Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Hãy để tính năng động của Tp HCM phát huy cao nhất

Hãy để tính năng động của Tp HCM phát huy cao nhất

Cách đây vài tuần nghe tin Thành phố Hồ Chí Minh có thể bị giảm nguồn "để lại" cho ngân sách Thành phố (vì khoản thu GDP sẽ phải nộp về TW sẽ chiếm nhiều phần trăm hơn các năm trước), mình cũng thấy hơi lạ.

Sau đó tại hành lang kỳ họp này của Quốc hội, vấn đề này cũng được một số cơ quan thông tấn và đại biểu QH xới lên... 

Mình nghĩ một thành phố phát triển kinh tế năng động như Tp HCM, là đầu tàu nhiều năm về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, chăm lo phúc lợi cho xã hội... mà bỗng chốc cắt bớt các khoản chi tiêu thì rất khó giữ được đà & tốc độ tăng trưởng, như vậy rõ ràng là một chủ trương khó hiểu...

Tuy không là công dân Tp HCM nhưng cả chục năm nay, mình liên tục có mặt tại thành phố này, cảm thấy yêu mến cái chất hăng hái và năng động của nhiều lớp người trong thành phố... nên những gì liên quan đến thành phố, tự nhiên mình cảm thấy thân gần và quan tâm.

Bữa nay trong hòm thư có bài viết tuy ngắn nhưng nêu được nhiều ý tứ mà mình cũng hay nghĩ tới, mong được như thế cho thành phố nên chia sẻ lên đây đển mọi người cùng đọc. Xin phép tác giả Bùi Tring được sử dụng bài viết này.

Vệ Nhi

------



Tại sao thành phố Hồ Chí Minh là động lực thúc đẩy cả nước phát triển


Bùi Trinh




Thông thường khi chọn một khu vực (vùng hoặc tỉnh) làm khu kinh tế trọng điểm thường phải xác định lập khu kinh tế đó với mục đích vì lợi ích của quốc gia, như vậy việc thành lập một khu kinh tế của một vùng nào đó phải nhằm mục đích lan tỏa ra các vùng khác nhằm tạo độ nhạy để kích thích các vùng khác hoặc cả nước phát triển. Tương tự như việc xác định ngành trọng điểm (những ngành có chỉ số lan tỏa đến nền kinh tế nội địa cao, lan tỏa đến nhập khẩu và năng lương thấp) về mặt kinh tế để xác định có nên thành lập khu kinh tế hay không tức là phải xem xét mức độ lan tỏa liên vùng hoặc mức độ ảnh hưởng ngược liên vùng (inter-regional feedback effect) của khu kinh tế đó ra sao. Đồng thời, phải xác định ngành nào là ngành cần chọn làm ngành trọng điểm để đạt mục đích không chỉ mang tính liên ngành mà còn có độ lan tỏa liên vùng tốt. Lý luận này cho rằng không phải vùng nào cũng có cùng một cấu trúc kinh tế và như vậy không thể đưa ra chính sách chung cho tất cả các vùng và quốc gia. Từ trước đến nay đối với quốc gia cũng như vùng/tỉnh khi báo cáo hàng năm đều theo cùng một cấu trúc (cách) là tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng GDP phải nhỏ dần và các nhóm ngành công nghiệp hoặc dịch vụ phải tăng dần, lấy đó như một thước đo cho sự thành công, nếu sự thay đổi này chậm hoặc không thay đổi thì xem như một sự thất bại; sự thay đổi của cơ cấu này có thể là tốt ở tầm quốc gia nhưng cho từng vùng không thể rập khuôn như vậy. Cũng giống như ngành, có những vùng có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến quốc gia nhiều hơn các vùng khác hoặc một ngành nào đó của một vùng nào đó có ảnh hưởng mạnh không chỉ trong nội bộ vùng mà còn lan tỏa số nhân đến các vùng khác nhiều hơn các ngành khác ở cùng vùng hoặc khác vùng.



Về lý luận đối với một Quốc gia thường có những ngành có tầm quan trọng tương đối so với các ngành khác trong nền kinh tế thông qua các chỉ số lan tỏa và độ nhậy. ý niệm về phân tích liên vùng Isard (1951) đưa ra và được cụ thể hóa bởi Harry W. Richardson (1973) và Miyazawa, K. (1976)cụ thể hóa và nó được xem như một công cụ quan trọng trong nghiên cứu về kinh tế vùng. Tương tự như với ngành một vùng hoặc tỉnh có tầm quan trọng riêng (theo ngành cụ thể) và một vùng nào đó có thể có tầm quan trọng lan tỏa đến nền kinh tế cả nước hơn những vùng/ tỉnh khác.Nghiên cứ qua mô hình liên vùng của Việt nam cho thấy nhu cầu cuối cùng và sản xuất của TP. HCM lan tỏa đến các vùng khác rất mạnh, chỉ sô lan tỏa của thành phố Hồ Chí Minh cao gấp 1,5 lần các tỉnh phía bắc, 1,7 lần các tỉnh miền trung và 1,9 lần các tỉnh phía nam. Cụ thể hơn tiêu dùng của TP. HCM lan tỏa đên các vùng khác cao hơn chỉ số này của các tỉnh phía bắc 1,6 lần, các tỉnh miền trung và các tỉnh phía nam  là 1,72 lần. Đầu tư cũng lan tỏa mạnh đến sản xuất của các vùng khác nhưng đặc biệt là xuất khẩu sản phẩm sản xuất tại TP.HCM lan tỏa đến các vùng khác hơn 2 lần xuất khẩu các vùng khác đến TP.HCM. Một điều thú vị là trong cả 8 vùng TP.HCM  là vùng có nhiều ngành kinh tế có chỉ số lan tỏa lớn nhất, điều này cho thấy TP.HCM có nhiều ngành có thể xem là mũi nhọn không chỉ lan tỏa đến nội tại TP.HCM mà còn lan tỏa đến các vùng kinh tế khác. 






Tính toán từ mô hình cho thấy đầu tư ở hầu hết các vùng là không hiệu quả, trừ thành phố Hồ Chí Minh, ở thành phố Hồ Chí MInh tất cả các nhân tố của cầu đều có các nhân tử rất ấn tượng, đặc biệt là xuất khẩu và các khoản đầu tư của chính phủ.



Một điểm đáng chú ý là mức độ lan tỏa của đầu tư là tài sản cố định từ nguồn vốn nhà nước có mức độ lan tỏa đến sản xuất cao của thành phố Hồ Chí Minh có mức lan tỏa rất ấn tượng và cao hơn hẳn các vùng khác, trong khi chỉ số lan tỏa của thành phố Hồ Chí Minh là 1,51 thì vùng có chỉ số này cao thứ nhì (Hà Nội) cũng chỉ là 1,304. Chỉ số lan tỏa của khu vực tư nhân về đầu tư tài sản cố định của thành phố Hồ Chí Minh cũng là cao nhất trong 8 vùng (1,25) tuy mức độ lan tỏa vẫn thấp hơn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước (1,25 so với 1,51). Một điều thú vị nữa là đối với đầu tư về tài sản lưu động trong cả 7 vùng đều

lan tỏa nhỏ hơn 1 thì thành phố Hồ Chí Minh vẫn cao hơn 1 khá nhiều.



Như vậy đứng ở góc độ kinh tế có thể xem thành phố Hồ Chí Minh là một vùng đặc biệt quan trọng là đầu kéo cả nền kinh tế Việt Nam phát triển. Nếu thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng chậm lại không chỉ ảnh hưởng trực tiếp một cách đơn thuân mang tính số học mà còn có những ảnh hưởng số nhân đến các vùng khác và cả nước trong những chu kỳ sản xuất sau./.

Description: https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif





Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Lương lãnh đạo quốc gia thế nào?

Lương lãnh đạo quốc gia thế nào?


Trong cuộc sống rất nhiều người muốn biết lương của những nhà lãnh đạo quốc gia mình và các nước khác là như thế nào?

Điều trên không hẳn là tò mò mà là nhu cầu được biết. Bởi khi làm việc và tiếp xúc xã hội, con người ta cũng muốn biết rằng người công dân như mình cũng như các đồng nghiệp của mình, khi làm tròn một việc, một nghề nào đó thì được "đài thọ" như thế, như thế?! Vậy một vị lãnh đạo quốc gia, người xếp ở vị trí cao nhất đất nước, cao nhất của xã hội, thì lương bậc của họ ra sao? Biết điều đó để thử liên hệ xem cái công việc đảm nhiệm và sự hưởng thụ của ai đó nó có xứng đáng, có tương xứng hay không?... Nhu cầu biết đó là chính đáng, chứ sao.

Dưới đây chủ blog tôi sưu tầm được các bậc lương đó (gọi thế vì cùng là nghề lãnh đạo quốc gia, có nước mức lương hưởng là cao, rất cao, có nước lại có mức lương chưa/không cao - dù rằng chắc chắc những mức đó luôn cao hơn nhiều mức của người dân thường.

Lạ nhất là lương cao nhất thế giới không phải là lương tổng thống nước Mỹ mà lại là lương của một quốc gia nhỏ thôi, đó là lương thủ tướng Singapore.

Mời bà con và bạn bè cùng đọc tham khảo.

Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh


------

   Lương bậc những người lãnh đạo quốc gia

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là lãnh đạo quốc gia có mức lương cao nhất thế giới, gấp khoảng 100 lần lương của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhà lãnh đạo của nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới.

Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,

Ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore, hiện là lãnh đạo quốc gia có mức lương cao nhất thế giới với khoảng 2,3 triệu USD mỗi năm, theo thống kê từ trang tin tài chính 24/7Wallst. Con số này lớn hơn 40 lần thu nhập của một người dân Singapore bình thường. (Ảnh: MCI)


Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Ông Lương Chấn Anh, trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, hiện nhận mức lương hàng năm là 530.000 USD, cao gấp gần 17 lần mức thu nhập trung bình của người dân Hong Kong. (Ảnh: SCMP)



Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận mức lương khoảng 527.000 USD mỗi năm. Ngoài ra, ông còn nhận thêm một khoản trợ cấp trị giá 50.000 USD nhưng phải sử dụng cho các mục đích chính trị. (Ảnh: White House).



Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Mức lương của Thủ tướng Canada Justin Trudeau là 333.000 USD. (Ảnh: Reuters).



Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nằm trong danh sách lãnh đạo có mức lương cao với 322.000 USD. (Ảnh: Reuters).


Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhận mức lương hơn 270.000 USD một năm. Con số này cao hơn 8 lần so với thu nhập hàng năm của một dân thường Nhật Bản. (Ảnh: Reuters).



Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhận mức lương hàng năm rơi vào khoảng 124.000 USD. Ông đứng thứ 11 trong danh sách các lãnh đạo có lương cao nhất ở châu Á, theo xếp hạng của trang Asian Ranking. (Ảnh: Reuters).



Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Thủ tướng Malaysia Najib Razak nhậm chức ngày 3/4/2009. Mức lương hàng năm của ông là 100.000 USD. (Ảnh: Hype).



Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha nhận mức lương 50.000 USD một năm. (Ảnh: Reuters).



Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Mức lương hàng năm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là 30.300 USD. (Ảnh: Reuters).



Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có một mức lương khiêm tốn. Ông hiện nhận hơn 1.800 USD một tháng, tương đương khoảng 22.000 USD một năm, sau khi được tăng 62% lương hồi đầu năm ngoái. Theo New York Times, ông Tập không đủ khả năng mua một căn hộ ở Bắc Kinh với mức lương này. (Ảnh: AFP).



Chênh lệch mức lương giữa các nhà lãnh đạo,
Cựu tổng thống Uruguay Jose Mujica được mệnh danh là tổng thống nghèo nhất thế giới khi chỉ nhận mức lương 12.000 USD một năm nhưng dùng tới 90% thu nhập để ủng hộ cho các tổ chức từ thiện. Ông Mujica lái một chiếc xe con bọ đã cũ của hãng Volkswagen. (Ảnh: Alchetron).



Theo Vnexpress

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Đáng kiếp thói tham lam



Đáng kiếp thói tham lam

Lòng tham của con người là tính xấu, rất xấu. Tham lam ở mức lớn, xâm phạm của công một khối lượng lớn thì chính là bè lũ quan lại tham nhũng. Tham nhũng thì ở thời nào, nước nào người ta cũng tìm mọi cách trừ khử tiêu diệt. 

Hiện giờ thực trạng trên xảy ra nhan nhản và gây nhức nhối, bức xúc trong các tầng lớp nhân dân. Nhà nước đang hô hào chống tham nhũng, nhưng xem ra khó. Vì nhiều lý lẽ. Nhưng nó không phải là chủ đề của bài này. Mà bài viết dưới đây chủ yếu nói về lòng tham thôi.


Ở Việt Nam trong những chuyện dân gian, cổ tích, ngụ ngôn… đều có những câu chuyện phê phán thói tham lam và nêu hậu quả của nó là kẻ tham bị trừng phạt. Nhưng đấy là lời răn, là ước vọng của quần chúng trước thói xấu, thứ suy đồi đạo đức này. Chứ buồn thay, lòng tham, cao hơn là tham nhũng, đâu có dễ dàng bị xã hội, bị con người ta “trừng trị” theo ý muốn đơn giản như vậy được?! Bởi cái thói này, tệ nạn này, nó thiên biến vạn hóa, nó né tránh, nó mưu mô để người lương thiện và bộ máy khó chống. Thậm chí nó còn câu kết với nhau để dễ bề “vô hiệu” những truy cản của xã hội, của các thế lực cầm quyền…


Thôi, xin quay lại chủ đề giới hạn là tham lam, là lòng tham của con người. Dưới đây xin giới thiệu một câu chuyện Trung Quốc cổ. Nội dung có phần na ná như câu chuyện kể về cây khế vàng ở Việt Nam…  Ngẫm người xưa ở đâu cũng vậy, sâu sắc và thâm thúy thật!


Vệ Nhi   


--------


Tham lam chính là thứ độc dược hại mình hại người đáng sợ nhất



Trên đời này, lòng tham chính là thứ độc dược đáng sợ nhất, nó có thể hủy hoại một cá nhân chỉ trong nháy mắt. Bởi vậy, con người nếu muốn tránh tai ương, nhất định phải thông tỏ được chữ “tham” này.




Trương tiên sinh và Lãnh Khiêm là đôi bạn thân. Trương tiên sinh dạy học ở một trường tư thục, thu nhập không nhiều, sống cuộc sống khá bần hàn.

Lãnh Khiêm là một phú ông, nhưng đối xử hòa nhã với mọi người, thích bố thí hành thiện. Trương tiên sinh trong lòng có chuyện gì, đều bộc bạch với Lãnh Khiêm.

Một hôm, Lãnh Khiêm đến thăm Trương tiên sinh, nhìn thấy Trương tiên sinh mặt mày ủ dột, bèn ôn tồn hỏi: “Huynh có tâm sự gì vậy? Có thể nói với tôi được không?”.

Trương tiên sinh lúng túng, lắc lắc đầu. Lãnh Khiêm nắm chặt tay của Trương tiên sinh: “Tôi thấy huynh mặt mày buồn bã, nhất định là có tâm sự gì rồi, không cần phải khách sáo, hãy cứ nói ra, biết đâu tôi có thể giúp được”.

Trương tiên sinh có được sự khích lệ của Lãnh Khiêm, liền lấy hết can đảm, nói nhỏ rằng: “Lúc nãy ra phố, nhìn thấy sạp trái cây có bán trái vải, nước miếng của tôi chảy không ngừng, nhưng mà, trong túi của tôi lúc đó lại không có lấy một đồng xu nào, thích ăn lắm nhưng chẳng có cách nào?”.
Lãnh Khiêm nghe thấy lời của Trương tiên sinh, lòng nghĩ ngợi một hồi, nói rằng: “Tôi có thể mời huynh ăn trái vải, huynh hãy đi chuẩn bị cho tôi một cái chậu sạch và một tấm vải”.

Trương tiên sinh đã chuẩn bị xong xuôi, Lãnh Khiêm liền đặt cái chậu lên trên bàn, lấy tấm vải đậy cái chậu lại. Lãnh Khiêm nhắm nghiền mắt lại, trong miệng niệm câu chú, niệm được một hồi, kéo tấm vải ra, quả nhiên trong chậu đã đựng đầy trái vải vừa đỏ vừa lớn.

Lãnh Khiêm nói: “Huynh ăn đi!”.

Trương tiên sinh giống như có được báu vật, liền bóc lấy một trái bỏ vào miệng. “Oa! Thật sự rất thơm ngon!”. Trương tiên sinh ăn luôn miệng hết trái này đến trái khác, trong lòng nghĩ thầm: “Nếu như đã có thể biến ra trái vải, vậy thì nhất định còn có thể biến ra những thứ khác nữa”.

Trương tiên sinh ăn hết trải vải xong, lấy giọng điệu thảm thiết nói với Lãnh Khiêm rằng: “Lãnh Khiêm, huynh đã có thể biến ra được nhiều trái vải ngon miệng như vậy, vậy thì nhất định có thể biến ra ngân lượng được chứ! Bây giờ tôi thật sự khổ đến chịu hết nổi rồi, mong huynh hãy biến chút ngân lượng tặng cho tôi được không!”.

Lãnh Khiêm không nỡ từ chối lời thỉnh cầu của Trương tiên sinh, bèn nói: “Được thôi! Được thôi!”
Lãnh Khiêm nói tiếp rằng: “Đời trước, huynh cũng từng là một đại phú ông, nhưng bởi quá tham lam, đã dùng hết rất nhiều thứ, rất nhiều cơ hội mà ông trời ban cho, vậy nên đời này mới chuyển sinh thành người nghèo khổ, nhưng mà, nếu như huynh có thể không khởi tâm tham lam nữa, tôi có thể giúp đỡ giúp đỡ huynh một chút”.

Trương tiên sinh chỉ tay lên trời thề rằng: “Tôi nhất định sẽ không làm kẻ tham lam nữa”.

Lãnh Khiêm nhắc nhở Trương tiên sinh rằng: “Tuyệt đối không được có niệm đầu tham lam. Nếu như huynh có niệm đầu tham lam, nhất định sẽ gặp phải báo ứng càng nghèo khổ hơn, thậm chí còn có thể liên lụy đến tôi nữa”.

Trương tiên sinh năm lần bảy lượt bày tỏ với Lãnh Khiêm rằng: “Tôi nhất định sẽ không có niệm đầu tham lam”.


“Được rồi, vậy tôi sẽ giúp huynh”.Description: http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg

Lãnh Khiêm cầm bút, vẽ một cánh cửa lên trên bức tường, rồi nói với Trương tiên sinh rằng:“Mở cánh cửa này ra, sẽ nhìn thấy rất nhiều ngân lượng. Những lúc huynh cần tiền tiêu xài, hãy lấy phần mà huynh cần dùng đến, tuyệt đối không được lấy quá nhiều. Nếu như làm đúng theo như lời tôi dặn, đời này kiếp này huynh sẽ không phải lâm cảnh túng thiếu. Còn nếu như huynh không nghe lời của tôi, lấy quá nhiều vàng bạc, nhất định sẽ rước lấy phiền phức”.

Lãnh Khiêm căn dặn thêm mấy lần nữa, Trương tiên sinh đều hứa rằng bản thân sẽ không khởi tâm tham lam, Lãnh Khiêm mới yên tâm trở về.Description: http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg

Lãnh Khiêm vừa mới đi khỏi, Trương tiên sinh hiếu kỳ đẩy cánh cửa ra, quả nhiên đập vào mắt Trương tiên sinh là vô số vàng thỏi, chói lòa cả mắt.

“A! Sao lại có nhiều vàng đến như vậy nhỉ! Mình phải lấy thêm một chút mới được!”.

Trương tiên sinh liền quên mất lời dặn của Lãnh Khiêm, nhét đầy số vàng vào trong túi quần túi áo, vô số vàng bạc khiến cho Trương tiên sinh nhìn mụ mẫm cả đầu óc. Vàng thỏi càng nặng ông càng cầm càng thấy thích thú.

Túi quần nhét đầy rồi, liền cởi áo ra bọc lấy số vàng, ngay lúc đang muốn rời khỏi, trong cửa có người la lên: “Có trộm! Có trộm!”.

Trương tiên sinh hoảng hốt bỏ số vàng lại, ba chân bốn cẳng bỏ chạy, nhưng đã quá muộn, quan sai đã đuổi theo kịp, bắt lấy Trương tiên sinh.

Quan huyện quát mắng Trương tiên sinh: “Quan khố canh phòng nghiêm ngặt, nhà ngươi làm sao có thể lén lén vào được”.

Trương tiên sinh vừa nghe nói là ngân khố của quốc gia, sợ đến mất cả hồn vía, thế là liền thành thật nói ra tiên thuật của Lãnh Khiêm. Quan huyện liền hạ lệnh cho sai nha bắt Lãnh Khiêm đến.
Lãnh Khiêm nhìn thấy có sai nha đến nhà, đoán chắc rằng Trương tiên sinh đã gây họa, liên lụy bản thân mình, ông phục tùng đi theo sai nha về nha môn.

Đến ngoài cửa nha môn, Lãnh Khiêm nói với sai nha rằng: “Có thể cho tôi xin một ly nước không?”.

Sai nha rất kính trọng Lãnh Khiêm, nói: “Để tiểu nhân đi lấy trà”.

Sai nha bưng đến một ấm nước và cái ly, rót cho Lãnh Khiêm một ly trà.

Lãnh Khiêm đưa tay đón lấy ly trà, cảm ơn nha dịch, uống lấy một ngụm, rồi “bụp” một tiếng, Lãnh Khiêm không thấy đâu nữa.

Sai nha ngơ ngác nhìn đông ngó tây, tìm kiếm khắp nơi cũng tìm không thấy Lãnh Khiêm, hoảng hốt kêu lên rằng: “Lãnh tiên sinh, ông ở đâu vậy!”.

Có âm thanh từ trong ấm trà vọng ra: “Tôi ở trong ấm trà này, xin hãy mang ấm trà này đi gặp quan huyện!”.

Nha dịch không biết làm sao bất đắc dĩ cầm ấm trà đến trước mặt tâu rõ với với quan huyện.

Quan huyện đặt ấm trà trên bàn, nghiêm túc kêu lên: “Lãnh Khiêm, ông hãy mau ra đây đi!”.

Lãnh Khiêm trả lời rằng: “Tôi đã phạm tội, không còn mặt mũi nào để gặp quan huyện”.

Quan huyện tức giận, quăng ngay ấm trà xuống sàn, “xoảng” một tiếng, ấm trà vỡ nát. Điều kỳ lạ là mỗi một mảnh vụn lại một Lãnh Khiêm, quan huyện càng tức giận hơn, nói: “Người đâu! Hãy đem những mảnh vụn này bỏ vào trong cối xay nghiền nát chúng thành bột cho ta”.

Khi những mảnh vỡ nghiền thành bột vụn, bỗng dưng số bột đó bay lên không trung, trên bầu trời xuất hiện một con hạc trắng, người đang cưỡi trên lưng con hạc lại chính là Lãnh Khiêm.
Lãnh Khiêm nói: “Ài! Lòng tham, quả thật là thứ quá đáng sợ!”. Lãnh Khiêm nói xong, bay thẳng lên trên trời, không ai nhìn thấy ông đâu nữa.

Trương tiên sinh bởi ăn trộm quốc khố, bị đưa ra xét xử, hối hận cũng đã muộn rồi!.

Theo Tinhhoa




  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...