Biển khóc
Hôm nay blog tôi vừa nhận được từ email Ts Tô Văn Trường đính theo bài viết mới của anh, bài có nhan đề đầy chất văn chương nghệ thuật: "Biển khóc".
Quả thật như vậy. Nhưng ngoài những dòng thơ xúc động và cảm khái của một số tác giả, trong đó có cả thơ của tướng Giáp tặng ông Việt Phương hồi xa xưa, lại vẫn là những cảm nhận đầy trăn trở trước thời thế xưa nay của cây bút có phong cách đã định hình khá riêng Tô Văn Trường. Ở anh thật sự là một người làm khoa học ở trình độ cao và có thành tựu mà lại rất chăm và ưa viết lách.
Bài viết lần này vẫn chất chứa những trải nghiệm về cuộc sống và xã hội, trong đó nhiều băn khoăn và suy tư về đất nước và những con người mà tác giả đã biết và tiếp xúc - tất cả đều có độ sâu và gợi lên những suy nghĩ tử tế và trong sáng nơi người đọc... Tóm lại đây là một bài viết hay, xin được giới thiệu bạn bè cùng đọc.
Vệ Nhi g-th
-----
Biển khóc
Tác giả: Tô
Văn Trường
Có người bạn chịu khó sưu tầm, thống kê
cho biết, tôi đã có hơn nghìn bài viết về các chủ đề khác nhau cho nên rất khó
chọn ra đâu là những bài tiêu biểu mang
dấu ấn nhiều nhất của tác giả. Nhiều
người tâm đắc với loạt bài tôi viết về
dự án đuờng sắt cao tốc Bắc-Nam. Đặc
biệt, sau 2 bài viết gần đây “Dân tộc ta sẽ còn trầm luân” và “Nguy cơ vỡ trận”, tôi
phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc chuyên môn, giúp đỡ một số bạn trẻ các bài học kinh nghiệm khi viết báo và tập
trung nghiên cứu về 3 người mà tôi rất kính trọng, ngưỡng mộ.
Tháng 6 năm 2008, từ nước ngoài, tôi
vội bay về nước, để kịp vào bệnh viện Thống Nhất gặp mặt lần cuối ông Võ Văn
Kiệt trước lúc khâm liệm. Tất cả tình cảm dành cho ông, tôi đã viết trong bài
“Lỡ chuyến đi xa” đăng trên báo Sài gòn giải phóng. Trong lúc dự lễ tang
ông Võ Văn Kiệt, tôi nhận được điện
thoại của ông Lê Huy Ngọ từ Hà Nội đại ý dặn thay ông thắp nén hương tưởng nhớ
người đã khuất và mong muốn có những nghiên cứu thật sự sâu sắc đánh giá về con
người rất đặc biệt này.
“Người
có biết đời cần người đến thế
Đời
cần người lúc này bao xiết kể
Người
đừng đi đừng đi đừng đi…”
(Thơ Việt
Phương)
Cuối thập niên 60, chúng tôi những
chàng trai mới lớn, người vào đại học, người ra trận, nhiều ngưòi
chuyển tay nhau đọc đến thuộc lòng những vần thơ, tư duy đi trước thời đại, đầy
lý trí và tình cảm của Việt Phương (thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trợ lý
và là người bạn gần gũi của Thủ tướng Võ Văn Kiệt)
“ Ta cứ
nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
Trong
hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương
Đã
chọn đường đi chẳng ai dừng ở giữa
Mạc Tư
Khoa còn hơn cả thiên đường
Ta
nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ
Hình
như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào
Mường
tưởng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Sự
ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”
(Thơ Việt Phương bài “Cuộc đời yêu như vợ của ta
ơi” trong tập thơ Cửa mở)
Ngày 5 tháng 12 năm 1988, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp viết “Mấy vần thơ buông tặng Việt Phương”
60 tuổi:
“Anh Việt Phương ơi,
Tôi chúc anh trẻ mãi không già
Hai ba mươi năm nữa vẫn còn xuân phơi phới.
Cửa đã mở rồi.
Hoa thơm hoa đẹp từ bốn phương đưa lại.
Hoa nở thành thơ, từng chùm, từng chùm.
Chàng trai ta vừa ngâm vừa hát,
Vừa nhìn về tương lai, ung dung tiến bước
Ngâm rằng
Ê a, ê a
Trẻ mãi, ê a, trẻ mãi không già…a a
Trong những ngày gạo châu,
củi quế
Ta vẫn có những gìơ phút
rất vui, rất “giui”.
Ê a, ê a
Tương lai thuộc về chúng ta
Trẻ mãi, trẻ mãi, trẻ m..ã…i.
(Ngâm kéo dài và xuống giọng dần …từ soprano đến mezzo, rồi…)
Một người làm mấy câu thơ buông “bằng tay trái”
VĂN (bí danh của đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Cách
đây vài năm, tôi có cơ duyên lần đầu
tiên được gặp Việt Phương trong buổi tọa
đàm tại văn phòng trụ sở Viẹt Nam.net theo lời mời của Tổng biên tập Nguyễn Anh
Tuấn (góp ý về chiến lựơc phát triển của tờ báo). Hôm ấy, tôi nhớ có mặt các anh như Trần Đức Nguyên, Nguyễn Trung, Chu
Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyễn Quang Thái vv… Từ đó, tôi đã có nhiều lần gần gũi,
trò chuyện riêng tâm sự với Việt Phương về các chủ đề mà hai anh em quan tâm. Có
thể nói, tôi chưa từng gặp ai có kiến
thức uyên bác về nhiều lĩnh vực nhân văn đặc biệt là người đã bỏ công nhiều năm nghiên
cứu sâu sắc về triết học và về đạo Phật, am hiểu về chính trị, kinh tế xã hội như Việt Phương nhưng lại rất khiêm tốn, dễ gần. Ai từng tiếp
xúc với Việt Phương, đều thấy rõ tấm lòng thiết tha quan tâm việc nước,
tình cảm yêu kính Bác Hồ, và lòng nhiệt thành trung nghĩa với Đảng của
ông. Rất tiếc, hiện nay do
vấn đề sức khỏe (huyết áp cao, tim đập chậm), theo lời khuyên của bác sỹ, Việt
Phương đã không còn được ngồi bên máy tính để trải lòng, tâm sự việc nước, việc
đời.
Có người hỏi tôi, người có tâm, có tầm như Việt Phương thực sự
là hiền tài của quốc gia vì sao lại
không phải là thành viên của Bộ Chính trị?
Tôi mang câu hỏi này tham vấn trực tiếp Anh Trần Đức Nguyên (nguyên
Truởng ban nghiên cứu của Thủ tướng) vỡ
vạc ra nhiều điều nhưng câu trả lời vẫn có chỗ còn bỏ ngỏ…
Ngưòi
thứ ba tôi đề cập đến trong bài viết này là cha tôi. Ông là nông dân, đảng viên thời chống Pháp suốt đời chỉ nghĩ
về Đảng về Bác Hồ. Năm 1955, mẹ tôi vào Nam (lần thứ hai) bị lộ, địch bắt giam
tra tấn, tù đầy hơn 1 năm ở Đà Nẵng. May mắn sau đó, nhờ người em đang hoạt động bí mật ở Sài Gòn
tìm mọi cách để cứu được chị ra khỏi nhà tù. Khoảng năm 1958, cha tôi xung
phong vào Nam
nhưng tổ chức thương tình cảnh “gà trống nuôi con” nên khuyên ông ở lại để nuôi
đàn con dại. Cuộc chiến, làm cho cha mẹ
tôi chồng Bắc, vợ Nam phải xa nhau 21 năm đằng đẵng với biết bao mất mát, đau
thương.
Thời kỳ Liên Xô và các nước Đông Âu sụp
đổ, cha tôi mất ăn, mất ngủ chỉ muốn được sang Liên Xô dù phải hy sinh để ám
sát Goóc-ba-chốp người mà ông cho là làm tan rã phe xã hội chủ nghĩa!? Ngay cả khi gần 90 tuổi, cả 2 tai bị điếc đặc
được miễn sinh hoạt Đảng nhưng ông vẫn than tiếc không được đi họp chi bộ hàng
tháng để quán triệt các Nghị quyết của Đảng!?. Khi ông ốm nặng, gần đất xa
trời, chỉ có 2 tâm nguyện (1) Tiếc là không sống hơn 1 năm nữa (không phải chỉ
gần vợ con) mà là để được nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và (2) Khi
mất, để ông nằm trong nghĩa trang thành phố cùng các đồng chí của mình. Nhiều
lúc nói chuyện, tâm sự với cha mình, tôi không cầm được nước mắt vì hiểu, thương ông một nông dân ít học, suốt đời theo Đảng!
Sắp đến ngày kỷ niệm,
tri ân thương binh liệt sĩ, chợt nhớ đến bài thơ “Lá bàng Côn Đảo” của đại tá,
nhà báo Bùi Văn Bồng thì nhận được mail
của người bạn (BH) mới đi Côn Đảo về để lại thật nhiều cảm xúc, có thể nói là
tận cùng của những cảm xúc đau xót khi bước chân vào hệ thống nhà tù,
chuồng cọp và chứng kiến ngày xưa bao người đã hy sinh vì lý tưởng cộng sản như
thế nào. BH nhìn đoàn cựu chiến binh đến đây thăm lại nơi xưa, không biết họ
nghĩ gì, tự hào hay xót xa? Không chỉ xót xa cho những người nằm lại mà cho cả
chính thân phận mình, tổ quốc mình. BH biết những linh hồn oan khuất vẫn còn
quanh đây thôi. Buổi đêm, bên mộ chị Võ Thị Sáu ngập trời hương khói, có người cầu nguyện cho chị Sáu nhưng không ít ngừời cầu
nguyện cho họ được thăng quan, tiến chức. BH nghe họ thì thầm nói với nhau
thiêng lắm, đặt tiền hương khói và cầu xin đi. BH chỉ nhìn thấy đôi mắt chị Sáu
thật buồn và một dòng nước mắt đang ứa ra từ đôi mắt ấy. Những dòng cảm
xúc đó, BH ghi lại trong bài thơ tâm sự “Biển khóc”
Chúng
tôi đến đây vào một sáng biển êm và một chiều biển động, trong bão tố chúng tôi
nghe tiếng gào của biển, tiếng linh hồn của bao người oan khuất nơi đây. Biển
hay là nước mắt của trời? hay là nước mắt của những người thiếu phụ suốt đời
xót xa chờ chồng? ...và chúng tôi đã tìm thấy nhau trong bão tố.
Ảnh dưới: Côn Đảo nhìn từ trên máy bay
“Một
chấm cô đơn hiện dần xa tít tắp
Giữa
biển xanh thăm thẳm vẫn muôn đời
Bờ cát
trắng phủ nắng vàng lấp lóa
Cánh
bàng xanh mướt mát gọi mời.
Anh
cùng em ngồi đây nghe biển hát
Mơn
man con sóng vỗ dịu dàng
Chuyện
tình yêu ngày đầu em nhắc lại
Hỏi
chúng mình ngày ấy đã quên chưa?
Dịu
êm thế mà chiều nay biển khóc
Làn
tóc xanh bỗng chốc đã bạc màu
Biển
gào thét như là đang tuyệt vọng
Biển
hay người thiếu phụ đơn côi?
Anh
có nghe tiếng ngàn xưa vọng lại?
Nàng
Yến Phi nức nở mối oan tình
“À ơi, rau cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.
Sóng ở đâu mà trùng khơi dội mãi?
Bãi Trầu em, nàng Tô Thị ngóng chồng
Anh, Hòn Cau bỏ em đi biền biệt
Để suốt đời hóa bãi đá chờ anh.
Giọt nước mắt lăn dài ai nhìn thấy
Ảnh bên: Nghĩa trang hàng Dương, Côn Đảo
Ảnh bên: Nghĩa trang hàng Dương, Côn Đảo
Chị Sáu ơi, vẫn khóc bấy năm rồi?
Hoa phượng đỏ rơi giữa trời như máu tứa
Chiều Hàng Dương tan tác ở trong lòng.
Biển một bên và nhà tù một bên
Mình đi bên nhau im lìm không thể khóc
Thế nhân ơi cõi nào là hư ảo
Là tận cùng bất hạnh của trần gian?
Em áp mặt vào bờ rêu ẩm mốc
Lắng
nghe tiếng thở của thời gian
Chỉ
nghe thấy tiếng tim mình thổn thức
Thương
một thời đau đớn thế gian ơi.
Ảnh trên: Mộ chị Võ Thị Sáu trong Nghĩa trang Hàng Dương
Nôn
nao sống hôm nay và quá khứ
Giữa
phù du oan khuất của bao người
Thương
những linh hồn còn về đây tụ hội
Còn
xót xa cuộn sóng suốt đêm ngày.
Thương
biển ở ngoài kia sao mặn chát
Nước
mắt nhân gian hay nước mắt của trời?
Cứ xô
mãi cứ gầm gào xé nát
Cứ đạp
bến bờ như thuở còn hồng hoang.
Trong
gió bão chiều nay nghe biển khóc
Trong triều
dâng mưa quất đến trụi trần
Anh
cùng em chơ vơ trên bãi đá
Mặt
ướt nhòa giọt lệ của biển khơi.
Em
nghiêng ngả giữa anh, trời và đất
Giữa
khổ đau với hạnh phúc ngọt ngào
Để tìm
thấy nhau, chiều nay như biển khát
Để lại
yêu nhau như thuở mới ban đầu”.
-----
* Các tấm ảnh về Côn Đảo post ở bài viết trên đây là của chủ blog (chụp trong chuyến ra thăm Côn Đảo gần đây, giữa tháng 5/2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét