Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Cách hiểu độc đáo về công hàm 1958

Cách hiểu độc đáo về công hàm 1958


Đã có nhiều bài viết và nghiên cứu về bức công hàm 1958 của cụ Đồng.

Gần đây trên báo Đại Đoàn Kết có một bài viết khá công phu về công hàm 1958. Cư dân mạng hầu hết đã biết và đọc bài viết này. Bản blog tôi cũng đã post lên hầu chuyện bạn đọc.

Cái lạ là phía Trung Quốc lâu nay họ rất yếu lý về chủ quyền trên các quần đảo ở quá xa các đường cơ sở trên đất liền TQ của họ. Nên họ cố tình bấu víu vào ý tứ và lời văn của công hàm 1958, coi công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm đó như là cơ sở pháp lý mà Việt Nam chúng ta “công nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như biển đảo nói chung trên Biển Đông”.

Thật ra đâu có vậy nếu chúng ta tìm hiểu kỹ lý do khiến có bức công hàm và thực tế công hàm này đã viết những điều gì trong bối cảnh lúc đó.

Thưc tế là Việt Nam chúng ta từ trước đến nay vẫn luôn luôn tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của mình. Cuộc đấu tranh pháp lý, hoặc thông qua các cuộc thương lượng đàm phán ra sao, hoặc nêu lên trên các diễn đàn, các cuộc hội thảo khoa học, thậm chí có thể có các vụ kiện tụng trước các tòa án quốc tế… đều là các khả năng có thể diễn ra ngay đây hoặc sẽ dẫn tới trong tương lai đều là những câu chuyện bỏngỏ.

Đó là công việc của chính phủ 2 nước, thậm chí là công việc của nhiều nước khác nữa, vì với Trường Sa và Biển Đông nói chung có khá nhiều nước và lãnh thổkhác nhau hiện đang đòi hỏi chủ quyền. Đúng, sai đều phải có cơ sở pháp lý, tức luật pháp quốc tế.

Để rộng đường dư luận, chúng ta hãy cùng tiếp xúc với một văn bản nêu một cách hiểu khá độc đáo về bức công hàm nói trên qua bài viết của tác giả Lý Quý Vũ.

Vệ Nhi g-th

--------

CÔNG HÀM 1958 CÓ VI HIẾN?

(Bài dưới đây của tác giả LÝ QUÝ VŨ được HM Blog biên tập lại. Xin phép đăng lại. Cám ơn bạn Lý Quý Vũ và HM Blog).

 Lý Quý Vũ vừa phát hiện rất thú vị khi tìm ra Hiến pháp 1946 và chuyện liên quan đến Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai.

Cho đến thời điểm hiện nay, các blog, báo chí của cả hai bên đều phân tích rất kỹ bối cảnh của Công hàm 1958 và hệ lụy khó lường tới chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp.

Có nhiều luồng ý kiến cho rằng, HS và TS khi đó thuộc Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam) thì việc TTg Phạm Văn Đồng ngầm đồng ý “cho” Trung Quốc là không đúng, vì người ta không thể cho cái không phải của mình.


Hơn nữa, trong câu chữ của Công hàm, không hiểu do vô tình hay cố ý mà phía VNDCCH chỉ công nhận lãnh hải của TQ là 12 hải lý mà không hề nhắc đến hai quần đảo TS và HS. Và còn nhiều ý kiến khác nữa.

Tuy nhiên, ý kiến của Lý Quý Vũ là một phát hiện mới lạ, chưa có ai đề cập. Để đảm bảo tính đa chiều, Hiệu Minh blog xin đăng lại Tuyên bố của Trung Quốc và Công hàm 1958.
Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải
  1. Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc
  2. Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thuỷ vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.
  3. Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
  4. Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.

Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký (tạm gọi là Công hàm 1958)

Thưa đồng chí Tổng lý,Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

Theo bạn Lý Quí Vũ, năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đang tuân theo Hiến pháp 1946 (HP1946). Đứng đầu Chính phủ VN là Chủ tịch nước, không phải là Thủ tướng (TTg), TTg chỉ là thành viên trong nội các.

Hiến pháp năm 1946 quy định:

Điều 43: “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà”.

Điều 44: “Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các.
Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó thủ tướng.”



Đảo Núi le ở Trường Sa. Ảnh: internet


Như vậy, việc TTg PVĐ ký công hàm 1958 mà không có dẫn đề: “Thừa lệnh Chủ tịch nước VNDCCH” là trái với quy định của HP1946, tức Công hàm 1958 có thể đã vi hiến. Lý do:

Điều 49, HP1946 nói rõ:
“Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:
a) Thay mặt quốc gia…

h) Ký hiệp ước với các nước…

Điều 53 còn nhấn mạnh quyền hạn của Chủ tịch nước: “Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam”.


Công hàm 1958 là một dạng hiệp ước biên giới, vì vậy, theo HP 1946, người ký hợp hiến Công hàm này phải là Chủ tịch nước VNDCCH. Hoặc nếu không, thì TTg phải viết thêm câu “Thừa lệnh Chủ tịch nước…” và có chữ ký của Chủ tịch nước.

Đúng sai thế nào xin nhường lời cho các nhà làm luật chính thức lên tiếng là liệu Công hàm 1958 có vi hiến nếu áp dụng Hiến pháp 1946.

Nội dung HP1 946 tại đây:
http://laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1946/194611/194611090001

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...