Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Cám ơn cái đẹp!

Cảm ơn cái đẹp!


Vào HM blog thấy post bài mới của nhà báo Kim Dung, đọc liền một mạch.

Cách đặt vấn đề và lối viết giản dị vẫn bật lên đầy đủ sự đúng đắn và nghĩa lý sâu sắc của câu chuyện kể. Dù chuyện cũ rồi, ai hay lên mạng đều thông thạo loại thông tin này – đó là chuyện biểu tình chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông các chủnhật gần như liên tiếp mấy tuần qua ở Hà Nội – nhưng cái hay là tác giả đã khai thác chủ đề ở khía cạnh độc đáo của nó, khía cạnh thẩm mỹ, mà cụ thể ở đây là cáiđẹp trong biểu tình.

Biểu tình thông thường nghĩ tới là một cuộc đấu tranh, phản kháng, là tập hợp đôngđảo quần chúng biểu lộ ở thái độ quyết liệt, đòi hỏi yêu sách việc gì đó cho số đông…; nhưng ở đây tác giả lại miêu tả biểu tình ở một ý nghĩa khác, một chiều kích khác. Ngòi bút hướng tới vẻ đẹp của một cá nhân tham gia biểu tình. Đó là cháu gái Trịnh Kim Tiến mà các trang mạng đã xuất hiện biết bao chữ nghĩa và hìnhảnh về cô gái này.

Khi đọc bài và nhìn những tấm ảnh, mỗi chúng ta thấy rất nhiều liên tưởng. Cái tinh thần độc đáo Việt Nam “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là đành một lẽ, mà còn là cái cách mà người đi biểu tình là nữ giới này đã thể hiện. Đi biểu tình mà cháu gái Kim Tiến ăn vận thật đẹp, như cháu đi dự tiệc cưới hoặc đi thi sắc đẹp vậy. Gương mặt đẹp ấy ngẩng cao đầu, chiếc áo dài trắng trong tinh khôi của người thiếu nữ Hà Nội mà Kim Tiến vận với dải băng đỏ vắt chéo ngực mang dòng chữ Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, đã nói lên nhiều điều. Nếu có sự liên tưởng thì đó có thể gọi tên là tinh thần Việt Nam , phong cách Việt Nam mới trong biểu tình.

Người chưa hiểu chuyện còn có thể không biết rằng Trịnh Kim Tiến đang có nỗi đau xé lòng chưa thể nguôi ngoai - cha em vài tháng trước vừa bị một viên trung tá công an đánh gẫy cổ vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đã dẫn đến cái chết oan uổng cho ông... Nên truyền thông dân gian, truyền thông mạng đã có lần nhắc tới cô gái với ý tứ “gác thù nhà, đáp đền sông núi” là ở nghĩa lý này.

Một vài lời giới thiệu cho bài viết của tác giả Kim Dung trên kia nhắc tới, dướiđây mời các bạn của Blog tôi cùng chia sẻ.


Vệ Nhi  g-th


----------------


Em Trịnh Kim Tiến - Ảnh: Lê Anh Tuấn


Cám ơn cái đẹp!

Bài của Kim Dung

Có một người con gái, trong cuộc biểu tình yêu nước bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày 24/7/2011 của người dân Hà Nội vừa qua, bỗng trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Em là Trịnh Kim Tiến.
Tôi tình cờ vào Blog của Nguyễn Xuân Diện, bất ngờ được ngắm em trong tấm ảnh mê hồn: Một thiếu nữ Hà Nội tuổi mới ngoài đôi mươi mặc áo dài trắng. Trên vai là băng khẩu hiệu đỏ đeo chéo với dòng chữ Hoàng Sa- Trường Sa. Em bước đi, ngẩng đầu cao kiêu hãnh, thanh thản, đôi mắt trong sáng nhìn thẳng. Để lại đằng sau, có lẽ là một chàng phóng viên phương tây, đội mũ tai bèo và tay cầm chiếc máy ảnh, ánh nhìn sững sờ như bị thôi miên trước vẻ thanh tân rạng ngời của người thiếu nữ.
Đẹp quá.

Tôi chú ý cái tít của bài viết mà giật mình: Gác thù nhà, đáp lời sông núi!

Hóa ra, Trịnh Kim Tiến là con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, người bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gẫy cổ trong một vụ vi phạm an toàn giao thông, do không đội mũ bào hiểm, dẫn đến cái chết, mới cách đây ít tháng. Trung tá Ninh đã bị bắt và rồi đây sẽ bị pháp luật trừng phạt.
Đắng quá! Đắng ngắt như cái tít bài viết.


Xuống đường vì Hoàng Sa - Trường Sa Ảnh nguồn ABS.


Vậy nhưng, một lần nữa, tôi lại ngỡ ngàng về em. Đã 5 lần em xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc. Và ngỡ ngàng về những tâm sự của Trịnh Kim Tiến, trước những thông tin của dư luận xã hội về sự xuống đường:

Có người nói tôi là phản động, bất mãn chính quyền nên mới “gây rối trật tự công cộng”. Đêm nằm cứ nghĩ về điều này mà tôi tủm tỉm cười, chưa bao giờ nghĩ mình được gắn cái mác ấy vào người đâu. Ba mất rồi, tôi còn cả một gia đình đang chờ tôi gánh vác…Chúng tôi chỉ muốn thể hiện lòng yêu nước của mình một cách đơn thuần nhất, dù có vất vả, có mệt mỏi, nhưng niềm hạnh phúc sẽ tồn tại mãi mãi trong hàng triệu trái tim”

Tôi tin, em đã nói rất thật về con người mình. Đơn giản, vì đó là lòng yêu nước. Lòng yêu nước khiến em phải dấn thân, dù sâu thẳm trong tim, nỗi đau lớn chưa thể nguôi ngoai.

Nhưng tôi cũng tin, em xuống đường với con tim yêu nước không vụ lợi, không gợn chút thù hận cá nhân. Bởi sinh tử của đất nước là lớn nhất.

Khi con người nhân danh việc nghĩa, để tải sự thù hận, thì sớm muộn cái tâm con người cũng lộ.
Ai đó, nhắc lại ca từ của nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”.

Sống trong đời này, lúc này, cần biết bao nhiêu những tấm lòng. Mà cô gái nhỏ họ Trịnh, đã thể hiện một cách hồn nhiên- tấm lòng của cô, tự nhiên và cũng đầy nghĩa khí.


Ngẩng cao đầu - Ảnh nguồn ABS.


Nước Việt này trường tồn bởi những tấm lòng thanh sạch và can trường như vậy.
Tôi tin, ở nơi chín suối, linh hồn cha em, ông Trịnh Xuân Tùng cũng dõi theo em, thanh thản hơn. Đứa con gái yêu của ông đã trưởng thành. Và biết sống ở Đời- cái cụm từ của Bác Hồ lần nào đó đã dùng khi nói về đạo làm người.

Ở cái xã hội mà có khi nhiều người lớn chúng ta, đầu đã hai thứ tóc vẫn chưa thấu hiểu và biết sống ở Đời, dù rất nhiều lần học tập tấm gương Bác Hồ vĩ đại.

Tấm hình quá đẹp của Trịnh Kim Tiến, làm rung động biết bao con tim yêu nước.

Có người ví em đẹp hơn cả Hoa hậu ViệtNam. So sánh Trịnh Kim Tiến với Hà Kiều Anh, với Phan Thu Ngân, với Nguyễn Thị Huyền… để thấy rằng họ còn thua xa em.

Thật ra, mọi sự so sánh đều khập khiễng.

Cái đẹp của hoa hậu, cũng là tài sản trời cho. Nếu chẳng may trong cuộc đời của rất nhiều hoa hậu, luôn có những vấp ngã, hoặc gian truân, hoặc tai tiếng, thì xét cho cùng, đó cũng là số kiếp hồng nhan “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

Và cũng bởi trong cái hành trình nhân thế, tham sân si vẫn còn là một “tài sản” khác của họ. Họ vượt qua nhiều cửa ải số đo, cân nặng, thời trang…mà không vượt qua nổi cửa ải này. Âu cũng rất con người, và vì thế cũng thật nghiệp chướng.

So với họ, Trịnh Kim Tiến không thể đẹp bằng, về hình thức. Nhưng không thể phủ nhận một điều, nhân cách riêng của Trịnh Kim Tiến rất đẹp. Lương tâm em cũng rất đẹp.

Và nếu được, tôi vẫn thích chọn em là Người Đẹp của năm 2011.

Bằng sự xuống đường, bất chấp hiểm nguy và hệ lụy, cùng đồng bào mình cất tiếng hô bảo vệ chủ quyền đất nước, em đã góp phần vào định nghĩa phong phú về cái đẹp.

Hay chính cái đẹp đã chọn em để thể hiện? Cũng có thể là cả hai.

Cảm ơn em- Trịnh Kim Tiến

Và cảm ơn cái đẹp!

Kim Dung - 28-07-2011.

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...