Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Chưa tin

CHƯA TIN

Bản tin dưới đây các hãng thông tấn nước ngoài vừa đưa rộng rãi. Về Hoàng Sa Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 thì đoán biết đàm phán, rồi có "đóng cửa bảo nhau " kiểu thế nào thì với TQ, cái kịch bản cũng diễn ra vầy vậy thôi. Nhưng trong lòng thì vẫn cứ muốn tin "đây không phải là sự thật". Không thể mất Hoàng Sa!

Chưa thấy báo chí ta nói gì. Chỉ còn cách chờ những thông tin chính thức của phía ta về việc rất hệ trọng này đối với chủ quyền biển đảo.

Vệ Nhi

------

TQ không đàm phán về Hoàng Sa

August 25, 2011


Bắc Kinh nói chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa là
‘không thể chối cãi’

Các viên chức ngoại giao Việt Nam và Trung Quốcđang có
những vòng đàm phán kín để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông,
tờ nhật báo tiếng Anh ‘Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng’ có trụ sở ở Hong
Kong đưa tin hôm thứ 4 ngày 24/8.
Theo bài báo này, có tiêu đề là ‘Việt Nam không thành trong việc đưa
Trung Quốc vào bàn đàm phán về Hoàng Sa’, tác giả cho biết Trung Quốc
bác bỏ đề xuất của Việt Nam đưa Hoàng Sa thành một nội dung đàm phán
về các bất đồng trên Biển Đông.

“Các cuộc đàm phán còn đang trong giai đoạn phôi thai, về mặt kỹ
thuật là đang thiết lập một cơ chế với các nguyên tắc hướng dẫn đàm
phán,” bài báo viết.
Bài báo cũng cho biết là ‘quần đảo Hoàng Sa là điểm khúc mắc
chính vì Bắc Kinh thậm chí còn không chấp nhận là quần đảo này đang
có tranh chấp’.


Việt Nam đã thừa nhận

“Không có gì để đàm phán cả,” bài báo dẫn lời TS Vương Hàn Lĩnh,
một học giả nghiên cứu các vấn đề trên biển và luật pháp quốc tế
tại Học viện khoa học xã hội Bắc Kinh, nói.
“Chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa [Hoàng Sa] chưa bao giờ
phải bàn cãi,” ông nói thêm.
Lập luận mà TS Vương đưa ra là ‘Chính phủ Việt Nam trước đây cũng
đã từng thừa nhận [chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa]’, với hàm ý
nhắc đến công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 công
nhận và tôn trọng quyết định về hải phận của Trung Quốc.
TS Vương nói rất dứt khoát là ‘đàm phán về các nỗ lực hợp tác –
bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn và những vấn đề khác – là một
chuyện’, nhưng còn chủ quyền của Trung Quốc ‘lại là chuyện khác’.

“Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ lập
trường của mình là quần đảo Hoàng Sa phải là một trong những nội
dung đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề trên
biển.”

Người phát ngôn Nguyễn Phương
Nga


Tác giả bài báo kết luận: ‘Việt Nam có vẻnhư là đã thất bại
trong nỗ lực mới nhất nhằm thuyết phục Trung Quốc mở các vòng đàm
phán về những tranh chấp lãnh thổ đang âm ỉ bấy lâu nay ở quần đảo
Hoàng Sa’.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga được dẫn
lời nói: “Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục”
“Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ lập trường của mình là quần đảo
Hoàng Sa phải là một trong những nội dung đàm phán giữa Việt Nam và
Trung Quốc về các vấn đề trên biển,” bà Nga nói.
Bài báo cũng nói là sau vòng đàm phán mới đây nhất, Bộ Ngoại giao
Việt Nam đã có nhắc đến ‘những đồng thuận ban đầu về một số vấn
đề’. Tuy nhiên dường như Hoàng Sa không nằm trong sự đồng thuận này.
Các quan chức Trung Quốc vẫn chưa có bình luận gì về chi tiết của
các cuộc đàm phán mà hiện nay đã diễn ra đến vòng thứ tám. Tuy nhiên
các nhà đàm phán và học giả của Trung Quốc đã nhắc đi nhắc lại
rằng việc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa không phải là vấn đề để đàm
phán với Hà Nội.
Bài báo cũng phân tích sự khác biệt trong cách tiếp cận đàm phán
giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
“Trong khi Bắc Kinh một mặt cam kết hợp tác với Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam về Biển Đông, mặt khác họ vẫn
luôn yêu cầu giải quyết những bất đồng cụ thể theo từng vấn đề một
chứ không theo kiểu một gói giải pháp cho cả khu vực như Asean yêu
cầu,” bài báo viết.
Trong khi đó, lập trường của Hà Nội là “đàm phán trực tiếp với

Bắc Kinh về các tranh chấp cụ thể giữa hai bên và sẽ mở rộng đàm
phán nếu tranh chấp có dính đến nhiều quốc gia khác nữa”.
“Vấn đề là có vẻ như họ [Việt Nam và Trung Quốc] không đi được xa
lắm bất chấp những tiến bộ đã đạt được trước đây,” một nhà phân
tích được dẫn lời nhận xét.
Về các vòng đàm phán hiện đang diễn ra giữa ‘hai người anh em cộng
sản nếu không muốn nói là những người láng giềng không tin nhau’, bài
báo cho biết chúng ‘diễn ra rất bí mật nhưng vẫn được khu vực theo
dõi sát sao’.
Bài báo cũng nhắc lại là kể từ khi hai nước bình thường hóa quan
hệ vào năm 1991, Bắc Kinh và Hà Nội đã giải quyết thành công những
tranh chấp ở đường biên giới trên bộ dài 1.400 cây số đi qua những khu
vực nhiều đồi núi cũng như những tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ sau những
vòng đàm phán kéo dài và hết sức khó khăn.
Tuy nhiên, kết quả của các vòng đàm phán biên giới trên bộ và vịnh
Bắc Bộ này bị dư luận một số người Việt trong và ngoài nước cho
rằng đã làm Việt Nam ‘mất nhiều đất đai vào tay Trung Quốc’.


Nguồn: Báo chí và thông tấn nước ngoài

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...