CÂU CHUYỆN "VƯỢT THOÁT"
Vượt thoát cái bóng của mình, vượt lên chính mình, vượt các ràng buộc xung quanh... Câu chuyện vượt thoát từng được nêu lên trên nhiều diễn đàn.Hơn năm trước là "Thoát Á Luận", rồi Thoát thân theo chiều thẳng đứng... Và nay là Thoát Trung Luận. Tựu trung là các phương cách mà giới trí thức Việt trong và ngoài nước mạnh dạn nêu ra như một cách tham bàn, gợi ý cho chính giới ở nước mình tham khảo.
Trong lúc này các vấn đề nêu lên đó mang thêm độ nóng của thời cuộc, của những diễn biến chuyển động mạnh mẽ của đời sống kinh tế-xã hội lúc này càng có ý nghĩa lớn hơn.
Có thể các ý kiến nêu lên còn những điểm, những lý giải phải trao đi đổi lại, cân nhắc khi áp dụng vào thực tiễn và hoàn cảnh đất nước và xã hội chúng ta hiện nay, nhưng chỉ việc các tác giả quan tâm, suy nghĩ về các cách thức đưa đất nước đi lên và phát triển là điều rất đáng trân trọng.
Chủ đề Vượt Thoát này trước nay đã quy tụ nhiều cao kiến và các dòng viết đều có tinh thần xây dựng đóng góp cho đất nước, Blog tôi xin giới thiệu hai bài viết mới dưới đây lấy từ blog HM.
Vệ Nhi g-th
--------
Thoát Trung là thoát cái gì?
Blog Hiệu Minh. Bác Ai Nghĩ Dùm Tôi phản biện lại bài viết của tác giả Giáp Văn Dương. Blog Cua xin đăng lại thành một entry để bạn đọc tiện phản hồi.Chúng ta chia sẻ với nhau cho vui, còn người a có nghe hay không là câu chuyện khác.
Chúc các bạn vui. Và cảm ơn bác Ai Nghĩ Dùm Tôi và anh Giáp Văn Dương.
Bài viết THÓAT TRUNG LUẬN của ông GVD khá hay, nhưng như nhiều bạn đọc đã phân tích, rất tiếc bài viết chỉ dừng lại ở việc nêu lên hiện tượng, thiếu mất khâu phân tích nguyên nhân và đề đạt giải pháp cho những vấn đề đã nêu. (không trách gì tác giả cả, đây là đặc điểm chung của những bài phân tích xã hội học hiện nay, ngại đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm). Nhiều dẫn chứng được nêu mang tính chất phiến diện, cảm tính, thiếu tính thuyết phục.
Tác giả muốn bao quát tất cả những vấn đề văn hoá, kinh tế, chính trị của VN đang phụ thuộc vào TQ, nên bài viết có chiều rộng nhưng thiếu mất chiều sâu. Tác giả cũng chưa đưa ra được đâu là những yếu tố chính khiến cho đất nước ta phải cứ mãi loay hoay trong vòng kiềm toả của TQ. Một phương trình phát triển mà ta nhồi vào trong đó quá nhiều tham số bất định, thì nó thành trò đánh bạc và rất khó tìm ra được đáp số.
Nếu ngày mai, dân chúng VN không xem phim tàu nữa thì nền văn hoá VN sẽ khác tàu chăng?. Không biết khi Nhật Bản và Hàn Quốc hoá rồng, họ có thực hiện việc bảo hộ mậu dịch, tẩy chay hàng hoá của TQ? Nước Mỹ hiện đang dùng hơn 80% hàng TQ, như thế họ có “Chẩu Trung” không?
Hãy nhìn vào một ví dụ thực tế hơn, những năm 60, Lý Quang Diệu tiếp nhận Singapore, với nền tảng 70% dân số gốc Hoa, 30% còn lại gồm đủ thứ tạp phí lù, gồm người hồi, ấn, indo … và cả kiều dân các loại. Về mặt bằng chung, chất lượng dân cư của Sing chẳng khác gì dân cư sống tại Tàu Khựa. Nhưng tại sao chỉ sau có 30 năm, giờ Singapore đã đạt đến tiêu chuẩn của một quốc gia hàng đầu thế giới, chất lượng chủng tộc cái giống dân sống ở Sing ấy, hơn gì cái đám người Hoa sống tại TQ?
Nếu vậy thì GVD nói: “Chính do sự áp đảo của văn hóa Trung Hoa nên những thói hư tật xấu của họ đã tìm được đất sống và tác oai tác quái ở ta. Nạn chuộng bằng cấp hư danh, tệ mua quan bán chức, thói tầm chương trích cú, ếch ngồi đáy giếng, ngông nghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương, chính trị thống soái” thì nên nhìn lại mình trước khi đổ lỗi cho người.
Vậy thì THOÁT TRUNG là cần thoát cái gì? Sự thật là trên hết, không nói ra thì ai cũng biết muốn THOÁT TRUNG thì việc quan trọng nhất là cải tổ mô hình chính trị.
Tự đức vào thế kỷ 19, chạy theo Trung quốc với chính sách bế quan tỏa cảng, cuối cùng mất nước. Việt nam đi theo chủ nghĩa cộng sản với siêu cường Liên xô vĩ đại dẫn dắt, cũng đi vào ngõ cụt. Tại sao không chọn con đường sáng sủa, mà chỉ chọn toàn con đường khó khăn, phiêu lưu, mạo hiểm.
Nhiều ý kiến cho rằng kinh tế TQ đang phát triển rất tốt. Vậy thì tại sao chúng ta không thể bắt chước TQ được?. Việt Nam đã và đang đi theo Trung quốc để đạt được những phát triển về kinh tế như đã thấy hiện nay, tuy nhiên, Việt Nam không phải là Trung quốc. Trung quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân – một thị trường lao động và tiêu thụ hấp dẫn cho bất cứ nhà đầu tư nào. TQ có một tư thế chính trị hoàn toàn khác với Việt Nam. Việt Nam phải chịu một sức ép khổng lồ mà Trung quốc không có, đó là chính bản thân quốc gia láng giềng Trung quốc.
Tuy nhiên, Thí nghiệm Trung quốc chưa đi hết chu kỳ của nó, chưa biết kết quả chờ đợi ở phía trước là cái gì. Hãy khoan vội tin vào. Nhiều ý kiến cho rằng nếu TQ không chuyển sang xã hội dân chủ thì sẽ không tránh sự đổ vở trong tương lai không xa.
Nhân đã nói đến mô hình, thì tại sao không chọn mô hình bền vững: dân chủ Anh 600 năm, dân chủ Mỹ, Pháp hơn 200 năm, dân chủ Nhật 150 năm. Rồi Đại hàn, Đài loan cũng 60, 70 năm nay.
Nếu cho rằng sự thành thật là trên hết, lý do chính để bám vào cái mô hình Trung quốc chẳng qua là vì lợi ích bảo vệ quyền lợi một nhóm nhỏ là ĐCSVN, chứ cũng chẳng phải hoàn toàn vì lợi ích quốc gia.
Sau những gì xảy ra ở Đông Âu, Liên Xô và các nước trong khối XHCN, rõ ràng rằng CNCS là một lý thuyết ảo tưởng, không (có thể là chưa) phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người hiện nay. Vì thế, Các cụ “cao cao bên cửa sổ” loay hoay thử nghiệm đẻ ra một lý thuyết chính trị cứu rỗi nào đó sao cho vừa phát triển xã hội vừa bảo vệ được quyền lợi độc tôn của mình.
Người ta bảo: nếu không có sức khoẻ thì phải khôn khéo mới được việc. Thực lực của xã hội VN dưới sự lãnh đạo của các cụ thì yếu như một đứa bé. Còn sự khôn khéo, trí tuệ, thì các cụ loay hoay mãi cũng không lấy đâu ra những bộ óc tiên tri vĩ đại (gốc Việt Nam) để nhìn ra một con đường khác hơn con đường đại lộ dân chủ mà cả thiên hạ đã đi một cách thành công hàng mấy trăm năm nay, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh nhưng vẫn giữ nguyên được quyền cai trị độc tôn của mình. Có nghĩa là, loay hoay tìm kiếm một giải pháp “Sói vẫn no, mà cừu vẫn còn nguyên vẹn”. Chuyện nghe tưởng như đùa!…
Các thành phần bảo thủ cực đoan trong đảng cho rằng, nếu muốn giữ quyền lực thống trị độc tôn, cách duy nhất là phải học theo cách của Trung Quốc hiện nay. Muốn ổn định chính trị phải nắm giữ quyền lực chính trị, đè bẹp những ai chống đối hay khác chính kiến. Mặc những chính kiến đó có lợi cho quyền lợi quốc gia nhưng nguy hiểm và đe doạ đến quyền lợi cai trị.
Giai cấp lãnh đạo VN có biết rằng ta cần phải học cách làm kinh tế của tây phương mới mong phát triển đất nước không? Các cụ không những biết mà còn biết rất rõ lắm chứ, nên lãnh đạo ta đã trả tiền thuê những nhóm nghiên cứu, những chuyên gia về kinh tế của đại học Harvard Mỹ giúp đở. Tuy nhiên, Các báo cáo về kinh tế của bọn này đã đưa ra một số giải pháp, trong đó có những giải pháp nghịch nhĩ lãnh đạo. Tây nó đồn rằng nhóm này “được” yêu cầu không được động đến một số thứ khi đề xuất trong các báo cáo. Đương nhiên là không thể có thứ phân tích, tích “phân” như thế từ Harvard, vì thế mà bọn nó chán không làm nữa.
Vậy thì VN có thể THOÁT TRUNG không? Nước Anh để phát triển đến hàng đầu thế giới cần tới quá trình 300 năm. Nước Mỹ quật khởi sau đó chỉ cần tới 100 năm. Khi Nhật Bản vươn mình dậy từ đống đổ nát chiến tranh, nó mất 30 năm để đạt đến vị thế siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới. Đài Loan, Hàn Quốc, hoá rồng với thời gian còn ngắn hơn nhiều, chỉ ngót nghét 25 năm. Một nửa VN từ 1954-1975 cũng đã THOÁT TRUNG đã từng có “hòn ngọc viễn đông”. Không có điều gì là không thể, ngoại trừ việc tìm đúng giải pháp và con đường cho nó.
Vấn đề ở đây là ” làm thế nào ” thôi! Làm thế nào để THOÁT TRUNG là một vấn đề mới cần mổ xẻ. Tôi không dám cho rằng mình biết câu trả lời. Tuy nhiên những ý kiến sau đây chỉ là đóng góp cho một cuộc động não chung:
Hãy lấy Sing là ví dụ. Sing bây giờ trực thuộc TQ, nhưng người Sing họ vẫn cho rằng họ ở một tầm vóc cao hơn dân lục địa TQ, Để vươn lên thành một trong những cường quốc thế giới, Sing có ba yếu tố:
1. Một nền pháp trị chuẩn mực, cái Sing được thừa hưởng từ Anh.
2. Một đội ngũ lãnh tụ có tầm nhìn, có tâm và thực sự sống với động cơ cống hiến cho quốc gia.
3. Biết trân trọng và phát triển nguồn lực con người, ở đây là hệ thống giáo dục và đạo tạo đội ngũ trí thức và chuyên viên có trình độ và tay nghề cao.
VN có thể có được những yếu tố này? Câu trả lời xin được bỏ ngỏ ở đây để chờ còm sĩ vào chém gió cho vui…hì hì..
Ai Nghĩ Dùm Tôi
---------
Chúc các bạn vui. Và cảm ơn bác Ai Nghĩ Dùm Tôi và anh Giáp Văn Dương.
Thoát Trung là thoát cái gì?
Tác giả: Ai Nghĩ Dùm Tôi.Bài viết THÓAT TRUNG LUẬN của ông GVD khá hay, nhưng như nhiều bạn đọc đã phân tích, rất tiếc bài viết chỉ dừng lại ở việc nêu lên hiện tượng, thiếu mất khâu phân tích nguyên nhân và đề đạt giải pháp cho những vấn đề đã nêu. (không trách gì tác giả cả, đây là đặc điểm chung của những bài phân tích xã hội học hiện nay, ngại đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm). Nhiều dẫn chứng được nêu mang tính chất phiến diện, cảm tính, thiếu tính thuyết phục.
Tác giả muốn bao quát tất cả những vấn đề văn hoá, kinh tế, chính trị của VN đang phụ thuộc vào TQ, nên bài viết có chiều rộng nhưng thiếu mất chiều sâu. Tác giả cũng chưa đưa ra được đâu là những yếu tố chính khiến cho đất nước ta phải cứ mãi loay hoay trong vòng kiềm toả của TQ. Một phương trình phát triển mà ta nhồi vào trong đó quá nhiều tham số bất định, thì nó thành trò đánh bạc và rất khó tìm ra được đáp số.
Nếu ngày mai, dân chúng VN không xem phim tàu nữa thì nền văn hoá VN sẽ khác tàu chăng?. Không biết khi Nhật Bản và Hàn Quốc hoá rồng, họ có thực hiện việc bảo hộ mậu dịch, tẩy chay hàng hoá của TQ? Nước Mỹ hiện đang dùng hơn 80% hàng TQ, như thế họ có “Chẩu Trung” không?
Hãy nhìn vào một ví dụ thực tế hơn, những năm 60, Lý Quang Diệu tiếp nhận Singapore, với nền tảng 70% dân số gốc Hoa, 30% còn lại gồm đủ thứ tạp phí lù, gồm người hồi, ấn, indo … và cả kiều dân các loại. Về mặt bằng chung, chất lượng dân cư của Sing chẳng khác gì dân cư sống tại Tàu Khựa. Nhưng tại sao chỉ sau có 30 năm, giờ Singapore đã đạt đến tiêu chuẩn của một quốc gia hàng đầu thế giới, chất lượng chủng tộc cái giống dân sống ở Sing ấy, hơn gì cái đám người Hoa sống tại TQ?
Nếu vậy thì GVD nói: “Chính do sự áp đảo của văn hóa Trung Hoa nên những thói hư tật xấu của họ đã tìm được đất sống và tác oai tác quái ở ta. Nạn chuộng bằng cấp hư danh, tệ mua quan bán chức, thói tầm chương trích cú, ếch ngồi đáy giếng, ngông nghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương, chính trị thống soái” thì nên nhìn lại mình trước khi đổ lỗi cho người.
Vậy thì THOÁT TRUNG là cần thoát cái gì? Sự thật là trên hết, không nói ra thì ai cũng biết muốn THOÁT TRUNG thì việc quan trọng nhất là cải tổ mô hình chính trị.
Tự đức vào thế kỷ 19, chạy theo Trung quốc với chính sách bế quan tỏa cảng, cuối cùng mất nước. Việt nam đi theo chủ nghĩa cộng sản với siêu cường Liên xô vĩ đại dẫn dắt, cũng đi vào ngõ cụt. Tại sao không chọn con đường sáng sủa, mà chỉ chọn toàn con đường khó khăn, phiêu lưu, mạo hiểm.
Nhiều ý kiến cho rằng kinh tế TQ đang phát triển rất tốt. Vậy thì tại sao chúng ta không thể bắt chước TQ được?. Việt Nam đã và đang đi theo Trung quốc để đạt được những phát triển về kinh tế như đã thấy hiện nay, tuy nhiên, Việt Nam không phải là Trung quốc. Trung quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân – một thị trường lao động và tiêu thụ hấp dẫn cho bất cứ nhà đầu tư nào. TQ có một tư thế chính trị hoàn toàn khác với Việt Nam. Việt Nam phải chịu một sức ép khổng lồ mà Trung quốc không có, đó là chính bản thân quốc gia láng giềng Trung quốc.
Tuy nhiên, Thí nghiệm Trung quốc chưa đi hết chu kỳ của nó, chưa biết kết quả chờ đợi ở phía trước là cái gì. Hãy khoan vội tin vào. Nhiều ý kiến cho rằng nếu TQ không chuyển sang xã hội dân chủ thì sẽ không tránh sự đổ vở trong tương lai không xa.
Nhân đã nói đến mô hình, thì tại sao không chọn mô hình bền vững: dân chủ Anh 600 năm, dân chủ Mỹ, Pháp hơn 200 năm, dân chủ Nhật 150 năm. Rồi Đại hàn, Đài loan cũng 60, 70 năm nay.
Nếu cho rằng sự thành thật là trên hết, lý do chính để bám vào cái mô hình Trung quốc chẳng qua là vì lợi ích bảo vệ quyền lợi một nhóm nhỏ là ĐCSVN, chứ cũng chẳng phải hoàn toàn vì lợi ích quốc gia.
Sau những gì xảy ra ở Đông Âu, Liên Xô và các nước trong khối XHCN, rõ ràng rằng CNCS là một lý thuyết ảo tưởng, không (có thể là chưa) phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người hiện nay. Vì thế, Các cụ “cao cao bên cửa sổ” loay hoay thử nghiệm đẻ ra một lý thuyết chính trị cứu rỗi nào đó sao cho vừa phát triển xã hội vừa bảo vệ được quyền lợi độc tôn của mình.
Người ta bảo: nếu không có sức khoẻ thì phải khôn khéo mới được việc. Thực lực của xã hội VN dưới sự lãnh đạo của các cụ thì yếu như một đứa bé. Còn sự khôn khéo, trí tuệ, thì các cụ loay hoay mãi cũng không lấy đâu ra những bộ óc tiên tri vĩ đại (gốc Việt Nam) để nhìn ra một con đường khác hơn con đường đại lộ dân chủ mà cả thiên hạ đã đi một cách thành công hàng mấy trăm năm nay, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh nhưng vẫn giữ nguyên được quyền cai trị độc tôn của mình. Có nghĩa là, loay hoay tìm kiếm một giải pháp “Sói vẫn no, mà cừu vẫn còn nguyên vẹn”. Chuyện nghe tưởng như đùa!…
Các thành phần bảo thủ cực đoan trong đảng cho rằng, nếu muốn giữ quyền lực thống trị độc tôn, cách duy nhất là phải học theo cách của Trung Quốc hiện nay. Muốn ổn định chính trị phải nắm giữ quyền lực chính trị, đè bẹp những ai chống đối hay khác chính kiến. Mặc những chính kiến đó có lợi cho quyền lợi quốc gia nhưng nguy hiểm và đe doạ đến quyền lợi cai trị.
Giai cấp lãnh đạo VN có biết rằng ta cần phải học cách làm kinh tế của tây phương mới mong phát triển đất nước không? Các cụ không những biết mà còn biết rất rõ lắm chứ, nên lãnh đạo ta đã trả tiền thuê những nhóm nghiên cứu, những chuyên gia về kinh tế của đại học Harvard Mỹ giúp đở. Tuy nhiên, Các báo cáo về kinh tế của bọn này đã đưa ra một số giải pháp, trong đó có những giải pháp nghịch nhĩ lãnh đạo. Tây nó đồn rằng nhóm này “được” yêu cầu không được động đến một số thứ khi đề xuất trong các báo cáo. Đương nhiên là không thể có thứ phân tích, tích “phân” như thế từ Harvard, vì thế mà bọn nó chán không làm nữa.
Vậy thì VN có thể THOÁT TRUNG không? Nước Anh để phát triển đến hàng đầu thế giới cần tới quá trình 300 năm. Nước Mỹ quật khởi sau đó chỉ cần tới 100 năm. Khi Nhật Bản vươn mình dậy từ đống đổ nát chiến tranh, nó mất 30 năm để đạt đến vị thế siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới. Đài Loan, Hàn Quốc, hoá rồng với thời gian còn ngắn hơn nhiều, chỉ ngót nghét 25 năm. Một nửa VN từ 1954-1975 cũng đã THOÁT TRUNG đã từng có “hòn ngọc viễn đông”. Không có điều gì là không thể, ngoại trừ việc tìm đúng giải pháp và con đường cho nó.
Vấn đề ở đây là ” làm thế nào ” thôi! Làm thế nào để THOÁT TRUNG là một vấn đề mới cần mổ xẻ. Tôi không dám cho rằng mình biết câu trả lời. Tuy nhiên những ý kiến sau đây chỉ là đóng góp cho một cuộc động não chung:
Hãy lấy Sing là ví dụ. Sing bây giờ trực thuộc TQ, nhưng người Sing họ vẫn cho rằng họ ở một tầm vóc cao hơn dân lục địa TQ, Để vươn lên thành một trong những cường quốc thế giới, Sing có ba yếu tố:
1. Một nền pháp trị chuẩn mực, cái Sing được thừa hưởng từ Anh.
2. Một đội ngũ lãnh tụ có tầm nhìn, có tâm và thực sự sống với động cơ cống hiến cho quốc gia.
3. Biết trân trọng và phát triển nguồn lực con người, ở đây là hệ thống giáo dục và đạo tạo đội ngũ trí thức và chuyên viên có trình độ và tay nghề cao.
VN có thể có được những yếu tố này? Câu trả lời xin được bỏ ngỏ ở đây để chờ còm sĩ vào chém gió cho vui…hì hì..
Ai Nghĩ Dùm Tôi
---------
Thoát Trung Luận
Bài viết của Giáp Văn Dương. Thời gian gần đây, khi thảo luận về những nguy cơ đối với nước ta trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, về lựa chọn mô hình phát triển cho Việt Nam, về tình hình tranh chấp Biển Đông…, một số người thuộc giới trí thức trong và ngoài nước, dù chưa chính thức, cũng đã ít nhiều đi đến một nhận định chung: Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!
Tuy nhiên, nhận định này chưa bao giờ được viết ra một cách mạch lạc, có hệ thống, và dường như chỉ mới dừng ở mức trực giác. Vì thế, một bài luận nhằm phân tích rõ ràng về nhận định quan trọng này là cần thiết.
Tư tưởng thoát khỏi Trung Quốc thực ra không hề mới. Lịch sử nước ta có thể được diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung. Phần lớn các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta đều mang trong mình một thông điệp nóng hổi: Thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc!
Sự kiện dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa và giành lại được độc lập sau gần một nghìn năm Bắc thuộc là một sự kiện hy hữu trên thế giới. Đó là kết quả của một quá trình thoát Trung bền bỉ kiên trì. Sau khi giành được độc lập, quá trình này được tiếp nối không chỉ ở các cuộc kháng chiến vệ quốc, mà còn ở các nỗ lực giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa ở các triều đại sau này.
Khi còn nhỏ, tôi đã từng ngạc nhiên khi đọc bài hịch của vua Quang Trung khích lệ tướng sĩ trước khi ra trận: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để răng đen…”. Tôi đã tự hỏi, vì sao nhà Vua không chọn những biểu tượng lớn lao hơn mà lại chọn những điều nhỏ nhặt như vậy để động viên quân sĩ? Nhưng càng ngày tôi càng thấm thía: Đó là lòng kiên định của tổ tiên nhằm thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa Trung Hoa, ngay từ những việc nhỏ nhất.
Ý thức vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này là thường trực. Tuy nhiều lúc bị chao đảo bởi sự tấn công mạnh mẽ đến từ phương Bắc, nhưng mỗi khi cần đến thì ý thức vùng thoát này lại bùng lên dữ dội. Nỗ lực xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc như chữ Nôm của cha ông, và gần đây nhất là việc toàn dân đồng loạt chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, là minh chứng rõ ràng cho sự vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này.
Riêng với việc chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, có thể nói, đây là một cuộc thoát Trung ngoạn mục. Thành quả của nó thật đáng nể: Số người biết đọc biết viết tăng lên gấp bội, số lượng văn bản sử dụng chữ quốc ngữ chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần so với số văn bản chữ Nho của toàn bộ lịch sử nước ta trước đó. Cũng chính nhờ chữ quốc ngữ mà về mặt hình thức, ngôn ngữ của chúng ta đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tiếng Hán. Tỷ như đến giờ phút này, nước Việt ta vẫn dùng chữ Nho để viết và giao tiếp với thế giới, thì đối với họ, ta có khác nào một quận huyện của Trung Quốc? Ta sẽ gặp khó trong việc thuyết phục họ rằng, ta là một quốc gia độc lập, có ngôn ngữ và văn hóa riêng.
Tên gọi của nước ta cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đằng sau mỗi cái tên đều là một lời nhắn nhủ hoặc một mong đợi sâu thẳm. Ông cha ta đã chọn hai chữ Việt Nam để đặt làm tên nước. Việt Nam có nghĩa là tiến về phương Nam. Điều này có nghĩa là gì? Chỉ có thể cắt nghĩa: Tiến về phương Nam để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Đó là di lệnh của tổ tiên cho các thế hệ con cháu người Việt Nam mình.
Như thế, tổ tiên chúng ta bằng kinh nghiệm và trực giác, thông qua cách chọn tên nước, đã di lệnh cho con cháu: Muốn tồn tại thì phải tiến về phương Nam, thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Lịch sử mở nước của chúng ta trong thời cận đại có thể được hiểu là gì khác hơn việc thực hiện di lệnh của tổ tiên mình?
Nhưng điều không may cho chúng ta là nền văn hóa Trung Hoa có sức ảnh hưởng quá lớn. Nó như một đại nam châm hút các dân tộc xung quanh về phía mình. Nên dù luôn có ý thức vùng thoát khỏi ảnh hưởng của người Trung Quốc, dù đã được cha ông di lệnh kỹ càng, thì lịch sử của Việt Nam luôn là sự giằng xé giữa hai luồng vận động: Vùng thoát khỏi Trung Quốc và chầu về Trung Quốc.
Sở dĩ có sự giằng xé này là vì, trong suốt thời phong kiến, do sự hạn chế của phương tiện giao thông, thế giới bên ngoài đối với nước ta dường như chỉ có một mình Trung Quốc. Khi người của ta chưa đủ đông, kinh tế của ta chưa đủ mạnh, văn hóa của ta chưa đủ trưởng thành, thì việc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng ngày nay, thời thế đã đổi thay. Một em bé sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh cũng có đủ thông tin để biết rằng, thế giới không chỉ có một mình Trung Quốc. Thế giới còn có nhiều nền văn hóa khác, mang nhiều giá trị tiến bộ hơn, đáng học hỏi hơn nền văn hóa Trung Hoa, đến mức bản thân người Trung Quốc cũng phải mau mau thay đổi để học hỏi những điều tiến bộ này. Trên thực tế, những vùng nào của Trung Quốc gỡ bỏ được một phần văn hóa Trung Hoa truyền thống để du nhập các giá trị văn hóa phương Tây như các Hồng Kông, Đài Loan… thì đều phát triển vượt bậc so với những phần còn lại của Trung Quốc lục địa.
Nhiều nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thành công và trở thành những con rồng con hổ châu Á mới. Họ không chỉ giữ được độc lập, mà còn tiến nhanh thành một nước phát triển, được thế giới kính nể trọng vọng.
Hãy lấy trường hợp Nhật Bản làm ví dụ: Bằng cách thực hiện cuộc thoát Á nhập Âu từ nửa sau của thế kỷ 19, Nhật Bản đã tránh được ách nô lệ thực dân và phát triển thành cường quốc chỉ sau một thời gian ngắn. Thoát Á với Nhật Bản thời gian đó là gì, nếu không phải là thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa? Vì vậy có thể nói, chìa khóa để Nhật Bản phát triển thành công là thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Vậy thì tại sao chúng ta lại không làm như họ? Tại sao ta lại không vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc để phát triển, khi gương thành công đã bày ra trước mắt cả trăm năm, khi di lệnh của tổ tiên vẫn còn bên tai văng vẳng?
Câu trả lời chỉ có thể là: Tư tưởng chầu về Trung Quốc đã trở thành một quán tính tâm lý, một vô thức xã hội hay một phản xạ có điều kiện. Tư tưởng này đã ăn sâu vào đời sống ở nhiều dạng nhiều mặt nên khó lòng dứt bỏ được. Với người dân thì đó là sự tiếp nhận văn hóa Trung Hoa một cách vô tư hào hứng qua phim ảnh, sách báo… đến mức trẻ em thuộc sử Tàu hơn sử Ta, quen với đồ chơi Tàu hơn đồ chơi Ta. Thương nhân ta thì chỉ chăm chắm nhập hàng Trung Quốc giá rẻ về bán cho dân, dù biết là hàng kém và có nhiều độc hại. Ở mức quốc gia thì đó là sự ràng buộc đến mức vô lý về ý thức hệ vào người Trung Quốc, dẫn đến thua thiệt và bất bình đẳng trong bang giao quốc tế.
Những việc này đều diễn ra một cách trơn tru tự động, đến mức không mấy ai tự hỏi: Vì sao mọi chuyện lại quá dễ dàng như vậy? Câu trả lời hẳn nhiên là tư tưởng chầu về Trung Quốc đã bén rễ sâu trong tiềm thức của xã hội ta như một chất gây nghiện, tuy độc hại nhưng rất khó từ bỏ. Vì nếu từ bỏ thì sẽ gây ra đau đớn và chống chếnh phần nào. Nhưng từ xưa đến nay, có chất gây nghiện nào có lợi?
Trong hoàn cảnh đó, chỉ còn một cách duy nhất là quán chiếu để nhìn sâu hiểu kỹ tác hại của việc chầu về Trung Quốc, để thấy được mối nguy lâu dài của nó đối với đất nước thì may ra mới có thể dứt bỏ được.
Trước hết là về văn hóa: Có so sánh ra bên ngoài mới thấy, bản sắc văn hóa của ta quá đỗi mong manh. Lý do chính là văn hóa của ta đã bị áp đảo bởi văn hóa Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, nay càng bị áp đảo mạnh hơn bởi tiến bộ của phương tiện truyền thông. Nhiều người khi còn sống thì một chữ tượng hình bẻ đôi không biết, nhưng khi chết thì lại được cúng tế bằng các bài văn khấn chữ Nho. Chuông, khánh trong chùa dù mới đúc, cũng hết thảy được khắc bằng thứ chữ của người Hán dù chẳng ai đọc được. Truyền thanh truyền hình, tuy sống bằng tiền thuế của dân Việt Nam ta, lại ngày đêm truyền bá văn hóa Trung Hoa đến tận hang cùng ngõ hẻm. Thời sự hơn nữa thì phim về tổ tông được quay bên Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành được mang về Đà Lạt… Ôi thôi, biết bao nhiêu mà kể!
Xin hỏi: Một dân tộc được định hình chính bởi cái gì? Có phải là bởi đất đai, tài nguyên của dân tộc đó hay không? Chắc hẳn là không. Người ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác bởi chính văn hóa của nó. Nay văn hóa của ta đang bị áp đảo mà dân ta lại vui vẻ cổ vũ chấp thuận, thì khác nào tay ta đã yếu, mắt ta đã chậm mà ta lại tự mua dây về bịt mắt trói tay mình?
Chính do sự áp đảo của văn hóa Trung Hoa nên những thói hư tật xấu của họ đã tìm được đất sống và tác oai tác quái ở ta. Nạn chuộng bằng cấp hư danh, tệ mua quan bán chức, thói tầm chương trích cú, ếch ngồi đáy giếng, ngông nghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương, chính trị thống soái …– những đặc trưng của văn hóa hủ nho Trung Quốc không hề giảm đi trên đất Việt Nam ta mà ngược lại, như rồng gặp nước, múa may phát triển tràn lan, biến hóa gây hại không biết bao nhiêu mà kể. Vì sao vậy? Vì không sáng tạo ra chỉ học đòi bắt chước, nên nhiều người mang lòng kính sợ, nhất nhất tuân theo không dám đổi thay, nên chỉ nhăm nhắm chầu về, nghiêm cẩn như học trò đối với ông thầy.
Nay những thói hư tật xấu này đang tác oai tác quái làm suy đồi văn hóa và đạo đức của ta quá thể. Bệnh hình thức hư danh, tật khoe khoang thành tích, thói hành dân, nịnh trên lừa dưới, tệ chạy chức chạy quyền… đã thành phổ biến , nên không còn cách nào khác là phải dứt bỏ để học những giá trị tiến bộ của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, thực học thực nghiệp… thì mới có thể tiến kịp người.
Ta phải tự gỡ bỏ tấm khăn đang bịt mắt ta ra, phải vứt bỏ sợi dây đang trói buộc mình thì bàn tay khối óc mới được giải phóng, hoa thơm trái ngọt của sự sáng tạo mới được thành tựu. Còn như chỉ mê muội sùng kính những thứ người ta đã phải bỏ đi, thì mãi lếch thếch lôi thôi cũng là điều tất yếu!
Thứ hai là về kinh tế: Việt Nam ta đang bị áp đảo trong thương mại đối với người Trung Quốc. Nhập siêu từ họ lên đến 90% so với tổng nhập siêu của cả nước ta. Trong khi đó, xuất khẩu từ ta sang họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lại chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng nông sản, là những thứ mà giá trị chẳng được bao nhiêu. Vậy có thể nói, về kinh tế, chúng ta đang phụ thuộc vào họ một cách nặng nề. Nền kinh tế của ta đang ở mức chông chênh, có thể sụp đổ khi họ chủ tâm đóng cửa.
Nhưng điều đáng lo hơn cả là những người có thẩm quyền lại không thấy sự bất thường này. Những dự án lớn hầu hết đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tỷ như, 90% các dự án tổng thầu gần đây đã rơi vào tay họ. Chất lượng của những công trình này rất kém, vì một lẽ giản đơn: Trình độ về công nghệ của họ còn thấp, việc tôn trọng môi trường và văn hóa bản địa họ chẳng quan tâm. Hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc luôn bị thế giới cảnh báo là độc hại và kém chất lượng. Chính họ đã gây ra nhiều vấn nạn về văn hóa và môi trường trong nước họ. Vậy thử hỏi, vẫn những con người đó sang nước ta thì làm sao có thể làm tốt cho được?
Đáng tiếc thay, tư duy chộp giật, “sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi” của nhiều người có trách nhiệm đã dung túng tình trạng này, gây hại lâu dài cho nền kinh tế. Việc này ta phải trách ta trước hết, vì nếu ta không tiếp tay thì làm sao họ có thể tác oai tác quái. Tiếp tay cho họ hại mình, thời buổi cạnh tranh, hỏi có khác nào mua dây để tự trói chân mình. Mà đã mua dây để tự trói chân mình thì làm sao có thể đi nhanh đi xa cho được?
Chính vì thế, bên cạnh việc vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa về văn hóa, chúng ta cần tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa về kinh tế. Nhà nước cần có chính sách giảm thiểu nhập siêu từ Trung Quốc, khuyến khích người trong nước sản xuất kinh doanh. Người Việt phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập so với người Trung Quốc, phải mở được những lối đi riêng, tạo dựng được những mô hình phát triển khác hẳn so với họ. Phải phấn đấu trở thành hội điểm đầu tư và thương mại toàn cầu. Việc này nói thì dễ mà làm thì rất khó. Nhưng không vì thế mà không gắng sức, vì tương lai dân tộc phụ thuộc phần nhiều vào chính chỗ này.
Thứ ba là về chính trị: Nước ta đang có một sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ đối với người phương Bắc. Họ làm gì thì sớm muộn ta cũng làm theo như bị thôi miên. Rất nhiều khổ đau trong lịch sử của ta đã có nguồn gốc từ việc làm theo như họ.
Dân ta khác, phong hóa của ta khác, đất đai vị thế của ta khác, vậy hà cớ gì ta phải dập khuôn theo? Đành rằng, trước đây ta chỉ biết đến Trung Hoa nên triều chính phải rập khuôn bắt chước, tuy đáng trách những có thể cảm thông. Nhưng nay thế thời đã đổi, thế giới đã mở rộng muôn phương, mà sao ta vẫn nhăm nhắm hướng về phương Bắc? Bao phen cửa nát nhà tan, bị đè đầu cưỡi cổ, mà sao vẫn chưa hết tỉnh hết mê? Lẽ nào, luồng tư tưởng chầu về Trung Quốc, tưởng chừng sẽ nhạt đi khi thế giới được mở rộng ra, lại một lần nữa giở trò mánh khóe kéo chìm ta xuống đáy?
Vì sao vậy? Vì đâu vậy? Vì sự u mê đã đến mức thâm căn cố đế, hay vì đặc quyền đặc lợi của một nhóm người? Di lệnh của tổ tiên và những bài học lịch sử vì sao không còn tác dụng? Dù câu trả lời là thế nào đi chăng nữa thì trên thực tế, sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ này đã gây ra nhiều thua thiệt cho ta trong quốc tế bang giao, làm mất đi nhiều cơ hội làm ăn của ta với thế giới bên ngoài. Người ngã xuống vì biên cương hải đảo ta cũng chẳng dám vinh danh… Hỡi ôi!
Thời thế đã đổi thay. Thế giới ngày nay không chỉ có một mình Trung Quốc. Đoàn thuyền ra khơi phần đông đều đi theo một hướng, vậy lẽ gì ta phải tách nhóm đi riêng với kẻ vẫn bắt nạt mình? Sợi dây trói tay trói chân gỡ ra còn chưa được, vậy cớ gì ta lại mua dây để tròng đầu tròng cổ ta thêm?
Và cuối cùng là chủ quyền bị đe dọa: Khi chân tay ta bị trói, đầu cổ ta cũng chẳng được tự do, mắt ta cũng bị buộc nhìn về một hướng, thì thân thể ta làm sao mà vẹn toàn tự chủ? Sự trỗi dậy của người Trung Quốc tất yếu dẫn đến việc họ mở rộng biên giới quốc gia. Tranh chấp với xung quanh là điều khó tránh khỏi. Điều này họ đã công khai thừa nhận. Biển Đông đã nổi sóng. Giờ việc ta cần làm là hãy nhanh nhanh tự cởi trói cho mình, làm cho ta hùng mạnh thêm lên thì mới có thể giữ được vẹn toàn cương thổ.
Khi lực ta còn yếu thì mắt ta phải nhìn xa trông rộng, phải tìm cách kết thân với những kẻ có thế có quyền, có cùng lợi ích cùng mối lo âu để đồng tâm đối phó. Muốn vậy ta phải thiện chí thành tâm, đặt lợi ích quốc gia lên trên những tính toan nhỏ nhặt. Tình thế đã trở nên nguy ngập. Nước Việt ta đang đứng trước một lựa chọn lịch sử: Thoát Trung để phát triển hay cam tâm làm nô lệ một lần nữa?
Là người Việt, không ai muốn trở thành nô lệ ở bất cứ dạng nào. Điều này có nghĩa, lựa chọn duy nhất là vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người Trung Quốc để phát triển.
Vậy thì, hãy làm một cuộc thoát Trung toàn diện để hội nhập cùng thế giới và kiến tạo một kỷ nguyên phát triển mới!
Hãy tỉnh cơn mê, dứt cơn mộng mị! Hãy từ bỏ chất gây nghiện chầu về Trung Quốc! Hãy cởi bỏ tấm khăn bịt mắt! Hãy vứt sợi dây đang trói tay, trói chân, tròng cổ, tròng đầu!
Hãy trở về với di lệnh của tổ tiên: Thoát Trung hay là chết!
Nguồn: Blog Giáp Văn
Tuy nhiên, nhận định này chưa bao giờ được viết ra một cách mạch lạc, có hệ thống, và dường như chỉ mới dừng ở mức trực giác. Vì thế, một bài luận nhằm phân tích rõ ràng về nhận định quan trọng này là cần thiết.
Tư tưởng thoát khỏi Trung Quốc thực ra không hề mới. Lịch sử nước ta có thể được diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung. Phần lớn các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta đều mang trong mình một thông điệp nóng hổi: Thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc!
Sự kiện dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa và giành lại được độc lập sau gần một nghìn năm Bắc thuộc là một sự kiện hy hữu trên thế giới. Đó là kết quả của một quá trình thoát Trung bền bỉ kiên trì. Sau khi giành được độc lập, quá trình này được tiếp nối không chỉ ở các cuộc kháng chiến vệ quốc, mà còn ở các nỗ lực giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa ở các triều đại sau này.
Khi còn nhỏ, tôi đã từng ngạc nhiên khi đọc bài hịch của vua Quang Trung khích lệ tướng sĩ trước khi ra trận: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để răng đen…”. Tôi đã tự hỏi, vì sao nhà Vua không chọn những biểu tượng lớn lao hơn mà lại chọn những điều nhỏ nhặt như vậy để động viên quân sĩ? Nhưng càng ngày tôi càng thấm thía: Đó là lòng kiên định của tổ tiên nhằm thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa Trung Hoa, ngay từ những việc nhỏ nhất.
Ý thức vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này là thường trực. Tuy nhiều lúc bị chao đảo bởi sự tấn công mạnh mẽ đến từ phương Bắc, nhưng mỗi khi cần đến thì ý thức vùng thoát này lại bùng lên dữ dội. Nỗ lực xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc như chữ Nôm của cha ông, và gần đây nhất là việc toàn dân đồng loạt chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, là minh chứng rõ ràng cho sự vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này.
Riêng với việc chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, có thể nói, đây là một cuộc thoát Trung ngoạn mục. Thành quả của nó thật đáng nể: Số người biết đọc biết viết tăng lên gấp bội, số lượng văn bản sử dụng chữ quốc ngữ chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần so với số văn bản chữ Nho của toàn bộ lịch sử nước ta trước đó. Cũng chính nhờ chữ quốc ngữ mà về mặt hình thức, ngôn ngữ của chúng ta đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tiếng Hán. Tỷ như đến giờ phút này, nước Việt ta vẫn dùng chữ Nho để viết và giao tiếp với thế giới, thì đối với họ, ta có khác nào một quận huyện của Trung Quốc? Ta sẽ gặp khó trong việc thuyết phục họ rằng, ta là một quốc gia độc lập, có ngôn ngữ và văn hóa riêng.
Tên gọi của nước ta cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đằng sau mỗi cái tên đều là một lời nhắn nhủ hoặc một mong đợi sâu thẳm. Ông cha ta đã chọn hai chữ Việt Nam để đặt làm tên nước. Việt Nam có nghĩa là tiến về phương Nam. Điều này có nghĩa là gì? Chỉ có thể cắt nghĩa: Tiến về phương Nam để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Đó là di lệnh của tổ tiên cho các thế hệ con cháu người Việt Nam mình.
Như thế, tổ tiên chúng ta bằng kinh nghiệm và trực giác, thông qua cách chọn tên nước, đã di lệnh cho con cháu: Muốn tồn tại thì phải tiến về phương Nam, thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc. Lịch sử mở nước của chúng ta trong thời cận đại có thể được hiểu là gì khác hơn việc thực hiện di lệnh của tổ tiên mình?
Nhưng điều không may cho chúng ta là nền văn hóa Trung Hoa có sức ảnh hưởng quá lớn. Nó như một đại nam châm hút các dân tộc xung quanh về phía mình. Nên dù luôn có ý thức vùng thoát khỏi ảnh hưởng của người Trung Quốc, dù đã được cha ông di lệnh kỹ càng, thì lịch sử của Việt Nam luôn là sự giằng xé giữa hai luồng vận động: Vùng thoát khỏi Trung Quốc và chầu về Trung Quốc.
Sở dĩ có sự giằng xé này là vì, trong suốt thời phong kiến, do sự hạn chế của phương tiện giao thông, thế giới bên ngoài đối với nước ta dường như chỉ có một mình Trung Quốc. Khi người của ta chưa đủ đông, kinh tế của ta chưa đủ mạnh, văn hóa của ta chưa đủ trưởng thành, thì việc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng ngày nay, thời thế đã đổi thay. Một em bé sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh cũng có đủ thông tin để biết rằng, thế giới không chỉ có một mình Trung Quốc. Thế giới còn có nhiều nền văn hóa khác, mang nhiều giá trị tiến bộ hơn, đáng học hỏi hơn nền văn hóa Trung Hoa, đến mức bản thân người Trung Quốc cũng phải mau mau thay đổi để học hỏi những điều tiến bộ này. Trên thực tế, những vùng nào của Trung Quốc gỡ bỏ được một phần văn hóa Trung Hoa truyền thống để du nhập các giá trị văn hóa phương Tây như các Hồng Kông, Đài Loan… thì đều phát triển vượt bậc so với những phần còn lại của Trung Quốc lục địa.
Nhiều nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thành công và trở thành những con rồng con hổ châu Á mới. Họ không chỉ giữ được độc lập, mà còn tiến nhanh thành một nước phát triển, được thế giới kính nể trọng vọng.
Hãy lấy trường hợp Nhật Bản làm ví dụ: Bằng cách thực hiện cuộc thoát Á nhập Âu từ nửa sau của thế kỷ 19, Nhật Bản đã tránh được ách nô lệ thực dân và phát triển thành cường quốc chỉ sau một thời gian ngắn. Thoát Á với Nhật Bản thời gian đó là gì, nếu không phải là thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa? Vì vậy có thể nói, chìa khóa để Nhật Bản phát triển thành công là thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Vậy thì tại sao chúng ta lại không làm như họ? Tại sao ta lại không vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc để phát triển, khi gương thành công đã bày ra trước mắt cả trăm năm, khi di lệnh của tổ tiên vẫn còn bên tai văng vẳng?
Câu trả lời chỉ có thể là: Tư tưởng chầu về Trung Quốc đã trở thành một quán tính tâm lý, một vô thức xã hội hay một phản xạ có điều kiện. Tư tưởng này đã ăn sâu vào đời sống ở nhiều dạng nhiều mặt nên khó lòng dứt bỏ được. Với người dân thì đó là sự tiếp nhận văn hóa Trung Hoa một cách vô tư hào hứng qua phim ảnh, sách báo… đến mức trẻ em thuộc sử Tàu hơn sử Ta, quen với đồ chơi Tàu hơn đồ chơi Ta. Thương nhân ta thì chỉ chăm chắm nhập hàng Trung Quốc giá rẻ về bán cho dân, dù biết là hàng kém và có nhiều độc hại. Ở mức quốc gia thì đó là sự ràng buộc đến mức vô lý về ý thức hệ vào người Trung Quốc, dẫn đến thua thiệt và bất bình đẳng trong bang giao quốc tế.
Những việc này đều diễn ra một cách trơn tru tự động, đến mức không mấy ai tự hỏi: Vì sao mọi chuyện lại quá dễ dàng như vậy? Câu trả lời hẳn nhiên là tư tưởng chầu về Trung Quốc đã bén rễ sâu trong tiềm thức của xã hội ta như một chất gây nghiện, tuy độc hại nhưng rất khó từ bỏ. Vì nếu từ bỏ thì sẽ gây ra đau đớn và chống chếnh phần nào. Nhưng từ xưa đến nay, có chất gây nghiện nào có lợi?
Trong hoàn cảnh đó, chỉ còn một cách duy nhất là quán chiếu để nhìn sâu hiểu kỹ tác hại của việc chầu về Trung Quốc, để thấy được mối nguy lâu dài của nó đối với đất nước thì may ra mới có thể dứt bỏ được.
Trước hết là về văn hóa: Có so sánh ra bên ngoài mới thấy, bản sắc văn hóa của ta quá đỗi mong manh. Lý do chính là văn hóa của ta đã bị áp đảo bởi văn hóa Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, nay càng bị áp đảo mạnh hơn bởi tiến bộ của phương tiện truyền thông. Nhiều người khi còn sống thì một chữ tượng hình bẻ đôi không biết, nhưng khi chết thì lại được cúng tế bằng các bài văn khấn chữ Nho. Chuông, khánh trong chùa dù mới đúc, cũng hết thảy được khắc bằng thứ chữ của người Hán dù chẳng ai đọc được. Truyền thanh truyền hình, tuy sống bằng tiền thuế của dân Việt Nam ta, lại ngày đêm truyền bá văn hóa Trung Hoa đến tận hang cùng ngõ hẻm. Thời sự hơn nữa thì phim về tổ tông được quay bên Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành được mang về Đà Lạt… Ôi thôi, biết bao nhiêu mà kể!
Xin hỏi: Một dân tộc được định hình chính bởi cái gì? Có phải là bởi đất đai, tài nguyên của dân tộc đó hay không? Chắc hẳn là không. Người ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác bởi chính văn hóa của nó. Nay văn hóa của ta đang bị áp đảo mà dân ta lại vui vẻ cổ vũ chấp thuận, thì khác nào tay ta đã yếu, mắt ta đã chậm mà ta lại tự mua dây về bịt mắt trói tay mình?
Chính do sự áp đảo của văn hóa Trung Hoa nên những thói hư tật xấu của họ đã tìm được đất sống và tác oai tác quái ở ta. Nạn chuộng bằng cấp hư danh, tệ mua quan bán chức, thói tầm chương trích cú, ếch ngồi đáy giếng, ngông nghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương, chính trị thống soái …– những đặc trưng của văn hóa hủ nho Trung Quốc không hề giảm đi trên đất Việt Nam ta mà ngược lại, như rồng gặp nước, múa may phát triển tràn lan, biến hóa gây hại không biết bao nhiêu mà kể. Vì sao vậy? Vì không sáng tạo ra chỉ học đòi bắt chước, nên nhiều người mang lòng kính sợ, nhất nhất tuân theo không dám đổi thay, nên chỉ nhăm nhắm chầu về, nghiêm cẩn như học trò đối với ông thầy.
Nay những thói hư tật xấu này đang tác oai tác quái làm suy đồi văn hóa và đạo đức của ta quá thể. Bệnh hình thức hư danh, tật khoe khoang thành tích, thói hành dân, nịnh trên lừa dưới, tệ chạy chức chạy quyền… đã thành phổ biến , nên không còn cách nào khác là phải dứt bỏ để học những giá trị tiến bộ của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, thực học thực nghiệp… thì mới có thể tiến kịp người.
Ta phải tự gỡ bỏ tấm khăn đang bịt mắt ta ra, phải vứt bỏ sợi dây đang trói buộc mình thì bàn tay khối óc mới được giải phóng, hoa thơm trái ngọt của sự sáng tạo mới được thành tựu. Còn như chỉ mê muội sùng kính những thứ người ta đã phải bỏ đi, thì mãi lếch thếch lôi thôi cũng là điều tất yếu!
Thứ hai là về kinh tế: Việt Nam ta đang bị áp đảo trong thương mại đối với người Trung Quốc. Nhập siêu từ họ lên đến 90% so với tổng nhập siêu của cả nước ta. Trong khi đó, xuất khẩu từ ta sang họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lại chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng nông sản, là những thứ mà giá trị chẳng được bao nhiêu. Vậy có thể nói, về kinh tế, chúng ta đang phụ thuộc vào họ một cách nặng nề. Nền kinh tế của ta đang ở mức chông chênh, có thể sụp đổ khi họ chủ tâm đóng cửa.
Nhưng điều đáng lo hơn cả là những người có thẩm quyền lại không thấy sự bất thường này. Những dự án lớn hầu hết đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tỷ như, 90% các dự án tổng thầu gần đây đã rơi vào tay họ. Chất lượng của những công trình này rất kém, vì một lẽ giản đơn: Trình độ về công nghệ của họ còn thấp, việc tôn trọng môi trường và văn hóa bản địa họ chẳng quan tâm. Hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc luôn bị thế giới cảnh báo là độc hại và kém chất lượng. Chính họ đã gây ra nhiều vấn nạn về văn hóa và môi trường trong nước họ. Vậy thử hỏi, vẫn những con người đó sang nước ta thì làm sao có thể làm tốt cho được?
Đáng tiếc thay, tư duy chộp giật, “sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi” của nhiều người có trách nhiệm đã dung túng tình trạng này, gây hại lâu dài cho nền kinh tế. Việc này ta phải trách ta trước hết, vì nếu ta không tiếp tay thì làm sao họ có thể tác oai tác quái. Tiếp tay cho họ hại mình, thời buổi cạnh tranh, hỏi có khác nào mua dây để tự trói chân mình. Mà đã mua dây để tự trói chân mình thì làm sao có thể đi nhanh đi xa cho được?
Chính vì thế, bên cạnh việc vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa về văn hóa, chúng ta cần tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa về kinh tế. Nhà nước cần có chính sách giảm thiểu nhập siêu từ Trung Quốc, khuyến khích người trong nước sản xuất kinh doanh. Người Việt phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập so với người Trung Quốc, phải mở được những lối đi riêng, tạo dựng được những mô hình phát triển khác hẳn so với họ. Phải phấn đấu trở thành hội điểm đầu tư và thương mại toàn cầu. Việc này nói thì dễ mà làm thì rất khó. Nhưng không vì thế mà không gắng sức, vì tương lai dân tộc phụ thuộc phần nhiều vào chính chỗ này.
Thứ ba là về chính trị: Nước ta đang có một sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ đối với người phương Bắc. Họ làm gì thì sớm muộn ta cũng làm theo như bị thôi miên. Rất nhiều khổ đau trong lịch sử của ta đã có nguồn gốc từ việc làm theo như họ.
Dân ta khác, phong hóa của ta khác, đất đai vị thế của ta khác, vậy hà cớ gì ta phải dập khuôn theo? Đành rằng, trước đây ta chỉ biết đến Trung Hoa nên triều chính phải rập khuôn bắt chước, tuy đáng trách những có thể cảm thông. Nhưng nay thế thời đã đổi, thế giới đã mở rộng muôn phương, mà sao ta vẫn nhăm nhắm hướng về phương Bắc? Bao phen cửa nát nhà tan, bị đè đầu cưỡi cổ, mà sao vẫn chưa hết tỉnh hết mê? Lẽ nào, luồng tư tưởng chầu về Trung Quốc, tưởng chừng sẽ nhạt đi khi thế giới được mở rộng ra, lại một lần nữa giở trò mánh khóe kéo chìm ta xuống đáy?
Vì sao vậy? Vì đâu vậy? Vì sự u mê đã đến mức thâm căn cố đế, hay vì đặc quyền đặc lợi của một nhóm người? Di lệnh của tổ tiên và những bài học lịch sử vì sao không còn tác dụng? Dù câu trả lời là thế nào đi chăng nữa thì trên thực tế, sự ràng buộc kỳ quặc về ý thức hệ này đã gây ra nhiều thua thiệt cho ta trong quốc tế bang giao, làm mất đi nhiều cơ hội làm ăn của ta với thế giới bên ngoài. Người ngã xuống vì biên cương hải đảo ta cũng chẳng dám vinh danh… Hỡi ôi!
Thời thế đã đổi thay. Thế giới ngày nay không chỉ có một mình Trung Quốc. Đoàn thuyền ra khơi phần đông đều đi theo một hướng, vậy lẽ gì ta phải tách nhóm đi riêng với kẻ vẫn bắt nạt mình? Sợi dây trói tay trói chân gỡ ra còn chưa được, vậy cớ gì ta lại mua dây để tròng đầu tròng cổ ta thêm?
Và cuối cùng là chủ quyền bị đe dọa: Khi chân tay ta bị trói, đầu cổ ta cũng chẳng được tự do, mắt ta cũng bị buộc nhìn về một hướng, thì thân thể ta làm sao mà vẹn toàn tự chủ? Sự trỗi dậy của người Trung Quốc tất yếu dẫn đến việc họ mở rộng biên giới quốc gia. Tranh chấp với xung quanh là điều khó tránh khỏi. Điều này họ đã công khai thừa nhận. Biển Đông đã nổi sóng. Giờ việc ta cần làm là hãy nhanh nhanh tự cởi trói cho mình, làm cho ta hùng mạnh thêm lên thì mới có thể giữ được vẹn toàn cương thổ.
Khi lực ta còn yếu thì mắt ta phải nhìn xa trông rộng, phải tìm cách kết thân với những kẻ có thế có quyền, có cùng lợi ích cùng mối lo âu để đồng tâm đối phó. Muốn vậy ta phải thiện chí thành tâm, đặt lợi ích quốc gia lên trên những tính toan nhỏ nhặt. Tình thế đã trở nên nguy ngập. Nước Việt ta đang đứng trước một lựa chọn lịch sử: Thoát Trung để phát triển hay cam tâm làm nô lệ một lần nữa?
Là người Việt, không ai muốn trở thành nô lệ ở bất cứ dạng nào. Điều này có nghĩa, lựa chọn duy nhất là vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người Trung Quốc để phát triển.
Vậy thì, hãy làm một cuộc thoát Trung toàn diện để hội nhập cùng thế giới và kiến tạo một kỷ nguyên phát triển mới!
Hãy tỉnh cơn mê, dứt cơn mộng mị! Hãy từ bỏ chất gây nghiện chầu về Trung Quốc! Hãy cởi bỏ tấm khăn bịt mắt! Hãy vứt sợi dây đang trói tay, trói chân, tròng cổ, tròng đầu!
Hãy trở về với di lệnh của tổ tiên: Thoát Trung hay là chết!
Nguồn: Blog Giáp Văn
1 nhận xét:
Bình vấn đề này, tôi khâm phục nhất tầm nhìn chiến lược, toàn diện, sâu sắc của nguyên đại sứ Nguyễn Trung. Như bài:
"Trách nhiệm lịch sử" và "Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21"
Trích:
"Trước hết nên đặt sang một bên những ảnh hưởng di sản lịch sử để lại và tách ra khỏi mọi cách nghĩ bài Hoa hay thần phục Hoa để tỉnh táo nhìn nhận sự việc.
Ví dụ không ít người nghĩ rằng sự bành trướng của Trung Quốc là do tư tưởng đại Hán. Điều này đúng nhưng không đủ. Nghĩ thế hàm nghĩa khi nào Trung Quốc bỏ được đại Hán – một điều không tưởng – thì sẽ hết bành trướng.
Thực ra đòi hỏi về không gian sinh tồn của Trung Quốc trên con đường trở thành siêu cường đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn so với tư tưởng đại hán. Nghĩa là dù có hay không tư tưởng đại hán, vấn đề mở rộng không gian sinh tồn của cái công xưởng thế giới này vẫn là tất yếu – vì “đầu vào” và “đầu ra” của nó là cả thế giới, nhằm vào thế giới. Tự Trung Quốc đã nói lên: Hàng hóa Trung Quốc tới đâu, quyền lực mềm của Trung Quốc tới đó. Điều này cho thấy chẳng có liên minh hay đồng minh nào cùng ý thức hệ, cũng chẳng có tư duy bài Hoa hay thần phục Hoa nào có thể vô hiệu hóa được đòi hỏi mở rộng không gian sinh tồn này[25] của cái công xưởng thế giới. Thực tế này đòi hỏi nước ta phải có một cách tiếp cận khác và cách giải quyết khác những thách thức đặt ra...cách nghĩ đại Hán, bài Hoa, thần phục Hoa chẳng ích gì. Người Việt Nam ta cũng chẳng có cách gì bê đất nước mình đi chỗ khác để tránh mọi điều phiền toái. Vậy chỉ còn cách đứng tại chỗ, suy nghĩ, làm những việc phải làm: Chịu trở thành bãi phế thải của cái công xưởng thế giới? Hay trở thành đối tác làm ăn được tôn trọng?
Đăng nhận xét