Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Chủ quyền VN trên Biển Đông

Chủ quyền VN trên Biển Đông

Bữa nay đi Lạng Sơn về, thấy trên báo Đại Đoàn Kết đăng bài về câu chuyện bảo vệ Hoàng Sa năm xưa (1/1974) của các chiến binh chế độ Sài Gòn cũ. Chuyện này lâu nay vẫn nhưmột thứ “húy kỵ”. Cũng có đôi chỗ nhắc đến sự kiện này (như blog cá nhân hoặc trên báo như tờ Tuổi trẻ…), nhưng qua một thời gian rồi lại bẵng đi… và quên hẳn). Giờ trước việc TQ gây hấn liên tục, dân trong nước và người Việt ở hải ngoại biểu tình tuần hành ở HN, SG và nhiều thủ đô các nước khác nên hình như báo chí tuyên truyền có... cởi mở hơn (?). Một tờ báo của cơ quan trung ương mặt trận tổ quốc VN, báo vì sự nghiệp "đại đoàn kết toàn dân" đăng bài như thế là rất có ý nghĩa.

Nhân đây blog tôi sưu tầm được một bài viết công phu trên mạng của nhà nghiên cứu Vũ Hữu San, xin phép đăng dưới đây làm nhiều kỳ, bắt đầu từ hôm nay (đánh số 1, 2, 3…). Để tôn trọng hoàn toàn cách viết, cách hành văn của tác giả, tôi xin cóp lại nguyên văn chứ không biên tập sửa chữa gì vào bài viết hết sức công phu này.

Vệ Nhi

----------

Chủ-quyền Việt-Nam trên Biển Đông & Họa đồ Hải-phận


Tác giả: Vũ-Hữu-San

Bài 1

Dù Hoàng-Sa hay một số đảo Trường-Sa bịchiếm-đóng bằng võ-lực, Chủ-quyền và Pháp-lý vẫn thuộc về ta

Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà đã anh-dũng chiến-đấu bảo-vệ quần-đảo Hoàng-Sa. Với lực-lượng hùng-hậu và quân-số đông-đảo hơn gấp bội quân ta, bọn xâm-lăng Trung-Cộng chiếm-đóng Hoàng-Sa kể từ ngày đó.

Tuy vậy, những hành-động võ-lực tương-tựchưa bao giờ được Công-pháp Quốc-tế cũng như lương-tâm nhân-loại chấp-nhận. Đảo chỉ tạm thời lọt vào tay kẻ xâm-lăng. Trong khi người Việt chúng ta và cảthế-giới luật-gia vẫn quyết-tâm tiếp-tục tranh-đấu cho lẽ phải, chủ-quyền của Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa vẫn không thể bị mất!

Trong bài viết ngắn gọn này, chúng tôi xinđiểm qua những tài-liệu liên-hệ đến Pháp-lý về “Chủ-quyền Việt-Nam trên các quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa” sau năm 1974.

Bạch-Thư Việt-Nam Cộng-Hòa, 1975

Ngay sau khi các chiến-sĩ Hoàng-Sa của ta lăn mình hy-sinh trong khói lửa để bảo-vệ Hoàng-Sa, nhiều nhà trí-thức Việt-Namđã hợp-biên một tài-liệu minh-chứng chủ-quyền nước ta. Sau đó cuốn “Bạch-Thư vềHoàng-Sa và Trường-Sa” đã ra đời tại Sài-Gòn. Bộ Ngoại-Giao phổ-biến khắp thế-giới dưới nhan-đề Anh-ngữ là “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands” – cơ-sở xuất-bản: Republic of Vietnam, Ministry of Foreign Affairs, Saigon, 1975). Bạch-thư này tuy chỉ là một tập tài-liệu ngắn gọn 105 trang, nhưng thực-sự là một tài-liệu căn-bản khá đầy-đủ và hơn nữa, trình-bày rất rõ-ràng các yếu-tố pháp-lý, lịch-sử về chủ-quyền Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa.
Chúng ta tiếc rằng “Bạch-Thư về Hoàng-Sa và Trường-Sa” đã sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu. Ảnh-hưởng cuốn sách khôngđược mạnh mẽ như các Tác-giả của nó từng hy-vọng khi cùng nhau đóng góp phần tim, óc. Cũng không may cho Việt-Nam lúc đó, ảo-giác của màn khói mù tuyên-truyền ngụy-tạo chủ-quyền Trung-Cộng đang lúc phát-triển tối-đa, đủhiệu-năng che lấp hoàn-toàn sự thật. Dồn dập tiếp theo những hành-động ám muội của kẻ thù, chút ánh-sáng công-lý đang le lói lại gặp phải cơn cuồng-phong dứtđiểm: Miền Nam bị Hà-Nội cưỡng-chiếm vào tháng 4 năm 1975. Mất hẳn nội-lực, cuốn sách bị lắng chìm và đi dần vào quên-lãng.

Hiểu được giá-trị của cuốn Bạch-thưViệt-Nam Cộng-Hòa, chúng tôi đang nỗ-lực cho tái-bản để làm sống lại tinh-thần cuốn sách. Người Việt-Nam khắp nơi hãy giúp sức phổ-biến nó như một tài-liệu tra-cứu căn-bản. Tại Hải-Ngoại, bản Anh-ngữ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands” không những sẽ trợ-giúp phần tài-liệu pháp-lý cho những nhà Nghiên-cứu thông-hiểu Anh-Ngữ, nó cũng cần-thiếtđể thế-hệ trẻ hiểu-biết chính-nghĩa của Việt-Nam và tiếp nối con đường tranh-đấu dang dở của chúng ta.

Tập san Sử Địa 29: “Đặc Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa”

Cùng một niềm đau trong khi chính-quyền ra mắt cuốn Bạch-Thư, ngoài nhóm của Bộ Ngoại-Giao kể trên, những nhà trí-thức Việt-Nam khác cũng thực-hiện được những công-trình nghiên-cứu nghiêm-túc rấtđáng khâm-phục. Tập san Sử Địa 29: “Đặc Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa” của Nhà Xuất-bản Khai-Trí ra đời tại Sài Gòn. Tập san Sử Địa 29 (Số tháng 1 đến tháng 3-1975) bao gồm nhiều bài nghiên-cứu giá-trị của các học-giả trong và ngoài nước. Những chuyên-gia các ngành Văn-học, Sử, Địa, Địa-Chất, Luật-pháp… nhưHoàng-Xuân-Hãn, Lãng-Hồ, Thái-Văn-Kiểm, Lam-Giang, Hãn-Nguyên, Võ-Long-Tê, Sơn-Hồng-Đức, Quốc-Tuấn, Trần-Đăng-Đại, Nguyễn-Huy, Trịnh-Tuấn-Anh, Trần-Hữu-Châu, Trần-Thế-Đức… hội-tụ lại để đóng góp cho cuốn đặc-khảo này.
Nội-dung các bài viết rất phong-phú, lý-luận vững chắc. Tùy theo từng chủ-đề, các bài viết giới-thiệu về lịch-sử,địa-lý, địa-chất, sinh-vật trên Hoàng-Sa với đầy đủ các nguồn tài-liệu Đông Tây. Tất cả cuốn sách như đanh thép, minh-chứng chủ-quyền của Việt Nam và quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa suốt dòng lịch-sử.

Một Học-giả uyên-thâm, Ông Thái Văn Kiểmđã nhận-xét một cách quả-quyết như sau:
“… Như vậy là chúng ta hội đủ những bằng-chứng cụ-thể tỏ rõ rằng các quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của mình (animus) và mình đang khai thác (corpus) các hải-sản, hải-sâm, phân chim, ốc, xà cừ, phốt phát, đồi mồi, cát trắng, cát vàng,v.v… chứ không phải là hoang đảo (res derelicta) mặc cho ai muốn chiếm thì chiếm.
Trải mấy ngàn năm lịch sử, tổ tiên chúng ta tranh giành từng tấc đất ngọn rau trong cuộc bành trướng lãnh thổ khắp ba mặt: Nam tiến, Tây tiến và Đông tiến, lấy Trường Sơn, sông Cửu Long và Nam-Hải làm địa bàn sinh hoạt, như muốn thi gan đấu sức với núi cao bể cả, nói lên chí quật cường của một dân tộc chưa bao giờ chịu lùi bước trước nguy nan. Ngày nay,đương đầu với những thử thách lớn lao, chúng ta chỉ có một con đường là trường kỳ chiến đấu trên mọi mặt: quân sự, chính trị, ngoại-giao, để bảo-vệ chủ-quyền và sự vẹn-toàn lãnh-thổ, lãnh-hải quốc-gia Việt-Nam…” (Trích: Tập san Sử Địa 29: “Đặc-Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa”, số tháng 1 đến tháng 3-1975, Sài Gòn).

Hoả Mù trên Đấu-trường Tuyên-truyền

30 năm trôi qua, vấn đề chủ-quyền của“Hoàng-Sa và Trường-Sa thuộc về ai” vẫn tiếp-tục được tranh cãi. Các cơ-quan tuyên-truyền Trung-Cộng hoạt-động rất mạnh mẽ. Tài-liệu Trung-Cộng thật nhiều,được viết dưới mọi hình-thức như thơ, văn, hoạ, kịch… Tác giả là những người Trung-Hoa lục-địa, có cả một số nhỏ người Đài-Loan, gồm người trong quốc-nội lẫn người ở ngoại-quốc. Họ xuất-bản sách lớn, sách nhỏ viết bằng nhiều ngoại-ngữ.

Ảnh-hưởng những tác-phẩm này rất lớn, không những nhờ ở số lượng lớn lao mà lại còn được viết bởi những cây viết tài-ba và nhiều tay khoa-bảng. Đặc-biệt những bài viết đăng trên báo các trường luật danh-tiếng như Harvard, Yale, Princeton, Stanford… đã có tác hại kinh-khủng. Đằng sau những giáo-sư luật-khoa gốc Trung-Hoa, nhiều thế-hệluật-gia học-trò của họ có nhiều người Tàu và cả một số người “bản-xứ” Mỹ, Anh, Pháp… cũng đua nhau theo đường “sư-phụ” tiếp-tục tung ra thêm các bài viết và sách vở làm bức màn hoả-mù che lấp hoàn-toàn sự thật.

Trong hai thập-niên 70, 80; Trung-Cộng luôn luôn nắm được thế áp-đảo trong các cuộc tranh cãi. Là đàn em, Việt-Cộng giỏi nghề bắt chước, học hỏi được chiến-thuật “biển người” của đàn anh Trung-Cộng. Nhờ đó, chúng lần lượt đoạt xong Miền Bắc Việt-Nam năm 1954, rồi đổngười vào cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975. Tuy vậy, Việt-Cộng xem ra kém cỏi, không đủ khả-năng bắt chước Trung-Cộng trong chiến-thuật tuyên-truyền “biển sách” nơi hải-ngoại. Tiếng nói của Chính-quyền Hà-Nội về chủ-quyền Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa khi đó rất yếu kém, không có chút tiếng vang nào trên trường quốc-tế. Khi nói đến Hoàng-Sa Trường-Sa, một người Âu Mỹbình-thường nghĩ rằng chính Trung-Cộng, chứ không phải Việt-Nam, có chủ-quyền trên toàn-thể “Biển Hoa-Nam”.

Hỏa-mù Quân-Sự gây rối loạn, bất ổn

Trung-Cộng đã áp-dụng nhiều hình-thức và chiến-thuật hỏa-mù khác nhau. Theo Luật-sư Nguyễn-Hữu-Thống, người Tàu đã gây rối loạn, bất ổn, tranh chấp lung tung khắp vùng. Quân-đội Trung-Cộng, tuần-tiễu, phóng hỏa-tiễn, thao-dượt quân-sự, lấn chiếm bừa bãi các nơi, càng gần bờ biển các nước Đông-Nam-Á càng có tiếng vang. Mục đích của họ là làm cản trở giao thông trên mặt biển, gây áp lực quốc tế buộc các quốc-gia liên-hệ hãy tạm gác vấn đề chủ-quyền lại để cùng khai thác thềm lục- địa theo kiểu Đại Hàn, Nhật Bản.

Trên mặt trận tuyên-truyền, thanh-thếngười Tàu có mãnh-lực như đã nói ở trên. Còn ngoài chiến-trường, sau khi xâm-lược Hoàng-Sa, Trung-Cộng đã chiếm thêm hàng chục hải-đảo thuộc Trường-Sa vào năm 1989. Hải-Quân của họ cũng đánh chìm 3 chiến-hạm Việt-Cộng, 75 thủy-thủbị chết và mất tích. Đứng đằng sau vùng hoả mù tuyên-truyền, Trung-Cộng có nhiều lợi-thế, càng thêm lấn lướt, cố thực-hiện mộng xâm-lăng toàn cõi BiểnĐông.

Coi thường dư-luận quốc-tế, người Tàu khai-thác dầu khí tại khu-vực Hoàng-Sa ngay từ thập-niên 1970. Bất-chấp lẽphải, mấy năm vừa qua, họ mang dàn khoan dầu vào thám-sát cả trong hải-phận Việt-Nam, chỉ cách Thái-Bình có 38 hải-lý (hl). Trong các hãng ngoại-quốc làmăn với họ, một số công-ty dầu khí Hoa-Kỳ đã ký kết hợp-đồng và mang dụng-cụnhân-viên đến Biển Đông. Dưới sự bảo-vệ của Hải-quân Trung-Cộng, các tàu ngoại-quốc đến thăm dò hay khai-thác dầu khí trong hải-phận Việt-Nam.

(còn nữa)

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...