Chết vì Trường Sa là xứng đáng
Câu nói đó là của người Phi. Đây cũng là cách nhìn nhận vấn đề Trường Sa ở khía cạnh lợi ích dầu lửa từ một luật sư đang làm việc ở Mỹ được đăng trên trang điện tử của báo The Inquirer (Philippines).
Philippines là một trong 5 quốc gia và 1 lãnh thổ có yêu sách chủ quyền quần đảo Trường Sa (Spattly). Việt Nam chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý và thực tế lịch sử về chủ quyền đối với quần đảo này đương nhiên không thể đồng tình hoàn toàn với cách lập luận về chủ quyền của Philippines.
Tuy nhiên với một bài viết công phu, tâm huyết, có quan điểm yêu nước rõ ràng, quyết liệt phản đối Trung Quốc là "ăn cướp" (nguyên văn), là không chính nghĩa vì chỉ cậy lớn ăn hiếp các nước nhỏ... nên bài viết này của tác giả đáng được chúng ta cùng tham khảo.
(NV g-th)
---------------
Chết vì Trường Sa là xứng đáng
Ted Laguatan
(Bài trên báo điện tử The Inquirer)
Ngày 19-7-2011
Trường Sa (nguyên văn: Spratly) là một quần đảo gồm 750 đảo và vỉa san hô (1) nằm rải rác trên một vùng rất rộng ngoài khơi Malaysia, Philippines và Việt Nam. Nó có tổng diện tích đất chỉ khoảng 4 kilomet vuông, nơi gần như không mọc lên được thứ gì có giá trị đáng kể.
Mặc dù những mảnhđất đá ấy có vẻ vô giá trị, nhưng dưới đó là những mỏ vàng khổng lồ – vàng đen– tức dầu hỏa. Ở đó cũng có cả khí đốt với trữ lượng cực kỳ lớn, mà mỏMalampaya là một bằng chứng.
Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều ra yêu sách chủ quyền nhiều phần quần đảo Trường Sa; các phần ấy nằm trong cái mà Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) gọi là Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) – tức khu vực nằm trong bán kính 200 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia.
Một mặt khác, Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền đòi toàn bộ – cả những phần nằm trong lãnh thổ các nước khác lẫn phần ở ngoài.
Tuy Trung Quốc cũng là một nước thành viên đã tham gia ký kết điều ước 1982 nói trên, nhưng nhu cầu về năng lượng của họ đang thúc đẩy con rồng liều lĩnh lao vào chiếm dầu hỏa và khí đốt của những nước khác, trong đó có Philippines.
70% nhu cầu dầu hiện nay của Trung Quốc được đáp ứng bằng nhập khẩu, chủ yếu từ Nga, phần còn lại từ các nguồn khác. Việc trở thành con tin cho các nhà cung cấp, cùng với nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung, đang đe dọa tốc độ tăng trưởng đáng ngạc nhiên của cỗ máy tiêu thụ năng lượng mang tên Trung Quốc.
Các ngành công nghiệp và các nhà sản xuất trên khắp thế giới đã thấy là việc chuyển hoạt động sản xuất của họ tới Trung Quốc thì có lợi hơn và thực tế hơn. Điều ấy không chỉlàm giảm chi phí sản xuất, hạn chế các rắc rối về lao động và những vấn đề quản lý; mà còn giúp cho các công ty tập trung được vào hoạt động marketing để gia tăng lợi nhuận.
Trung Quốc xứngđáng được ngợi ca vì đã cho ra được những sản phẩm chất lượng với giá rẻ hơn. Tốt cho người tiêu dùng khắp mọi nơi. Sự thịnh vượng mới này cũng tốt cho người dân Trung Quốc, mặc dù phần lớn lượng của cải mới chưa làm lợi được cho đôngđảo quần chúng – hy vọng rằng điều đó sẽ đến theo thời gian.
Người Trung Quốc xứng đáng hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn sau bao năm đói nghèo, đau khổ vì sựcực đoan của cuộc Cách mạng Văn hóa.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, Trung Quốc mang ơn cựu Thủ tướng Đặng Tiểu Bình rất nhiều. Ông là người đã từ bỏ những chính sách cộng sản khép kín và cứng nhắc để ủng hộcải cách thị trường tự do.
Tương lai rất tươi sáng đối với nhân dân Trung Quốc. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất hành tinh giờ đây đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cùng với việc ngày càng có nhiều công ty tính đến việc chuyển sản xuất sang Trung Quốc và ngày càng nhiều công ty Trung Quốc mở rộng hoạt động, có thể trông thấy trước là nhu cầu của họ về dầu và các nguồn năng lượng sẽ tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, nhu cầu này không biện minh được cho việc chiếm đoạt dầu hỏa và tài nguyên thiên nhiên khác thuộc về những nước nhỏ hơn trong khu vực, sử dụng thô bạo vũ lực. Đây làđiều mà Trung Quốc có vẻ sẵn sàng làm. Nếu Trung Quốc thành công với chiến thuật cướp bóc của họ (nguyên văn: gorilla tactics, từ gorilla vừa có nghĩa là cướp bóc, vừa có nghĩa là con đười ươi – ND), thì toàn thể cộng đồng quốc tế sẽcoi họ như thằng côn đồ, tên ăn cắp. Chính quyền Trung Quốc sẽ để mất đi sựkính trọng của các nước khác, sẽ gây ra bạo loạn và bất ổn trong khu vực, và sẽkích động sự thù địch không ngừng ở các quốc gia nạn nhân của họ.
Những hậu quả tiêu cực đối với Trung Quốc sẽ bao gồm cả nguy cơ bùng nổ chiến tranh với vài nước –thậm chí cả với Mỹ, nước có lợi ích ổn định trong khu vực cũng như trong việc hoạt động thương mại của họ ở đây không bị gián đoạn. Nếu hình ảnh của Trung Quốc như một tên côn đồ không đáng tin cậy ngày một nặng nề thêm, thì sẽ không chỉ lấy đi của Trung Quốc thiện cảm rất có giá trị của cộng đồng quốc tế, mà còn khiến các nước khác có thể sẽ liên minh lại thành một mặt trận thống nhấtđể tự vệ và chống việc Trung Quốc lạm dụng quyền lực.
Vào ngày 26-6-2011,được biết việc Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Philippines, Việt Nam và các nước khác, Quốc hội Mỹ đã nhất trí thông qua một nghị quyết lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đe dọa các nước láng giềng nhỏbé hơn, cũng như khẳng định quyết tâm của Mỹ là huy động sức mạnh quân sự, nếu cần, để kiềm chế Trung Quốc.
Trung Quốc là gã khổng lồ Goliath với dân số khoảng 1,3 tỷ người. Họ có lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới: 2,3 triệu lính. Họ cũng có năng lực hạt nhân, có hải quân và không quân hùng mạnh. Họ có thể dễ dàng thực hiện việc cưỡng chiếm thành công dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác của Việt Nam, Malaysia, Philippines và những nước khác.
Những quốc gia này không có được sức mạnh quân sự để đương đầu với Trung Quốc. Năm 1988, một vụ đụng độ giữa thủy thủ Việt Nam – những người đã giật đổ cờ Trung Quốc và cắm phao chủ quyền trên một vài đảo của Trường Sa, phần nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam – đã bị tàu chiến Trung Quốc dùng đại bác 37mm tàn sát dã man. Có thể xem đoạn video ghi lại hình vụ thảm sát này trên YouTube. Người Việt Nam không hề tham chiến khi hỏa lực chết người dội xuống đầu họ. Khoảng 66 thủy thủ Việt Nam bị giết chết.
Việc Mỹ nhảy vào khu vực để giữ thế cân bằng quyền lực và duy trì ổn định địa chính trị được các nước trong khu vực hết sức hoan nghênh. Chỉ con đại bàng Mỹ mới có thể vô hiệu hóa con rồng Trung Quốc.
Còn với Philippines, tại sao chết vì Trường Sa là cái chết xứng đáng?
Cách đây vài tuần, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của nhà nước Trung Quốc, đưa tin rằng Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 30 tỷ USD để xây dựng những thềm khoan dầu hiệnđại. Một dàn khoan siêu hiện đại, trị giá gần 1 tỷ USD, đã vừa được hoàn tất vàở trạng thái sẵn sàng để đưa ra địa điểm khoan vào tháng 7 này. Có vẻ như địađiểm đó nằm trong khu vực chủ quyền của Philippines theo quy định của UNCLOS, bởi lẽ tổng thống trước của Philippines đã cho phép Trung Quốc được tự do thăm dò dầu trên vùng biển này trong nhiệm kỳ của bà.
Trong những cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Philippines, ông Albert Del Rosario, Trung Quốc đều khẳng định rằng toàn bộ quần đảo Trường Sa là của họ, kể cả những đảo rõ ràng là nằm trong vùng biển của Philippines – và yêu sách ấy của họ là không có gì phải bàn. Sự khẳng định táo tợn này cho thấy họ đánh giá rất cao các phần đảo Trường Sa thuộc vùng biển Philippines, và từ sự phấn khích của họ thì có thểthấy rằng họ sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu thấy cần.
Tân Hoa Xã khẳngđịnh mục tiêu của Trung Quốc là khoan được 800 điểm trên biển Hoa Nam (vừa được Philippines đổi tên là biển Tây Philippines) – nhưng không nói cụ thể là ở đâu. Dự án sản xuất dầu này trị giá khoảng 50 tỷ USD mỗi năm.
Nếu một phần lớn của đống của cải ấy đến tay người sở hữu đích thực của chúng – người dân Philippines – thì nạn nghèo đói chắc chắn sẽ bị xóa bỏ. Các ngành sản xuất mới, các doanh nghiệp mới sẽ phát triển mạnh, nhờ lượng vốn khổng lồ của quốc gia tạo công ăn việc làm thu nhập cao cho nhân dân chúng ta (Philippines). Chúng ta sẽ không còn là một xứ sở của nô lệ, nơi hàng triệu người dân của ta phải laođộng ở những đất nước xa lạ, đơn độc và bị chia cắt với gia đình, thân nhân.
Những người giàu mới xuất hiện sẽ đem giáo dục bậc cao, dinh dưỡng, dịch vụ y tế – chăm sóc sức khỏe, nhà ở đến cho hàng triệu trẻ em Philippines, và giúp các em phát triển hết tiềm năng của mình.
Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền biển của Philippines để cướp khỏi tay nhân dân Philippines lời hứa về một tương lai tươi sáng hơn. Chúng ta phải chống lại điều đó bằng tất cảnhững gì chúng ta có thể huy động được – bằng máu nếu cần. Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp miễn phí dầu hỏa của Philippines. Chúng ta phải lên án điều đó một cách cực kỳ rõ ràng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến vấn đềnày. Nếu họ muốn cướp dầu của ta, họ phải trả giá cho công bằng – chứ không phải là ăn cắp.
Yêu sách của Philippines dựa trên đạo luật hiện hành, đã được cả Trung Quốc lẫn các nước khác trong khu vực nhất trí: UNCLOS. Địa điểm khoan dầu mà Trung Quốc nhắm tới cũng chỉ cách bờ biển Philippines xấp xỉ 100 hải lý, trong khi cách xa bờ biển Trung Quốc tới 1000 hải lý.
Yêu sách của Trung Quốc dựa trên một cơ sở vô lý. Ấy là một bản đồ cổ, có từ đời Hán, khoảng 2000 năm trước, trên đó xác định cương vực của vương quốc Trung Hoa bao gồm toàn bộbiển Tây Philippines và những vùng đất xung quanh. Cái quyền tự nhận này áp đặt cả lên những lãnh thổ rất xa xôi thuộc những nước khác, chẳng có ý nghĩa gì mà cũng chẳng có lý lẽ nào về mặt pháp lý mà nói.
Cứ giả sử là một bản đồ như vậy tồn tại thật, thì yêu sách đó có hiệu lực giống như việc chính quyền Italia tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn châu Âu, nhiều phần của châu Phi và châu Á, bởi tất cả những nơi đó từng một thời đều thuộc về đế quốc La Mã. Đế quốc La Mã đã chấm dứt tồn tại từ hàng trăm năm trước rồi – và triều Hán cũng vậy. Biên giới quốc gia đã thay đổi rất nhiều theo thời gian vì vô sốnguyên nhân khác nhau mà tôi không cần phải đi vào chi tiết.
Chúng ta phải ý thức được rằng Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn các quyết định của họ trong việc sử dụng vũ lực để cướp tài nguyên thiên nhiên của chúng ta. Chúng ta phảiđối diện với một sự thực kinh khủng rằng rất nhiều nhà lãnh đạo, nhà chính trịcủa chúng ta là bọn tham nhũng và sẵn sàng nhượng bộ đủ cách trước Trung Quốc (cũng như trước các nhà đầu tư tư nhân khác) vì tư lợi.
Vào năm 2004, Tổng thống Philippines khi đó là bà Gloria Macapagal Arroyo đã ký một thỏa thuận ba bên với Trung Quốc và Việt Nam, gọi là Thỏa thuận Thăm dò Hải dương Chung (Joint Marine Seismic Undertaking, JMSU), theo đó hoạt động thăm dò, khảo sátđịa chấn sẽ được tiến hành trên vùng biển rộng 142.886 kilomet vuông ở phía tây Palawan. Cụ thể hơn, đó là một hợp đồng giữa Tập đoàn Thăm dò Dầu khí Quốc gia Philippines (PNOC-EC), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam).
Vấn đề của thỏa thuận này là toàn bộ khu vực thăm dò đều nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý của Philippines theo UNCLOS, kể cả những khu vực thậm chí Trung Quốc hay Việt Nam còn chưa tuyên bố chủ quyền. Thật khó mà hiểu nổi việc phơi bày tài sản của mình cho những nước có thể đang có mục đích lấy tài sản đó đi mà khôngđếm xỉa đến quyền sở hữu của Philippines. Như thế chẳng khác nào chỉ cho con cáo thấy gà đang trốn đâu. Thỏa thuận không nói gì tới việc thăm dò khai thác dầu khí ngoài vùng biển của Philippines.
Theo thỏa thuận JMSU này, tàu Trung Quốc tiến hành thăm dò, Việt Nam xử lý dữ liệu thu được, còn công ty PNOC của Philippines thì trình bày kết quả. Việc thăm dò được dựtính là kết thúc vào tháng 1/2008 nhưng chưa có thông tin nào xác nhận là nó đã kết thúc chưa.
Điều mà Barry Wain xác nhận về JMSU là “nói chung đó là một sự bán rẻ về phía Philippines”. Wain là một nhà nghiên cứu danh tiếng ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. Trong một bài báo viết cho tờ tạp chí lớn của Hong Kong Far Eastern Economic Review (Tạp chí Kinh tế Viễn Đông), ông cho rằng:
“Philippines đã có những nhượng bộ đáng kể khi họ tán thành khu vực tiến hành thăm dò, bao gồm cảnhững phần thuộc thềm lục địa của họ, mà thậm chí còn chưa được Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền”.
Từ một số ghi chép, có thể thấy dường như Việt Nam ngần ngại, không muốn tham gia hợp đồng, nhưng sau đó họ đã vào cuộc sau khi Arroyo tán thành 100% hoạt động thăm dò của Trung Quốc – có lẽ để làm cho thỏa thuận giữa Trung Quốc và Philippines có vẻ khả dĩchấp nhận được hơn và chính đáng hơn.
Những người chỉtrích Arroyo ngờ rằng bà ta đã tham gia những hợp đồng bí mật với Trung Quốc,đổi lấy 2 tỷ USD Trung Quốc cho các dự án của Philippines vay, gồm cả hợp đồng băng thông rộng ZTE và một loạt hợp đồng khác, theo đó bà Arroyo và chồng bịbuộc tội đã nhận hàng triệu USD lại quả. Nếu có án thì đây sẽ là một vụ rõ ràng về tội phản quốc.
Dự án khí tự nhiên Malampaya cũng là một ví dụ rành rành nữa cho thấy các nhà lãnh đạo của chúng ta đã bán rẻ những tài nguyên quý giá của đất nước như thế nào. Phần lợi nhuận của Philippines chỉ có 10% trong khi Chevron và Shell chia nhau số 90% còn lại. Thậm chí không có đến một hợp đồng chuyển giao công nghệ sau đó. Thằng ngu nào cũng phải thấy đây khó có thể là một thỏa thuận công bằng.
Những điều bất thường, những sự bóp mó tương tự cũng đã xảy ra khi người ta trao quyền khai thác khoáng sản cho người nước ngoài và nhà đầu tư bản địa.
Có lẽ Tổng thống Benigno Aquino III là một món quà trời cho thật sự đối với nước ta. Ông có thểcó vài nhược điểm, nhưng tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng ông không tham lam, không dối trá, không tham nhũng – trừ phi bị chứng minh là ngược lại. Tôi không nghĩ ông sẽ phản bội lại huyền thoại về người cha liệt sĩ, người mẹ trung thực của mình, những người đã hết lòng phục vụ nhân dân.
Nếu ông Aquino III có thể bảo vệ những mỏ dầu và tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của đất nước trước các lực lượng quân sự nước ngoài và trước các thành phần tham nhũng trong nước – và sử dụng nguồn của cải khổng lồ này để cải thiện một cách sâu sắc đời sống của rất nhiều người dân chúng ta – ông sẽ trở thành một vị tổng thống thật sự vĩ đại.
Hiệp hội Luật sưCalifornia (California State Bar) vinh danh Ted Laguatan là một trong những luật sư giỏi nhất ở Mỹ. Liên tục trong hơn 20 năm, ông là một trong số ít ỏi 29 luật sư được chính thức công nhận là chuyên gia. Ông tham gia các vụ việc pháp lý liên quan đến bị thương do tai nạn gây ra, chết oan, và những vụ tố tụng phức tạp.
Email laguatanlaw@gmail.com
Người dịch: Đỗ Quyên
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
------------
Nguyên bản dành các bạn đọc được tiếng Anh:
The Spratlys are worth dying for
By Ted Laguatan
INQUIRER.net
4:58 pm | Tuesday, July 19th, 2011
The Spratly Islands is an archipelago of 750 small islands, islets, cays, reefs and atolls widely scattered off the coasts of Malaysia, the Philippines and Vietnam. It has a total land area of only about four square kilometers where hardly anything grows that’s of significant value.
While these real estate may appear worthless, beneath are vast deposits of gold — black gold — oil. Natural gas is also present in huge quantities as evidenced by the Malampaya example.
The Philippines, Vietnam, Malaysia and Brunei are claiming those portions of the Spratlys — which are within what is referred to by the 1982 United Nations Convention Law of the Sea (UNCLOS) as their Exclusive Economic Zone — an area within a 200 mile radius from a country’s baseline.
On the other hand, China is claiming everything — those inside other countries’ territories as well as those outside.
While China is a signatory to this 1982 agreement among nations, its energy needs are recklessly driving the dragon into seeking to grab oil and natural gas that belong to other countries — the Philippines included.
Seventy percent of China’s present oil needs is imported, mainly from Russia and the rest from other sources. The reality of being hostage to the demands of suppliers or the risk of disruption of continuous supply threatens China’s astounding growth as an economic powerhouse.
Industries and manufacturers throughout the world have found it more advantageous and practical to farm out their production needs to China. Not only does this result in lower production costs, absence of labor problems and no management issues — it enables companies to focus on marketing operations which results in more profits.
The Chinese deserve much credit for coming out with quality products that sell cheaper. Great for consumers everywhere. The new prosperity is also good for the Chinese people — notwithstanding that much of the new wealth has yet to trickle down to the masses — which hopefully will happen over time.
The Chinese people deserve a better life after years of poverty and suffering from the excesses of the Cultural Revolution.
China’s owes much of its booming economy to former Premier Deng Xiaoping who ditched rigid closed communist policies in favor of free market reforms.
The future looks very bright for the Chinese people. The planet’s fastest growing economy has now surpassed Japan as the second largest economy in the world. As more companies look to farming out their production needs to China and Chinese companies expand their operations — expectedly its need for oil and energy resources will continue to increase.
However, this need does not justify grabbing the oil and natural resources belonging to smaller countries in the region and using brute force — which China appears ready to do. If China proceeds with its gorilla tactics, it will be viewed as a bully and as a thief by the global community. Its government will lose the respect of other nations, cause unrest and instability in the region and foment much continued resentment among the victim nations.
These negatives for China will have serious consequences including the threat of war against several countries — including even possibly against the United States whose interest is stability in the region as well as non disruption of its commercial regional activities here. If China’s image of being untrustworthy and a bully escalates — not only will it deprive itself of valuable international goodwill — other countries might also ally themselves into a united front against Chinese abuse of power and for self defense.
On June 26, 2011, aware of the repeated forced intrusions into Philippine, Vietnamese and other countries’ maritime territories, the US Senate unanimously passed a resolution condemning China’s use of force to intimidate it’s smaller neighbors as well as affirming the US resolve to use military force if need be to contain China.
China is a goliath with a population of around 1.3 billion people. It has the world’s largest military force with 2.3 million soldiers. It also has nuclear capabilities, a formidable navy and air force. It can easily carry out a successful grab of the oil and natural gas resources of Vietnam, Malaysia, the Philippines and other countries.
These countries do not have the military capabilities to face up to China. In 1988, a contingent of Vietnamese sailors who tore down Chinese flags and buoy markers in part of the Spratlys which were within Vietnam’s Exclusive Economic Zone — were slaughtered by Chinese gunboats using 37 mm cannons. Video records of this episode may be seen on YouTube. The Vietnamese were not fighting when deadly firepower was used on them. Some 66 Vietnamese sailors were killed.
The US stepping into the picture to preserve the balance of power and maintain geopolitical stability is much welcomed by countries in the region. Only the American eagle can neutralize the Chinese dragon.
For the Philippines, why are the Spratlys worth dying for?
China’s official state news agency Xinhua reported a few weeks ago that around $30 billion will be invested in building modern oil drill platforms. An ultra advanced platform costing almost a billion dollars has just been completed and ready for transport to the drilling site this July. It is suspected that this site is in Philippine UNCLOS territory as the Philippines’ previous president allowed the Chinese to freely explore these waters for oil searches during her term.
In talks with Foreign Affairs Secretary Albert Del Rosario, China insists that all of the Spratlys are theirs including those clearly within Philippine territory — and that their claim is non-negotiable. This bold assertion means that they put a very high value on those parts of Spratlys inside Philippine territory and appears from their actuations that they are willing to use force if need be.
Xinhua confirms that the target is to drill in 800 locations in the South China Sea (renamed by the Philippines as West Philippine Sea) — but does not specify where. The projected production is equivalent to $50 billion annually.
If a big part of such wealth goes to its rightful owners, the Filipino people — mass poverty can likely be eliminated. New industries and enterprises will proliferate from the infusion of so much national capital providing well paying jobs for our people. No longer will we be a nation of slaves where millions of our people have to work in lonely far away foreign lands separated from their families.
The superior education, nutrition, health care and housing these discovered riches will provide to millions of Filipino children will enable them to flower to their fullest potential.
China’s intrusion into Philippine territory to take this promise of a brighter future from the Filipino people should be resisted with everything that we can muster — with blood if necessary. China’s use of force to take away our oil for free must be condemned in no uncertain terms and brought to the attention of the world. If they want our oil, they should pay fair prices for it — not steal it.
The Philippines’ claim is based on existing law agreed upon even by China and the other countries in the region — the UNCLOS. The target sites for oil well drillings are also roughly about 100 miles more or less from Philippine shores whereas these are around a thousand miles from Chinese shores.
China’s claim is based on an absurdity. Supposedly, an ancient map from the Han Dynasty about 2000 years old — defined the limits of the Chinese kingdom which includes all of the West Philippine Sea and surrounding lands. This self proclaimed right to distant other country owned territories has neither rhyme nor reason — legally speaking.
Assuming such a genuine map existed, that claim is about as valid as the Italian government claiming ownership of most of Europe, parts of Africa and parts of Asia because these were once all part of the Roman empire. The Roman empire ceased to exist hundreds of years ago — and so did the Han dynasty. Country boundaries keep changing over time because of various factors that I need not go into.
We must also be aware that China is not limiting its options to using force in seeking to acquire our energy resources. We should face up to the gruesome reality that many of our leaders and politicians are thieves and are so corrupt and willing to give all kinds of concessions to China (as well as to other private investors) for personal gain.
In 2004, then President Gloria Macapagal Arroyo signed a tripartite agreement with China and Vietnam known as the Joint Marine Seismic Undertaking (JMSU) involving seismic exploration of 142,866 square kilometers west of Palawan. More specifically, it is an agreement between the Philippine National Oil – Exploration Corporation (PNOC-EC), China National Oil Offshore Corporation (CNOOC) and Vietnam Oil and Gas Corporation (PetroVietnam).
The problem with this agreement is that all of the area to be explored is within the Philippines’ 200 mile Exclusive Economic Zone under UNCLOS including areas not even claimed by China or Vietnam. It hardly makes sense to expose one’s wealth to countries that may be aiming to get it without respecting the Philippines’ ownership rights. It’s like showing the fox where the chickens are hidden. It does not include explorations outside Philippine waters.
Under this JMSU agreement, Chinese vessels would conduct the exploration, Vietnam would process the data gathered and the Philippines’ PNOC would interpret the results. The explorations were supposed to end in January 2008 but there is no confirmation that it did.
What Barry Wain confirms about the JMSU is that “it was largely a sellout on the part of the Philippines”. Wain is a respected Singapore based researcher for the Institute of Southeast Asian Studies. In an article he wrote for the widely read Hong Kong journal Far Eastern Economic Review, he said:
“The Philippines has made breathtaking concessions in agreeing to the areas of study including parts of its continental shelf not even claimed by China and Vietnam.”
It appears from some accounts that Vietnam was hesitant to join the agreement but may have been included later on after Arroyo gave a 100 percent ok to China’s exploration — probably to make the China-Philippine deal look more palatable and legitimate.
Arroyo critics suspect she entered into secret deals with the Chinese in return for $2 billion in loans for Philippine projects including the ZTE Broadband deal and others in which she and her husband are alleged to have received millions in equivalent US dollars of kickback. This would be a clearcut case of treason if such were the case.
The Malampaya Natural Gas project is also another blatant example of how our leaders sell out our precious natural resources. The share of the Philippines for the profits is only 10 percent whereas Chevron and Shell will split the rest of the 90 percent. There is not even an agreement for a transfer of technology later. Any fool can see that this is hardly a fair agreement.
The same anomalies and distortions have happened in providing mining rights to foreigners and local investors.
Perhaps in a very real way, President Benigno Aquino III may be a real blessing to the country. He may have some weak points but I strongly believe that he is not greedy, dishonest or corrupt — unless proven otherwise. I do not think he will betray the legacy of his martyred father and sincere mother who tried their best to serve the people.
If he is able to successfully defend the vast oil and natural gas resources of the country against military forces from the outside and from the corrupt elements within — and use this tremendous wealth to drastically improve the lives of so many of our people — he might become truly a really great president.
[Note: The California State Bar honors Atty. Ted Laguatan as one of the best lawyers in the US. He is one of only 29 lawyers officially certified as an Expert Specialist continuously for more than 20 years. He also does accident injuries, wrongful death and complex litigation. For communications: (San Francisco area): 455 Hickey Blvd. Suite 516, Daly City,Ca 94015 Tel 650-991-1154 Fax 650-991-1186.] Email laguatanlaw@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét