Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Nhẹ lòng

Nhẹ lòng

Một cái tin lướt thấy đăng trên trang điện tử Báo Tiền Phong hôm nay (24/4) làm những người đọc ở lứa tuổi chúng tôi thấy nhẹ lòng. Nói đến lứa tuổi cũng không phải là phân biệt gì. Nhưng phải công nhận, với người đã già hay chớm già là rất hay nhớ về quá khứ. Ai quên hay ít nhớ vềnhững “ngày xưa” ấy là mình đã không thích, là dễ bực dọc và trách cứ rồi… Khổ thế, nhưng thông cảm nha, hãy cảm thông cho các ông/bà già chúng tôi.

Ảnh dưới: Lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo về quần đảo Trường Sa (ngày 22/4/2011 do TWMTTQVN và Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam tổ chức)

Hồi còn đi làm, nhận được tờ giấy mời của ủy ban xã về viếng nghĩa trang liệt sĩ ở quê hương nhân năm hết tết đến, hoặc vào dịp 27/7, tôi thường ủy cho cô em ruột dạy học ở quê đi thay. Đến khi có tuổi lên là không bỏ buổi nào nữa, dù có phải nghỉ một ngày đi làm cũng cố chạy xe về quê để tự mình có mặt. Nhu cầu từ lương tri mách bảo như thế. Như để chính mình được nhìn thấy nấm mộ và thắp một nén hương cho chú em trai hy sinh. Chú ngã xuống gần 40 năm rồi, trên chiến trường Nam Bộ, xương cốt đâu đã tìm thấy, nhưng nấm mộ kia nơi nghĩa trang liệt sĩ quê nhà vẫn là vết sẹo khắc sâu trong tâm khảm mấy anh em gia đình chúng tôi. Nó níu kéo nhắc nhở lớp người sống chúng tôi hôm nay không bao giờ được lãng quên mà mắc tội. Một cá nhân, một gia đình đã thế thì một đất nước, một dân tộc đương nhiên càng phải như vậy. Đơn giản bởi đó là đạo nghĩa ở đời.

… Trên kia tôi viết “ai quên hay ít nhớ” là một câu chuyện có thật. Nhớ đầu năm 1988, hải quân Trung Quốc với lực lượng áp đảo, khai hỏa đánh chiếm các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, giết hại 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam mình tại đảo Gạc Ma. Các anh đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đảo vào ngày 14/3/1988, nhưng đúng dịp 23 năm hơn một tháng trước không thấy báo chí ta nhắc nhở gì. Hay là nhắc đến thì cũng thưa thớt vắng vẻ lắm. Trong khi các trang mạng cá nhân và blog - chưa kể các báo, các hãng thông tấn và đài đóm nước ngoài – thì đều tràn đầy tin tức, bình luận về sự kiện xâm lăng đẫm máu đó của phía Trung Quốc. Nghĩ mà thấy tủi phận cho các chiến sĩ – liệt sĩ ta… Bất giác nhớ tới dịp 30 năm cuộc xâm lăng 6 tỉnh biên giới của Trung Quốc (17/2/1979 - 17/2/2009) báo chí chính thức của ta cũng im lặng trước mốc lịch sử bi thương nhưng oai hùng đó của quân và dân Việt Nam... Thôi thì hôm nay báo chí ta nói được thế cũng là thỏa, bớt tủi lòng người (không rõ còn có tờ báo nào - báo viết và báo mạng– có đưa tin, viết bài về sự việc này không?).

Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.

Tuy nhiên dù thế nào thì việc một tờ báo tiêu biểu của giới thanh niên là Tiền Phong chính thức loan tin này cũng là điều rất tốt rồi. Liệu có thể nhận xét đây là chiều hướng tốt lên do có chỉ đạo trong việc đưa tin về chủ quyền biên giới biển đảo thì tin vui này còn đáng “vui tới hai lần”. Cũng là điềm hồng phúc cho đất nước nữa. Vì còn có gì thiêng liêng hơn việc khẳng định và đề cao “chủ quyền giang sơn lãnh thổ” đối với một quốc gia độc lập, phải không con dân nước Việt chúng ta.

Nguyễn Vĩnh

----------------

Trang điện tử báo Tiền Phong ngày 24/4 đưa tin:

Tri ân liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa

TP - Chiều tối 22-4, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tư lệnh Hải quân đã tổchức lễ tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh trên quần đảo Trường Sa. Đoàn đại biểu 54 dân tộc Việt Nam nhân chuyến thăm, làm việc tại Trường Sa và nhà giàn DK1 đã thắp hương và thả vòng hoa tưởng niệm.

Cách đây 23 năm, vào ngày 14-3-1988, cán bộ chiến sỹ các tàu HQ 604, HQ 605, HQ 505 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân, Lữ đoàn 146, sư đoàn công binh 83 Hải quân đã không tiếc thân mình chiến đấu bảo vệ chủ quyền đối với các đảo Gạc Ma, Cô Lin, LenĐao.

Hình ảnh liệt sỹ thiếu úy Trần Văn Phương, phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma quấn lá cờ Tổ quốcđộng viên chiến sỹ đồng đội với lời nói: “Hãy để máu mình tô thắm thêm lá cờ Tổquốc” đã trở thành bất hủ trong lịch sử đấu tranh và bảo vệ biển đảo quê hương.

Lê Quang Minh

Nguồn: http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/535778/Tri-an-liet-sy-hy-sinh-tai-Truong-Sa.html


Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...