Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Bức tranh khái quát sau phán quyết từ The Hague

Bức tranh sau phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò từ The Hague

Vào lúc 9h GMT hôm nay, 12/7, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) vừa công bố kết quả phán quyết vụ kiện biển Đông, chỉ trích hành vi của Trung Quốc tại khu vực, từ việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo đến can thiệp vào việc đánh bắt cá.

Bắc Kinh hung hăng khi thua kiện Biển Đông - ảnh 1
Hãng Reuters đưa ảnh về dân chúng tụ tập reo hò ở thủ đô Manila trước thềm phán quyết của Tòa trọng tài 
 
Phán quyết của Tòa cho rằng  tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này là không có cơ sở pháp lý và Bắc Kinh cũng không có “quyền lịch sử” với các vùng biển ở Biển Đông.
Tòa cũng nhận định rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines cũng như đã gây ra những "tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống của rạn san hô" bằng cách xây dựng các hòn đảo nhân tạo.
Phán quyết của tòa được đưa ra dựa trên Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), được cả Trung Quốc và Philippines kí kết.
Đây được coi là chiến thắng của Philippines khi Tòa PCA nhấn mạnh, "Không có cơ sở pháp lý cho Trung Quốc để đòi quyền lịch sử đối với các tài nguyên trong vùng biển thuộc phạm 'đường chín đoạn".
Trong bản phán quyết dài 497 trang, các thẩm phán cũng chỉ ra rằng việc các tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc đã gây nguy hiểm khi va chạm với tàu đánh cá Philippines tại nhiều khu vực trên Biển Đông.
Theo Reuters, trước đó, khoảng 100 người Philippines đã biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila, ngày 12/7, kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận quyết định và rời khỏi bãi cạn Scarborough, một khu vực đánh bắt cá phổ biến của người Philippines đã bị Trung Quốc chiếm giữ kể từ năm 2012.
Về quyền lịch sử của Trung Quốc và "đường chín đoạn": không có bằng chứng rằng Trung Quốc đã thực hiện quyền kiểm soát lịch sử đối với khu vực biển hay tài nguyên ở đây. Tòa trọng tài kết luận rằng không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc tuyên bố quyền lịch sử đối với các tài nguyên trong vùng biển này theo phạm vi đường chín đoạn.
Tình trạng của các thực thể: Tòa kết luận rằng không một cấu trúc nào ở Trường Sa có khả năng duy trì đời sống con người nên không khu vực nào có vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa.
Tính hợp pháp trong hành động của Trung Quốc: Tòa án thấy rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng cách (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu mỏ của Philippines, ( b) xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong khu vực này. Toà án cũng cho rằng ngư dân Philippines (cũng như những ngư dân Trung Quốc) có quyền đánh cá truyền thống tại bãi cạn Scarborough và rằng Trung Quốc đã can thiệp để hạn chế quyền hạn này của Philippines.
 
Ngay sau khi có phán quyết, TQ có những phản ứng tức thì theo hướng phản đối gay gắt...
Phản ứng của Bắc Kinh
Trung Quốc vẫn hung hăng bác bỏ phán quyết: Quyền chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc và lợi ích ở Biển Đông trong mọi trường hợp sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết này. Trung Quốc phản đối và sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ tuyên bố hoặc hành động dựa trên quyết định này,
Bộ Ngoại giao trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 12/7 sau khi phán quyết được công bố.
"Chính phủ Trung Quốc nhắc lại rằng, liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ và phân định biển, Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ giải pháp giải quyết tranh chấp nào của bên thứ ba hoặc giải pháp áp đặt với Trung Quốc.
Ngay trước thềm công bố phán quyết, Trung Quốc vẫn ngang ngược thực hiện tập trận bắn đạn thật trái phép gần quần đảo Hoàng Sa thuộc Biển Đông.
Tuần trước, cuộc tập trận đã được công bố bởi Cục quản lý An toàn Hàng hải của tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, bao gồm việc khoanh vùng tàu thuyền không được đi và cấm đi lại trong khu vực cấm khoảng 106.000 m2.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, "Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc diễn tập chiến đấu ở vùng biển tiếp giáp với phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Tây Sa vào ngày 8/7", thông tin ngụy biện bằng cách sử dụng tên Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trước đó, nhận định về vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh cũng đã tuyên bố phán quyết của tòa án có khả năng sẽ "gia tăng căng thẳng và phá hoại hòa bình trong khu vực." Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã nói rõ rằng "Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi lập trường của mình."
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc còn hung hăng cho biết trong một bài xã luận ngày 12/7 rằng phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết "phụ thuộc vào sự khiêu khích".
Còn Đài Loan tuyên bố không chấp nhận tính ràng buộc pháp lý của phán quyết. Phán quyết của tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông sẽ không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với Đài Loan, thông tấn xã Đài Loan CAN cho biết ngày 12/7, trích dẫn tuyên bố của Thủ tướng Đài Loan Lin Chuan
Ông Lin cho biết Đài Loan kiên định về tuyên bố chủ quyền với các đảo ở Biển Đông, bao gồm cả đảo Ba Bình – thuộc Trường Sa - vùng chủ quyền của Việt Nam. Nhận định này của ông Lin được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Tòa trọng tài phán quyết rằng không một cấu trúc nào ở Trường Sa có khả năng duy trì đời sống con người nên không khu vực nào có vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa.
 
 * Về mặt pháp lý, bản chất của vụ kiện của Philippines và Trung Quốc không phải là vụ kiện về các vấn đề chủ quyền. Vì vậy, bất kỳ bên nào giành lợi thế sau phán quyết, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với Trường Sa vẫn chưa được giải quyết.

Bản chất của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là nhằm thu hẹp các vùng biển tranh chấp qua 4 lập luận pháp lý chủ yếu:

• Bác bỏ giá trị pháp lý của yêu sách lịch sử của Trung Quốc từ “đường lưỡi bò”.

• Thu hẹp vùng biển tranh chấp về phạm vi 12 hải lý của các thực thể là đảo đá tại Trường Sa.

• Quy thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm nằm ngoài 12 hải lý của các đảo về vùng EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

• Từ đó, xác định các hành vi hiện thực hoá “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông là các hành vi vi phạm luật quốc tế.

Việc tòa PCA bác bỏ giá trị pháp lý của “đường lưỡi bò” sẽ tạo ra tác động tích cực chung cho các quốc gia ven Biển Đông, buộc Trung Quốc phải đưa ra yêu sách về các vùng biển phù hợp với quy định của UNCLOS.

Về mặt chính trị, khi PCA không công nhận đường lưỡi bò của TQ, dư luận quốc tế có cơ sở để thể hiện lập trường ủng hộ Philippines và qua đó ủng hộ Việt Nam, lên án “đường lưỡi bò” và các yêu sách, các hành động trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trên thực địa, cho dù có phán quyết của PCA, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành leo thang trên thực địa để khẳng định sự tồn tại của yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển và trên không.

Trong dài hạn, Trung Quốc có thể đẩy mạnh các biện pháp trên thực địa tại Hoàng Sa do quần đảo này nằm ngoài phạm vi phán quyết của Toà Trọng tài. Điều này sẽ tạo ra căng thẳng trực tiếp với ta, gây khó khăn cho ta do hiện Trung Quốc nắm giữ quyền quản lý thực tế tại Hoàng Sa, trong khi thế giới và khu vực thường nhìn nhận đây là vấn đề song phương giữa ta và Trung Quốc.
 
(VN - tổng hợp các nguồn Internet) 

-----
 
THAM KHẢO BÀI ĐĂNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM - VNEXPRESS NGÀY HÔM NAY, 12/7

Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc

Tòa Trọng tài Thường trực tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".
Những điểm chính trong phán quyết từ tòa trọng tài:

- Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông
- "Đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
- Không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc
- Trung Quốc can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough
- Trung Quốc gây thiệt hại đến hệ sinh thái quần đảo Trường Sa bằng các hoạt động như khai thác quá mức, xây đảo nhân tạo
- Các hành động của Trung Quôc làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột với Philippines
 
ASEAN cam kết tôn trọng những nguyên tắc phổ quát được công nhận trong luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, Straits Times đưa tin.
  • icon
    Mỹ kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết về 'đường lưỡi bò'
     
    "Quyết định do tòa trọng tài đưa ra hôm nay đối với vụ kiện Philippines - Trung Quốc là một sự đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung tìm cách giải quyết các tranh chấp" ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết trong một thông báo.

    Ông kêu các nước tham gia UNCLOS chấp nhận quá trình giải quyết và phán quyết từ tòa là cuối cùng, có tính ràng buộc pháp lý với cả Philippines và Trung Quốc. Mỹ vẫn đang nghiên cứu phán quyết về Biển Đông và không bình luận về giá trị vụ kiện.

  • icon
    Chủ tịch Trung Quốc lên tiếng sau khi tòa có phán quyết:
     
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
     Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Trung Quốc "cống hiến cho duy trì hòa bình và ổn định" ở Biển Đông nhưng sẽ "không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa án liên quan đến tranh chấp".


    Cơ quan phụ trách các vấn đề khẩn cấp của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ra thông báo về "trạng thái thời chiến" trước phán quyết của Tòa Trọng tài. 
  • icon


    Thái Lan tuyên bố ủng hộ hòa bình, ổn định ở Biển Đông
    Bộ Ngoại giao Thái Lan hôm nay ra thông cáo kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng những nỗ lực và biện pháp vững chắc, dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, lợi ích bình đẳng, phản ánh bản chất của mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc.
    Việc thực thi đầy đủ và có hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cần được nhấn mạnh bằng nhiều cách. Các bên liên quan cần đẩy mạnh làm việc để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
    Để đạt được điều này, trong khi vẫn tái khẳng định sự ủng hộ đối với những thông cáo trước đó của ASEAN liên quan đến Biển Đông, Thái Lan tin rằng đích đến cuối cùng của tất cả, mang lại lợi ích cho người dân, nên là đưa Biển Đông thành một vùng biển của hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
  • icon


    Việt Nam hoan nghênh phán quyết từ tòa trọng tài về 'đường lưỡi bò'

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trong một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ. Ảnh: Quý Đoàn
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trong một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ. Ảnh: Quý Đoàn.

    "Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hôm nay cho biết.

    Ông Lê Hải Bình cho biết Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


     
    Đại sứ quán Philippines tại Trung Quốc kêu gọi công dân nước này tránh tranh luận chính trị ở nước sở tại sau phán quyết "đường lưỡi bò" của Tòa Trọng tài. 
  • icon

    Cảm xúc của người Philippines sau phán quyết

    2016-07-12T104647Z-2092242504-3067-2308-
    Các nhà hoạt động từng đến bãi cạn tranh chấp Scarborough và bị tuần duyên Trung Quốc chặn đường vài tháng trước, vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài tại một nhà hàng ở Manila. Ảnh: Reuters
    2016-07-12T104640Z-804508155-D-8580-4545
    Luật sư Joy Ban-eg từng đến Scarborough giơ tay sau phán quyết. Ảnh: Reuters
  • icon

    EU lưu ý Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa
    Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) Donald Tusk lưu ý Trung Quốc cần tôn trọng hệ thống quốc tế sau khi tòa trọng tài ra phán quyết về "đường lưỡng bò".


     
     
    Nhiều hãng tin, tờ báo lớn đồng loạt đưa tin về phán quyết của tòa trọng tài quốc tế liên quan tới vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về Biển Đông. 
     
     
  • icon
    2016-07-12T103520Z-514757280-D-5931-4468
    Lực lượng an ninh bảo vệ khu vực gần đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
     
  • icon
    Đài Loan tuyên bố "không chấp nhận" phán quyết từ PCA

    Reuters đưa tin Đài Loan thông báo không chấp nhận phán quyết từ PCA.
    Apple Daily dẫn lời người phát ngôn chính quyền Đài Loan Hoàng Trọng Ngạn cho biết bà Thái Anh Văn và các quan chức đang phân tích kỹ lưỡng phán quyết "đường lưỡi bò". Mục tiêu của Đài Loan là tiếp tục bảo vệ "chủ quyền và lợi ích" tại Trường Sa, "bảo vệ đảo Thái Bình" (đảo Ba Bình của Việt Nam). Đài Loan tuyên bố sẽ nâng cao năng lực quân sự để tuần tra trên biển.
  • icon

    Theo Straits Times, luật sư của Philippines mô tả phán quyết từ tòa là một "phán quyết được nhất trí hoàn toàn, đề cao thượng tôn pháp luật".
  • icon

    Ngoại trưởng Philippines hoan nghênh phán quyết


  • icon
    phil3-2449-1468318903.jpg
    Các nhà hoạt động, từng đến bãi cạn tranh chấp Scarborough và bị tuần duyên Trung Quốc chặn đường vài tháng trước, vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài tại một nhà hàng ở Manila. Ảnh: Reuters
  • icon

    Nhật Bản: Các bên cần tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài

    Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AP.
    Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AP.


    Trong một thông cáo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định phán quyết về Biển Đông của tòa án trọng tài The Hague là cuối cùng và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, các bên trong vụ kiện cần phải tuân thủ. 

    Ông cũng khẳng định Nhật Bản luôn coi trọng luật pháp, phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển.

    Thái Lan và Indonesia, trước khi tòa công bố phán quyết, hôm nay đều ra tuyên bố kêu gọi các bên liên quan duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Jakarta đề nghị các bên kiềm chế và không có hành động gây căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, theo Straits Times. 


     
    Ngoài những lý do về kinh tế, an ninh, quân sự, yếu tố lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc lý giải tham vọng của Trung Quốc đối với "đường lưỡi bò". 
     
  • icon
    Trung Quốc tiếp tục tuyên bố "không chấp nhận" phán quyết của Tòa
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát thông cáo ngang nhiên cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền đối với các đảo" ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cơ quan này bao biện rằng lập trường của Bắc Kinh là "phù hợp với luật pháp quốc tế" và các đảo "có vùng đặc quyền kinh tế, nơi người dân Trung Quốc hoạt động tại đây từ hơn 2,000 năm trước", theo Reuters.

    Hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua hôm nay cho biết Trung Quốc "không chấp nhận và không công nhận" phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), The Hague, Hà Lan, về "đường lưỡi bò".

    Hãng này mô tả tòa án đã ra "phán quyết yếu kém" về Biển Đông.


     
    Máy bay dân sự Trung Quốc hạ cánh trái phép xuống đường băng trên đá Vành Khăn và đá Subi thuộc Trường Sa của Việt Nam ngay trước thềm phán quyết.  
     
  • icon
    Philippines kêu gọi kiềm chế

    Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: Reuters.
    Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: Reuters.

    Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết Philippines “hoan nghênh thông báo về phán quyết” của Tòa Trọng tài.

    "Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết một cách cẩn trọng và kỹ lưỡng, điều mà kết quả quan trọng này xứng đáng nhận được", ông nói. "Đồng thời, chúng tôi kêu gọi những bên liên quan kiềm chế và điềm tĩnh".

    Tổng thống Philippines ra lệnh triệu tập họp chính phủ bất thường sau khi Tòa ra phán quyết. Cuộc họp diễn ra lúc 6h chiều nay. Nhà lãnh đạo khẳng định chính phủ Philippines sẽ nghiên cứu kỹ phán quyết của tòa trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào. 

  • icon
    Hội đồng trọng tài của PCA. Ảnh: PCA
    Hội đồng trọng tài của PCA. Ảnh: PCA.

    Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò", Reuters dẫn thông báo từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, cho biết. Tuyên bố đòi quyền lịch sử dựa trên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc.

    Trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng tài thuộc PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc.
    Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan kiểm soát, cũng không thể tạo ra EEZ, tòa cho biết.

    Theo Tòa Trọng tài, Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. Tòa khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines.

    Phán quyết cho rằng Trung Quốc đã cản trở các quyền của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough bằng cách ngăn họ tiếp cận khu vực này. Ngoài ra, việc Trung Quốc cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp.


    Diễn tiến vụ kiện Biển Đông. Click để xem bản đầy đủ. Đồ họa: Tiến Thành.
    Diễn tiến vụ kiện Biển Đông. Click để xem bản đầy đủ. Đồ họa: Tiến Thành.


    Trung Quốc ngang nhiên vạch ra "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn", đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Đây là một điều mơ hồ được Trung Quốc thời Quốc dân đảng đưa ra từ thập niên 1940, không có cơ sở pháp lý nào rõ ràng. Năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc trình lên Liên hợp quốc "đường lưỡi bò" và đòi các quyền đối với vùng nước trong phạm vi đường này.

    Các nước Việt Nam, Malaysia, Philippines khi đó đã bác bỏ yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc. 
    Năm 2013, Philippines khởi kiện "đường lưỡi bò", cho rằng nó không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là vô căn cứ. Philippines khẳng định rằng một số rạn san hô và bãi cát ngầm bị Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải. Tháng 10/2015, PCA tuyên bố có thẩm quyền xử vụ kiện.

    Trung Quốc nhiều năm nay giữ quan điểm rằng tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và kiên quyết không tham gia vụ kiện, cảnh báo sẽ phớt lờ phán quyết từ PCA.

  
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) quy định mọi thứ từ chủ quyền quốc gia với việc khai thác tài nguyên biển, đi lại, cho đến giải quyết tranh chấp. 
 
(Nguyên văn bài trên VnExxpress)

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...