Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

“Già hóa” dân số Nhật Bản và liệu có chuyện thêm “cơ hội việc làm” cho người VN?


“Già hóa” dân số Nhật Bản và liệu có chuyện thêm “cơ hội việc làm” cho người VN?


Đọc hiều người Nhật hiện có chung mối lo lắng: Khi dân số của đất nước mình cứ ngày một “già đi” thế này, chính phủ sẽ có giải pháp gì đối phó với sự “thiếu hụt sức lao động”? Với một quốc đảo mà nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này thì vấn đề lại càng không đơn giản!

Xung quanh chủ đề này vừa được một cây bút ký tên Kiều Phong đặt ra một vấn đề khá thú vị liên quan đến Việt Nam: Thế thì nhà cầm quyền xứ sở Mặt trờ mọc sẽ có “chính sách như thế nào” với lao động Việt Nam hiện nay đã làm việc tại Nhật? Và rồi nữa, sẽ còn diễn ra việc đưa tiếp nguồn lực này sang với thị trường lao động tại Nhật Bản?

Sở dĩ người ta đặt ra câu chuyện đó vì qua nhiều bàn thảo và tranh luận tại Nhật, một biện pháp khá rõ ràng mà chính giới Nhật đưa ra là “du nhập lao động giá rẻ từ nước ngoài” vào đất nước này. Một trong các nguồn đó đáng kể nhất là lao động từ Việt Nam.

Để hiểu thêm các góc cạnh khác nhau về vấn đề “già hóa” nguồn lao động tại trong nước Nhật Bản, rồi việc lựa chọn giải pháp “đưa lao động Việt nam” sang Nhật cũng như “phản ứng văn hóa” và sự “cảnh giác” có vẻ thái quá của tính cách dân tộc của người Nhật với người ngoại quốc nói chúng trong đó cụ thể hơn là người Việt Nam nói riêng, xin mời mọi người vào đọc bài viết của tác giả Kiều Phong.

Có thể một số ý kiến và lý giải của Kiều Phong chưa làm chúng ta vừa ý, nhưng đó là những ý kiến cần tham khảo. Và không những người đọc trên mạng internet như chúng ta mà còn “đặt lên bàn nghị sự” cho giới làm chính sách ở Việt Nam chunga ta.

Vệ Nhi g-th

-----


Khi dân số già, Nhật sẽ có chính sách gì với lao động Việt?


Kiều Phong 

Nhật Bản, cũng như tất cả các quốc gia sớm hoàn thành giai đoạn phát triển so với phần còn lại của thế giới, đang bước vào thời kỳ dân số già hóa. Cấu trúc dân số của nước Nhật hiện tại chứa những bất ổn mà giới chức nước này đang quan ngại.. 

Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản (Japanese Nursing Association) là một trong những cơ quan đưa ra các thống kê và phân tích dân số nhanh chóng và đáng tin cậy tại nước này. 

Theo số liệu của họ công bố năm 2014, nhóm tuổi từ 0 -14 chiếm 13.2%, nhóm tuổi 15-24 chiếm 9.7 %, nhóm tuổi 25-34 chiếm 38.1%, nhóm tuổi từ 55-64 chiếm 13.2%, nhóm trên 65 tuổi chiếm 25,8 %. Những con số trên chứng minh rằng Nhật Bản đã bước vào thời kỳ thiếu lao động nội địa, điều này sẽ trầm trọng hơn trong tương lai gần. 

Biện pháp mà chính giới Nhật đưa ra là du nhập lao động giá rẻ từ nước ngoài, trong đó đáng kể nhất là lao động Việt Nam.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với Việt Nam, khi xã hội ta vốn thừa nam thiếu nữ lại còn bị nước ngoài tạo chính sách để đưa nữ của ta vào đất nước của họ? Trung Quốc hiện đang thừa trên 100 triệu nam giới, cộng với việc các nước châu Á tạo chính sách thu hút phụ nữ Việt Nam thì trong vài năm nữa, khủng hoảng thiếu nữ ở Việt Nam sẽ tai hại biết nhường nào.



Tháp dân số của Nhật Bản năm 2014.
Nguồn: Japanese Nursing Association ( Hội Điều dưỡng Nhật Bản)


Du học hay đi làm công nhân ngành nông nghiệp?

TS Nguyễn Quốc Vọng là người có chân tại Hội đồng cố vấn RIRDC về Rau quả cho chính phủ Úc. Ông là người đã giúp chính phủ Úc đưa nông nghiệp trồng chè từ Nhật Bản sang Úc, và chỉ sau mười lăm năm từ con số không, Úc đã vượt mặt Nhật Bản về sản lượng chè..

Cần biết rằng, trước khi sang Úc nhà khoa học nổi tiếng này xuất thân từ lứa du học sinh người Việt đầu tiên của phong trào Đông Du thế hệ thứ hai. Ông có quan hệ mật thiết với các lãnh đạo ngành nông nghiệp Nhật Bản, và được các giới chức nước này cho biết rằng Nhật Bản có tiền nhưng không sản xuất đủ rau quả, dù không yên tâm thì họ vẫn phải nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc. Ngành nông nghiệp của Nhật Bản đang thiếu hụt nhân lực nội địa vì thanh niên của một đất nước giàu có như vậy không muốn chân lấm tay bùn. Chính phủ Nhật đang có những gói trợ giá rất lớn và tạo đủ mọi điều kiện để khuyến khích thanh niên chọn lựa làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng điều đó vẫn chưa đủ..

Trước tình hình đó, người Nhật chọn giải pháp tuyển dụng nhân lực nông nghiệp giá rẻ từ Việt Nam. Nhưng người lao động đến từ nước này trước khi sang Nhật không có kiến thức làm nông, mà họ cũng không muốn gắn bó lâu dài với nghề nông trên đất Nhật. 




Nắm được tâm lý này, chính phủ Nhật vẽ ra một miếng bánh gọi là du học ngành nông nghiệp. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng nói rằng thực chất đó không phải là du học, mà là người Nhật muốn tận dụng nguồn nhân lực trẻ đã được đào tạo sơ lược ở Việt Nam. Khi những lao động này tới Nhật, họ sẽ được đào tạo thêm theo hình thức vừa làm vừa học, như thế người Nhật sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn so với việc đầu tư cho một sinh viên người Nhật học ngành nông nghiệp ngay từ đầu. Những sinh viên nội địa của Nhật sẽ làm nhà nông, sở hữu nông trại và thuê lao động, họ là nông gia thực thụ (farmer), trong khi lao động Việt chỉ là công nhân ngành nông nghiệp (worker).

Nhật tự hào nước lớn, xã hội Việt và những rủi ro

Chủ nghĩa phát xít tuy đã bị loại bỏ khỏi nước Nhật, nhưng niềm tự tôn dân tộc của họ thì không bao giờ dứt. Nhà văn Nhật Chiêu cho rằng hầu hết mỗi người dân Nhật đều có "giấc mơ đại tự sự". Không là cường quốc về quân sự, họ sẽ là cường quốc về kinh tế và khoa học kỹ thuật. 

Hiện tại, có một luật ngầm đang được thực thi, đó là người Nhật hạn chế giao tiếp bằng tiếng Anh với người ngoại quốc. Học sinh Nhật muốn tốt nghiệp phổ thông thì buộc phải thành thạo ít nhất một trong hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. Thế nhưng, khi người ngoại quốc đặt chân đến sân bay của họ và nói tiếng Anh thì nhân viên của họ sẽ nói lại tiếng Nhật. 

Người Nhật quan niệm rằng tại sao khách lại nói tiếng Anh, trong khi đó về phẩm giá thì nước Anh chưa chắc đã được như nước Nhật. Đó là niềm tự hào dân tộc đích thực của người Nhật, và cũng có thể là tâm lý tự ái đến từ sự bại trận trong thế chiến thứ II. Các trí thức “nhà Nho” của Nhật Bản rất thận trọng trong việc du nhập văn hóa và ngôn ngữ phương Tây. Không giống như Pháp và Ý, ở Nhật người ta sẽ chỉ nói tiếng Nhật với người châu Á, trừ khi họ biết chắc chắn rằng bạn đến từ Singapore là một nước nói tiếng Anh. Đó là cách bảo tồn văn hóa hiếm thấy của một cường quốc ngay giữa thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

Với niềm tự hào nước lớn như vậy, liệu người Nhật có mở cửa cho người Việt phát triển ở xứ sở của họ không? Câu trả lời là có nhưng với cánh cửa không mở toang mà chỉ là hơi khép. Người Nhật kiểm soát lao động Việt hết sức chặt chẽ, mọi cơ quan an ninh đều nhắm đến người Việt. Camera ở Nhật ghi lại mọi vụ trộm cắp, nhưng chỉ có những vụ liên quan đến người Việt được báo chí Nhật “ưu tiên” đăng tải. Giống như người Ai-cập ngày trước không cho dân Do Thái lớn mạnh, trên sân nhà, người Nhật cũng không muốn cho cộng đồng của bất kỳ nước nào lớn mạnh, nhất là Trung Quốc và Việt Nam.

Một điều nữa cần nói, đó là mất cân bằng giới tính vẫn đang xảy ra ở đất Nhật. Năm 2014, ở lứa tuổi từ 0 đến 14, Nhật Bản có 8,681,728 nam nhưng chỉ có 8,132,809 nữ. Con số này ở độ tuổi 15-24 là 6,429,429 nam và 5,890,991 nữ. Rõ ràng, ở Nhật đang diễn ra cảnh thừa nam thiếu nữ. Điều này giải thích lý do tại sao một nữ lao động Việt qua Nhật làm việc rất dễ dàng, nhưng một nam lao động Việt phải làm đủ mọi loại thủ tục với mọi sự kỳ thị rồi mới được thông quan. Và điều này cũng giải thích vì sao trên xứ sở hoa anh đào, nhiều cô gái Việt được ở trong những phòng khang trang trong các khu công nghiệp, còn nam lao động Việt phải chen nhau trong những phòng khá bé. Con gái Việt dễ lấy được chồng Nhật, nhưng con trai Việt thì khó lấy được con gái Nhật vì hình ảnh của đàn ông Việt trong lòng dân chúng Nhật là rất xấu. Hệ thống truyền thông của Nhật vừa có lòng tự tôn dân tộc, vừa có đầu óc để định hướng cho hiện tượng này tiếp tục diễn ra. Con gái Việt khi lấy chồng Nhật được chính phủ nước này tạo mọi điều kiện để học ngôn ngữ và nhập quốc tịch. 


Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với Việt Nam, khi xã hội ta vốn thừa nam thiếu nữ lại còn bị nước ngoài tạo chính sách để đưa nữ của ta vào đất nước của họ? Trung Quốc hiện đang thừa trên 100 triệu nam giới, cộng với việc các nước châu Á tạo chính sách thu hút phụ nữ Việt Nam thì trong vài năm nữa, khủng hoảng thiếu nữ ở Việt Nam sẽ tai hại biết nhường nào.

Hiện tại, quan chức Việt Nam vẫn thường tự hào vì sinh viên nước ta được sang Nhật du học ngày càng nhiều, kiều hối năm này cao hơn năm ngoái, và lượng lao động Việt sang xứ người làm việc năm sau sẽ cao hơn năm nay. Và thực tế cho thấy, chính sách lao động đó gián tiếp, đưa thứ quý nhất theo lý luận xã hội chủ nghĩa là con người bị thất thoát một cách nghiêm trọng.

Ảnh trên: Hoạt động của lao động nữ ở VN; và ảnh dưới, khi nữ công nhân nông nghiệp sang Nhật làm việc.




https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gifLời bàn của một chuyên gia dân số học khi đọc xong bài viết trên:

Chiến tranh làm giảm nghiêm trọng tỷ lệ Nam / Nữ, ai dám nói chiến tranh sẽ không xẩy ra ở VN

vốn đã là nơi các cường quốc dùng làm trận địa để thử sức nhau trong và sau thế chiến 2 ?

Người phụ nữ VN rất khổ, và nhiều người không ý thức được cái khổ đó: Điều tra xã hội học ở VN cho thấy 3/10 phụ nữ coi việc chồng đánh vợ là chuyện bình thường, trên thực tế,có phụ nữ bị lừa bán sang TQ thực, nhưng không thiếu phụ nữ chủ động vượt biên, lôi kéo cả những người khác sang lấy chồng bên TQ. Muốn giữ chị em lại là điều khó, một chủ trương hợp lý làm xã hội, kinh tế phát triển hài hòa, sẽ giữ chân mọi người lại. Đáng tiếc, cho tới nay, chưa thấy xuất hiện chủ trương đó ở VN?! 


Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...