Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Nhớ cụ Hồ và...

Nhớ cụ Hồ và...

Năm 1964, vào thời điểm cuộc kháng chiến cứu nước ở miền Nam đang hồi gay go ác liệt: quân Mỹ đổ bộ ngày càng nhiều quân cùng với vũ khí hiện đại vào các chiến trường trong đó; còn ở miền Bắc đã cận kề một cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân với hải quân Mỹ ở Hạm đội 7 yểm trợ đắc lực, cụ Hồ Chí Minh một mặt chỉ đạo công cuộc KC ở MN và vẫn lãnh đạo nhân dân MB kiến quốc, sẵn sàng chiến đấu (tới 5/8 năm đó Mỹ mới gây hấn ở Vịnh Bắc Bộ). Cảnh ngộ như vậy cụ Hồ của chúng ta vẫn rất "ung dung tự tại" - như chính báo chí nước ngoài đã phản ánh như vậy.


Nhà tranh nứa lá, bàn ghép từ mấy thân cây rừng ... mà cụ Hồ vẫn ung dung tự tại, cần mẫn hằng ngày với các công việc của một vị thủ lĩnh kháng chiến 9 năm xưa.

Trong cả loạt những cuộc phỏng vấn báo viết hoặc phỏng vấn ghi hình cụ Hồ dành cho các nhà báo nước ngoài, nổi bật nhất là cuộc phỏng vấn của một nữ ký giả Pháp. Thời điểm đó là khoảng đầu tháng 6/1964 tại Hà Nội. Buổi ghi hình chắc bằng phim nhựa hồi đó, hình ảnh cụ Hồ trả lời điềm đạm mà không quên dỉ dỏm khi cần làm cô phóng viên Pháp hất sức phấn chấn đặt ra những câu hỏi. Cụ lại trực tiếp trả lời cô phóng viên bằng chính thứ tiếng mẹ đẻ của cô, không hề có phiên dịch.

Cụ Hồ và ông Võ Nguyên Giáp (đứng thứ ba và thứ năm từ trái qua) chụp ảnh với những người bạn Mỹ. Chỉ huy đội Hươu của OSS là Allison Thomas (đứng thứ tư từ trái qua) - Ảnh tư liệu

Phải nói với bất cứ một phóng viên nào tác nghiệp, khi gặp được một trường hợp tương tự - phỏng vấn một vị lãnh tụ nước ngoài nói thẳng với mình ngôn ngữ nước mình để làm việc - thì đúng là một may mắn, một ưu đãi, thậm chí là một "phần thưởng", vì nó giúp cho họ chủ động rất nhiều trong tác nghiệp. Cũng là cơ hội giúp cho họ đưa ra được những câu hỏi tự nhiên thoải mái bởi môi trường dễ chịu không bị ngăn cách mà một hàng rào ngôn ngữ thường ngáng trở.

Hôm nay, 47 năm đã trôi qua, nhớ đến cụ Hồ khi nghe và xem đoạn phim trên, chúng ta càng thêm kính phục và thương nhớ cụ Hồ hơn. Không phải chỉ là chuyện cụ Hồ nói được thành thạo tiếng nước ngoài mà cái chính là nội dung của các câu trả lời phỏng vấn trước các phóng viên phương Tây. Họ hỏi nhiều câu hóc búa, có khi chẳng ngại đặt ra các vấn đề như "giăng bẫy"... Cụ Hồ vượt qua tất cả, đôi khi chen sự hài hước và châm biếm, dỉ dỏm mà cũng rất lịch thiệp lịch sự, trong đó thấm đượm cái phông hiểu biết nền văn hóa của Tây phương một cách nhuần nhuyễn.


Như vậy càng làm chúng ta phải nghĩ và so sánh đến nhiều lượt các vị lãnh đạo cao cấp nhất của chúng ta sau cụ Hồ từ rất lâu nay... Thấy chẳng có được một vị nào làm theo, học theo như cụ Hồ đã làm và học cả. Nên nhớ là cụ Hồ tự học cả đấy. Học trong đời sống rất nhiều - trong đó tự học, nắm vững tới mấy sinh ngữ quan trọng để tiện giao tiếp với bạn bè quốc tế - chứ đâu cụ được đến trường lớp và bằng cấp gì... Những sự thật hiển nhiên như vậy càng làm cho các thế hệ sau này chúng ta đang sống lòng chạnh buồn. Tiếc nhớ một thời đã qua khi đất nước còn cụ Hồ. Khi ấy hình như mọi sự mọi chuyện người dân Việt ở đâu cũng vậy, cảm thấy yên lòng và tin tưởng nơi bản lĩnh của một vị đáng mặt thủ lĩnh. Đúng là tư cách thủ lĩnh ở rất nhiều phương diện như đã có của cụ Hồ Chí Minh.

Viết nhiều về việc này thiết nghĩ cũng chẳng cần nữa, xin mời chúng ta hãy cùng mở xem và nghe chính từ cuộc phỏng vấn trên tại đường Link dưới đây và rút ra các kết luận cho riêng mình về một vị lãnh tụ:

http://www.youtube.com/watch?v=onhVOcVGHds&feature=player_detailpage

NGUYỄN VĨNH

1 nhận xét:

Thợ cạo nói...

Cụ thật bản lĩnh, giới bloggers khoái nhất câu cuối JAMAIS - Không bao giờ!

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...