Khéo không rồi... "lời nói gió bay"
Hôm nay, 5/6/2013, mình có việc đi qua đường 19/12 (chợ
Âm phủ nối giữa phố Hai Bà Trưng và Lý Thường Kiệt) bỗng nhớ năm 2009 có đợt tranh
luận rầm trời là có để chợ Âm phủ ở đây hay biến thành đường tưởng niệm?
Hồi đó thiên hạ bàn tán sôi nổi lắm vì bức xúc, một nơi thôi là cái chợ họp cũng không phải giải pháp hay ho gì, nhưng ít nhất dân, mà dân nghèo dân thành phố quanh quanh đấy, bán và mua cũng giúp ích và tiện lợi cho họ. Đằng này lại nghe nói là thành phố thu xếp sao đó, chợ rời đi thì một vài đại gia nấp bóng nào đó có dự án xây lên một trung tâm thương mại suốt nền chợ đó... Ối, một miếng đất vàng giữa cả hai mặt phố trung tâm Hai Bà Trưng Lý Thường Kiệt kia rồi sẽ vào tay người đã giàu rồi giàu thêm nữa trong khi người lao động người dân thường một mặt không có chợ để kiếm ăn và mất nơi mua bán thuận tiện, đồng thời cũng "tiêu" luôn một khu đất vốn là con đường nên dư luận như không kìm được, nổi đóa lên...
Hồi đó công bác sử học Dương Trung Quốc là khá to đấy! Chính bác đã viết thư công khai gửi chính quyền thành phố với những lập luận rành rọt có lý có tình khiến ông Nguyễn Thế Thảo và Uỷ ban của ông thị trưởng của thủ đô phải từ bỏ quyết định cũ, nay vẫn là di dời chợ đi nơi khác nhưng không cho đại gia làm trung tâm thương mại thay vào diện tích khu chợ Âm phủ mà trên toàn bộ nền đó chạy một con đường đôi với hoa trồng ở giữa...
Con đường nghe nói xưa kia đã có (trước 1946), sau khi đưa mấy trăm bộ hài cốt đi chôn cất lại đã vãn hồi thành đường đẹp. Ngay hồi đó đã thấy dựng lên một miếu nhỏ sát lề đường. Tại đấy có hương khói bên một tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử thời điểm ngày 19/12/1946 năm xưa mà cả nước mình ghi nhớ - Ngày Toàn quốc Kháng chiến...
Ảnh mình chụp sáng nay, 5/6, thì rõ ràng chỉ thấy 2 chiều đường là xe taxi đỗ chờ khách, còn phía cuối đường lia là Tòa nhà thương mại đã đưa vào sử dụng
Hồi đó thiên hạ bàn tán sôi nổi lắm vì bức xúc, một nơi thôi là cái chợ họp cũng không phải giải pháp hay ho gì, nhưng ít nhất dân, mà dân nghèo dân thành phố quanh quanh đấy, bán và mua cũng giúp ích và tiện lợi cho họ. Đằng này lại nghe nói là thành phố thu xếp sao đó, chợ rời đi thì một vài đại gia nấp bóng nào đó có dự án xây lên một trung tâm thương mại suốt nền chợ đó... Ối, một miếng đất vàng giữa cả hai mặt phố trung tâm Hai Bà Trưng Lý Thường Kiệt kia rồi sẽ vào tay người đã giàu rồi giàu thêm nữa trong khi người lao động người dân thường một mặt không có chợ để kiếm ăn và mất nơi mua bán thuận tiện, đồng thời cũng "tiêu" luôn một khu đất vốn là con đường nên dư luận như không kìm được, nổi đóa lên...
Hồi đó công bác sử học Dương Trung Quốc là khá to đấy! Chính bác đã viết thư công khai gửi chính quyền thành phố với những lập luận rành rọt có lý có tình khiến ông Nguyễn Thế Thảo và Uỷ ban của ông thị trưởng của thủ đô phải từ bỏ quyết định cũ, nay vẫn là di dời chợ đi nơi khác nhưng không cho đại gia làm trung tâm thương mại thay vào diện tích khu chợ Âm phủ mà trên toàn bộ nền đó chạy một con đường đôi với hoa trồng ở giữa...
Con đường nghe nói xưa kia đã có (trước 1946), sau khi đưa mấy trăm bộ hài cốt đi chôn cất lại đã vãn hồi thành đường đẹp. Ngay hồi đó đã thấy dựng lên một miếu nhỏ sát lề đường. Tại đấy có hương khói bên một tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử thời điểm ngày 19/12/1946 năm xưa mà cả nước mình ghi nhớ - Ngày Toàn quốc Kháng chiến...
Ảnh mình chụp sáng nay, 5/6, thì rõ ràng chỉ thấy 2 chiều đường là xe taxi đỗ chờ khách, còn phía cuối đường lia là Tòa nhà thương mại đã đưa vào sử dụng
Thế mà nay đi qua mình ngó mãi chả thấy cái dâu ấn hôm nào ở đâu nữa...Nghe bảo các ông chủ Tòa nhà thương mại sừng
sững đã xây xong kia hồi thi công cho công trình tư nhân của họ đã nói rằng cho phép tạm dẹp để xây dựng xong thì sẽ cho dựng lại đền bùi… Nhưng rồi cũng tít mít con mẹ hàng lươn hay
sao đây, chưa hiểu thế nào?!...
Viết ít dòng lên đây cũng là đánh động tới mọi người, cũng là nhắn tới ông Dương Trung Quốc (đang họp Quốc hội) chắc lại cần cất thêm một tiếng nữa cho dân nhờ, nhất là cho Hương hồn những người quá cố 67 năm trước có nơi chốn dân mình nhớ nhỏm nhau, có nén hương để đi về nơi mình đã ngã xuống vì thủ đô vì đất nước...
Viết ít dòng lên đây cũng là đánh động tới mọi người, cũng là nhắn tới ông Dương Trung Quốc (đang họp Quốc hội) chắc lại cần cất thêm một tiếng nữa cho dân nhờ, nhất là cho Hương hồn những người quá cố 67 năm trước có nơi chốn dân mình nhớ nhỏm nhau, có nén hương để đi về nơi mình đã ngã xuống vì thủ đô vì đất nước...
Vệ Nhi
-----
Mời xem lại Link bài này trên Tiền Phong 4 năm trước:
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/148986/Cho-am-phu-tro-thanh-pho-19-12.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét