Tư duy đối ngoại và lợi ích quốc gia
Hai ông nghị quyền biến ở thượng viện Hoa Kỳ mới có lá thư gửi một vị lãnh đạo Trung Quốc, mà vị này mới đây tiếp đặc sứ Hồ Xuân Sơn tại Bắc Kinh. Hai ông thượng nghị sĩ này quá quen thuộc với VN vì đều tham gia vào cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN; riêng ông John McCain lại là phi công tác chiến trên bầu trời miền Bắc bị ta bắt làm tù binh.
Thế nên tiếng nói của hai ông về VN chắc được coi là khách quan hơn cả chính vì cái chỗ đứng "cựu thù" này. Các ông có quyền "đá xoáy" VN lắm, nhưng nếu không những không đá mà lại nói gì đó "có lợi" cho VN thì cái lập luận đánh giá đó chắc có giá trị hơn nhiều cũng vấn đề đó mà những người Mỹ khác nói.
Với cách tiếp nhận thông tin như vậy, tôi tin là lá thư nói tới trên kia của hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain và John F. Kerry đề cập với TQ về vấn đề Biển Đông (Nam Trung Hoa) là mang một nội dung tích cực, có tác động hạn chế sự bá quyền trong đòi hỏi ngang ngược về chủ quyền biển cả của Bắc Kinh đối với khu vực, cụ thể là vùng biển rộng lớn đang nóng bỏng từng ngày này. Hãy cùng theo dõi các động thái tiếp theo của Mỹ cũng như TQ đối với Biển Đông.
Vệ Nhi g-th
-----------
Thư của Thượng Nghị sĩ John McCain và John Kerry gửi ông Đới Bỉnh Quốc
THƯỢNG VIỆN MỸ
UỶ BAN ĐỐI NGOẠI
Washington, DC 20510-6225
14-07-2011
Ngài Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện
Đồng kính gửi Đại sứ Zhang Yesui
Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
3505 International Place, N.W.
Washington, D.C. 20008
Thưa Ngài,
Rất cảm ơn ngài vềlá thư ngày 3 tháng 6 năm 2011, nhắc lại cam kết của ngài về việc xây dựng mối quan hệ đối tác Mỹ-Trung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi. Chúng tôi chia sẻ mục tiêu đi sâu và mở rộng của ngài với các lĩnh vực hợp tác của chúng tôi, và coi trọng khả năng của chúng tôi để có các cuộc thảo luận chuyên sâu và thẳng thắn với ngài về các vấn đề cùng quan tâm.
Chúng tôi viết thư để tiếp tục cuộc trò chuyện của chúng ta hồi tháng Năm vừa qua và bày tỏ những mối quan ngại của chúng tôi về những diễn biến gần đây trong vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Như ngài đã biết, Hoa Kỳ không có quan điểm về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn trong khu vực này, nhưng chúng tôi giữ mối quan tâm sâu sắc và không thay đổi trong việc bảo đảm quyền tự do hàng hải, thương mại, và khai thác kinh tế, duy trì cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác của chúng tôi và hỗ trợ hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì lý do này, chúng tôi lo ngại rằng một loạt các sự cố hải quân trong những tháng gần đây đã gia tăng căng thẳng trong khu vực. Nếu không có những bước đi thích hợp để làm dịu tình hình, các sự cố trong tương lai có thể leo thang, gây nguy hiểm đến lợi ích quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ.
Chúng tôi đánh giá cao các tuyên bố công khai của Trung Quốc trong việc hỗ trợ hòa bình, ổn định và thiết lập luật pháp quốc tế, và chính chúng tôi cam kết sâu sắc thực hiện các mục tiêu và nguyên tắc này. Tuy nhiên, các phương pháp quyết đoán mà Trung Quốc thực hiện đối với tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển Nam Trung Hoa, cùng với tuyên bố mở rộng “chủ quyền không thể tranh cãi” trên các vùng biển này dường như mâu thuẫn với ưu tiên đã được Trung Quốc thể hiện rõ ràng về một giải pháp hòa bình, đàm phán về các tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa.
Trong những tháng tới, chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ tìm thấy cơ hội để đảm nhận vai trò lãnhđạo trong việc giúp giảm căng thẳng và tăng cường đối thoại và hợp tác về các vấn đề an ninh trong khu vực. Các biện pháp cẩn thận, chẳng hạn như làm rõ điều mà Trung Quốc tuyên bố ở biển Nam Trung Hoa tại các cuộc họp sắp tới trong khu vực và tăng cường hơn nữa các nỗ lực trong nhóm làm việc chung Trung Quốc-ASEANđể thi hành Tuyên bố Ứng xử giữa Các bên trên Biển Đông năm 2002, sẽ giúp trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc và xây dựng lòng tin và sự tự tin. Các nước ASEAN có thể tham khảo ý kiến một cách tự do với nhau, với Trung Quốc và với các nước khác.
Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích tất cả các bên quan tâm, thực hiện quyếtđịnh tốt và kiềm chế và theo đuổi một giải pháp hòa bình về tất cả các tuyên bốthông qua các đàm phán đa phương.
Cảm ơn sự cân nhắc nhanh chóng của ngài về vấn đề này. Chúng tôi mong được tiếp tục đối thoại với ngài về vấn đề này và các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm.
Trân trọng,
(Đã ký)
John McCain / John F. Kerry
Chủ tịch UB đối ngoại Thượng viện/ Thượng nghị sĩ
----------
Ngọc Thu dịch từ Financial Times
------
July 19, 2011 2:38 pm
US senators warn Beijing on South China Sea
By Kathrin Hille in Beijing, Demetri Sevastopulo in Hong Kong and Roel Landingin in Manila
Two senior US senators have warned China that recent clashes with its neighbours in the South China Sea could jeopardise US “national interests” in the region, in comments likely to rankle Beijing.
“We are concerned that a series of naval incidents in recent months has raised tensions in the region,” said John Kerry, the Democratic chairman of the Senate foreign relations committee, and John McCain, the former Republican presidential candidate. “If appropriate steps are not taken to calm the situation, future incidents could escalate, jeopardising the vital national interests of the United States.”
More
On this story
The senators issued the warning, in a letter obtained by the Financial Times, to Dai Bingguo, China’s top foreign policy official, ahead of a meeting of the Association of Southeast Asian Nations foreign ministers and their dialogue partners this week. China is likely to see the comments as a provocation as they echo remarks by Hillary Clinton, US secretary of state, last year that infuriated Beijing.
Speaking at the Asean Regional Forum (ARF) in Hanoi last July, Mrs Clinton angered Beijing by saying the US had “a national interest in freedom of navigation ... in the South China Sea”.
Mrs Clinton is due to speak at the same forum in Bali, Indonesia, this week, at a time when tensions in the South China Sea are higher than a year ago.
The South China Sea includes vital sea lanes for most of north-east Asia’s oil imports and other trade with Europe, the Middle East, Africa, India and south-east Asia. China, Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan claim all or parts of the area, but China’s claims are the most extensive.
The comments from the US senators follow a period when the Obama administration has publicly toned down criticism of China’s increasingly aggressive behaviour in the contested energy-rich waters.
Since Hu Jintao, Chinese president, visited the US in January, the two countries have tried to manage their relationship better and not let disagreements derail dialogue.
Jin Canrong, an expert on US-China relations at Renmin University in Beijing, said: “The South China Sea will for sure be a hot issue at the ARF, as Vietnam and the Philippines are keen to raise it. But I think we will not see a repetition of what we saw last year, with a shouting match between the US secretary of state and the Chinese foreign minister.”
Underscoring the mounting tensions, five Filipino lawmakers on Wednesday plan to fly to an island claimed by Manila in the disputed Spratlys archipelago, prompting the immediate ire of China.
China said on Tuesday that the mission “serves no purpose but to undermine peace and stability in the region and sabotage the China-Philippines relationship”, according to Agence France Presse.
Both the Philippine government and the leadership of the country’s House of Representatives distanced themselves from the visit. A government spokesman said the move was unofficial and a private initiative of the lawmakers.
However, the politicians who organised the visit said they had secured the permission of the Philippine military commander in the area to fly a private aircraft to the island.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét