Làm báo khó là như thế!
Tháng 9 năm ngoái hai tờ báo chỉ thuộc loại "thường thường bậc trung" nêu trước công luận vụ việc bà Yến (Đặng Thị Hoàng Yến) liệu có đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội? Các bài báo công bố hồi đó đã đụng chạm đến một vấn đề rất nóng đối với dư luận, đó là có gì khuất tất đằng sau việc chọn lựa bà nghị là doanh nhân này vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất hay không?
Nếu nhìn lại toàn cảnh báo chí hồi đó, mấy tờ báo “lớn” hơn so với Người cao tuổi và Cựu chiến binh thì thấy rõ ràng là không thấy họ sốt sắng cùng vào cuộc. Đó cũng là một sự lạ.
Nhưng lạ thì rồi người ta, nhất là giới thạo tin cũng hiểu ra…
Quả nhiên ít lâu sau, vấn đề nêu trên đã dễ dàng bị dìm nghỉm đi ngay. Có một cái gì đó như là thế lực vô hình ở cấp trên cao can thiệp vào, có ý bênh che cho bà Hoàng Yến.
Đương nhiên cũng giống như các trường hợp đấu tranh với tệ nạn tiêu cực tương tự khác, cách can thiệp ở trên là thông qua quyền lực quản lý báo chí, bằng giao ban hằng tuần, bằng các cú điện thoại nhắc nhở khéo, bằng gặp mặt bắn tin kín đáo… Qua những cử chỉ hành vi đôi khi nhìn là rất bình thường, vẫn là công việc thường nhật đó, bất cứ tổng biên tập nào tinh ý cũng cảm nhận được ý tứ nhắc nhở, sẽ biết đo đếm độ nặng nhẹ cao thấp của vấn đề của các cơ quan chức năng quản lý nêu ra mà cài số lùi, mà “tự xử” cho tờ báo của mình - nếu không muốn chuốc lấy sự phiền phức rắc rối...
Khổ, cái cách làm báo ở ta rất lâu nay là như thế. Tôi tin không ai làm quản lý một tờ báo cụ thể mà không biết điều đó.
Vì thế tôi chia sẻ với hai người bạn đồng nghiệp Trần Nhung và Kim Quốc Hoa. Chắc là suốt năm rưỡi qua các anh cũng lắm nỗi gian truân buồn phiền, thậm chí không khỏi có lúc lo lắng... Nhưng sự dấn thân của các anh, của hai tờ báo các anh đứng đầu giờ đây đã hé lộ những tin đáng vui. Sự vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến với những gian dối trong khâu khai báo lý lịch trước bầu cử bị phát lộ và nêu trở lại, nhất là sau khi có kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc địa phương và Mặt trận cấp trung ương là cần xem xét lại tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến..., thì rõ ràng đã chứng minh lẽ phải thuộc về các anh và tờ báo các anh làm.
Khổ, cái cách làm báo ở ta rất lâu nay là như thế. Tôi tin không ai làm quản lý một tờ báo cụ thể mà không biết điều đó.
Vì thế tôi chia sẻ với hai người bạn đồng nghiệp Trần Nhung và Kim Quốc Hoa. Chắc là suốt năm rưỡi qua các anh cũng lắm nỗi gian truân buồn phiền, thậm chí không khỏi có lúc lo lắng... Nhưng sự dấn thân của các anh, của hai tờ báo các anh đứng đầu giờ đây đã hé lộ những tin đáng vui. Sự vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến với những gian dối trong khâu khai báo lý lịch trước bầu cử bị phát lộ và nêu trở lại, nhất là sau khi có kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc địa phương và Mặt trận cấp trung ương là cần xem xét lại tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến..., thì rõ ràng đã chứng minh lẽ phải thuộc về các anh và tờ báo các anh làm.
Mới biết làm báo là khó thế. Đúng sai cũng không phải dễ phân định được ngay, có thể kết luận được ngay... Không ít chuyện trong làng báo giông giống nhang nhác câu chuyện của hai báo Người cao tuổi và Cựu chiến binh VN.
Nhân dịp này xin đăng lại thư kiến nghị của hai anh viết về vụ việc bà Đặng Thị Hoàng Yến ngày 9/9/2011. Thời điểm lá thư gửi đi như vậy đã được hơn một năm rưỡi trước đây...
Vệ Nhi g-th
(Côn Đảo, 19/4)
(Côn Đảo, 19/4)
-------
Bản kiến nghị về vụ việc của bà Đặng Thị Hoàng Yến
16/9/2011Báo Cựu chiến binh Việt Nam và Báo Người cao tuổi đã có bản kiến nghị chung về vụ việc của bà Đặng Thị Hoàng Yến gửi UB Thường vụ Quốc hội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Đảng.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét