Quan nhiều mà hiệu quả phục vụ Dân vẫn thấp
Trong tiêu đề "Nhìn thẳng vào thực tế
để thay đổi" (xem bài dưới đây), Tiến sĩ Ngô Thành Can (Học viện Hành chính Quốc gia) có 4 đề
nghị rất đáng suy nghĩ. Ở những nước công nghiệp phát triển - nơi mà nhà cầm quyền đặt
trọng tâm phục vụ người dân là chính bởi làm ngược lại thì dân không bầu cho họ nữa - thì người ta cũng làm hệt như đề xuất của vị tiến sĩ Can như thế này thôi.
Ở nước mình đội ngũ cán bộ công nhân viên chức (phi sản xuất) ngày càng tăng cao. Nhà nước thì luôn luôn kêu gọi hô hào giảm biên chế nhưng xem ra không kết quả, số lượng biên chế ở các cơ quan đơn vị hành chính chẳng bớt đi mà lại phình to lên. Điều đáng chú ý là người ăn lương đông lên nhưng hiệu quả công việc xem ra chả cải thiện, thậm chí đi xuống vì hình như sinh ra nhiều rào mới chứ chẳng thấy giảm...
Xin mời bà con vào đọc bài viết đã giới thiệu ở dưới đây.
Vệ Nhi
-----
Nhiều
quan thế, dân sống sao nổi !
TS. Ngô Thành Can *
LTS: Tiếp theo chủ đề chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí, Tuần Việt Nam
giới thiệu góc nhìn của tác giả Ngô Thành Can, nhìn nhận từ câu chuyện tổ chức
cán bộ địa phương.
Mới đây, thông tin về
tình trạng "lạm phát" cán bộ ở một số đơn vị chính quyền tại một tỉnh
ở vùng đông bắc đất nước được báo chí đưa rầm rộ đã khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.
Theo đó, chỉ nguyên một UBND phường Hồng
Hải (TP Hạ Long) có tới 475 cán bộ, còn UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông
Triều) có tới 639 "công bộc" hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà
nước... Tính toán cho thấy, hàng năm, ngân sách phải chi gần 5,5 tỷ đồng để
"nuôi" đội ngũ nhân sự trên của Mạo Khê.
Còn nhớ, vừa năm ngoái dư luận cũng phải xôn xao về một xã mấy trăm cán bộ ở tỉnh Thanh Hóa.
Còn nhớ, vừa năm ngoái dư luận cũng phải xôn xao về một xã mấy trăm cán bộ ở tỉnh Thanh Hóa.
Mấy tầng lãng phí
Có một câu chuyện từng
được nhắc trong một bài báo của Tuần Việt Nam khiến tôi nhớ mãi. Đó là, Phật
Hoàng Trần Nhân Tông, sau khi nhường ngôi cho vua con Trần Anh Tông, ít lâu
sau, từ Yên Tử trở về, liếc qua cuốn sổ ghi chép việc vua con phong quan, người
đã cầm cuốn sổ đó vất ra giữa sân. Và thét lên, tiếng thét còn nhói đau cho đến
tận bây giờ, dù 700 năm đã trôi qua: "Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều
như thế, dân làm sao sống nổi"(!).
Câu chuyện tiền nhân, đến nay dường như vẫn nguyên giá trị.
Nếu lực lượng cán bộ
địa phương hùng hậu tương xứng với chất lượng phục vụ người dân và trình độ
phát triển của địa phương thì còn có thể lý giải. Nhưng đông thì thấy, mà chất
lượng vẫn chẳng thấy đâu. Thậm chí, phục vụ đâu không rõ, các quan địa phương
có lẽ "nổi tiếng" nhiều hơn về năng lực "hành". Nào cán bộ
xã ăn chặn tiền hỗ trợ người nghèo, ăn chặn tiền hỗ trợ thiên tai, ăn chặn tiền
tết của dân...
Còn khi có các vụ việc
xảy ra tại địa phương, dư luận, báo chí hỏi cán bộ thì thường được đáp rằng
chưa thấy báo cáo hay chưa biết. Thế nhưng, trong thực tế, người dân vẫn
"truyền tai" nhau rằng, ví dụ chỉ nghe tiếng xe ô tô chở vật liệu đến
đâu, một lúc sau đã thấy cán bộ phường có mặt "làm luật".
Chi nhiều tiền để nuôi
một bộ máy làm việc kém hiệu quả rõ ràng là một lãng phí lớn. Trong khi có
những ý kiến cho rằng lãng phí nghiêm trọng chẳng kém gì tham nhũng. Còn bàn về
trách nhiệm thì có thể nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Lãng
phí nhìn thấy sờ sờ mà... đành chịu, không thấy quy trách nhiệm, "quy
tội" được ai".
Có người sẽ nói, trình
độ cán bộ chưa cao thì cần đào tạo, bồi dưỡng thêm. Tuy nhiên, đây cũng lại là
một khâu... lãng phí khác.
Chúng ta có nhiều loại
chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã/ phường rất phong
phú và đa dạng. Nhiều tỷ đồng của ngân sách đã được chi cho hoạt động này.
Song hiệu quả đến đâu?
Xin mượn lời một cựu lãnh đạo của một đơn vị nhà nước, nói về cung cách đào
tạo, bồi dưỡng của chúng ta thời gian qua: "Một cán bộ công chức như tôi
có 40 năm đi làm thì thời gian đi học đã mất phân nửa, tính ra khoảng 20 năm...
Mà giữa việc được học với việc đang làm không liên quan gì".
Theo vị cựu lãnh đạo
này, đó là tình trạng chung của công chức Việt Nam: được bồi dưỡng về chính
trị, nhận thức rất đầy đủ nhưng kiến thức công việc, chuyên môn lại thiếu. Cán
bộ ở các cấp chính quyền, lý luận thì nhuần nhuyễn nhưng đến kỹ năng tiếp dân
thế nào có khi cũng không được học, thực hiện việc cấp trên giao thì lúng túng.
"Có những cán bộ được đề bạt lên cấp rất cao nhưng chốt lại không biết làm
việc gì cụ thể" .
Nhìn thẳng vào thực tế
để thay đổi
Nhiều khi chúng ta hay
tự huyễn hoặc rằng ta là dân tộc giỏi giang, thông minh, rồi cơ quan điều tra
thuộc hàng "nhất thế giới"... Tôi không dám phát biểu nhiều về những
nhận định này, chỉ xin nhắc lại một ý mà bà Giám đốc quốc gia PISA VN từng đưa
ra: "Trong quan niệm của OECD, Việt Nam là nước đói nghèo, lạc hậu, các
chỉ số rất thấp, vì thế họ cũng nghĩ rằng kết quả của mình không cao. Vì thế họ
kiểm tra rất kỹ khi nhận thấy hiện tượng đột biến".
Bản thân Việt Nam cần
nhìn nhận và hành động sát với thực tế một đất nước còn nghèo, còn thua kém bạn
bè thế giới. Trong một điều kiện như vậy, lãng phí là làm chậm sự tiến trình
phát triển của dân tộc, có tội với tương lai đất nước.
Soi vào một khía cạnh
cụ thể là công tác tổ chức, quản lý lãnh đạo cấp xã/ phường, để tránh lãng phí,
chúng ta cần có những hành động chấn chỉnh nghiêm túc và dứt khoát:
Thứ nhất, cần
thống nhất chỉ một đầu mối quản lý từ trung ương xuống địa phương. Khi đã thống
nhất đầu mối quản lý, cần rà soát, xem xét lại toàn bộ các quy định về tổ chức
và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, trong đó bao gồm cả cấp xã. Xây
dựng một cơ cấu mới, hệ thống vị trí công việc mới, trên cơ sở mô tả công việc
cụ thể, chi tiết, hiệu quả.
Thứ hai,
tuyển dụng công khai thống nhất trong toàn quốc với cơ quan tuyển dụng chuyên
nghiệp ở trung ương, có các chi nhánh ở địa phương. Quy trình tuyển phải độc
lập, không bị phụ thuộc hay chịu bất kỳ áp lực nào của chính quyền địa phương.
Chừng nào chưa thi tuyển công khai, minh bạch, chưa coi trọng người tài thì nạn
"mua quan, bán tước", chạy công chức còn mãi dai dẳng.
Thứ ba,
xây dựng hệ thống khen thưởng tương xứng trên cơ sở thành tích, cống hiến thực
chất. Song song với đó là quy trình kỷ luật, sàng lọc nghiêm minh đối với cán
bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc, phẩm chất. Hình thành tổ
chức đạo đức công vụ để xem xét đánh giá cán bộ, công chức về mặt đạo đức trong
thực thi công vụ.
Thứ tư, tổ
chức lại bộ máy hệ thống chính trị cơ sở. Những người ăn lương từ ngân sách hay
hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước, địa phương, nguồn thu của xã, phường hay
từ thôn, tổ khu phố đều phải có mô tả công việc rõ ràng và chịu sự kiểm tra,
đánh giá của tổ chức, của người dân.
Xin mượn lời một cựu lãnh đạo của một đơn vị nhà nước:
"Một cán bộ công chức như tôi có 40 năm đi làm thì thời gian đi học đã mất
phân nửa, tính ra khoảng 20 năm... Mà giữa việc được học với việc đang làm
không liên quan gì". Theo vị cựu lãnh đạo này, đó là tình trạng chung của
công chức Việt Nam: được bồi dưỡng về chính trị, nhận thức rất đầy đủ nhưng
kiến thức công việc, chuyên môn lại yếu và thiếu. Cán bộ ở các cấp chính quyền,
lý luận thì nhuần nhuyễn, nhưng thực tiễn và kỹ năng công việc thì ít được chú
trọng.
Bác Hồ từng nói: nhân
dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ, nếu Chính phủ làm hại dân thì dân
có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu
không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.
Người làm "cán
bộ" cần hiểu sâu sắc rằng, đồng lương của họ, tiền nuôi sống họ là của
dân, từ tiền thuế của nhân dân, từ tài nguyên của đất nước. Vì thế, họ cần nỗ
lực để làm việc xứng đáng với từng đồng tiền mà người dân phải đổ mồ hôi, nước
mắt để làm ra, không thể cứ làm "người thừa" của dân, vật cản của
tiến bộ.
N.T.C.
*Tác giả làm việc tại Học viện Hành chính Quốc gia
Nguồn: TuanVietnam.Net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét