Nhớ một thời kỳ làm báo sôi động
(15 năm báo Quốc Tế)
Nhân tờ báo mình làm ngày xưa tròn 25 tuổi (Báo Thế Giới & Việt Nam trực thuộc BNG), Ban biên tập đề nghị mình viết ít dòng cho chuyên đề sẽ ra trong số báo kỷ niệm và in vào Kỷ yếu 25 năm ngày Báo Thế Giới & Việt Nam ra số đầu tiên (29/11/1989 - 29/11/2014).
Sau khi nhận lời mình nghĩ chẳng nên viết tràng giang đại hải làm gì mà thấy cách tốt nhất là nên tập trung viết về thời kỳ mình làm Tổng biên tập. Như thế chính là cách cùng chia sẻ với các bạn trẻ đồng nghiệp hôm nay về một công việc không mấy dễ dàng là làm một báo chuyên về thông tin tuyên truyền đối ngoại.
Xin đưa lại đây nguyên văn bài viết trên trang điện tử của Báo TG&VN. --->>> http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/25nam/2014/11/028EE63F176BBD72/
Vệ Nhi
------
Một dấu mốc đáng nhớ - 15 năm
|
Bài viết ngắn này
tôi chỉ giới hạn nói về 15 năm đầu của tờ báo trong đó bản thân có gần hai
phần ba thời gian đó ở cương vị người lãnh đạo, là Phó Tổng Biên tập, rồi sau
đó Tổng Biên tập.
Thời điểm nhận bàn
giao người đứng đầu cơ quan, tình hình tài chính của tờ báo gặp nhiều khó
khăn. Chính người tiền nhiệm khi chuyển giao cũng thẳng thắn thừa nhận như
vậy.
Đứng trước thách
thức là muốn tiết giảm chi phí thì phải giảm trang, mức cao hơn là giảm nhịp
độ ra báo (tháng ra hai số, bán nguyệt san; hoặc trở lại mỗi tháng một số như
hồi đầu), hay là kiên trì con đường ra báo hàng tuần? Đương nhiên theo con
đường này cần những bước đột phá, chắc chắn phải hướng vào chuyên nghiệp hóa
tờ báo thì mới tồn tại được. Cụ thể là phải khai thác sâu những thế mạnh của
thông tin đối ngoại, về các mối quan hệ quốc tế để làm ra không chỉ ấn phẩm
chính đã có mà xuất bản thêm những ấn phẩm phụ. Một nghịch lý trong nghề báo
Việt Nam lúc này: thường là phụ san trợ giúp chính san, nghĩa là phụ “nuôi”
chính.
Quyết tâm như vậy
thì phải có biện pháp mạnh dạn mới “tiêu hóa” được, mới hình thành ra được
cách làm. Chính trong thời kỳ đó, báo Quốc Tế (tên gọi khi đó) đã bàn bạc,
tranh luận và đi đến thực hiện nhiều sự liên kết, hợp tác nhất với nhiều đối
tác. Mục đích cuối cùng là xuất bản thêm các sản phẩm báo chí phục vụ công
tác tuyên truyền đối ngoại; đồng thời bắt tay vào các hoạt động xã hội để
quảng bá sâu rộng cho tờ báo, cơ quan ngôn luận của Bộ Ngoại giao.
Suốt thời kỳ từ đầu
năm 1999 đến cuối 2005, báo Quốc Tế ngoài các số báo tuần chính thức ra ngày
thứ Năm, còn có: Quốc Tế Cuối tháng (xuất bản được 24 số thì ngưng vì hiệu
quả kinh tế thấp); chuyên san Quốc Tế & Tiêu dùng ra hàng tháng; Thế Giới
ra hàng tuần vào ngày thứ Hai, cùng với hàng chục số đặc san mà đề tài không
những về mối quan hệ song phương, đa phương mà còn có hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp lớn và các tập đoàn kinh tế tiêu biểu. Cần lưu ý là tất cả
các ấn phẩm phụ đa dạng như vậy nhưng bộ máy biên chế phải trả lương không
tăng vì đều dựa vào cách làm liên kết và hợp tác.
Một chi tiết về
nghề báo ít khi nhắc tới đó là mùa giải bóng đá nổi tiếng Euro-2000, báo Quốc
Tế đã xuất bản và phát hành thành công Tin nhanh hằng ngày ở cả hai đầu Hà
Nội và TP. HCM trong suốt hơn một tháng của mùa giải này.
Ngoài các hoạt động
chuyên môn, báo Quốc Tế còn tổ chức các cuộc hội thảo, năm năm liên tục tổ
chức giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.
Với hoạt động đa
dạng và nhiều phía như vậy đã đưa lại cho tờ báo mỗi năm một nguồn thu tài
chính đáng kể đủ bù đắp các chi phí của một tòa soạn trên bước đường phát
triển.
Không thể không
nhắc đến cũng trong thời gian này, với sự hỗ trợ thiết thực của Quỹ phúc lợi
tờ báo, Công đoàn cơ quan đã tổ chức hàng chục chuyến đi đến nhiều địa phương
cho anh chị em cán bộ nhân viên và thân nhân. Đây vừa là dịp tham quan nghỉ
ngơi, cũng là một cách giúp các phóng viên, biên tập viên trẻ của tờ báo được
tiếp xúc với thực tế cuộc sống đất nước các vùng miền…
Với tôi, báo Quốc
Tế còn ghi dấu hai sự kiện đáng nhớ mãi, đó là lần kỷ niệm 10 năm và lần kỷ
niệm 15 năm tờ báo ra số đầu tiên. Lần 10 năm tờ báo như mới bước vào giai
đoạn rốt-đa, không danh hiệu gì, ngay các danh hiệu thi đua của Bộ chủ quản
quyết định cũng chưa đạt. Tuy nhiên, Lễ kỷ niệm diễn ra ở Nhà khách Chính phủ
phố Lê Thạch năm đó với sự có mặt của hầu hết các vị thủ lĩnh về báo chí và
văn hóa khi đó cùng với ba vị lãnh đạo của Bộ chủ quản đã có tác dụng động
viên mạnh mẽ đối với toàn thể anh chị em ở tờ báo. Cho nên tới lần sau, 15
năm ngày ra số báo đầu tiên, thì tờ báo đã có được một bước tiến dài.
Sau khi năm năm
liền đạt được danh hiệu thi đua “đơn vị xuất sắc” của Bộ, cuối năm 1999, Bộ
Ngoại giao đã làm các thủ tục “hiệp y” với Bộ Văn hóa - Thông tin và Ban Tư
tưởng - Văn hóa Trung ương (các tên gọi khi đó) đề xuất cấp thẩm quyền có
hình thức khen thưởng tờ báo. Với cơ quan báo chí Việt Nam, “hiệp y” là thủ
tục bắt buộc, tức là ba cơ quan lãnh đạo, quản lý đều phải nhất trí thì tờ
báo nào đó mới được khen thưởng.
Tin vui đã đến,
đúng dịp kỷ niệm 15 năm tờ báo ra đời, báo Quốc Tế đã nhận được phần thưởng
cao quý, Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tôi nghĩ dấu mốc
này mãi mãi là một sự kiện trọng đại, một vinh dự lớn lao của tập thể anh chị
em hồi đó đang làm việc tại báo Quốc Tế và cũng là sự góp công trước đây của
những cán bộ nhân viên đã từng làm việc tại tờ báo và tạp chí Quan hệ Quốc
tế. Và tôi cũng hoàn toàn tin rằng phần thưởng cao quý này vẫn tiếp lửa cho những
thế hệ kế tiếp của tờ báo trong 10 năm qua làm việc chuyên cần dưới măng-sét
mới: Thế giới & Việt Nam.
Những người đi
trước chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình luôn luôn mong muốn lớp người
kế tiếp của tờ báo phát huy những lợi thế của ngành, khắc phục những khó khăn
và bất cập, đưa tờ báo tiến lên phía trước để đạt được thành tựu lớn hơn,
danh hiệu và phần thưởng cao quý lớn hơn…
Nguyễn Vĩnh
Tổng Biên tập Báo giai đoạn1998 - 2005
Nguồn: http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/25nam/2014/11/028EE63F176BBD72/
|
Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014
Nhớ một thời kỳ làm báo sôi động
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét