Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Nhiều lãnh đạo thành củi, vào lò ### Do đâu?

Nhiều lãnh đạo thành củi, vào lò ### Do đâu?

Đi ngược chiều từ hạng quan chức cấp thấp cho đến các quan chức ở cấp cao hơn. Theo chiều đó để thấy những lỗ hổng của công việc nhân sự cứ luôn bảo rằng quan trọng, rằng quyết định nhất mà trong thực hiện người ta lại buông lỏng, thậm chí là buông xuôi cẩu thả. Có vậy thì mới để lọt những vai vế lãnh đạo các cấp độ mắc sai lầm khuyết điểm, và nghiêm trọng hơn là phạm tội.

+ Hãy thử đi từ một nhà chuyên môn nhưng có quyền, là ông Nguyễn Quốc Anh. Ông Anh nguyên GĐ bênh viện Bạch Mai, là Thày thuốc nhân dân, là Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Ông này còn là Phó GS, tiến sĩ, là một thủ lĩnh quản lý lớn, đứng đầu một bệnh viện tầm quốc gia, một trong mấy địa chỉ khám chữa bênh nổi tiếng nhất trong cả nước. Ấy thế mà ông can dự một vụ nâng khống giá mua 1 thiết bị y tế từ 7,4 tỉ đồng lên 39 tỉ đồng để ăn chia. Sự nâng khống này khiến mỗi bệnh nhân sử dụng thiết bị này phải trả thêm mỗi ca dùng là 19 triệu đồng (thay vì chỉ trả có 4 triệu, giờ phải trả tăng lên 23 triệu).
+ Chuyển sang một vị quan to hơn, ông giữ vai thông tin, tuyên huấn đắc lực một thời dài nhưng "đã qua củi mà vào lò rồi" (đẫ đi tù). Đó là ông Trương Minh Tuấn, ông ngồi tới chức trung ương ủy viên, bộ trưởng. Ở các cương vị lãnh đạo, ông Tuấn rất mẫn cán, từng nhiều năm đăng đàn, viết sách răn dạy bàn dân thiên hạ (trực tiếp nhất ông Tuấn hướng vào giới cầm bút làm truyền thông) toàn dạy điều hay lẽ phải, nào là mọi người phải tu dưỡng đạo đức, không được "tự diễn biến, thoái hóa biến chất". Nhưng rồi thực tế lòi ra là chính ông ta là kẻ vi phạm, là kẻ diễn biến, biến chất tệ hại nhất. Đúng là lẻo mép, đạo đức giả.
+ Còn trường hợp thứ 3 này mới sơ sơ là củi thôi, đó là ông Nguyễn Đức Chung. Đương nhiên ông Chung còn phải qua điều tra, rồi xét xử thì mới biết ông có phạm tội hay không. Tuy nhiên lý do phải bắt tạm giam là ông Chung bị tố giác chiếm đoạt bí mật quốc gia; ông còn có biểu hiện che chắn sân sau cho Cty Nhật Cường đã bị điều tra hình sự, bị truy tố; ông Chung còn sử dụng chức quyền đang có của mình vụ lợi cho người thân và gia đình riêng... Ông Nguyễn Đức Chung là một ông quan lớn, qua quy hoạch, sắp xếp thăng tiến vù vù, chỉ từ một chiến sĩ công an điều tra thường tiến lên trưởng phòng, rồi trưởng sở, sau đó vọt lên chức đô trưởng một thành phố quan trong nhất đất nước là Hà Nội.
Tôi chỉ xin dừng ở đây, nói đến các cấp lãnh đạo bậc này thôi (ủy viên trung ương Đảng, bộ trưởng, chủ tịch thành phố lớn) chứ đã "thành củi, vào lò" rồi còn có cả cấp cao hơn, là nguyên UV bộ chính trị như ông Đinh La Thăng đã ra tòa, vào tù rồi chẳng hạn.
Chỉ qua 3 vụ việc cụ thể trên đã thấy công tác xem xét đề bạt cất nhắc luôn bảo là "rất chặt chẽ, đúng quy trình" thì sao để lọt những vị quan chức có máu mặt như vậy vào ghế lãnh đạo cao cấp?
Ai nắm cơ quan chức năng hoặc ở cấp lãnh đạo cao hơn đều nói rằng, tất cả họ (3 nhân vật nêu trên) đều qua các cấp ủy, cấp lãnh đạo thấp đến cao mới tiến tới được một cấp tạm là "chóp bu" như vậy (đứng đầu bệnh viện lớn, một thành phố lớn, một bộ ngành quan trọng). Tức là họ được bổ nhiệm đúng quy trình. Bởi trong quá trình cất nhắc họ đều được tổ chức đảng, các cấp chính quyền soi chiếu kỹ nhân thân, đưa ra bình bầu, bỏ phiếu tín nhiệm. Rồi hồ sơ bổ nhiệm chắc chắn đều dày đặc lời phê và chữ ký cấp trên của họ đồng tình, ủng hộ. Thế bây giờ những người được bổ nhiệm bị phát giác, bị điều tra, bị nghi vấn là tham ô tham nhũng, bị chịu trách nhiệm về quản lý điều hành sai sót, gây hậu quả nghiêm trọng.
Lỗi tày đình này là tại ai đây? Đương nhiên 3 nhân sự nêu tên trên đây phải chịu trách nhiệm cá nhân, họ phải trả lời trước pháp luật.
Nhưng câu hỏi "tại ai đây" ở trên cần một câu trả lời trực diện và thẳng thắn hơn.
Phải chăng có một lỗ hổng lớn trong công tác tổ chức nhân sự, trong cách xét đoán đánh giá con người, đánh giá cán bộ.
Và suy cho cùng đây chính là cơ chế có vấn đề. Chỉ có thay đổi cái cơ chế đã đẻ ra các quy trình lựa chọn con người, rồi xem xét, đề bạt cán bộ lãnh đạo đã không đúng, không sát hợp thì mới mong lựa chọn được được lớp cán bộ lãnh đạo phù hợp với tình hình và đòi hỏi mới của đất nước.
Nếu không thì lại có thêm những quan chức mới thành củi và vào lò.

Vinh Nguyen Van/Nguyễn Vĩnh

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Nước Mỹ năm 2020 là một năm "đầy biến động và kịch tính"

 

 Nước Mỹ năm 2020 là một năm "đầy biến động và kịch tính"

Không có năm nào lắm biến động với nước Mỹ như năm 2020 (mà các nước khác trên thế giới cũng gần như vậy). Đại dịc Covid-19 làm thay đổi trên toàn cầu. Tuy nhiên với một quốc gia lớn rộng, kinh tế và mọi lĩnh vực phát triển như nước Mỹ, tác động của Covid đối với đất nước này càng mạnh mẽ hơn, tính “tàn phá” của nó càng lớn rộng hơn, nhất là số lượng người Mỹ bị lây nhiễm và số người tử vong trong đợt dịch Covid xếp hàng lớn nhất thế giới.

Xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Lê Diễn Đức. à> xin phep[s tác giả bài viết đưa lên đây để nhiều người cùng đọc, tham khảo.

Vinh Nguyen Van

------ 

NGUYÊN VĂN BÀI VIẾT DƯỚI ĐÂY:

Đúng là đại dịch Coronaviru bùng phát giữa lúc các thành quả về kinh tế của Tổng thống Donald Trump đạt được những con số ngoạn mục, đạt mức kỷ lục qua nhiều thập niên, về công ăn việc làm, thất nghiệp thấp, thị trường chứng khoan tăng trưởng, giảm thiểu sự khuynh đảo của hàng hoá Trung Quốc trên thị trường Mỹ...

Đại dịch Coronavirus giam hãm nền kinh tế Mỹ, thất nghiệp tăng, sản xuất, dịch vụ suy yếu, càng gây thêm căng thẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3 tháng 11 năm 2020 mà ông Donald Trump đang chạy đua với đối thủ Dân Chủ Joe Biden.

Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc, phản đối cảnh sát làm chết một tay da đen có bề dày tội phạm, trở thành các cuộc bạo loạn, vô chính phủ, đốt phá, cướp của, thậm chí làm chết người vô tội, tại một số thành phố do đảng Dân Chủ kiểm soát.

 

+ Giới bình luận từng viết rằng, bộ phim về nước Mỹ mà chúng ta xem năm 2020 này còn hấp dẫn hơn nhiều lần những phim ăn khách nhất của Hollywood!

 

Rồi bà Thẩm phán Tối cao Pháp viện Ruth Bader Ginsburg qua đời, tạo ra một chỗ trống quyền lực cần được lấp đầy ngay 2 tháng trước ngày Tổng thống kết thúc nhiệm kỳ.

Theo Hiến pháp Mỹ, cao nhất Tổng thống cũng chỉ giữ chức vụ hai nhiệm kỳ, 8 năm. Tổng thống có thể có tư tưởng, chính sách riêng, làm ảnh hưởng sâu sắc đời sống của người Mỹ, nhưng quyền lực Tổng thống không vô hạn. Tổng thống bị Hạ viện, Thượng Viện và quan trọng nhất là gọng kềm Tư pháp khống chế. Muốn thông qua một điều luật phải đươc cả hai viện của quốc hội đồng ý. Còn nếu Tổng thống vận dụng các sắc lệnh hành pháp thì sẽ bị phe đối lập, các hội doàn xã hội chống đối, kiện tụng.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, dường như mọi sắc lệnh mà ông đưa ra đều bị phe Dân Chủ thưa kiện, ngăn chặn.

Trong thành phần của Tối cao Pháp viện, sau khi 2 thẩm phán Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, tỷ lệ của các thẩm phán do Tổng thống Cộng Hoà chỉ định so với các thẩm phán do các tổng thống Dân Chủ chỉ định là 5-4. Chính nhờ yếu tố này mà hầu hết trong các vụ kiện, toà cấp dưới ra phán quyết bất lợi cho ông về các hồ sơ di dân, xây tường biên giới..., nhưng khi khiếu nại lên Tối Cao Pháp viện, ông đều giành phần thắng. Điều này cho thấy tổng thống Mỹ không hề dễ dàng thực hiện chương trình hành động, và Tối cao Pháp viện có vai trò quan trọng như thế nào.

Tuy nhiên trong một số hồ sơ gần đây, Thẩm phán Chánh án John Roberts, người được Tổng thống George W. Bsush bổ nhiệm, lại nghiêng về phía các thẩm phán Dân Chủ, khiến kết quả bất lợi cho Tổng thống Trump, ví dụ trong các hồ sơ DACA, tái xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone hay bạch hoá tờ khai thuế trong 10 năm của Trump cho công tố viên New York...

Tương quan lực lượng sau cái chết của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg trở thành 5-3 nghiêng về phía Cộng Hoà. Nếu thêm một thẩm phán do Tổng thống Trump bổ nhiệm nữa sẽ là 6-3. Và như vậy, nếu có kiện tụng, kể cả trường hợp có một thẩm phán Cộng Hoà không ủng hộ, thì phần thắng vẫn thuộc thuộc phe Cộng Hoà.

Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tối cao Pháp viện là trọn đời, các phán quyết của họ có ảnh hưởng đến nước Mỹ không chỉ vài năm như của một ông Tổng thống mà là nhiều thập niên, nếu không nói là nhiều thế hệ!

Tối cao Pháp viện vì thế quan trọng còn hơn cả tổng thống. Bất cứ phe nào cũng muốn có một quan toà ủng hộ các chương trình của đảng mình, tổng thống mình, vì phán quyết của Tối cao Pháp viện là cuối cùng, không thể khiếu nại.

Không có bất kỳ quy định nào của híến pháp ngăn chặn tổng thống bổ nhiệm thẩm phán Tối cao Pháp viện khi đamg cầm quyền. Cho nên, Tổng thống Trump không thể bỏ lỡ cơ hội trời cho! Và vì việc bổ nhiệm cần được Thượng viện chuẩn thuận và đảng Cộng Hoà đang giữ đa số (53-47) là một điều kiện có một không hai. Đây là lợi ích quyền lực, ý thức hệ thực sự, không chỉ với ông Trump (nếu ông đắc cử và tiếp tục làm tổng thống) mà là với đảng Cộng Hoà.

Như tôi đã phân tích ở bài trước, Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski (Alaska) và Thượng nghị sĩ Susan Collins (Maine) hôm Chủ nhật đã công khai phản đối việc bỏ phiếu cho ứng cử viên mới của Tối cao Pháp viện trước cuộc bầu cử tháng 11.

Bà Murkowski và bà Colins hiện đang đối mặt với một cuộc chiến tái tranh cử cam go trong kỳ bầu cử này và họ đang gặp nhiều bất lợi hơn các đối thủ Dân Chủ, theo thăm dò dư luận. Động thái của họ cho thấy họ muốn chứng tỏ cho cử tri thấy họ là những thượng nghị sĩ công bằng, khách quan. Nhưng thực chất họ vì cái ghế của họ hơn là vì quyền lợi của đảng Cộng Hoà. Hành động của họ có khi ''lợi bất cập hại'', vì họ có thể mất thêm lá phiếu của những người ủng hộ đảng Cộng Hoa.

Các đảng viên Cộng Hòa ở Thượng viện chỉ cần 51 phiếu để xác nhận một thẩm phán mới. Hiện tại họ có 53 Thượng nghị sĩ, có nghĩa là họ chỉ có thể mất 3. Trong trường hợp mất 3, tỷ lệ sẽ là 50-50 và lá phiếu của Phó Tổng thống Mike Pence sẽ phá vỡ thế cân bằng.

Về phía đảng Dân Chủ, một số thành viên chủ chốt đã tuyên bố ''trả thù'' nếu một thẩm phán mới của Tối cao Pháp viện được đề cử. Không biết họ sẽ trả thù như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn, tiến trình xác nhận của Thượng viện sẽ rât sôi động và nảy lửa với những mưu ma chước quỷ của phe Dân Chủ.

Các ủng hộ viên Dân Chủ đang vây quanh nhà ở của ông Mitch McConnell, lãnh dạo đa số Thượng viện, với những biểu ngữ khiêu khích, chửi rủa.

Nhưng phe Dân Chủ sẽ thua cuộc và nếu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử nữa, thì nước Mỹ không biết có loạn hay không? Đừng nói dân chủ là biết chấp nhận thua!

Bộ phim về nước Mỹ mà chúng ta xem năm 2020 này còn hấp dẫn hơn nhiều lần những phim ăn khách nhất của Hollywood!

Bài của Lê Diễn Đức

 

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

 Biển Đông, mối quan tâm của nhiều quốc gia 

Nhiều năm trước đây TQ luôn muốn vấn đề Biển Đông chỉ giải quyết với từng nước ĐNÁ (song phương). Họ rất ngại các cuộc thương lượng, đàm phán đa phương. Gần đây thái độ của các nước ĐNÁ đã thay đổi, đặc biệt là những nước “có quyền lợi” biển đảo như Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei (đương nhiên có VN chúng ta nữa). Vì lẽ này TQ phải ở thế “buộc” phải chấp nhận chứ hoàn toàn họ không muốn. 

Về Mỹ họ có thái độ quyết liệt, phản đối TQ độc chieweems Biển Đông và đòi tự do hàng hải trên vùng biển rộng lớn này. Từ khi ông Donald Trump ngồi vào Nhà Trắng, Mỹ liên tiếp điều chiến hạm và hàng không mẫu hạm (có lúc tới 3 chiếc) đến vùng biển này khiến Bắc Kinh vô cùng tức tối mà không làm được gì vì hành động trên của Mỹ là phù hợp với luật pháp quốc tế. Ít lâu nay Mỹ công khai tuyên bố “không công nhận” các yêu sách về biển đảo ở khu vực này (đường 9 đoạn). Lập trường này khiến TQ hết sức tức tối. 

Nay không những chỉ các nước ĐN Á “quan tâm” đến Biển Đông mà cả các nước bên châu Âu  cũng quan tâm đến Biển Đông và coi tự do hàng hải là quyền lợi hợp pháp của các quốc gia châu Âu.      

  Dưới đây là một bài viết trên đài RFA về chủ đề này. 

Vinh Nguyen Van g-th 

------

Cuộc chiến công hàm: Biển Đông không còn là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc

Ngày 16/9/2020, Anh, Pháp, Đức cùng lúc gửi công hàm riêng nhưng thể hiện quan điểm chung về vấn đề Biển Đông lên Liên hợp quốc, trong đó có các nội dung:

- Nhắc lại tính bao quát và thống nhất của UNCLOS trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động trên các biển và đại dương.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do biển cả không bị cản trở đã nêu rõ trong UNCLOS, bao gồm tự do hàng hải, hàng không và qua lại vô hại, trong đó có Biển Đông.
 

- Nhấn mạnh các điều kiện cụ thể và đầy đủ về việc áp dụng đường cơ sở thẳng, đường cơ sở quần đảo được nêu rõ tại Phần II và Phần IV của UNCLOS. Do đó, không hề có cơ sở pháp lý nào để các quốc gia có thể coi các thực thể trên biển hoặc quần đảo là một thể thống nhất mà không dựa vào các điều khoản liên quan tại Phần II của UNCLOS hoặc sử dụng các điều khoản tại Phần IV chỉ áp dụng với các quốc gia quần đảo.

- Nhấn mạnh rằng các “quyền lịch sử: ở Biển Đông không tuân theo luật pháp quốc tế, UNCLOS, và nhắc lại rằng Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 đã chứng minh điều này.

- Các tranh chấp tại Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của UNCLOS.

- Anh, Pháp, Đức giữ lập trường trung tập đối với các tranh chấp tại Biển Đông.

- Công hàm này thể hiện lập trường pháp lý từ lâu của Anh, Pháp, Đức.

- Với tư cách là các quốc gia thành viên của UNCLOS, Pháp, Đức và Anh sẽ tiếp tục thực thi các quyền tự do và quyền khác của mình theo UNCLOS và đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác tại khu vực như đã ghi rõ tại Công ước.


Bắt đầu từ việc Malaysia đệ trình Báo cáo về thềm lục địa của họ đối với Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (Viết tắt tiếng Anh là CLCS) trên khu vực Bắc Biển Đông vào ngày 12/12/2019. Ngay trong ngày hôm đó, Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối đệ trình này của Malaysia. Sau đó, lần lượt Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia cùng gửi công hàm phản đối các lập luận của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cũng gửi công hàm đáp trả các quốc gia này và khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Ngày 1/6/2020, Hoa Kỳ cũng gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc, qua đó chỉ trích và phản đối các yêu sách đi ngược lại với luật quốc tế và Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Ngày 23/7/2020, Australia cũng gửi một công hàm phản đối các luận điệu sai trái của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên biển Đông.

Ngoài ra, ngày 13/7/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã ban hành một Bản Tuyên bố về lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách trên biển Đông, trong đó tập trung chỉ trích các yêu sách phi lý và trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng đã đưa ra danh sách 24 doanh nghiệp Trung Quốc bị trừng phạt do liên quan đến hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo trên biển Đông.


Ngày 3/9/2020, Vương Quốc Anh cũng cho ra một bản tuyên bố về các vấn đề pháp lý phát sinh trong vấn đề biển Đông, trong đó cũng tập trung chỉ trích Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS và Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề biển Đông.
Ý nghĩa của công hàm nhóm ba nước Châu Âu

Với việc cùng lúc 3 quốc gia châu Âu cùng lên tiếng về vấn đề này, thể hiện các ý nghĩa sau:

- Vấn đề biển Đông đã không chỉ đơn thuần là vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc mà còn là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, bởi vì tầm quan trọng của biển Đông đối với an ninh và sự phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Việc Hoa Kỳ, Australia và Anh, Pháp, Đức cùng gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để tỏ thái độ là minh chứng rõ ràng cho điều đó.
 

- Nội dung các công hàm của tất cả các quốc gia kể trên gửi tới Liên Hợp Quốc đều có chung một số nội dung, bao gồm: i) Thứ nhất, chỉ trích và lên án các yêu sách phi lý của Trung Quốc, trong đó có “đường lưỡi bò” đi ngược lại với luật pháp quốc tế và UNCLOS; ii) Thứ hai, khẳng định UNCLOS là văn bản pháp lý quan trọng, đóng vai trò nền tảng để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS, cho nên phải có nghĩa vụ tuân thủ UNCLOS; iii) Khẳng định Phán quyết của Toà Trọng tài năm 2016 là một phần quan trọng của luật pháp quốc tế và UNCLOS, cho nên, Trung Quốc cần phải tôn trọng Phán quyết này; iv) Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp trên biển Đông không làm thay đổi bản chất thật sự của nó là các “bãi lúc nổi lúc chìm” hoặc “đá", chứ không phải là “đảo” để có thể có các vùng biển kèm theo như Trung Quốc thường rêu rao. Điều này cho thấy bản chất phi lý trong các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông, cho dù Trung Quốc muốn lấp liếm sự thật.

- Các công hàm này đều là các văn bản chính thức được gửi lên Liên Hợp Quốc và tất cả các thành viên, cho nên mang tính pháp lý cao nhất và rõ ràng nhất. Trung Quốc khó mà biện giải cho các sự phản đối này.

- Trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc đang nối lại các cuộc đàm phán về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) vào tháng 11 sắp tới. Các bản công hàm mang tính pháp lý mạnh mẽ này sẽ giúp cho ASEAN và Việt Nam - nước Chủ tịch ASEAN năm nay, có thể vận dụng trong việc yêu cầu các bên tham gia tuân thủ UNCLOS và Phán quyết năm 2016 như một phần của luật biển quốc tế. Từ đó có thể cho ra đời một COC mang tính ràng buộc pháp lý, hiệu quả và thực tiễn trong việc ngăn ngừa việc nguy cơ xung đột gia tăng trên khu vực biển Đông.
 

Bài của Hoàng Sa trên trang RFA

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...