Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Nghề viết Diễn văn cho Tổng thống

Nghề viết Diễn văn cho Tổng thống

Nhân cái stt mình viết trên fb về việc ông thủ tướng tặng chút quà cho các cộng sự viên (các thành viên chính phủ) khi chia tay giã biệt họ (ông không làm Ttg; và họ là các thành viên chính phủ), mình có nảy ra một ý để gợi mở vấn đề, thế "có ai trợ thủ" để chuẩn bị diễn văn/hay bài nói cho các vị lãnh đạo quốc gia hay không? 

Có nhiều bạn đọc trên Phây, và cả các bạn bè nơi này nơi kia nữa, cho rằng chả lẽ nói ít lời, ít câu mà tổng thống, chủ tịch, thủ tướng không tự nói được, lại phải để cho các trợ thủ, giúp việc, trợ lý giúp sức kia ư?

Xin thưa, ở các nước, nhất là bên Mỹ, giúp việc trên cho tổng thống Mỹ có hẳn một đội ngũ, vì đây là một nghề hẳn hoi (gọi là speechwiter). Giúp, chuẩn bị tốt nhất "xương cốt" cho bài nói là một chuyện lớn, nhưng là một quá trình (dù gấp rút mấy), đều phải tuân thủ qua sự tiếp thu của người lãnh đạo sẽ nói (vì người trợ thủ có trực tiếp ra nói trước công chúng, cử tọa nào đâu!). 

Nên vấn đề ở đây, cũng là quan trọng bậc nhất, là người lãnh đạo phải đủ giỏi, giỏi cả năng lực dùng người, tự mình xác tín, tin tưởng tin dùng các trợ thủ. Nếu như tâm đầu ý hợp thì càng tốt, càng ăn ý, và "diễn văn tung ra" càng thành công... 

Thôi không nói thêm nữa, xin mời bạn đọc đọc trực tiếp vào văn bản.

Sau đây mình xin phép tác giả đưa lên bài viết sau đây được "viết lại" (rewriting/réécriture) từ một Website chính thức của một đài phát thanh lớn bên châu Âu.   

Vệ Nhi

-----

Mỹ : Nghề viết ‘diễn văn’ tại Tòa Bạch Ốc

0
whhite-house-speech-writer
Tổng thống Obama với speechwriter Cody Keenan, trong bộ đồ cướp biển.

Bức ảnh được dùng để minh họa cho câu nói hài của Tổng thống Mỹ với hiệp hội ký giả WHCA (ngày 9/4/2009): “Chúng ta cũng cần phải nói chuyện được với kẻ thù. Tôi bắt đầu làm thế”.Ảnh chính thức của Phủ Tổng thống Mỹ. Người chụp Pete Souza

Có một nghề tại Nhà Trắng ít ai biết đến, ít lộ diện công khai, nhưng lại vô cùng quan trọng vì ‘sản phẩm’ được cả thế giới chờ đợi, theo dõi và bàn tán : Đó là nghề viết diễn văn cho tổng thống – tiếng Anh gọi là ‘speechwriter’.


Đây là một công việc không ít phần vất vả : Phải viết từ sáng đến tối, ngày này qua ngày khác, nhưng lại cho một người khác ; phải tìm ra từ ngữ đúng đắn, công thức ghi đậm dấu ấn trong đầu óc người nghe, và phải tính đến cả nhịp điệu của bài văn, cách ngắt câu, chỗ cần nhấn mạnh…

Theo tìm hiểu của hãng tin Pháp AFP, bài diễn văn truyền thống về Tình trạng Liên Bang mà ông Obama đọc vào ngày 20 tháng Giêng 2015 chẳng hạn, là kết quả của nhiều tuần lễ làm việc không ngơi nghỉ của cả một êkíp speechwriter, hiện gồm 9 người.

Theo lời kể của Jeff Shesol, một thành viên trong nhóm này, thì đó là « một khối công việc to lớn, quá trình soạn thảo bắt đầu vào khoảng lễ Tạ ơn Thanksgiving – tức cuối tháng 11 ».

Jeff Shesol từng là một trong những ngòi bút của Bill Clinton, và đã làm việc vào năm 2009 và 2010 trên văn kiện rất được chờ đợi này, được xem là dấu mốc truyền thống của chính sách Mỹ.

Theo kinh nghiệm của nhân chứng này, mỗi tổng thống Mỹ có một phong cách khác nhau, như cựu Tổng thống Bill Clinton chẳng hạn, ông luôn luôn muốn có được bản phác thảo đầu tiên của bài diễn văn trước các ngày nghỉ lễ Giáng sinh.

Hiện nay, trong êkíp 9 người viết diễn văn tại Nhà Trắng, một số còn làm việc cho phu nhân Tổng thống, bà Michelle Obama, cũng như cho Hội đồng An ninh Quốc gia.

Dù ở Nhà Trắng hay trên chiếc máy bay Air Force One của Tổng thống, họ đều phải sống theo nhịp điệu của ông chủ là Tổng thống Mỹ. Theo truyền thống, họ là những người rất kín đáo, trong thời gian làm việc phải tạm sống theo phương châm được ghi trong báo cáo của Brown cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt năm 1937 về hoạt động của Nhà Trắng. Tài liệu này nói rõ là các cố vấn của tổng thống phải có được một « năng lực to lớn, một sự cường tráng về thể chất và đam mê sự ẩn danh ».

Đánh đổi lại thì ai cũng biết rằng công việc viết lách tại Nhà Trắng là một bệ phóng tuyệt vời cho sự nghiệp về sau, sự nghiệp chính trị hay trong lãnh vực tư nhân.

Adam Frankel, một ngòi bút của Tổng thống Obama cho đến năm 2011, đánh giá đó là ‘một vị trí tuyệt vời’, và cũng như các đồng nghiệp, ông nhấn mạnh đến sở thích của vị Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ về viết văn : « Ông ấy có tài thật sự đấy, hiểu rõ tiến trình viết, biết tôn trọng, và rất chăm chú tham gia ngay từ đầu. »

Cody Keenan, 33 tuổi, ngòi bút chính của Obama và ở tuyến đầu trong việc soạn thảo Diễn văn về Tình hình Liên Bang, đã từng so sánh công việc của mình như công việc của một sinh viên mãn đời, « làm việc suốt đêm hay bắt đầu vào lúc rạng sáng, trao bài, rồi chờ xem bài có được ưa thích hay không ». Đối với Cody Keenan : « Cái hay nằm ở những điều tổng thống ghi chú chi tiết và giải thích tại sao ».

Trong thế giới khép kín và có phần bí hiểm này, vài gương mặt đã ghi đậm dấu ấn và còn được nhắc đến, như Ted Sorensen, đã viết cho cố Tổng thống John F.Kennedy, mà các diễn văn có một vị trí đặc biệt trong lịch sử Mỹ.

Sorensen có một con chủ bài quan trọng : Ông vừa là ngòi bút của Kennedy, nhưng đồng thời cũng là cố vấn chính của Tổng thống. Luôn ở bên cạnh tổng thống, Sorensen ở một ví trí lý tưởng để hiểu được tâm trạng, và thế giới quan của Kennedy.

Sự gần gũi, tương đồng về mặt trí tuệ giữa hai người làm cho khó có thể nói ai là tác giả của các công thức nổi tiếng từng được ông Kennedy đưa ra.



Xem thêm

” Đầy tớ văn chương “, một nét đặc thù văn hóa Pháp

“Thoát khỏi bóng tối
Cùng với thời gian, xã hội tiến bộ tạo thời điểm thuận lợi cho sự minh bạch. Vị thế người viết thuê cũng có những thay đổi theo. Những « đầy tớ văn chương » muốn thoát dần ra khỏi bóng tối, mạnh dạn lên tiếng đòi hỏi được công nhận. Cùng với những đòi hỏi đó, thuật ngữ « nègre littéraire », đôi khi vẫn bị phê phán là hơi phân biệt chủng tộc, từ từ được thay thế bằng những cụm từ lịch lãm hơn « prête-plume » (cho mượn ngòi bút), « écrivain fantôme » (nhà văn ma, dịch từ tiếng Anh « Ghostwriter 




Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...