bắn pháo hoa. Trong giờ khắc đó, những vệt sáng đỏ từ những chùm pháo phản chiếu xuống khắp nơi. Bất giác khi đó khi nhìn xuống dưới đất bỗng tôi cảm thấy những linh hồn đang đi tìm nhau ! Đó là những người đã mất trong cuộc chiến, những người đó không kể Nam Bắc, họ đều đi tìm nhau, đi tìm về nguồn cội của đất mẹ. Và đêm đó tôi đã viết trọn vẹn chương 3.

Người lính mong thư còn hơn mong mưa ngoài đảo !

- Anh đã ra Trường Sa chưa? Hình ảnh và kỉ niệm nào khiến anh nhớ nhất?
Tôi ra Trường Sa trong một chuyến đi từ năm 1993, hồi đó tôi thuộc vào một tốp văn nghệ để ra Trường Sa hát cho anh em nghe.

Kỉ niệm nhớ nhất là khi tôi tới thăm anh em lính ở những đào chìm. Ở đó là mênh mông mây nước, khi thủy triều lên là nước ngập hết cả tầng một của lô cốt. Anh em ở đó thực sự là thiếu thốn trăm bề, và trong trải nghiệm ấy khi nhìn lá cờ Tổ Quốc tung bay cùng chiếc cốt mốc bê tông đánh dấu chủ quyền của Việt Nam tôi mới thấy hết sự thiêng liêng của vấn đề chủ quyền. Tôi hát hết những gì tôi có để phục vụ anh em. Hát tới bài nào anh em cũng thuộc và hát theo.
Ảnh: Lê Bá Dương
Dây đàn ở Trường Sa ngày đó cũng là một thứ đồ hiếm. Bởi ngày đó thì dây đàn chưa có dây nilon toàn dây kim loại mà muối biển thì ăn mòn. Bởi vậy mới có bài hát Guitar một dây ra đời là vì vậy.

- Điều gì khiến anh cảm thấy xúc động nhất trong quãng thời gian đi thăm đảo?
Đó là khoảnh khắc khi đến và khi ra về. Khi chúng tôi từ đất liền cầm theo ngoài đồ tiếp tế là những phong bì thư của các em thiếu nhi viết cho những người lính. Những bức thư không hề của riêng ai, của bất cứ cá nhân nào vậy mà anh em cầm lấy trên tay run run đọc từng dòng.

Cái sự thiếu thốn vật chất, tinh thần của những người lính thật khó để hiểu hết cho những ai chưa từng được trải nghiệm. Sau này một chiến sĩ trẻ tâm sự với tôi câu này: “Ở đây chúng em mong mưa nhưng không mong bằng lá thư từ đất liền anh ạ”.

Ngày về, cũng là một ngày xúc động với cả đoàn chúng tôi. Anh em lính đảo bứt rứt nhất định không cho chúng tôi về, họ còn dọa là để ngư lôi quanh đảo để cản chúng tôi. Phải tới khi chỉ huy và cán bộ trong đoàn chúng tôi ra động viên anh em thì họ mới chịu chia tay. Tàu chúng tôi chầm chậm đi, anh em ở ngoài đảo nháy đèn pha 3 lần, tàu của chúng tôi cũng kéo 3 hồi còi tạm biệt. Đó là kí ức mãi mãi sau này khi nhớ lại khiến tôi xúc động.


Lời ru khải hoàn cho ngày đoàn kết
­­
- Anh có thể nói một chút về âm nhạc của trường ca “Người Việt Nam”?
Tôi cố gắng sử dụng tối đa ngôn ngữ âm nhạc truyền thống Việt Nam trong cả 5 chương. Chương 1 tôi sử dụng chất liệu của vùng Tây Bắc kết hợp một chút của Bắc Bộ. Chương 2 tôi dùng dân ca Nam Bộ và đặc biệt kết hợp với miền Nam Trung Bộ. Chương 3 là dân ca miền Trung. Chương 4 là làn điệu dân ca Bắc Bộ. Còn chương 5 tôi dùng làn điệu ru con của người Ê Đê -Tây Nguyên và xen vào một chút lời ru của Bắc Bộ.

- Anh sử dụng từng chất liệu cho từng chương trong bản trường ca của mình, rõ ràng là có mục đích?

Nhạc sĩ Trương Quý Hải trong dàn hợp xướng hát "Người Việt Nam"
Đúng vậy. Ở ví dụ như ở Chương 2, nơi tôi dồn nhiều tâm huyết nhất sở dĩ lại sử dụng chất liệu của Nam Trung Bộ là bởi ở đây có một loại nhịp trống đã tồn tại trong dân gian bao đời nay là nhịp Ngũ Liên và Tứ Liên. Ở nước ta ngàn đời nay, chỉ có 2 việc lớn khiến quy tụ được tinh thần toàn dân là đánh giặc và chống lũ. Trống Ngũ Liên là trống dùng khi ra trận, trống Tứ Liên là trống dùng để báo hộ đê. Vì vậy với Hải Đội Hoàng Sa - là chương tôi viết về biển đảo Việt Nam, tôi đã đưa vào đó cả 2 nhịp trống này.
Chương 3 – Đoàn viên, nơi tôi viết về ngày đoàn kết của dân tộc nên tôi dùng hoàn toàn chất liệu của miền Trung, nơi mảnh đất chịu nhiều đau thương vì nỗi niềm chia cắt bao đời nay.
Chương 4 - Đêm Trắng, chương tôi viết về ngày khải hoản trước mắt của dân tộc. Tôi sử dụng chất liệu của Bắc Bộ bởi ở miền Bắc tôi luôn ấn tượng bởi 3 khí nhạc: Tiếng chuông nhà thờ, Tiếng mõ chùa và tiếng trống. Trong một đêm trắng khi nghĩ về đất nước là những hồi tưởng trong tiếng chuông nhà thờ, rồi sự tĩnh tâm vĩ suy của tiếng mõ để rồi từ đó thúc giục trong tiếng trống mang hồn dân tộc trên còn đường hành quân không nghỉ.

Cuối cùng là Chương 5 – Cho con là người Việt Nam. Tôi viết về một tiếng ru, một tiếng ru mang âm hưởng trầm hùng vang vọng của người Ê đê pha chút da diết thoáng buồn của lời ru Bắc Bộ. Lời ru ấy là lời ru cho những người con đất Việt, lời ru ấy là tiếng ru của mẹ những lại được hát lên bởi người cha, ru không phải để ngủ mà để theo những người con đến hết cuộc đời.

- Tác phẩm của anh đã hoàn thành, anh cũng đã dàn dựng và biểu diễn trong dịp chào mừng đại lễ 1000 năm. Còn điều gì khiến anh cảm thấy chưa hài lòng không?
Để hoàn thành tác phẩm, trước tiên tôi phải cảm ơn rất nhiều đồng nghiệp là những thế hệ đi trước và là những bạn bè đã cho tôi nguồn cảm hứng, nguồn kiến thức trong suốt 12 năm tôi vật lộn với nó.

Tôi chỉ có vài điều thấy còn thấy tiếc đó là ở chương 5, khi tôi viết thực ra là dành riêng cho giọng ca đại ngàn Y Moan, nhưng đáng tiếc tôi đã không thực hiện được. Ngoài ra, tôi tiếc vì điều kiện hạn chế nhất là vấn đề thu âm nên đã không thể dàn dựng và biểu diễn tác phẩm này được như ý. Nhưng tính tôi là vậy, đã “máu” lên là làm mà không nghĩ đến gì khác!

Mơ ngày có thể dàn dựng lại tác phẩm
- Những lời nhận xét về tác phẩm thì sao, thưa anh?
Nhiều lời góp ý thẳng thắn, khen chê đều có. Trong đó tôi xúc động nhất vẫn là một tin nhắn từ đồng nghiệp, có mặt trong clip nhắn tin cho tôi sau khi biểu diễn. Anh nói rằng anh rất xúc động, và tôi cũng muốn nói lại với anh rằng tôi cũng rất xúc động.

Tôi mong được một lần làm lại ở quy mô lớn hơn, với sự đầu tư kĩ hơn cả về kĩ thuật lẫn dàn dựng. Tôi mong muốn từng chương được các nghệ sĩ như NSND Quang Thọ, Thu Hiền… biểu diễn. Tìm được một giọng ca đại ngàn như Y Moan, tìm được càng nhiều giọng ca trên thế giới cùng hát thì thật ý nghĩa.

- Cám ơn anh về cuộc trò chuyện! Chúc anh sẽ có cơ hội dàn dựng và biểu diễn lại tác phẩm trường ca hùng tráng này trong một tương lai gần.

Nguyễn Hoàng (thực hiện)

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Ranh ngôn

                               
"RANH" NGÔN THỜI @


Mệt quá với những chuyện đời chuyện người... Ta vui cuối tuần với những câu nói, những ý nghĩ zui zui, ngộ nghĩnh.


* Tất cả những vật không thể bẻ cong được thì sẽ bị bẻ gẫy.
* Nếu ngoài chợ không còn trật tự thì có nghĩa là luật pháp đã chuyển sang cơ chế thị trường.
* Hôn nhân là khi chàng trai trẻ mua rau thay vì mua hoa.
* Tình yêu đến rồi đi nhưng con cái, nợ nần và bệnh tật sẽ ở lại.
* Bạn của bạn tôi là bạn tôi. Nhưng bạn của bạn gái tôi chưa chắc đã là bạn tôi.
* Mỹ nhân làm mềm ý chí nhưng làm cứng thân thể
* Càng biết nhiều về phụ nữ, càng khó có thể lạc quan.
* Thông minh mà nghèo thì không phải là người thông minh nữa.
* Đi học muộn cũng có cái lợi vì nó góp phần làm giảm nạn kẹt xe.
* Cái chính yếu luôn nằm ở giữa... (mọi thứ!?)
* Khi người đàn ông buồn, anh ta tìm một phụ nữ; khi người đàn ông vui, anh ta lại tìm thêm một phụ nữ khác.



* Có hai dạng phụ nữ, một dạng nói thẳng với bạn về các nhu cầu của họ, còn dạng kia thì nói bóng gió.
* Tình yêu như mạng nhện, chạm vào là dính liền.
*Đẹp trai để thương nhớ, còn giàu có để lấy làm chồng.
*Không quan trọng là với ai, quan trọng là như thế nào.
* Một người phụ nữ đoan chính không chỉ cần biết cởi bỏ y phục một cách chậm rãi, mà còn phải biết mặc váy áo vào thật nhanh.
* Người đàn ông hạnh phúc là người có vợ già và xe mới. Người đàn ông bất hạnh là người có vợ trẻ và xe cũ.
* Muốn gìn giữ hạnh phúc gia đình thì thỉnh thoảng phải biết nhìn vợ bằng con mắt của ông hàng xóm.
* Càng có tuổi thì cơ hội yêu nhau tới đầu bạc răng long càng lớn.
* Mọi tai họa xảy ra trên đời chỉ vì phụ nữ không nghe lời đàn ông, còn đàn ông lại nghe lời phụ nữ.
* Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết đi thẩm mỹ mà thôi. (Câu này cũng 'cũ' rồi).




* Học vấn chắp vá giúp người ta sai lầm một cách bài bản hơn.
* Trên bước đường thành công có la liệt dấu chân... vấp ngã của những người thất bại.
* Nếu vì sai lầm của bạn mà người khác phải trả giá thì đó không còn là sai lầm nữa rồi.
* Người cứu vớt ta trong hoàn cảnh sắp hết hơi chưa chắc đã là bác sĩ, mà rất có thể chỉ là một người... bơm xe.
* Cuộc đời giống như nhạc jazz, càng ngẫu hứng càng hay.
* Khát vọng lớn nào chẳng gặp khó khăn về tiền bạc.
* Nếu bạn không bao giờ cảm thấy muốn vi phạm chí ít là một trong 10 điều răn thì có lẽ là bạn đang có điều gì đó không ổn.
* Chỉ những ai công không thành danh không toại mới biết cách nói hay ho về những bí quyết để công thành danh toại.
* Chạy, chạy nữa, chạy mãi, chạy cho... được việc mới thôi.
* Thật tốt nếu tìm ra chỗ của mình nhưng thật tồi tệ nếu không thể rời khỏi chỗ đó.
* Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà vì... xót tiền mãi lộ.
* Muốn dễ ngủ thì hãy xem các bộ phim truyền hình không phát kèm quảng cáo.
* Người lười thường vô hại, nhưng người có hại lại không lười.
* Một ngày... tham bằng ba năm làm.
* Muốn hái ra tiền thì phải biết cách thỏa mãn nhu cầu của người khác.
* Đừng vội đi đến kết luận mà cấp trên chưa đưa ra.
* Con hơn cha như nhà... mặt phố.
+ Nếu không có học sinh thì tất cả giáo viên đều mất 'dạy'.
+ Mất của là mất ít, mất người là mất nhiều…..yêu thì mất cả hai.
+ Bỏ thuốc ư, rất dễ….tôi đã bỏ 100 lần rùi.
+ Đi một ngày đàng…mất 10.000 (mười ngàn) tiền cơm.
+ Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ ko biết mình xấu.
+ Xăng có thể cạn, lốp có thể mòn……nhưng số máy và số khung vẫn không hề thay đổi.
+ Người ta mất 3giây để nói tiếng yêu..., mất 3 giờ để giải thích…, mất 3 ngày để chấp nhận và mất cả đời để thực hiện và ân hận….
+ Dù gái hay trai….cứ lai rai mà đẻ.
+ Nếu tình yêu là ánh sáng thì hôn nhân là hoá đơn tiền điện.
+ Đừng cố tìm tên mình trên bia mộ.
+ Nhìn thẳng mặt trời mãi không thấy loá.... là người mù 100%.
+"Thuê bao mà bạn vừa gọi hiện nằm ngoài vùng phủ sóng, nằm trong vùng phủ chăn và cạnh một thuê bao khác".
+ Nhà sạch thì mát, bát sạch tốn xà bông.
+ Con gái đẹp là con gái trong mơ, con gái ngoan là con gái trong... nhà trẻ.
+ Ba chục nghìn bát phở gà mà chẳng có miếng thịt 'chó' nào cả.
+ Nếu ở gần một người mà bạn thấy thời gian trôi thật nhanh còn khi xa người đó bạn lại thấy thời gian trôi qua thật chậm thì bạn nên đem đồng hồ đi sửa.
+ Quân tử nhất ngôn là quân tử dại. Quân tử nhai đi nhai lại là quân tử khôn.
+ Một người vợ tốt là người biết tha thứ cho chồng khi….cô ta sai.
+ Hạnh phúc không ở tiền bạc mà ở số lượng của nó.
+ Cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền.
+ Một cuộc khảo sát tìm hiểu xem tại sao đàn ông rời giường lúc nửa đêm: 5% là đi uống nước, 8% là đi vệ sinh, còn 87% là ra đường đi về nhà.
+ Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản.
+ Không mày đố thầy dạy ai.
+ Không phải người đàn bà nào cũng đẹp và không phải người đẹp nào cũng là đàn bà.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng, mai sau có lúc... nấu chung một nồi.
+ Ai bảo chăn trâu là khổ, tôi chăn nàng còn khổ hơn trâu.
+ Em nai vàng ngơ ngác, quần chết bác thợ săn.
+ Bạn hãy nhớ đừng bao giờ nhìn thẳng vào..... mặt mình mà hãy nhìn qua gương.
+ Tình yêu biến con lừa thành người và biến người thành con lừa.
+ Tiên học lễ hậu học .......ăn.
+ Thuận vợ thuận chồng ......con đông mệt quá.
+ Người đàn ông nắm tay người phụ nữ trước hôn nhân thì đó là tình yêu, sau khi thành vợ chồng thì đó là anh ta đang tự vệ.
+ Thà yêu nhầm còn hơn bỏ sót.
+ Học đi đôi với hành, hành đi đôi với tỏi.
+ Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp….tốn xăng dầu bấy nhiêu.

+ Nếu bạn chịu khó ăn rau trong 80 năm thì bạn sẽ không bị chết trẻ.
+ Xa quê con nhớ mẹ hiền ,
Con về gặp mẹ….lấy tiền xong con lại xa quê.

+ Ta về ta tắm ao ta,
Sảy chân chết đuối có người nhà vớt lên.

+ Không có cuộc tình nào khó,
Chỉ sợ mình không liều,
Đạp xe và quốc bộ,
Quyết chí ắt được yêu.






+ Má ơi đừng gả con xa,
Gã con qua Úc, Canada được rồi.

+ Hoa hồng thì phải có gai.
Con gái thì phải phá thai đôi lần.

+ Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.
Nếu mà anh lấy phải nàng,
Anh thà thắt cổ cho nàng ở không.

+ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh.

+ Yêu anh mấy núi cũng leo,
Mấy sông cũng lội thấy anh nghèo..lại thôi.

+ Hồng nào hồng chẳng có gai,
Gái nào gái chẳng yêu 2, 3 thằng.

+ Ta đi bầu cử tự do,
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm.

+ Con đò dịch đít sang ngang,
Xa xa có một cái làng thò ra..

+ Vẽ hình em lên cát,
Rồi hôn em môt phát,
Ôi cuôc đời chua chát,
Toàn là đất với cát.

+ Cười người chớ dại cười lâu,
Cười hết hôm trước hôm sau... lấy gì cười.

+ Bánh mì phải có patê,
Làm trai phải có máu dê trong người.

+ Chọn xoài đừng để xoài chua,
Chọn bạn đừng để bạn cua bồ mình.

+ Ngồi học hồn để lên mây,
Ông tiên ổng hỏi: "Lên đây làm gì?"
Thưa rằng lên hỏi đề thi,
Ông tiên ổng chửi : "Về đi, con mẹ mày..."


+ Nhận được thư em lúc nhá nhem,
Mừng mừng tủi tủi mở ra xem,
Trong thư em viết dăm ba chữ,
"Anh ơi ngày mai nó lấy em".

+ Nắng mưa là chuyện do trời,
Cúp cua là chuyện ở đờì học sinh.
Cúp cua đừng cúp một mình,
Rủ thêm vài đứa tâm tình cho vui.

+ Cưa em mấy núi cũng trèo,
Đến khi em chửa mấy đèo anh cũng dông!

* Tôi chưa có nhiều tiền đến mức nghĩ rằng tiền không mang lại hạnh phúc.
* Chỉ những gì không thay đổi được mới là sai lầm.
* Thà là nhà kinh điển còn sống hơn là làm người đương thời đã chết.
* Người có thể cười được trong tình huống khó khăn chắc đã tìm ra hình nhân thế mạng.
* Có thể bạn không cao nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn vì bạn... đang bị mắc kẹt trên ngọn cây nào đó.

------

Nguồn: Bạn bè sưu tầm gửi cho.

Chưa tin

CHƯA TIN

Bản tin dưới đây các hãng thông tấn nước ngoài vừa đưa rộng rãi. Về Hoàng Sa Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 thì đoán biết đàm phán, rồi có "đóng cửa bảo nhau " kiểu thế nào thì với TQ, cái kịch bản cũng diễn ra vầy vậy thôi. Nhưng trong lòng thì vẫn cứ muốn tin "đây không phải là sự thật". Không thể mất Hoàng Sa!

Chưa thấy báo chí ta nói gì. Chỉ còn cách chờ những thông tin chính thức của phía ta về việc rất hệ trọng này đối với chủ quyền biển đảo.

Vệ Nhi

------

TQ không đàm phán về Hoàng Sa

August 25, 2011


Bắc Kinh nói chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa là
‘không thể chối cãi’

Các viên chức ngoại giao Việt Nam và Trung Quốcđang có
những vòng đàm phán kín để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông,
tờ nhật báo tiếng Anh ‘Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng’ có trụ sở ở Hong
Kong đưa tin hôm thứ 4 ngày 24/8.
Theo bài báo này, có tiêu đề là ‘Việt Nam không thành trong việc đưa
Trung Quốc vào bàn đàm phán về Hoàng Sa’, tác giả cho biết Trung Quốc
bác bỏ đề xuất của Việt Nam đưa Hoàng Sa thành một nội dung đàm phán
về các bất đồng trên Biển Đông.

“Các cuộc đàm phán còn đang trong giai đoạn phôi thai, về mặt kỹ
thuật là đang thiết lập một cơ chế với các nguyên tắc hướng dẫn đàm
phán,” bài báo viết.
Bài báo cũng cho biết là ‘quần đảo Hoàng Sa là điểm khúc mắc
chính vì Bắc Kinh thậm chí còn không chấp nhận là quần đảo này đang
có tranh chấp’.


Việt Nam đã thừa nhận

“Không có gì để đàm phán cả,” bài báo dẫn lời TS Vương Hàn Lĩnh,
một học giả nghiên cứu các vấn đề trên biển và luật pháp quốc tế
tại Học viện khoa học xã hội Bắc Kinh, nói.
“Chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa [Hoàng Sa] chưa bao giờ
phải bàn cãi,” ông nói thêm.
Lập luận mà TS Vương đưa ra là ‘Chính phủ Việt Nam trước đây cũng
đã từng thừa nhận [chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa]’, với hàm ý
nhắc đến công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 công
nhận và tôn trọng quyết định về hải phận của Trung Quốc.
TS Vương nói rất dứt khoát là ‘đàm phán về các nỗ lực hợp tác –
bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn và những vấn đề khác – là một
chuyện’, nhưng còn chủ quyền của Trung Quốc ‘lại là chuyện khác’.

“Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ lập
trường của mình là quần đảo Hoàng Sa phải là một trong những nội
dung đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề trên
biển.”

Người phát ngôn Nguyễn Phương
Nga


Tác giả bài báo kết luận: ‘Việt Nam có vẻnhư là đã thất bại
trong nỗ lực mới nhất nhằm thuyết phục Trung Quốc mở các vòng đàm
phán về những tranh chấp lãnh thổ đang âm ỉ bấy lâu nay ở quần đảo
Hoàng Sa’.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga được dẫn
lời nói: “Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục”
“Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ lập trường của mình là quần đảo
Hoàng Sa phải là một trong những nội dung đàm phán giữa Việt Nam và
Trung Quốc về các vấn đề trên biển,” bà Nga nói.
Bài báo cũng nói là sau vòng đàm phán mới đây nhất, Bộ Ngoại giao
Việt Nam đã có nhắc đến ‘những đồng thuận ban đầu về một số vấn
đề’. Tuy nhiên dường như Hoàng Sa không nằm trong sự đồng thuận này.
Các quan chức Trung Quốc vẫn chưa có bình luận gì về chi tiết của
các cuộc đàm phán mà hiện nay đã diễn ra đến vòng thứ tám. Tuy nhiên
các nhà đàm phán và học giả của Trung Quốc đã nhắc đi nhắc lại
rằng việc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa không phải là vấn đề để đàm
phán với Hà Nội.
Bài báo cũng phân tích sự khác biệt trong cách tiếp cận đàm phán
giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
“Trong khi Bắc Kinh một mặt cam kết hợp tác với Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam về Biển Đông, mặt khác họ vẫn
luôn yêu cầu giải quyết những bất đồng cụ thể theo từng vấn đề một
chứ không theo kiểu một gói giải pháp cho cả khu vực như Asean yêu
cầu,” bài báo viết.
Trong khi đó, lập trường của Hà Nội là “đàm phán trực tiếp với

Bắc Kinh về các tranh chấp cụ thể giữa hai bên và sẽ mở rộng đàm
phán nếu tranh chấp có dính đến nhiều quốc gia khác nữa”.
“Vấn đề là có vẻ như họ [Việt Nam và Trung Quốc] không đi được xa
lắm bất chấp những tiến bộ đã đạt được trước đây,” một nhà phân
tích được dẫn lời nhận xét.
Về các vòng đàm phán hiện đang diễn ra giữa ‘hai người anh em cộng
sản nếu không muốn nói là những người láng giềng không tin nhau’, bài
báo cho biết chúng ‘diễn ra rất bí mật nhưng vẫn được khu vực theo
dõi sát sao’.
Bài báo cũng nhắc lại là kể từ khi hai nước bình thường hóa quan
hệ vào năm 1991, Bắc Kinh và Hà Nội đã giải quyết thành công những
tranh chấp ở đường biên giới trên bộ dài 1.400 cây số đi qua những khu
vực nhiều đồi núi cũng như những tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ sau những
vòng đàm phán kéo dài và hết sức khó khăn.
Tuy nhiên, kết quả của các vòng đàm phán biên giới trên bộ và vịnh
Bắc Bộ này bị dư luận một số người Việt trong và ngoài nước cho
rằng đã làm Việt Nam ‘mất nhiều đất đai vào tay Trung Quốc’.


Nguồn: Báo chí và thông tấn nước ngoài

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Chuyện tự phục vụ mình

Chuyện tự phục vụ mình

Seach mạng thấy một bài ký tên Nguyễn Tuệ Anh (là một nữ tác giả?). Bài viết lấy ý từ một bức ảnh gây sốt (ở Trung Quốc) liên quan đến chuyện làm ngoại giao khiến gợi chút tò mò nên tôi đọc liền một mạch.

Cái ý toát lên trong bài rất hay. Và cách trình bày cũng khá thuyết phục. Đó là làm quan chức, cũng như làm người, mình phải biết sống sao cho phải lẽ, đừng nghĩ mình là trung tâm, là rốn vũ trụ, đến mức nghĩ đương nhiên kẻ khác người khác phải chạy theo hầu hạ chiều nịnh mình. Vô lý, thậm vô lý. Làm thế nó chỉ làm hư thân mất nết con người, cho dù đó là cậu bé cô bé loại cậu ấm cô chiêu cho đến các quan chức hạng trung hạng cao… cũng đều là như vậy cả.

Tuy nhiên cách tác giả rút tít đến mức “VỀ MỘT BỨC ẢNH GÂY SỐT” thì chưaổn. Hoặc chỉ ổn với câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc hay chăng?

Còn như trường hợp hàm cấp như đại sứ, dù là đại sứ Mỹ, thì việc ông tađi nhậm chức (hoặc nay mai về nước thỉnh thị, báo cáo…) đi một mình, mua và lấy ly cà phê cho mình là chuyện bình thường… như ở huyện. Chức tước như vậy, hoặc cao hơn nữa cỡ thứ, bộ trưởng nếu đi đâu đó, công việc bình thường chứ không phải tháp tùng các đoàn cấp cao hơn thì việc xếp hàng lên máy bay, mua bán ăn uống dọc đường đều tự làm chứ đâu có gì lạ.

Tôi mới cầm điện thoại nói chuyện với anh bạn làm ngoại giao chuyên nghiệp đã hưu trí. Anh từng là trợ lý bộ trưởng ngoại giao, đã có 3 khóa làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở nước ngoài. Anh cởi mở xác nhận rằng chuyện tự túc lấy việc riêng, sở thích riêng của những người được giao những "công vụ" như anh thì là chuyện rất thường gặp. Bao lâu nay là như vậy, các đồng sự trong nước và ngoài nước mà anh quen biết trong công việc đều như thế cả.

Vậy câu chuyện phục vụ bản thân, "tự phục vụ mình" đâu là chủ đề to tát đến phải tham bàn, tranh luận? Tuy nhiên một số ý trong bài viết của Tuệ Anh vẫn có ích tham khảo cho nhiều người, nhiều trường hợp. Chưa kể ngoài chuyện "tự phục vụ mình" tác giả còn muốn xen vào vài ba mẩu chuyện mang nhiều ý nghĩa khác.

Trên đây mấy ý còm-men "ngoài luồng" với tác giả như vậy cho… vui thôi. Chứ thực ra bài viết của anh/chị là hay là đúng cả, lại gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm trong cuộc sống ở xã hội chúng ta.

Xin phép trang Nhịp cầu Thế giới và tác giả Nguyễn Tuệ Anh post lại bài trên trang nhàđể bạn bè Blog tôi cùng đọc.

Nguyễn Vĩnh


-------




VỀ MỘT BỨC ẢNH GÂY SỐT
[
18.08.2011 14:29 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]


(NCTG) Chuyện một ngài đại sứ tự mình mang hành lý của chính mình và tự mình đi mua cà phê cho chính mình trong khi chờ lên máy bay đi nhậm chức ở Trung Quốc mà cũng có thể gây sốt trên các trang mạng nước này.





Bức ảnh gây sốt tại Trung Quốc chụp cảnh đại sứ Gary Locke tự tay đi mua cà phê tại sân bay - Ảnh: AP

Ðọc bài này, tôi chợt nhớ cách đây chưa lâu, báo chí Việt Nam cũng cuống quýt hết cả lên vì sự kiện tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tự mình đi xe máy về trường cũ thăm thầy cô giáo.

Cần biết là trường cũ của ông ở ngay bên kia cầu Long Biên. Ngày nào bạn tôi, một người mẹ của hai con, sống ở Long Biên, làm việc và gửi con đi học ở Hà Nội, chả tha lôi nhau đi đi về về mấy bận như thế.

Trở lại hai sự kiện trên, chúng ta thấy điều gì? Tại sao việc tự phục vụ bản thân, mà đối với mỗi một con người bình thường là điều đương nhiên phải thế, lại trở thành một việc đáng xuýt xoa và ngưỡng mộ khi nhân vật chính là chính khách cấp cao?

Từ khi nào người ta cho rằng “phàm là” chính khách thì đương nhiên có đặc quyền được kẻ khác phục vụ, kể cả trong những chuyện cá nhân?

Từ khi nào người ta quên rằng làm chính khách thì cũng chỉ là làm một công việc, tuy quan trọng, nhưng cũng được trả lương từ thuế của dân, để phục vụ cho dân?

Mỉa mai nhất là, những tư tưởng này lại thường xuất hiện ở chính những xã hội nơi người ta luôn rao giảng rằng không có giai cấp.

Theo cái đà ấy, chắc nếu thủ tướng Anh David Cameron, người từng
đi nghỉ bằng máy bay giá rẻ và ở khách sạn ba sao, mà sang làm thủ tướng Việt Nam hoặc Trung Quốc thì có khi thành “hot boy” mất.

Hay thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng vậy, ông có bận
đi dự hội nghị APEC bằng hàng không giá rẻ. Singapore là một trong những nước có GDP tính trên đầu người cao nhất thế giới. Kinh tế Singapore tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong những năm qua.

Nhưng họ không có một máy bay chuyên biệt nào dành riêng cho thủ tướng cả. Một thủ tướng lĩnh lương cao nhất thế giới nhưng khi đi máy bay cũng phải xếp hàng check in như ai, không hề được ưu tiên.

Xã hội Việt Nam ngày càng phân hóa giai cấp một cách nhanh chóng và sâu sắc. Nhiều người mới giàu lên hay mới có chút địa vị đã quên cả cách tự phục vụ bản thân vì quen được người khác phục vụ.

Nhiều cô bạn tôi ở trong nước hay than phiền rằng nghỉ Tết, ô-sin về quê là không thể nào xoay xở nổi với việc nhà. Mà các cô ấy không phải xuất thân cành vàng lá ngọc gì đâu nhé. Cũng từ con nhà lao động bình thường đi lên. Tôi chắc ngày nhỏ cũng xắn quần nấu cám heo như ai (như tôi).

Sống ở nước ngoài lâu năm, tôi không thấy mọi người ở đây có thói quen đó (trừ Singapore là một nước cũng bóc lột người giúp việc nhà từ các nước lân cận với giá rẻ mạt). Các bạn của tôi vẫn vừa đi làm, vừa đi học, vừa sinh con, vừa làm việc nhà. Hai vợ chồng tự xoay sở với nhau hết, không có bố mẹ hay ô-sin ở bên giúp đỡ như ở Việt Nam. Thế mà mọi việc vẫn đâu vào đấy.

Có cô bạn giờ làm luật sư ở Mỹ, vừa đẻ con xong đã vác con đến lớp. Con ngủ, mẹ học thi. Giờ thì đã ba con rồi, đứa nào cũng được chăm bẵm tốt nên khỏe khoắn xinh xắn. Còn cô ấy cũng đã lấy được chứng chỉ hành nghề luật ở Mỹ, một việc không hề dễ dàng đối với người nói tiếng Anh như ngôn ngữ hai, lại còn đến từ một đất nước có nền giáo dục lạc hậu như Việt Nam.

Có cô bạn học tiến sĩ ở Úc, trước khi đi đẻ còn nấu sẵn một tủ lạnh thức ăn để dành những ngày nằm ổ. Thế mà các con vẫn lớn, vẫn ngoan và khỏe mạnh. Cô ấy thì giờ học xong, về giữ một cương vị cao tại Ðại học Quốc gia Hà Nội.

Có cô bạn khác dạo trước làm tiến sĩ ở Pháp. Tôi sang thăm, thấy cô có cách dạy con rất hay. Thằng bé nhà cô ấy mới có 4 tuổi nhưng sáng dậy đã tự biết làm vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, sắp xếp đồ đạc cá nhân vào ba lô, rồi ngồi vào bàn ăn chờ ăn sáng. Ăn xong tự biết cất thìa, dĩa và đi giày dép chờ mẹ đưa đi học. Tôi rất lấy làm ngưỡng mộ.

Trái lại, trẻ em ở trong nước, đến 4 tuổi có khi vẫn còn phải ẵm đi ăn rong. Nhiều đứa lớn lên
hỏng đến mức này, cũng vì bố mẹ quá phụ thuộc vào ô-sin.

Nói chung tất cả là do quan niệm sống và giáo dục của gia đình.

Ðồng nghiệp người Mỹ của tôi ở đây bảo cô không có khái niệm để người khác phục vụ mình. Cô là phó giáo sư, sức ép giảng dạy và nghiên cứu rất lớn, đồng thời cô còn làm trong rất nhiều committee của khoa và của trường. Bận rộn như thế nhưng vẫn tự tay cô chăm sóc gia đình, không thuê người làm.

Người phương Tây họ có tính tự lập cao là vậy. Họ cũng tin vào sự bình đẳng giữa con người với con người và không thấy thoải mái nếu phải ngồi vắt chân chữ ngũ sai phái người khác phục vụ nhu cầu cá nhân mình.

Tôi không phản đối việc thuê người giúp việc, vì thực ra đây cũng là cách phân phối lại của cải trong xã hội. Nhưng lệ thuộc vào họ từ những việc nhỏ của cá nhân, tới mức không thể xoay sở khi vắng họ là điều mà tôi khó chấp nhận.

Tương tự, cái tư tưởng cho rằng đã là chính khách thì phải có người đi mua cà phê phục vụ mình hay bưng bê cho mình cũng là điều tôi không chấp nhận được. Mà tôi thấy xã hội Việt Nam ngày càng phát triển lệch lạc theo hướng này. Có một tí tiền, một tí quyền, thế là có quyền vênh váo, hống hách. Có quyền đòi hỏi những điều hết sức chướng tai, gai mắt.

Thực ra, để ý sẽ thấy người ta càng giỏi, càng danh giá thì lại càng giản dị, càng khiêm tốn. Càng không đòi hỏi đặc quyền đặc lợi. Thế nên, tôi rất muốn nhìn thấy nhiều hơn nữa những chính khách như ngài tân đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, thủ tướng Anh hay thủ tướng Singapore.

Nếu ngày nào người dân còn trầm trồ, còn suýt xoa vì những điều hết sức đương nhiên như nói ở trên thì những vị lãnh đạo của họ cần phải xem lại bản thân mình.


Nguyễn Tuệ Anh

--------

Nguồn: Nhịp cầu Thế giới online



Động thái mới quan hệ Mỹ - Việt

Động thái mới quan hệ Mỹ - Việt


Một động thái mới về mối quan hệ quân sự Việt Nam - Mỹ: Theo Thượng nghị sĩ Webb vừa thăm Việt Nam, ông nói với báo giới rằng hai bộ quốc phòng Việt Nam và Mỹ đã có các cuộc thảo luận "thận trọng nhưng tích cực" về vấn đề Mỹ đang xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí và công nghệ quân sự nói chung cho Việt Nam ban hành từ giữa những năm 1980 thế kỷ trước. Dưới đây là bản tin của đài quốc tế nước Pháp (RFI).

Vệ Nhi


----------

Mỹ có thể bán công nghệ quân sự cho Việt Nam

Tàu sân bay USS George Washington ghé thăm ngoài khơi Sài Gòn hôm 13/8/2011. Nhiều quan chức và nhà báo Việt Nam đã được mời thăm tàu.
Tàu sân bay USS George Washington ghé thăm ngoài khơi Sài Gòn hôm 13/8/2011. Nhiều quan chức và nhà báo Việt Nam đã được mời thăm tàu. REUTERS/U.S. Department of State


Đến Việt Nam từ ngày 20/08/2011, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đã kết thúc chuyến đi thăm vào hôm nay, 24/08. Trong cuộc họp báo tại Hà Nội chiều nay, vị chủ tịch tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương của Thượng viện Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm bán công nghệ quân sự vẫn áp dụng đối với Việt Nam.

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Jim Webb đã xác nhận là Lầu năm góc và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có các cuộc thảo luận "thận trọng nhưng tích cực" về vấn đề này. Hoa Kỳ hiện vẫn còn áp dụng quyết định cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, trong khuôn khổ một lệnh cấm vận vũ khí được ban hành từ năm 1984.
Theo hãng Bloomberg, nếu phía Mỹ bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam, động thái đó sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ quân sự giữa Mỹ - Việt, trong bối cảnh quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh ngày càng căng thẳng trên hồ sơ Biển Đông.

Mới đây, Việt Nam đã cho biết là đang cân nhắc khả năng cho Hải quân Mỹ thiết lập tại Việt Nam một trung tâm y tế. Đấy là thêm một dấu hiệu phản ánh quan hệ đang ấm lên giữa hai kẻ cựu thù.
Vào tháng trước, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã tổ chức các cuộc diễn tập quân sự nhưng không chiến đấu tại Đà Nẵng, nối tiếp theo một loạt các cuộc giao lưu quân sự được xúc tiến kể từ năm 2003, khi một tàu chiến đầu tiên của Mỹ ghé cảng Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh vào năm 1975.

Trong thời gian qua, sau khi phải gánh chịu hàng loạt hành động càng lúc càng lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam đã đẩy mạnh kế hoạch tăng cường võ trang, mà chủ yếu là đặt mua thiết bị từ Nga, và một vài nước khác. Riêng cánh cửa Hoa Kỳ vẫn còn bị đóng do lệnh cấm bán vũ khí vẫn có hiệu lực.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Mỹ & ngôi vị số 1

Mỹ & ngôi vị số 1
Đăng ngày: 11:49 24-08-2011
Thư mục: Tổng hợp

Lâu nay vị trí đứng đầu thế giới của Hoa Kỳ đã được đem ra bàn luận nhiều trước sự nổi lên của cường quốc châu Á Trung Quốc. Ý kiến đưa ra có thể tương đồng tại một số điểm này nhưng lại khác nhau, có chỗ đến mức xung khắc, ở khá nhiều điểm khác.

Thấy trên HM blog mới đây có bài lấy nguồn từ chính cơ quan truyền thông Mỹ, xin đưa lại đây, đọc xong chúng ta tự rút ra kết luận cho riêng mình (để khách quan, tôi đưa thêm một thông tin khác lượm lặt được cũng về Mỹ, đặt ở cuối bài này).  

NV

-----


Mỹ có còn giữ vị trí Số 1?


Vị trí của USA có bị lung lay?


Blog Hiệu Minh. Thấy bài này trên Voice of America (VOA) khá hay, Tổng Cua xin đăng lại để bạn đọc tham khảo. Lão Cua đang lang thang ở sa mạc New Mexico và Texas nên không có điểu kiện vào re-com, mong các bác thông cảm.


Liệu vị trí cường quốc số một thế giới của Hoa Kỳ đang lung lay? Nhiều người nói có, nhiều người nói chưa. Cuộc tranh luận vẫn chưa dứt.

Từ mấy chục năm qua, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới. Nhưng vài năm qua, kinh tế chậm chạp, tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách, không khí chính trị phân cực; tất các những yếu tố đó làm các chuyên viên tranh luận về chuyện liệu Hoa Kỳ có đang xuống dốc hay không.

Ông John Bolton, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc phát biểu:
“Hãy còn quá sớm để cho là xuống dốc. Nếu bây giờ thử nghĩ có nước nào trên thế giới đứng lên thách thức nước Mỹ về quân sự thì chúng ta chẳng nghĩ ra ai. Có thể chúng ta nhận thấy nhiều nước có phần nhiều hơn trong tổng sản lượng của thế giới, nhưng kết quả thực ra là mọi người trên thế giới đều được sung túc hơn.”

Các chuyên viên nói kinh tế tăng trưởng của Trung Quốc có thể biến nước này thành một nước có nhiều quyền lực trong những năm tới, và trở thành đối thủ của Hoa Kỳ. Trong số này có ông Joseph Nye, chuyên viên của trường Harvard: “Trung Quốc có tiến bộ ấn tượng. Họ đã đưa mấy trăm triệu người thoát cảnh nghèo nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiến gần đến Hoa Kỳ, cạnh tranh mạnh với Hoa Kỳ, nhưng tôi không tin sẽ qua mặt Hoa Kỳ.”

Ông Alan Meltzer, giáo sư kinh tế tại trường đại học Carnegie Mellon, tin chắc Hoa Kỳ là một cường quốc đang xuống dốc:
“Lý do thứ nhất, kể từ khi dứt Chiến tranh Lạnh, các nước châu Âu ngày càng bớt chiều theo các lợi ích của Hoa Kỳ, bởi vì họ không cần Washington nhiều giống như khi còn mối nguy Xô-viết.

Lý do thứ hai, Hoa Kỳ không giải quyết được vấn đề ngân sách, và một khi anh không giải quyết được vấn đề ngân sách thì anh sẽ không ở vào tư thế tốt để bảo người khác nên làm gì.”

Ông Joseph Nye của trường Harvard nói không khí chính trị phân cực ở Washington không phải là chuyện mới:

“Thế giới bên ngoài xem sự phân cực này là bát nháo, và nhiều người nói điều đó cho thấy người Mỹ đang xuống dốc. Nếu nhìn lại lịch sử, người Mỹ đã từng có những tình huống chính trị bát nháo như vậy. Các nhà lập quốc cũng từng cãi nhau om sòm dựa trên đảng phái. Đồng ý là chính trị Mỹ đang phân cực, nhưng chuyện này trước đây đã có.”

Ông Nye còn có những ví dụ khác:
“Người Mỹ chúng ta trải qua những chu kỳ giống vậy mỗi 10 hoặc 20 năm. Sau khi có vệ tinh Sputnik, chúng ta nghĩ rằng người Nga cao 3 mét. Trong thập niên 1980, chúng ta nghĩ rằng người Nhật cao 3 mét. Bây giờ có người nói rằng người Trung Quốc cao 3 mét. Nhưng tôi nghĩ người Mỹ chúng ta sẽ vượt lên trên tất cả chuyện này.”

Nhiều chuyên viên đồng ý rằng vai trò mà nước Mỹ sẽ đóng trong những năm sắp tới sẽ do chính người Mỹ quyết định, mà đó mới chính là thực chất, tinh túy của một chế độ dân chủ.


Bài gốc trên VOA


--------


THAM KHẢO THÊM TÀI LIỆU SAU ĐÂY:

Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 130 năm qua:

Là lịch sử của những cuộc chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng nhì của thế giới – cụ thểlà những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới có ý muốn tranh giành vị trí đứng thứ nhất của Mỹ đều bị Mỹ đánh cho suy yếu và vỡ ra từng mảnh.

1) Từ năm 1880 GDP Mỹ vượt qua Anh, và đứng nhất thế giới.
Đến 2010 Mỹ đứng nhất đã được 130 năm.

2) 1918 chiến tranh thế giới thứ I nổ ra: (đẩy nước Anh đang hạng nhì thế giới đi xuống).

Mỹ xúi Đức (Đức hạng tư thế giới) và Áo đánh Anh và Pháp, gây nên chiến tranh thế giới thứ nhất I. Sau chiến tranh thế giới thứ I, Anh suy yếu, nước Nga ngoi lên đứng nhì thế giới .

3) 1939 chiến tranh thế giới thứ II nổ ra (đẩy nước Nga đang hạng nhì thế giới đi xuống).

Mỹ xúi Đức đánh Nga, gây nên chiến tranh thế giới thứ II. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nga suy yếu, Trung Quốc ngôi lên đứng nhì thế giới dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.

4) Thập niên 1950 cộng sản hóa Trung Quốc: (đẩy Trung Quốcđang hạng nhì thế giới đi xuống).

Mỹ đưa bom nguyên tử cho Mao Trạch Đông, giúp Mao đánh bại Tưởng Giới Thạch, cộng sản hóa toàn nước Trung Quốc, gây nên một Trung Quốc kiệt quệ về kinh tế. Trung Quốc cộng sản suy yếu. Liên Xô gượng dậy sau thếchiến, ngôi lên đứng nhì thế giới.

5) 1991 Mỹ không đánh mà thành, Liên Xô vỡ ra từng mảnh: (tiêu luôn quốc gia Liên Xô đang hạng nhì thế giới).

Lần đầu tiên Mỹ diệt một quốc gia hạng nhì mà không cần dùngđến hành động quân sự (như Tổng thống Kennedy tuyên bố muốn diệt Cộng Sản không cần tốn 1 viên đạn ). Mỹ dùng chiến tranh kinh tế để tiêu diệt Liên Xô vỡ ra từng mảnh. Nước Trung Quốc ngôi lên đứng nhì thế giới .

6) 2010 đến 2020 Mỹ đang và sẽ “đánh” Trung Quốc vỡ ra từng mảnh (tiêu nước Trung Quốc đang hạng nhì thế giới).

Trung Quốc sẽ vỡ ra từng mảnh trong 10 năm tới ?

Theo các nhà phân tích : năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trìđược đà phát triển như hiện nay, GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, và đứng nhất thế giới.

Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020, thì Mỹ sẽxuống vị trí thứ hai, Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc gia hạng hai, như các bạn đã từng thấy kiếp Quốc gia hạng hai như Trung Quốc, Liên Xô,…. Chẳng nước nào coi trọng, nói chẳng ai nghe, đồng tiền chẳng ai thèm xài, dân nghèo, đất nước lạc hậu,… bịnước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị vượt trội: quật qua quật lại, nắm đầu quay như con dế như sau:

- Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản, đợi giá thật cao bán sạch, rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng, gây khủng hoảng kinh tế (khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thịtrường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần, 4 đồng còn 1 đồng).

- 8-2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng li khai, cho Nga tham chiến, để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO. Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm, làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga, Stock Nga rớt 4 lần.

Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh, thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa. Vì không còn nước nào dành vịtrí nhất thế giới với Mỹ:

+ Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng và 1 vài tỉnh tách ra, làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ, Mỹ sẽ kềm kẹp Trung Quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ, không cho phát triển.

+ Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ, nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ, và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người sử dụng trí não nhiều, nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia. Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ.

+ Còn Nga thì diện tích lớn hơn Mỹ một ít mà không hữu dụng, nhiều vùng quanh năm tuyết phủ. Dân số phân nửa Mỹ. Nên không bao giờ qua mặt Mỹ được.

+ Brazil thì còn thua Ấn Độ nữa ….

Nếu Mỹ đánh vỡ Trung Quốc, Mỹ được 100 năm vinh quang, hoặc mãi mãi đứng nhất thế giới.

Nếu Mỹ không đánh vỡ Trung Quốc, Mỹ chỉ còn 10 năm vinh quang. Sau đó như Anh, Pháp bây giờ, phải ôm chân Mỹ cùng hưởng giàu sang. Chống Mỹ thì nghèo đói như Nga, Trung Quốc. Nghĩa là Mỹ phải ôm chân quốc giađứng nhất là Trung Quốc, Trung Quốc nói gì cũng phải nghe .

Vậy chỉ còn con đường duy nhất là Mỹ phải đánh Trung quốc trong 10 năm tới .

***

Trước tiên Mỹ đánh Trung Quốc bằng kinh tế và bằng chính trị(giống như đánh vỡ Liên Xô năm 1991) như sau :

+ Mỹ tố Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ" , tạo cớ để Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc 30 % chỉ trong 6 tháng. Tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản ,vì nền sản xuất Trung Quốc tồn tại chính yếu dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ .Không bán được hàng ,tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản . Còn Mỹ mua hàng các nước khác mắc hơn 10 % không sao cả.

+ Mỹ tố Trung Quốc giữ giá trị đồng tiền thấp ,để tạo ra phong trào trên toàn cầu áp thuế chống bán phá giá lên hàng Trung Quốc , đểhàng Trung Quốc khó tiêu thụ trên toàn thế giới .

+ Áp thuế phá giá 30 % lên từng ngành hàng của Trung Quốc thay phiên nhau,gây phá sản lần lượt từng ngành sản xuất của Trung Quốc.

+ Nếu Trung Quốc nghe lời Mỹ tăng giá trị đồng tiền so với USD, thì Mỹ sẽ nâng giá đồng USD vừa đủ cho kinh tế Mỹ phát triển ổn định ,cònđồng tiền Trung Quốc tăng giá vượt qua tốc độ tăng của USD sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ,kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống ,các nhà đầu tưsẽ rút ra khỏi Trung Quốc , Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng .( Như khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2008, Stock Trung Quốc xuống 4 lần).

+ Còn nếu Trung Quốc hạ giá đồng tiền so với USD . Các nhàđầu tư Mỹ sẽ rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc ,vì đầu tư vào nơi có đồng tiền xuống giá sẽ lỗ , gây khủng hoảng kinh tế Trung Quốc.

+ Mỹ đánh Iran ,mượn cớ chiến tranh cản đường vận chuyển dầuđến Trung Quốc trong 6 tháng , nền kinh tế Trung Quốc sẽ phá sản vì không có dầu để sản xuất ,để công nhân di chuyển đến sở làm , hãng xưởng sẽ phá sản hàng loạt .

+ Ra lệnh cho các nước có mâu thuẫn biên giới với Trung Quốc,kiếm chuyện cho Trung Quốc tấn công (giống như Nga tấn công Georgia ) . Mỹ tố Trung Quốc chiếm nước khác bất hợp pháp ,tuyên bố cấm vận Trung Quốc , kinh tế Trung Quốc tan hoang.
v.v ……….


***


Chiến tranh thế giới thứ III (?):

Nếu đánh bằng kinh tế mà Trung Quốc chưa vỡ ,thì bắt buộc Mỹphải đánh bằng nước cờ cuối cùng ,đánh bằng quân sự .

Mỹ đánh Irắc để có nguồn cung cấp dầu bảo đảm, trong lúc chiến sự xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc . Mỹ đánh Afghanistan để đưa quân Mỹ sát biên giới Trung Quốc . Mỹ bán và dàn trận các tên lửa chống hỏa tiễn SM3 khắp TrungĐông, để bảo vệ các mỏ dầu chống hỏa tiễn Trung Quốc , bảo đảm nguồn cung cấp dầu. Bán hỏa tiễn SM3 cho các nước có biên giới giáp Trung Quốc , kể cả Việt Nam nếu chịu đứng chung chiến tuyến với Mỹ đánh Trung Quốc . Mỹ thuê căn cứ Manas ở Kyrgyzstan giáp biên giới phía Tây của Trung Quốc. Mỹ đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Venezuela ,nhầm cản Venezuela vận chuyển dầu cứu Trung Quốc . Mỹ triễn khai máy bay 747 trang bị vũ khí Laser ,bắn hạ các hỏa
tiễn nguyên tử của Trung Quốc bắn lên.

Mỹ sẽ ra lệnh cho các quốc gia đệ tử Mỹ , xung quanh Trung Quốc ,khiêu khích cho Trung Quốc ra tay, ví dụ như :

Đài Loan bắn chìm 1 chiếc tàu của Trung Quốc .Việt Nam tấn chiếm lại Hoàng Sa Trường Sa. Nhật đánh chiếm mỏ dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ấn Độ đánh Trung Quốc trên biên giới Ấn Hoa tố Trung Quốc xâm phạm biên giới. Tạo điều kiện cho Bắc Hàn bắn chìm 1 tàu chiến Mỹ , Mỹ đánh chiếm Bắc Hàn ,Trung Quốc tham chiến. v.v….… Mỹ mượn cớ đó cùng với các nướcđánh Trung Quốc tứ phía. Kể cả đánh bằng nguyên tử.

§ Phía Đông Bắc có Nhật , Nam Triều Tiên .

§ Phía Đông có Đài Loan.

§ Phía Đông Nam có Philipines , Thái lan ,có thể có Việt Nam vì Việt Nam cần chiếm lại Hoàng Sa ,Trường Sa . Mỹ đang ve vãn Việt Nam và Miến Điện .

§ Phía Nam có Ấn Độ .

§ Phía Tây có quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan . Trung Quốc bắn vào quân Mỹ ở Afghanistan sẽ trúng quân NATO , Các nước NATO cùng nhau tấn công Trung Quốc .

Kết quả nước Trung Quốc tan hoang ,vỡ ra từng mảnh vụn , mỗi nước chiếm 1 miếng , Việt Nam chiếm 1 miếng , Nhật chiếm 1 miếng , Ấn Độ chiếm 1 miếng , Tây tạng độc lập , hình thành nhiều quốc gia theo sau sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo , các dân tộc thiểu số với Cộng Sản như : quốc gia Hồi Giáo , quốc gia Thiên Chúa Giáo , các quốc gia của các dân tộc thiểu số : Duy Ngô Nhỉ,Quảng Đông, Triều, Quan Thoại,.…

Nam Hàn thống nhất Nam Bắc Hàn.

Việt Nam sẽ giống như các nước Đông Âu : Ba Lan , Rumani,… .sau 1991.

Giải phóng Iran , Venezuela , Cuba , Việt Nam , Bắc Hàn , Miến Điện ,… sẽ được bầu cử tự do giống như Irac ,có sự kiểm tra của Liên Hiệp Quốc .

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nằm trong lòng bàn tay của Mỹ , Mỹ muốn nước đó sống thì sống ,mà muốn chết thì chết .
Hy vọng rằng sẽ không có thế chiến thứ III , mà Trung Quốc vẫn vỡ ra , đó là ước mong lớn nhất của những nhà lãnh đạo Mỹ .

---------------------

Nguồn: PeoplePC Online / A better way to Internet - http://www.peoplepc.com

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Độc Tài


BÀI MỚI CỦA HUY ĐỨC

Biết bài trên facebook của Huy Đức đã được mấy blog nổi tiếng đăng rồi nhưng vẫn muốn đưa về blog mình như sự chia sẻ với nhiều ý tứ "đúng và sắc" đến giật mình “lạnh gáy” của ngòi bút cựu phóng viên Tuổi trẻ.  

-----------


Độc Tài


Huy Đức


Đại hội Đảng XI đưa ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư từ tháng Giêng năm 2011. Nhưng, nhân sự chủ chốt đều đã được quyết định từ ngày 22-12-2010, bởi Hội nghị 14 của Trung ương khóa trước. Cũng như các tân tổng bí thư, ông Trọng chỉ có thể thay đổi cán cân quyền lực khi chuyển dịch được một số vị trí chủ chốt trong Chính phủ và trong các Ban của Đảng.

Trong gần bảy tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Trọng vừa là Chủ tịch Quốc hội, vừa là Tổng Bí thư. Quốc hội Khóa XII khi ấy vẫn còn hai kỳ họp và người từng đề nghị thành lập Ủy ban điều tra độc lập vẫn đang là phó chủ nhiệm một ủy ban. Đặc biệt, với cương vị Bí thư Đảng Đoàn, ông Trọng có gần như toàn quyền để cấu trúc một Quốc hội có thể giám sát từng bước đi của Chính phủ. Chỉ cần ông tái đề cử những đại biểu như Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông… thì thông điệp chính trị mà cử tri và Thủ tướng nhận được từ ông sẽ là mạnh mẽ.


Rất tiếc, cũng như những nhiệm kỳ trước, chỉ có 33,4% số đại biểu Khóa XII được đưa vào Quốc hội Khóa XIII. Những cán bộ được Đảng cử đi làm đại biểu của dân, sau một nhiệm kỳ nghe tranh luận và tham gia tranh luận công khai, kỹ năng đại biểu vừa mới nhích lên đã bị cho về hưu hoặc chuyển đi làm việc khác. Năng lực lập pháp và giám sát bị thất thoát. Công việc phê chuẩn nhân sự Chính phủ lại phải đặt vào tay của những người lần đầu đặt chân tới nghị trường. Những gì mà trong Trung ương, trong Bộ Chính trị không tiện nói với nhau cũng không có cơ hội được nói ra trong cơ quan dân cử.

Ngày 11-7-2011, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Bùi Quang Bền được điều ra làm Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 7-8-2011, một cựu Bí thư khác của Kiên Giang, Đại tướng Lê Hồng Anh, được điều sang Thường trực Ban Bí thư. Đành rằng về lý thuyết, trong Đảng không có bè cánh, cục bộ địa phương. Nhưng, nhìn “đội hình” ấy không ít người băn khoăn về vai trò của Tổng Bí thư mà ông Trọng đang nắm giữ.

Những người quan sát ông Nguyễn Phú Trọng từ khi đang là Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản không bất ngờ lắm khi ông bỏ qua những cơ hội này. Nhưng, nhiều người vẫn kỳ vọng vì ông là một trong hai người trong “tứ trụ” có đời sống cá nhân khả kính.

Chủ tịch Trương Tấn Sang không ít lần từ chối cám dỗ biệt thự Phùng Khắc Khoan để giữ căn phố lầu xây trên nền đất 4x16m ở Thạch Thị Thanh mà ông được cấp từ hồi làm Bí thư huyện ủy. Nhiều nhà lãnh đạo tỉnh rất cảm kích trước cái cách mà ông Nguyễn Phú Trọng tế nhị trả lại quà cáp, phong bì. Hai con của Tổng Bí thư hầu như không có điều tiếng “cậy thế, cậy quyền” còn vợ ông thì được những người gần gũi mô tả như là một phu nhân mẫu mực. Nhưng, Đảng cộng sản, mà ông đứng đầu đang là một đảng cầm quyền. Sự liêm chính là cần thiết, nhưng vai trò của ông không chỉ là để bảo vệ thanh danh của một cá nhân. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đi từ một nền độc tài tập thể sang độc tài cá nhân. Nếu để cho điều đó xảy ra thì sẽ là thảm họa cho cả dân và Đảng.

Hãy về từng xóm, từng thôn, gặp những người dân phải bán ruộng để tìm đường cho con thoát khỏi sự bế tắc ở nông thôn, kể cả để được vào học ở các trường của Quân đội, Công an…, mới thấy tương lai trong sạch của chính quyền là vô vọng. Công lý đang là một thứ rất xa xỉ với thường dân. Hãy về các tỉnh để coi chủ nhân những căn nhà to đẹp nhất là ai. Chi phí tham nhũng nằm ở trong ký thịt, mớ rau. Chi phí tham nhũng đang lấy hết lợi nhuận của các nhà đầu tư. Nhiều tên tuổi lớn đang phải xoay xở để có được những khoản vay đảo nợ và vay để trả lãi ngân hàng; có không ít đại gia đã thực sự “chết lâm sàng”; tiền bạc vẫn vào túi quan tham, trong khi những người làm ăn chân chính thì chỉ mong giữ vốn.

Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton). Không có nền độc tài nào có thể giúp cho một quốc gia phát triển lâu bền. Phải lựa chọn cho Việt Nam một mô hình mà quyền lực nhà nước được kiểm soát để những kẻ tha hóa khó có thể tồn tại. Việt Nam không thể mời Bill Clinton, hay Tony Blair… về lãnh đạo như mời các huấn luyện viên bóng đá cho đội tuyển quốc gia. Nhưng đừng lấy lý do khác biệt về văn hóa để không tiếp thu những thành quả mà trí tuệ loài người xưa nay đúc kết. Loay hoay cải tiến cái mô hình nhà nước đã thất bại ở nhiều nơi cũng giống như năm 2003, khi thế giới chuẩn bị xuất xưởng Boing 7E7, Airbus 380, Việt Nam vẫn loay hoay chắp vá từ những mảnh máy bay cũ của Liên xô để ráp những chiếc Vam I, Vam II, bay được 45 phút rồi để 6-7 năm nằm đắp chiếu. Hãy nắm lấy cơ hội sửa đổi Hiến pháp 1992, không chỉ để cứu vãn tình thế của Đảng hiện nay mà còn đem lại chút hy vọng vào tương lai Dân tộc.

Có rất ít người tin vào khả năng tự thay đổi của chính quyền cộng sản. Nhưng cũng có không ít người sợ hãi cách mạng sau những gì mà họ đã chịu đựng kể từ năm 1945. Những người nổi dậy đã vào đến thủ đô Tripoli nhưng Lybia cũng phải trải qua nhiều tháng trong chiến tranh, hàng ngàn người chịu thương vong và con đường phân chia quyền lực phía trước cũng có thể còn nhiều đau đớn. Sự mỏi mệt của nhân dân cũng có thể coi như là một cơ hội của Chính quyền, nên tìm một lối thoát cho cả hai bằng một tiến trình cải cách. Trước khi Quốc hội thay thế bản Hiến pháp hiện thời và Đảng dân chủ hơn trong cách chọn người. Sự liêm chính của cá nhân Tổng Bí thư phải giúp đánh thức lương tri các đồng chí của ông, phải trở thành sức mạnh chính trị để hạn chế sự lộng quyền trong Đảng.

Trước khi các nhánh quyền lực nhà nước có thể kiểm soát nhau một cách chính danh. Sự phân công trong Đảng cũng có thể tránh được độc tài cá nhân: Người nắm quyền lực kinh tế thì không được dính dáng tới Quốc phòng, An Ninh; người nắm Quân đội, Công an thì không có trong tay báo chí, Quốc hội và các đoàn thể. Đành rằng, Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Bộ Chính trị sẽ bàn bạc và quyết định tập thể, nhưng tiền bạc và sự sợ hãi cũng có khả năng chi phối các lá phiếu.

Người dân còn xuống đường để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc là còn kỳ vọng vào Chính quyền Việt Nam. Đừng để sự phẫn uất khiến họ quay lưng. Chính quyền độc tài nào cũng cần sự trung thành của quân đội và an ninh. Nhưng, ngay cả chính quyền độc tài thì cũng cần dân. Đừng quá sợ hãi các “thế lực thù địch” mà sợ luôn cả nhân dân. Ngay cả các vụ án chính trị thì chính trị cũng phải đứng trên an ninh chứ không phải là ngược lại. Đừng nghĩ lấy lại được vài lô đất của nhà thờ là thành công. Điều Chính quyền cần là giáo dân, là sự đoàn kết quốc gia, chứ không phải là vài thầy tu dễ bảo.

Cơ quan điều tra thì có quyền bắt người, nhưng phải để cho Viện kiểm sát cân nhắc trước khi phê chuẩn và hãy để luật sư làm tròn bổn phận. Ngay cả bị cáo là Cù Huy Hà Vũ thì cũng phải để cho Tòa án độc lập, nếu tòa thấy vô tội thì phải để tòa trả tự do. Tuyên giáo cũng phải cân nhắc chính trị trước các yêu cầu của cơ quan công an. Đừng vì áp lực mà để cho các công cụ truyền thông nhà nước trở nên lố bịch. Chính quyền có hơn 700 tờ báo, có VTV, nhưng người dân cũng có internet. Không giống Bắc Triều Tiên, Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người có thể tiếp cận với những tiếng nói đa chiều. Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lý chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng.

Huy Đức

 Posted by basamnews on 23.08.2011

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...