Xin giới thiệu với bạn đọc blog tôi một bài viết khá công phu, phân tích tương đối toàn diện và có nhiều ý mới về đối ngoại Việt Nam được đăng trên báo chính thức, trang chuyên đề TuanVietnam.net của báo điện tử VietnamNet.
Vệ Nhi g-th
-----
Cú hattrick ngoại giao 2012?
Tác giả: Hoàng Dũng NhânVới Trung Quốc cần chủ động cùng ASEAN tiến tới "Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông", với Mỹ cần nâng quan hệ lên tầm "đối tác chiến lược" và cuối cùng vẫn phải có mặt trên "con tàu TPP" khi nó cập bến - đây sẽ là những cú "hattrick ngoại giao" năm nay của Việt Nam.
Trong số những nhiệm vụ lớn lao nói chung góp phần thực hiện thắng lợi các
mục tiêu Đại hội XI, những cú "hattrick ngoại giao" này sẽ là trọng tâm
cho giai đoạn trước mắt. Nhưng với xác suất tái đắc cử của ông Obama "năm ăn năm
thua", với khả năng ông Hồ Cẩm Đào sẽ trao lại chiếc gậy chỉ huy cho ông Tập Cận
Bình vào cuối năm và trước một ASEAN do Campuchia làm chủ tịch luân phiên, chưa
ai đoan chắc được những mục tiêu nói trên, vốn dĩ rất hệ trọng đối với an
ninh và phát triển của Việt Nam, sẽ trọn vẹn hay không.
Đâu phải "tọa hưởng kỳ thành"!
Nhìn bề ngoài, có ý kiến cho rằng năm ngoái, ngoại giao Tân Mão gặp may! Nếu xem lại "đại sự ký" trước các năm 2010, khi Việt Nam một mình "long đong" tại các hội nghị ASEAN, vận động đưa đề tài Biển Đông ra các diễn đàn khu vực, thúc đẩy đàm phán nhằm sớm đạt tới bộ Quy tắc ứng xử (COC) thay thế cho Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), sự hưởng ứng từ các đối tác và bạn bè quốc tế trong những năm ấy không mấy ngoạn mục. Thậm chí bản thân Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan có lúc còn tuyên bố: "Năm nay, Biển Đông được đề cập và năm khác, vấn đề đó sẽ không được nêu lên. Điều này tùy thuộc vào sự năng động của môi trường"(!) Nhưng rồi chính nhờ vào "sự năng động" của hầu hết các nước thành viên, tại các Hội nghị ASEAN trong năm qua, đặc biệt là tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên có sự tham gia của tổng thống Nga và Mỹ, hầu hết tất cả thành viên EAS, đều lên tiếng về vấn đề Biển Đông và cam kết thực hiện DOC.
Nhưng đâu phải "tọa hưởng kỳ thành", ngồi hưởng thành tựu từ công lao của người khác! Về phần mình, Việt Nam đã chủ động và năng nổ trong các động thái ngoại giao và trong cả các chiến lược dài hạn để vừa đấu tranh bảo vệ chủ quyền, nhưng vẫn duy trì được môi trường hòa bình bền vững. Ngay trước Tết Nhâm Thìn (ngày 20/1), người phát ngôn Bộ Ngoại giao một lần nữa, đã công khai và kiên quyết bác bỏ việc Trung Quốc ban bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12 giờ ngày 16/5/2012 đến 12 giờ ngày 1/8/2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối hành động đơn phương này. Cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mà còn vi phạm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Lệnh cấm đánh bắt cá nói trên được ban bố theo một thông báo ngày 12/1, tức là đúng vào thời điểm người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đưa ra lời kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền không nên có hành xử có thể dẫn tới bùng nổ căng thẳng trên vùng biển có những tuyến đường vận chuyển rất quan trọng này.
Được biết, Trung Quốc cùng với các quan chức cấp cao ASEAN đã tiến hành hội nghị bàn về việc thực thi DOC từ 13/1 đến 15/1, tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, lộ trình hướng tới COC đã không được công bố khi kết thúc các cuộc họp ba ngày liền giữa Trung Quốc với ASEAN. Trong khi đó Trung Quốc đã có cuộc gặp riêng với đại diện của Philippines ngày 14/1. Manila đòi Bắc Kinh phải giải thích về các vụ hải quân Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của mình. Ngày 8/1, Bộ Ngoại giao Philippines tố cáo Trung Quốc vi phạm bản Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về DOC cũng như vi phạm UNCLOS. Như vậy là cả Việt Nam lẫn Philippines đều tỏ thái độ kiên quyết trước việc Trung Quốc áp đặt các đòi hỏi phi lý về chủ quyền của mình đối với Biển Đông.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao khai mạc ở Siem Reap ngày 11/1, các ngoại trưởng ASEAN đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, hợp tác và phát triển; tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới xây dựng COC, nhất là năm nay sẽ kỷ niệm 10 năm ký DOC. Mặc dù gần đây xẩy ra khá nhiều vụ tàu Việt Nam bị tàu lạ húc đắm giữa lúc các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông chưa lắng dịu, dư luận vẫn đặt kỳ vọng vào những kết quả tại các diễn đàn đa phương trong năm 2012 này.
Theo quy tắc chọn Tổng Thư ký ASEAN, nếu tính theo thứ tự chữ cái đầu tiên của các thành viên thì một nhà ngoại giao Việt Nam có thể sẽ ngồi vào chiếc ghế Tổng Thư ký thay cho ông Surin Pitsuwan của Thái Lan khi ông này mãn nhiệm vào cuối năm nay. Không thể phủ nhận đây là chức vụ không mấy nổi bật nếu ta nhìn lại hoạt động của 12 đời Tổng Thư ký ASEAN. Hơn nữa, dù quốc gia thành viên nào nắm giữ chức vụ này, hoạt động của Ban Thư ký cũng không vì thế mà ra ngoài mục đích của toàn khối. Tuy nhiên, việc này nếu xẩy ra, ít nhiều sẽ ảnh hướng tích cực đến hồ sơ Biển Đông khi mà đang có ý kiến cho rằng, bản thân ASEAN có thể thúc đẩy, nhưng cũng có thể làm trì trệ hay chuyển hướng giải quyết vấn đề Biển Đông.
Vì vậy, song song với việc tái khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tái khẳng định các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo UNCLOS, Việt Nam đang tích cực hành động để chuẩn bị đối phó với các đe dọa trên mặt biển. Dư luận chú ý việc Việt Nam triển khai một phương pháp mới mà giới quân sự quốc tế gọi là "hệ thống chống tiếp cận"/"anti-access/area-denial", viết tắt theo Anh ngữ là A2/AD. Theo phân tích của các chuyên gia, Việt Nam đã trang bị các chiến đấu cơ đa năng và nhiều chiến hạm kèm tên lửa chống tàu chiến chính là để tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống này. Thực chất của chiến thuật A2/AD là thiết lập các vùng đặc biệt trên biển nhằm chống lại các cuộc tấn công từ đối thủ tiềm tàng, có sức mạnh quân sự vượt trội.
Hội nhập - Pháp trị - Phát triển
Không chỉ kết hợp giữa ngoại giao với quốc phòng và an ninh, đường lối đối ngoại Đại hội XI còn nêu bật hai nội dung mới, đó là ngoại giao toàn diện và hội nhập toàn diện để ứng phó với những thách thức, đặc biệt là các thách thức an ninh phi truyền thống. Đây là sản phẩm của chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế. Nếu không có chủ trương này từ buổi bình minh của Đổi mới, làm sao một nước Việt Nam vừa là "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" với Trung Quốc, lại vừa có thể thúc đẩy nâng cấp quan hệ cũng lên tầm "đối tác chiến lược" với Mỹ, đồng thời với cả các nước phát triển trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (P5) và các cường quốc khác! 2012 này là năm thay đổi lãnh đạo cao nhất ở Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước lớn. Bang giao Trung-Mỹ bước vào thời kỳ phức tạp kéo dài. Trào lưu thế giới mênh mông sóng cuộn, thuận dòng thì hưng, ngược dòng thì bại! Vào thời điểm bản lề này, ngoại giao toàn diện của Việt Nam phát huy cao độ ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với tự cường khu vực để hướng tới những cú "hattrick" mới.
Ngoại giao kinh tế tiếp tục hoàn tất cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định tự do thương mại (FTA) đã ký, đàm phán các FTA mới với các đối tác khác, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Liên quan đến TPP, sẽ có thêm các cuộc thảo luận về biểu thuế và qui định phi thương mại. Sẽ có nhiều quốc gia quan tâm ngoài con số 12 - 13 thành viên hiện nay. Điều cần khẳng định là quyết tâm của Việt Nam đi đến cùng tiến trình này! Phải nhớ rằng, vì có nhiều đối tác đàm phán TPP nên hiển nhiên phải có nhượng bộ lẫn nhau, nhưng chắc chắn sẽ không có chuyện các quốc gia khác dừng lại để chờ đợi một thành viên nào đó vì những lý do nội bộ. Điều quan trọng là Việt Nam phải có mặt trên "con tàu TPP" khi nó cập bến. Trước đây, ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA), gia nhập WTO từng được coi là động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào khu vực và toàn cầu. Những cam kết trong khuôn khổ TPP tới đây tiếp tục là động lực mới để thúc đẩy Việt Nam vượt qua tình trạng trì trệ hiện nay. Hy vọng đây sẽ là cú hích lớn cho việc tiếp tục mở cửa, cải cách, đánh dấu một thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ có lợi cho công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Không phải ngẫu nhiên, năm nay Việt Nam chủ trương bổ sung và sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với những biến chuyển mau lẹ của tình hình. Những vấn đề đặt ra trong việc gia cố quan hệ với các thành viên P5 lên tầm "đối tác chiến lược" cũng như trong đàm phán gia nhập TPP, càng cho thấy không thể ra biển lớn bằng những chiếc thuyền độc mộc. Trở thành thành viên TPP, Việt Nam cùng lúc sẽ có chân trong hai khối mậu tự do lớn của khu vực và thế giới. Ngoài ý nghĩa kinh tế, Hiệp định TPP còn có ý nghĩa địa-chiến lược khi mà các quốc gia liên quan đều là những nước dẫn đầu trong các nỗ lực thiết kế lại kiến trúc an ninh mới ở Đông Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Việt Nam lúc đó không thể không tính đến vấn đề "chia sẻ giá trị" nếu muốn trở thành một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực và toàn cầu ấy. Nhưng nếu thiếu một Hiến pháp của nhà nước pháp quyền, như là bộ khung pháp lý, bộ luật "mẹ" phù hợp, Việt Nam khó có thể điều chỉnh một cách nhạy bén các quan hệ đối nội cũng như tính đến các động thái đối ngoại một cách thực chất và thuyết phục.
Hội nhập toàn diện còn là cách để Việt Nam chủ động tìm kiếm vị thế mới, hợp tình hợp lý trong bàn cờ khu vực, không chỉ với phẩm chất là một đối tác tin cậy, mà còn với tư thế là một nhà nước pháp quyền. Nói cho cùng, bản chất của hội nhập là xây dựng và vận hành một nền pháp trị theo đúng nghĩa của nó. "Pháp trị" (rule of law) là thượng tôn pháp luật, không một ai được vượt qua luật pháp, kể cả chính quyền. Khác với "dụng pháp trị" (rule by law), tức coi luật pháp như công cụ của chính quyền, và nhà cầm quyền có thể đứng trên pháp luật. Từ chuyện đau lòng của bà Ba Sương nông trường sông Hậu đến chuyện động trời của kỹ sư Đoàn Văn Vươn Hải Phòng, những ngày này chúng ta càng thấm thía sự thiếu vắng pháp quyền đã ảnh hưởng tới tính chính đáng của nhà nước như thế nào. Nếu như các quy định về nhân quyền hay quyền công dân không được pháp luật bảo đảm đầy đủ và minh bạch thì rõ ràng, sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân, tính liên đới giữa các giai tầng xã hội sẽ bị tổn thương, thậm chí bị triệt tiêu. Tính tự cường dân tộc trong hoàn cảnh ấy không thể nào được phát huy đầy đủ để "sánh vai" với các nước ASEAN, chứ chưa nói tới các cường quốc. Bổ sung và sửa đổi Hiến pháp lần này vì vậy, không chỉ có ý nghĩa đặc biệt đối với tiến trình hội nhập, mà còn là một bảo đảm mới đối với hình ảnh và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự lạc lõng (trước đây), dẫn đến "tính trễ" và "sự thiếu đồng bộ" giữa các cuộc cải cách (cho đến nay), dẫn đến những hạn chế cần khắc phục của công cuộc hội nhập sâu rộng (hiện nay và trong tương lai) là do thiếu vắng khung khổ của "bộ tam": nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân (dân sự). Bộ tam này chỉ có thể được thiết kế và xây dựng chính từ chủ nghĩa yêu nước của mọi người Việt Nam, chính từ bản lĩnh Việt Nam, được nuôi dưỡng và thăng hoa bằng tinh thần dân tộc lành mạnh như Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Hào khí thời đại sẽ tiếp tục nâng bước ngoại giao Nhâm Thìn, góp phần xây dựng một Việt Nam dân chủ và văn minh, vững bước trên con đường phát triển "sánh vai với các cường quốc năm châu".
Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-01-31-cu-hattrick-ngoai-giao-2012-
Đâu phải "tọa hưởng kỳ thành"!
Nhìn bề ngoài, có ý kiến cho rằng năm ngoái, ngoại giao Tân Mão gặp may! Nếu xem lại "đại sự ký" trước các năm 2010, khi Việt Nam một mình "long đong" tại các hội nghị ASEAN, vận động đưa đề tài Biển Đông ra các diễn đàn khu vực, thúc đẩy đàm phán nhằm sớm đạt tới bộ Quy tắc ứng xử (COC) thay thế cho Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), sự hưởng ứng từ các đối tác và bạn bè quốc tế trong những năm ấy không mấy ngoạn mục. Thậm chí bản thân Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan có lúc còn tuyên bố: "Năm nay, Biển Đông được đề cập và năm khác, vấn đề đó sẽ không được nêu lên. Điều này tùy thuộc vào sự năng động của môi trường"(!) Nhưng rồi chính nhờ vào "sự năng động" của hầu hết các nước thành viên, tại các Hội nghị ASEAN trong năm qua, đặc biệt là tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên có sự tham gia của tổng thống Nga và Mỹ, hầu hết tất cả thành viên EAS, đều lên tiếng về vấn đề Biển Đông và cam kết thực hiện DOC.
Nhưng đâu phải "tọa hưởng kỳ thành", ngồi hưởng thành tựu từ công lao của người khác! Về phần mình, Việt Nam đã chủ động và năng nổ trong các động thái ngoại giao và trong cả các chiến lược dài hạn để vừa đấu tranh bảo vệ chủ quyền, nhưng vẫn duy trì được môi trường hòa bình bền vững. Ngay trước Tết Nhâm Thìn (ngày 20/1), người phát ngôn Bộ Ngoại giao một lần nữa, đã công khai và kiên quyết bác bỏ việc Trung Quốc ban bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12 giờ ngày 16/5/2012 đến 12 giờ ngày 1/8/2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối hành động đơn phương này. Cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mà còn vi phạm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Lệnh cấm đánh bắt cá nói trên được ban bố theo một thông báo ngày 12/1, tức là đúng vào thời điểm người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đưa ra lời kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền không nên có hành xử có thể dẫn tới bùng nổ căng thẳng trên vùng biển có những tuyến đường vận chuyển rất quan trọng này.
Được biết, Trung Quốc cùng với các quan chức cấp cao ASEAN đã tiến hành hội nghị bàn về việc thực thi DOC từ 13/1 đến 15/1, tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, lộ trình hướng tới COC đã không được công bố khi kết thúc các cuộc họp ba ngày liền giữa Trung Quốc với ASEAN. Trong khi đó Trung Quốc đã có cuộc gặp riêng với đại diện của Philippines ngày 14/1. Manila đòi Bắc Kinh phải giải thích về các vụ hải quân Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của mình. Ngày 8/1, Bộ Ngoại giao Philippines tố cáo Trung Quốc vi phạm bản Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về DOC cũng như vi phạm UNCLOS. Như vậy là cả Việt Nam lẫn Philippines đều tỏ thái độ kiên quyết trước việc Trung Quốc áp đặt các đòi hỏi phi lý về chủ quyền của mình đối với Biển Đông.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao khai mạc ở Siem Reap ngày 11/1, các ngoại trưởng ASEAN đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, hợp tác và phát triển; tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới xây dựng COC, nhất là năm nay sẽ kỷ niệm 10 năm ký DOC. Mặc dù gần đây xẩy ra khá nhiều vụ tàu Việt Nam bị tàu lạ húc đắm giữa lúc các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông chưa lắng dịu, dư luận vẫn đặt kỳ vọng vào những kết quả tại các diễn đàn đa phương trong năm 2012 này.
Theo quy tắc chọn Tổng Thư ký ASEAN, nếu tính theo thứ tự chữ cái đầu tiên của các thành viên thì một nhà ngoại giao Việt Nam có thể sẽ ngồi vào chiếc ghế Tổng Thư ký thay cho ông Surin Pitsuwan của Thái Lan khi ông này mãn nhiệm vào cuối năm nay. Không thể phủ nhận đây là chức vụ không mấy nổi bật nếu ta nhìn lại hoạt động của 12 đời Tổng Thư ký ASEAN. Hơn nữa, dù quốc gia thành viên nào nắm giữ chức vụ này, hoạt động của Ban Thư ký cũng không vì thế mà ra ngoài mục đích của toàn khối. Tuy nhiên, việc này nếu xẩy ra, ít nhiều sẽ ảnh hướng tích cực đến hồ sơ Biển Đông khi mà đang có ý kiến cho rằng, bản thân ASEAN có thể thúc đẩy, nhưng cũng có thể làm trì trệ hay chuyển hướng giải quyết vấn đề Biển Đông.
Vì vậy, song song với việc tái khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tái khẳng định các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo UNCLOS, Việt Nam đang tích cực hành động để chuẩn bị đối phó với các đe dọa trên mặt biển. Dư luận chú ý việc Việt Nam triển khai một phương pháp mới mà giới quân sự quốc tế gọi là "hệ thống chống tiếp cận"/"anti-access/area-denial", viết tắt theo Anh ngữ là A2/AD. Theo phân tích của các chuyên gia, Việt Nam đã trang bị các chiến đấu cơ đa năng và nhiều chiến hạm kèm tên lửa chống tàu chiến chính là để tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống này. Thực chất của chiến thuật A2/AD là thiết lập các vùng đặc biệt trên biển nhằm chống lại các cuộc tấn công từ đối thủ tiềm tàng, có sức mạnh quân sự vượt trội.
Ảnh Tiền Phong |
Hội nhập - Pháp trị - Phát triển
Không chỉ kết hợp giữa ngoại giao với quốc phòng và an ninh, đường lối đối ngoại Đại hội XI còn nêu bật hai nội dung mới, đó là ngoại giao toàn diện và hội nhập toàn diện để ứng phó với những thách thức, đặc biệt là các thách thức an ninh phi truyền thống. Đây là sản phẩm của chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế. Nếu không có chủ trương này từ buổi bình minh của Đổi mới, làm sao một nước Việt Nam vừa là "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" với Trung Quốc, lại vừa có thể thúc đẩy nâng cấp quan hệ cũng lên tầm "đối tác chiến lược" với Mỹ, đồng thời với cả các nước phát triển trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (P5) và các cường quốc khác! 2012 này là năm thay đổi lãnh đạo cao nhất ở Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước lớn. Bang giao Trung-Mỹ bước vào thời kỳ phức tạp kéo dài. Trào lưu thế giới mênh mông sóng cuộn, thuận dòng thì hưng, ngược dòng thì bại! Vào thời điểm bản lề này, ngoại giao toàn diện của Việt Nam phát huy cao độ ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với tự cường khu vực để hướng tới những cú "hattrick" mới.
Ngoại giao kinh tế tiếp tục hoàn tất cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định tự do thương mại (FTA) đã ký, đàm phán các FTA mới với các đối tác khác, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Liên quan đến TPP, sẽ có thêm các cuộc thảo luận về biểu thuế và qui định phi thương mại. Sẽ có nhiều quốc gia quan tâm ngoài con số 12 - 13 thành viên hiện nay. Điều cần khẳng định là quyết tâm của Việt Nam đi đến cùng tiến trình này! Phải nhớ rằng, vì có nhiều đối tác đàm phán TPP nên hiển nhiên phải có nhượng bộ lẫn nhau, nhưng chắc chắn sẽ không có chuyện các quốc gia khác dừng lại để chờ đợi một thành viên nào đó vì những lý do nội bộ. Điều quan trọng là Việt Nam phải có mặt trên "con tàu TPP" khi nó cập bến. Trước đây, ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA), gia nhập WTO từng được coi là động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào khu vực và toàn cầu. Những cam kết trong khuôn khổ TPP tới đây tiếp tục là động lực mới để thúc đẩy Việt Nam vượt qua tình trạng trì trệ hiện nay. Hy vọng đây sẽ là cú hích lớn cho việc tiếp tục mở cửa, cải cách, đánh dấu một thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ có lợi cho công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Không phải ngẫu nhiên, năm nay Việt Nam chủ trương bổ sung và sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với những biến chuyển mau lẹ của tình hình. Những vấn đề đặt ra trong việc gia cố quan hệ với các thành viên P5 lên tầm "đối tác chiến lược" cũng như trong đàm phán gia nhập TPP, càng cho thấy không thể ra biển lớn bằng những chiếc thuyền độc mộc. Trở thành thành viên TPP, Việt Nam cùng lúc sẽ có chân trong hai khối mậu tự do lớn của khu vực và thế giới. Ngoài ý nghĩa kinh tế, Hiệp định TPP còn có ý nghĩa địa-chiến lược khi mà các quốc gia liên quan đều là những nước dẫn đầu trong các nỗ lực thiết kế lại kiến trúc an ninh mới ở Đông Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Việt Nam lúc đó không thể không tính đến vấn đề "chia sẻ giá trị" nếu muốn trở thành một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực và toàn cầu ấy. Nhưng nếu thiếu một Hiến pháp của nhà nước pháp quyền, như là bộ khung pháp lý, bộ luật "mẹ" phù hợp, Việt Nam khó có thể điều chỉnh một cách nhạy bén các quan hệ đối nội cũng như tính đến các động thái đối ngoại một cách thực chất và thuyết phục.
Hội nhập toàn diện còn là cách để Việt Nam chủ động tìm kiếm vị thế mới, hợp tình hợp lý trong bàn cờ khu vực, không chỉ với phẩm chất là một đối tác tin cậy, mà còn với tư thế là một nhà nước pháp quyền. Nói cho cùng, bản chất của hội nhập là xây dựng và vận hành một nền pháp trị theo đúng nghĩa của nó. "Pháp trị" (rule of law) là thượng tôn pháp luật, không một ai được vượt qua luật pháp, kể cả chính quyền. Khác với "dụng pháp trị" (rule by law), tức coi luật pháp như công cụ của chính quyền, và nhà cầm quyền có thể đứng trên pháp luật. Từ chuyện đau lòng của bà Ba Sương nông trường sông Hậu đến chuyện động trời của kỹ sư Đoàn Văn Vươn Hải Phòng, những ngày này chúng ta càng thấm thía sự thiếu vắng pháp quyền đã ảnh hưởng tới tính chính đáng của nhà nước như thế nào. Nếu như các quy định về nhân quyền hay quyền công dân không được pháp luật bảo đảm đầy đủ và minh bạch thì rõ ràng, sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân, tính liên đới giữa các giai tầng xã hội sẽ bị tổn thương, thậm chí bị triệt tiêu. Tính tự cường dân tộc trong hoàn cảnh ấy không thể nào được phát huy đầy đủ để "sánh vai" với các nước ASEAN, chứ chưa nói tới các cường quốc. Bổ sung và sửa đổi Hiến pháp lần này vì vậy, không chỉ có ý nghĩa đặc biệt đối với tiến trình hội nhập, mà còn là một bảo đảm mới đối với hình ảnh và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự lạc lõng (trước đây), dẫn đến "tính trễ" và "sự thiếu đồng bộ" giữa các cuộc cải cách (cho đến nay), dẫn đến những hạn chế cần khắc phục của công cuộc hội nhập sâu rộng (hiện nay và trong tương lai) là do thiếu vắng khung khổ của "bộ tam": nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân (dân sự). Bộ tam này chỉ có thể được thiết kế và xây dựng chính từ chủ nghĩa yêu nước của mọi người Việt Nam, chính từ bản lĩnh Việt Nam, được nuôi dưỡng và thăng hoa bằng tinh thần dân tộc lành mạnh như Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Hào khí thời đại sẽ tiếp tục nâng bước ngoại giao Nhâm Thìn, góp phần xây dựng một Việt Nam dân chủ và văn minh, vững bước trên con đường phát triển "sánh vai với các cường quốc năm châu".
Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-01-31-cu-hattrick-ngoai-giao-2012-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét