Tham khảo:
Biển Đông: Mỹ nhìn nhận Philippines và Việt Nam thế nào?
Đọc mấy dòng tin dướiđây phát trên đài RFA mới thấy trong tháng qua vì sao Philippines nhiều lần có những phảnứng mạnh mẽ với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Đó là sự sự hậu thuẫn của người bạn đồng minh Hoa Kỳ (xem phần 1).
Còn Việt Nam với Hoa Kỳthì sao? Hãy tham khảo một cách nhìn của giới truyền thông Hoa Kỳ qua đoạn phỏng vấn dưới đây cũng vừa xuất hiện trên trang tin điện tử của đài RFA (xem phần 2).
----------
Phần 1:
Hoa Kỳ có trách vụ hỗ trợ Philippines khi nước này bị tấn công
RFA 06.22.2011
Hoa Kỳ có trách vụ giúp Philippines nếu quân đội nước này bị tấn công ở vùng biển tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo tin AP gửi đi hôm nay từ Manila, các giới chức Philippines viện dẫn hiệp định phòng thủ chung với Mỹ ký kết năm 1951, theo đó quân đội Philippines sẽ được sự hỗ trợ của máy bay chiếnđấu và tàu chiến của Mỹ khi bị tấn công trong khu vực Thái Bình Dương.
Gần đây Manila nhiều lần đề cập tới sự trợ giúp của Washington nếu có đụng độquân sự trên Biển Đông. Quân đội Philippines được cho là thiếu các trang bị quân sự hiện đại khó đương đầu khi bị tấn công. Theo Văn bản chính sách của hiệp định Mỹ-Phi 1951 mà hãng AP nhận được, vùng biển quần đảo Trường sa và Biển Nam Trung Hoa nằm trong phạm vi chi phối của hiệp định quốc phòng hỗ tương giữa hai nước.
Hôm nay tổng thống Philippines, Benigno Aquino lại lên tiếng cam kết giữ vững chủ quyền tại khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp thế mạnh quân sựcủa Trung Quốc.
--------
Phần 2:
Sau hai ngày thảo luận, cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông tại Washington vừa kết thúc, Diễm Thi (phóng viên đài RFA) vừa có cuộc trao đổi ngắn với anh Nguyễn Khanh (biên tập viên đài RFA - người tham dự cả hai ngày hội thảo vừa nói).
Diễm Thi (PV đài RFA): Diễm Thi có dịp nói chuyện với một số người Việt trong và ngoài nước, ai cũng bảo là có Hoa Kỳ nhúng tay vào thì mới xong. Anh có nghĩnhư vậy không? Và các nhà phân tích có nghĩ như vậy không, anh?
Nguyễn Khanh : Câu hỏi này cũng đã được đặt ra tại hội thảo và những thành viên của phái đoàn Việt Nam nói cho chúng tôi biết là đương nhiên họ cũng mong đợi thái độ của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là một cường quốc, thành ra vai trò của Hoa Kỳ luôn luôn là vai trò quan trọng. Ai cũng nghĩ đến chuyện đó cả. Điểm nữa là câu chuyện tôi biết chắc chắn thế nào chị cũng như quý vị khán thính giả của Đài Á Châu Tự Do cũng sẽ đặt ra câu hỏi: "Thế còn Hoa Kỳ và Việt Nam thì sao? Việt Nam mong đợi gì ở Hoa Kỳ?"
Tôi nghĩ rằng Việt Nam mong đợi ở Hoa Kỳ thì mong đợi rất là nhiều. Hoa Kỳ cũng sẵn sàng mở rộng quan hệ với Việt Nam.
Nhưng mà nếu chị và quý vị khán thính giả cho phép thì tôi xin nhắc lại lời mà Nghị Sĩ John McCain mới nói tối hôm qua.
Ông TNS Mỹ bảo rằng chúng ta đừng quên khi mà mở rộng một mối quan hệ thì trong đó có nhiều vấn đề mà Washington phải cân nhắc. Và Washington cũng đã nói rất rõ với Hà Nội trong những cuộc thảo luận và trong những cuộc gặp gỡ giữa hai bên: vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do và vấn đề dân chủ.
Và đó là những điều mà tôi tin chắc chắn rằng Washington có vẻ tiếp tục cân nhắc trước khi quyết định mở rộng quan hệ hơn nữa với Hà Nội. Đó là nhận xét của tôi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét