Chuyện mua bán vũ khí & một câu
hỏi khó
Câu chuyện quân đội nước ta mua sắm vũ khí
của Nga, từ lâu nay điều này đã được thông tin khá đậm trên các phương tiện
truyền thông báo chí Nga và Việt Nam, trong đó trang blog nhỏ này cũng đã từng
đề cập nhiều lần, ở nhiều góc độ.
Nhìn chung người dân biết được chủ trương này
(hợp tác và mua vũ khí từ Nga) thì đều nghĩ rằng những nhà lãnh đạo đất nước,
trong trường hợp cụ thể này là giới lãnh đạo quốc phòng ở ta, đã chọn một hướng
đúng, đúng về nhiều lẽ… Chẳng phải là, trong các cường quốc, chỉ riêng Nga là
họ chưa hề xuất hiện như kẻ đối địch quân sự với chúng ta bao giờ, từ xưa đến
nay. Vì thế mà sự hợp tác, về mua sắm vũ khí từ nước họ đưa lại cho chúng ta
một sự “kín nhẽ” về chính trị. Nên mong sao cả phía ta và bạn đều “đi đến đầu
đến đũa” trong chuyện hợp tác mua bán cái loại hàng hóa “đặc biệt” này. Và chúng
ta chỉ một niềm mong muốn giản dị: “Tất cả vì sự nghiệp quốc phòng nhân dân”.
Làm sao cho trang bị đủ mạnh cho quân đội của chúng ta về vũ khí khí tài, về
các kỹ năng xử lý và bảo trì lâu bền… nhằm đủ sức giữ gìn bờ cõi đất nước, từ trong
đất liền đến biển khơi xa…
Lại nói thêm về bản tin trên: Nó vẻn vẹn 202 chữ, trong đó có 22 chữ ở câu cuối cùng là
nhắc đúng một lần đến từ “Việt Nam” (câu đó là “ Đồng
thời Tổng thống Putin khẳng định, trên bình diện này Nga có một đối tác tin cậy
là Việt Nam”).
Mời các bạn và bà con đọc bản
tin rất ngắn đó, triển khai toàn bộ ý kiến của tổng thống một nước siêu cường
(chắc chắn về mặt quân sự, là tiềm lực và cũng là năng lực thực sự về quốc
phòng) trong một định hướng mới về hợp tác, chia sẻ về kỹ thuật và quân sự với
các quốc gia đối tác, trong các nước đó có Việt Nam.
Mọi điều bình thường cả, chỉ có
một chi tiết, có thể cũng là điểm cấn cá cần nêu lên, đó là Nga họ bán vũ khí cho ai là chủ quyền và tính toán
của họ; họ hợp tác kỹ thuật - quân sự với các nước của khối “Brics” thì đấy là
chính sách nội khối của họ, chẳng ai có quyền xen vô, can thiệp vô, một điều kông có gì phải tranh cãi... Mà ở đây, Brasil,
Nga, Ấn Độ, Nam Phi mua vũ khí Nga, điều đó hiểu được rồi. Nhưng trong số nước
của khối này lại có Trung Quốc. Phải chăng nếu suy nghĩ kỹ trong tình hình “có
chuyện” về Biển Đông hiện nay như trường hợp chúng ta. thì chuyện trùng hợp đó cũng
là “điều đáng ngại” cho chính chúng ta phải không? Bởi vũ khí và theo đó là một chính sách quốc phòng có những điều tế nhị khó mà nói ra được. Nước Nga thuộc số ít nước không chỉ cần "vơ tiền vào" mà còn là một vai vế quốc tế. Trong trường hợp mà vấn đề lợi ích chính trị quân sự và kinh tế nảy sinh, người ta có điểm gì đó phải cân nhắc tính toán giữa các đại cường quốc với nhau, thì liệu Việt Nam mình có được vị trí ưu tiên không trong bàn tính toàn cầu của phía họ? Trả lời cho thắc mắc này cũng thật
là khó. Chủ blog tôi đương nhiên "bí rì" rồi, xin chờ cao kiến từ bà con thế giới mạng...
Vệ Nhi
Ông Putin: Nga áp dụng lối tiếp cận mới trong hợp tác kỹ thuật-quân sự với các nước BRICS và Việt Nam
© Collage «The Voice of
Russia»
|
Nga sẽ phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước BRICS và
với Việt Nam trên cơ sở những lối tiếp cận mới, đảm bảo tính chất linh hoạt và
hiệu quả.
Đó là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp của Ủy
ban hợp tác kỹ thuật-quân sự. Ông Putin giải thích rằng ở đây nói về sự hiệp lực
sâu sắc trong các công trình nghiên cứu khoa học và sáng chế công nghiệp, về
thành lập những hệ thống dịch vụ hiệu quả và chăm sóc bảo dưỡng sau khi mua bán
hàng, cũng như về bước đi chung tiếp cận thị trường các nước thứ ba.
Các quốc gia trong khối Brrics (phần "tô màu xanh")
Tổng thống
Putin lưu ý rằng cư dân các quốc gia BRICS chiếm 43% dân số Trái đất và tổng giá
trị GDP kết hợp của các nước này bằng khoảng 1/5 GDP toàn thế giới. Như ông
Putin nhận xét, về lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự thì Ấn Độ và Trung Quốc có
truyền thống là đối tác chủ chốt của Nga. Đồng thời Tổng thống Putin khẳng định,
trên bình diện này Nga có một đối tác tin cậy là Việt Nam.
-----
THAM KHẢO THÊM VỀ VŨ KHÍ HIỆN ĐẠI MỚI CỦA NGA
Video, ảnh: Hé lộ siêu trực thăng chiến đấu Nga
Các trang mạng quân sự đang xôn xao về thông tin chiếc trực thăng chiến đấu tối tân của Nga mang tên Mi 35 với những tính năng cực mạnh.
Theo báo Tiếng nói nước Nga, máy bay trực thăng quân sự mới nhất Mi-35 của Nga đã thực hiện bắn thử lần đầu tiên tại thao trường ở tỉnh Krasnodar. Nguồn tin quân sự của trang Strategypage cũng xác nhận thông tin này và nói thêm rằng hiện quân đội Nga mới chỉ được trang bị vài chiếc Mi-35.
Hình ảnh được cho là của siêu trực thăng chiến đấu Mi 35 Nga - Ảnh: Strategypage
Theo đó, siêu trực thăng chiến đấu Mi-35 được bổ sung "nhiều tính năng vượt trội về khả năng chống bị radar phát hiện và trang bị vũ khí có độ chính xác cao".
Chiếc Mi-24 và những quả rocket mang kèm
Những tính năng kỹ thuật chính xác của trực thăng hiện vẫn được giữ bí mật và với giới săn tin quân sự, trong khi những bức ảnh chụp buồng lái cũng không hề có trên các trang mạng.
Hỏa lực của Mi-24 vốn đã được coi là mạnh không kém trực thăng Apache nổi tiếng của Mỹ. Với dòng trực thăng Mi-35 sắp tới, hệ thống vũ khí được cho là sẽ còn tân tiến hơn nhiều
Bề ngoài, Mi 35 hay còn được NATO gọi là Mi 24P giống như chiếc "Cá sấu" nổi tiếng - biệt hiệu của máy bay Mi-24.
Nhiều trang mạng quân sự cũng nói về khả năng 'tàng hình' trước các loại radar của Mi-35
Về vũ khí, Mi-35 được trang bị ba khẩu pháo kép cỡ 23 ly và tên lửa chống tăng có độ chính xác cao với lời giới thiệu là "sát thủ xe tăng".
Hiện chưa nhìn từ dưới lên của Mi-35
Mi-35 được sản xuất để hướng tới mục tiêu thích ứng trong nhiều điều kiện thời tiết, địa hình và đáp ứng nhiều nhiệm vụ. Hệ thống hỏa lực cực mạnh của Mi-35 được nói là sẽ không cho đối thủ ẩn nấp trong vùng núi có cơ hội trả đòn.
Một phiên bản được dùng cho địa hình tuyết của Mi-35
Mỗi chiếc Mi-35 khi xung trận có thể mang theo 12 tên lửa dẫn đường chống tăng Shturm (NATO gọi là AT-6 Spiral). Đầu đạn nặng 5,4kg của Shturm có thể xuyên phá giáp dày 6,5cm, tầm bắn chính xác tối đa 5km.
Mi-35 được trang bị tới 4 pháo cùng hệ thống súng đại liên gắn hai bên thân
Một loại tên lửa chống tăng nữa cũng đã được lắp đặt thành công trên Mi-24 dự kiến cũng sẽ xuất hiện trong phiên bản Mi-35, đó là tên lửa chống tăng tầm dài Ataka. Đầu đạn Ataka nặng 7,4kg và có thể phá được lớp giáp dày 8cm.
Thiết kế khoang rộng rãi của Mi-35 cũng khiến nó có thể nhanh chóng chuyển đổi từ mô hình máy bay chở đặc nhiệm sang máy bay chở thiết bị cứu thương.
>>Không quân Nga dùng 'Cá sấu chúa' thay thế 'Cá mập đen'
Trong những phi vụ cần chở lính đặc nhiệm đổ bộ, Mi-35 có thể chở được 8 người, không kể thành viên phi hành đoàn gồm 1 phi công điều khiển và 1 xạ thủ.
Ở đây, trong khoang dành cho lính đổ bộ có thể chứa 8 người, trong trường hợp cần thiết, nơi này sẽ trở thành khoang cứu thương và thực hiện sơ tán thương binh ra khỏi chiến trường.
Video được cho là quá trình tác chiến thử nghiệm của Mi-35
Nguyên Vũ
Nguồn: http://tintuc.xalo.vn/news/tl/Be-bi-bat-coc-o-truong-co-the-sang-chan-tam-ly/524818-13-1-20.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét