Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Thế giới: Nhìn lại năm cũ 2016 và đoán định năm tới 2017

Thế giới: Nhìn lại năm cũ 2016 và đoán định năm tới 2017 

Với 10 ngày đầu năm, hãy tĩnh trí nhìn lại 1 năm đã qua - một năm đầy biến động và bước ngoặt lớn với nhiều quốc gia lớn và nhỏ trên toàn thế giới. Và cũng từ tâm thế đó, chúng ta thử nhìn về một tương lai cận kề, đó là năm 2017 mà chúng ta cùng mới bước vào... 

Lướt qua nhiều trang báo, cả báo giấy và báo mạng, những nhà báo chuyên nghiệp cả trong và ngoài nước đều đưa ra các nhận định và đánh giá ở nhiều góc nhìn khác nhau. Xin đưa lại đây vài ba trang báo để một bước làm sáng tỏ những đặc điểm nổi bật nhất của năm cũ 2016 cũng như tạm phóng chiếu con mắt nhìn tới năm 2017 thế giới chúng ta đang sống sẽ ""có hình hài"" đại thể như thế nào.

Và dù muốn hay không muốn, dù bất ngờ hay không, yêu thích hoặc có ác cảm với nhà lãnh đạo nước Mỹ sắp tới đây, thì riêng sự việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống một quốc gia có sức mạnh kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới cũng có sức thu hút mạnh mẽ sự lưu tâm của các chính khách hàng đầu thế giới cũng như sự dậy sóng của dư luận khắp mọi nơi trên trái đất này. Nên không lạ Tạp chí nổi tiếng Time của Mỹ (và nhiều báo, tạp chí khác trên thế giới) đã chọn ông Donald Trump là Nhân vật của năm.

Xin phép các tác giả và xin mời bà con cùng bạn bè vào đọc những đoạn bài chủ blog tôi thu thập và biên tập lại dưới đây.

Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh

----- 

Sự kiện thế giới nổi bật của năm 2016


Nhà báo Hồng Nga (của BBC) và ông Phạm Cao Phong – một cây viết báo tự do đã vừa điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong năm 2016 của thế giới. Cả hai ý kiến đều cho rằng đây là một năm đầy bất ngờ và rất nhiều biến động, thậm chí là một sự đảo lộn không thể ngờ tới với những hệ quả sẽ còn ảnh hưởng và kéo dài trong nhiều năm tới đay trên toàn thế giới.
Ông Phạm Cao Phong lựa chọn 3 vấn đề chính, là a) sự thắng lợi giấu mặt nhưng toàn diện và gần như áp đảo của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tất cả các mặt trận; b) việc Thủ tướng Đức đón tiếp "thành công" hàng triệu di dân; và 3) sự kiện người dân và Quốc hội Nam Hàn phế truất nữ Tổng thống Park Guen-hye.
Trong khi đó bà Hồng Nga nhắc tới sự kiện được cả thế giới quan tâm là cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ; là phán xử của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông; và cuối cùng là một loạt phát ngôn của nhân vật gây tranh cãi lớn ở châu Á từ những phát ngôn và hành động của Tổng thống Philippines mới được bầu trong năm, ông Rodrigo Duterte.
Dưới đây là một vài chi tiết được hai nhà báo nêu ra:
'Tại sao là Vladimir Putin?' -à>> ithuaniaNhà báo Phạm Cao Phong: Tổng thống Vladimir Putin là người kiến tạo ra những nhà lãnh đạo của thế giới hôm nay.
Ông Putin chơi ván bài Syria, mà nếu thực sự muốn đánh Daesh [tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng, còn biết đến là IS] thì với tiềm năng quân sự của Nga với Hezbolla, với quân đội Syria có thể đánh được.
Nhưng Putin không đánh mà có một kiểu trả thù lại Liên minh châu Âu đã phản đối khi sát nhập Crimea vào Nga, thì Putin chơi kiểu gì? Đánh để cho dân chạy rồi lại đánh, mà không quây lại để đánh - tạo ra gánh nặng.

BBC: Vậy những gì đang diễn ra ở châu Âu một phần do tác động của cuộc khủng hoảng di dân?

Nhà báo Phạm Cao Phong: Gánh nặng đó khủng khiếp vì chúng ta phải chìa tay ra giúp đỡ, những giá trị nhân đạo của châu Âu bắt buộc phải làm điều đó.
... Vladimir Putin lợi dụng điều đó để hàng mấy triệu người Syria, Afghanistan vào châu Âu và làm đảo lộn tiến trình phát triển kinh tế, tiến trình văn hóa.

Nhà báo Hồng Nga: Không ai có thể phủ nhận là khủng hoảng di dân hiện đang ảnh hưởng tới tất cả những diễn biến hiện nay trên toàn cầu, nhưng chưa đủ chứng cứ để có thể kết luận được đó có chính là bàn tay của Vladimir Putin.
Một khía cạnh nữa, là trong những cuộc chiến, như Syria chẳng hạn, hay những cuộc chiến khác, thì những nước nhỏ, yếu bao giờ cũng bị kẹt giữa các cường quốc. Có thể nói rằng đó là Mỹ, Anh hay Nga, nhưng cuối cùng thì những người chịu chết chóc là ai, cũng chính là dân thường.

Diễn biến Biển Đôn -à>> Nhà báo Hồng Nga: Về phiên tòa The Hague hôm 12/07, đã có sự phấn khích trước khi có phán xử của tòa... Nhưng rất đáng buồn là từ đó đến giờ không có gì thay đổi ở Biển Đông. Trung Quốc vẫn giữ những gì mà họ đã chiếm, họ vẫn cơi nới những gì họ đã có trong tay, họ vẫn tiếp tục tuần tra, ngăn cản ngư dân của các nước khác đánh bắt.
Vậy câu hỏi là những phiên tòa như vậy, các tổ chức quốc tế đi đến đâu nếu như không có chế tài thực hiện cụ thể nào, và ai sẽ là người đứng ra để thực hiện các chế tài nếu có.
Như anh Phong nói, là trong năm nước thường trực trong Hội đồng Bảo an thì Trung Quốc nằm ở đấy rồi, và hiện giờ Nga bỗng trở thành đồng minh ruột của họ. Vậy ai sẽ giúp để áp đặt những chế tài đó và thực hiện như thế nào?

Nhà báo Phạm Cao Phong: Donald Trump lật lại ván bài hệt như Kissinger chơi với Việt Nam năm 1972, là sử dụng một nước nhỏ đề kiềm chế một nước đang lên.
... Donald Trump ngày 09/12 đã điện cho bà Thái Anh Văn, là đã chơi ván bài đó. Trung Quốc có dám dằn mặt Đài Loan không? Tôi nghĩ là không.
Trung Quốc cũng cần một Biển Đông ổn định để xuất khẩu đi, vì nếu xuất khẩu mà tình hình trên biển căng thẳng như thế, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mà dưới 6% thì sẽ loạn, hơn 1 tỷ người sẽ không có công ăn việc làm.
Và còn những thế lực như Nhật Bản, rồi các Hạm đội 3, Hạm đội 7 của Mỹ có để cho như vậy không? ống Philippines Rodrigo Duterte

Nhà báo Hồng Nga: Khi nhắc tới sự kiện Biển Đông thì cũng cần nhắc tới những nhân tố khác như Việt Nam và Philippines. Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte là một nhân vật rất gây sóng gió, gây bàn luận, gây tranh cãi trong cả một năm nay.
... Ông ta là nhân vật màu mè, cũng như ông Donald Trump gây ra nhiều xáo trộn rồi tranh cãi, nhưng ông ta cũng chỉ làm những gì mà ông ta nghĩ là có lợi cho đất nước ông ta.
Lãnh đạo Việt Nam có lẽ sẽ không lấy làm lạ khi thấy rằng vì lợi ích của Philippines mà ông ta phải xích lại gần với Trung Quốc, phải tách ra xa Hoa Kỳ một chút, và vì người dân mà phải hòa hoãn một chút với Trung Quốc để người dân có thể được đánh bắt ở vùng tranh chấp - tuy là giữ nguyên phán quyết nhưng không làm cho tình hình rối ren, phức tạp hơn.
Qua vụ này Việt Nam càng trở nên cô đơn hơn lúc nào hết trong lập trường ở Biển Đông. Vì xưa nay, nước nhỏ mà yếu như Việt Nam phải có bạn, phải có đồng minh ít nhất là về mặt lập trường, chủ trương, chính sách, nhưng trong năm vừa rồi nhiều cuộc khủng hoảng, rối ren như vậy mà bạn bè hoặc đồng minh hiện giờ chưa thấy.
Rất khó cho Việt Nam, nếu đơn thương độc mã, để giải quyết những vấn đề không chỉ đối nội mà còn là đối ngoại phức tạp như Biển Đông.
Biến Động


Nhà báo Phạm Cao Phong: Mọi người đều nghĩ sẽ có nhiều sự biến động trong năm tới và năm nay là năm bản lề cho những biến động ấy. Donald Trump lên thì có rất nhiều sự kiện cần theo dõi, chẳng hạn như không phải là Một Trung Quốc nữa, thì Trung Quốc sẽ xử sự thế nào.
Và chúng ta cần nhìn nhận cuộc chiến khủng bố như thế nào? Như Tổng thống Obama và cũng như Thủ tướng Manuel Valls của chúng tôi nói, đây là một cuộc thế chiến, vì nó xảy ra không chỉ ở Mỹ mà còn ở Pháp, ở nhiều nước khác.
Chúng ta cần nhìn thấy vấn đề là sự co cụm, sự thoái lui của Toàn cầu hóa và tư tưởng dân túy thắng lớn ở gần như tất cả các nước châu Âu.


------

Trump được TIME bầu chọn là Nhân vật của năm
 Trước khi thành tổng thống Mỹ, Donald Trump đã nổi tiếng khi đóng nhiều quảng cáo, xuất hiện cùng hoa hậu hoàn vũ hay tham gia chương trình truyền hình thực tế, thể thao giải trí.
Ông Trump trên trang bìa tạp chí TIME. Ảnh: TIME.

Kết quả được tạp chí TIME công bố sáng 7/12 (giờ địa phương) với hình ảnh ông Trump xuất hiện trên trang bìa.
"Xuất hiện trên trang bìa của TIME với tư cách 'Nhân vật của năm' là một vinh dự lớn lao", ông Trump nói với nhà báo Matt Lauer sau khi kết quả được công bố.
TIME cũng công bố người về nhì trong cuộc bầu chọn là bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ồn ào vừa qua.
"Đã bao giờ chúng ta nhìn thấy một cá nhân nào thách thức các tiêu chuẩn, phá vỡ các quy luật, đánh bại không chỉ một mà là 2 đảng lớn để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mà một mình ông phải đối đầu với cả 100 người?", biên tập viên Nancy Gibbs của TIME nói về ông Trump.  "Tôi không nghĩ chúng ta từng thấy một người nào làm theo cách trái với lẽ thường lại có thể gây ảnh hưởng đến các sự kiện trong năm như vậy".
Biên tập viên của TIME nói năm 2016 "có lẽ là một trong những năm thẳng thắn nhất" nếu nói về việc bầu ra nhân vật của năm vì ông Trump là lựa chọn "quá rõ ràng".
"Nhân vật của năm, như chúng tôi vẫn luôn nhắc mọi người, là nhân vật có tác động mạnh mẽ nhất đến các sự kiện, theo hướng tích cực lẫn tiêu cực", Gibbs nói. "Điều thú vị trong cuộc bầu chọn năm nay là chúng tôi không tranh cãi nhiều về người được cho là có ảnh hưởng nhất hay bất đồng trong nhận định ảnh hưởng đó theo hướng tốt hay xấu".
Giải thích về kết quả, biên tập viên Gibbs nói sở dĩ ông Trump chọn là Nhân vật của năm "vì đã nhắc nhở nước Mỹ rằng sự thật có sức mạnh lớn lao như niềm tin ở những ai dám nói ra, vì đã tiếp sức cho đám đông cử tri im lặng bằng cách khuấy động sự giận dữ của họ, vì đã định hình văn hóa chính trị trong tương lai bằng cách xóa bỏ những gì thuộc về quá khứ".
Trên trang bìa của TIME ngày 7/12, ông Trump xuất hiện với hình ảnh ngồi trên ghế cùng dòng chữ "vị tổng thống của một nước Mỹ chia rẽ". Đây là lần thứ 10 ông Trump xuất hiện trên trang bìa của TIME.
Cuộc bình chọn Nhân vật của năm được TIME tổ chức từ năm 1927 với mục tiêu chọn ra "người có ảnh hưởng lớn nhất đến tin tức và thế giới trong năm, dù ở khía cạnh tốt hay xấu". Nhân vật của năm 2015 là Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Hôm 5/12, TIME công bố danh sách 11 đề cử cuối cùng cho danh hiệu Nhân vật của năm trong chương trình Today của đài NBC. Ngoài ông Trump và bà Clinton, top 11 còn có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, chính trị gia người Anh Nigel Farage cùng các tên tuổi trong các lĩnh vực khác.

 Dự báo năm 2017


2017 được dự báo là một năm có nhiều biến động khó dự đoán, tuỳ thuộc vào các yếu tố như chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, phong trào dân tuý lan rộng ở châu Âu và những chiến thuật mới của khủng bố IS.

1.Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc

Một tháng sau khi thắng cử, Trump nhanh chóng bắn tín hiệu đến Trung Quốc qua việc điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ông đồng thời tỏ ý sẽ không tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”.
Bắc Kinh đã phản ứng qua hành động thu giữ tàu lặn của Mỹ khi nó hoạt động ở vùng biển quốc tế. Trước việc này, Trump chỉ trích Trung Quốc “đánh cắp” và tuyên bố “cứ giữ lấy”. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh phức tạp hơn những sự kiện đơn lẻ này.
9 du doan tinh hinh the gioi nam 2017 hinh anh 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phải làm quen với một tổng thống Mỹ mới và khó đoán sau khi Donald Trump chính thức nhậm chức. Ảnh: Reuters.
Những ảnh vệ tinh mới nhất của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) cho thấy Trung Quốc vẫn đang tiếp tục quân sự hoá trên Biển Đông, sẵn sàng đối đầu với hải quân Mỹ nhằm làm suy yếu vị thế của Mỹ ở Thái Bình Dương. Những đối tác thương mại quan trọng của Mỹ trong khu vực như Singapore, Indonesia... sẽ có thể mất lòng tin nếu Washington không ủng hộ quan điểm của các nước này về Biển Đông.
Đội ngũ của Trump đang nắm nhiều công cụ trong tay để “chỉnh” Trung Quốc, qua việc lên án Trung Quốc thao túng tiền tệ, đe doạ chiến tranh thương mại, (ngầm) ủng hộ Đài Loan, hoặc tăng cường tuần tra hàng hải xung quanh các căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.

2.Chính sách Iran và Cu Ba của Mỹ sẽ không bị xóa sổ

Khi tranh cử, Trump phản đối mạnh mẽ thoả thuận Iran nhưng ông sẽ không (hoặc ít nhất không phải ngay lúc này) “xé bỏ” hoàn toàn thoả thuận. Về cơ bản, đây là thoả thuận đa phương; và dù Mỹ không tham gia thì các nước khác vẫn có thể giao thương với Iran.
Tuy nhiên, Trump có thể tạo ra nhiều khó khăn cho việc đầu tư vào Iran, qua đó làm nản chí những công ty Mỹ hoặc những nước đồng minh muốn rót vốn vào quốc gia Hồi giáo.
Tương tự, Trump cũng phản đối các nội dung trong chính sách cởi mở quan hệ với Cuba của Tổng thống Obama. Ông đe doạ sẽ bãi bỏ toàn bộ nếu Havana không chịu chấp thuận “thoả thuận mới tốt hơn”.
Giáo sư Frank Mora của trường Florida International University lo ngại chính sách với Cuba có thể quay trở về như giai đoạn trước thoả thuận.
Nếu Trump quyết áp đặt một số chính sách trừng phạt, ông có thể nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nghị sĩ Cộng hoà tên tuổi. Tuy nhiên, một số nghị sĩ khác vì muốn duy trì lợi ích và mối liên hệ ở Cuba nên có thể sẽ cố gắng xoa dịu tình hình.

3.Triều Tiên: Thử thách đầu tiên của ông Trump

Đất nước bí ẩn luôn là một trong những “vé vớt” trong chính sách an ninh quốc gia của Mỹ. Trong khi phần lớn chuyên gia có thể dự đoán tình hình của một số nước trong những thời điểm nhất định, điều duy nhất họ có thể biết về dàn lãnh đạo Triều Tiên là không ngại to tiếng và những hành động liều lĩnh.
9 du doan tinh hinh the gioi nam 2017 hinh anh 2
Sau năm 2016 liên tục thử hạt nhân và tên lửa, Triều Tiên liệu sẽ tăng tần suất các hoạt động này trong năm 2017? Ảnh:Reuters.
Dù Mỹ tập trận thường niên với quân đội Hàn Quốc, hay tàu hải quân Mỹ bị phát hiện đến gần bờ biển Triều Tiên thì Bình Nhưỡng luôn phản ứng dữ dội. Năm 2016, Triều Tiên gây chấn động thế giới bằng 2 vụ thử hạt nhân liên tiếp (thu hẹp đáng kể tần suất cách nhau vài năm trong quá khứ) và các vụ phóng thử tên lửa. 
Khi Triều Tiên tuyên bố đang phát triển hiệu quả chương trình vũ khí hạt nhân, vấn đề này và tình hình ở bán đảo Triều Tiên sẽ là một trong những thách thức lớn đối với Donald Trump sau khi chính thức nhậm chức. Giới quan sát đang theo dõi liệu ông có áp dụng lập trường cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng, qua đó khiến căng thẳng tiếp tục gia tăng?

4.Nga tăng cường hoạt động ở vùng Baltic

Sau vụ Cộng hoà Crimea sáp nhập với Nga và phương Tây cáo buộc Nga can thiệp tình hình ở đông Ukraine, NATO đang tăng cường những hoạt động “phòng thủ” ở Đông Âu. Những diễn biến này khiến Moscow giận dữ và đáp trả.
Tháng 10/2016, Nga đã di chuyển các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tiến sát tới Ba Lan và Lithunia. NATO phản ứng bằng việc điều thêm binh sĩ và xe tăng đến các quốc gia Baltic.
Nhiều ý kiến nhận định cuộc “Chiến tranh Lạnh" mang dáng dấp của gia tăng quân sự có thể tiếp tục trong năm 2017. Liệu Nga sẽ phải lùi bước hay được đề xuất những chính sách hoà giải mới? Tình hình khó dự đoán hơn khi Trump, người công khai ủng hộ Tổng thống Putin, trở thành tổng thống Mỹ.

5.Liên quân tấn công vào thành trì cuối cùng của IS

Sự hùng hổ của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang trên đà suy giảm và điều này sẽ tiếp tục trong năm 2017. Mỹ và Iraq cuối cùng đã bắt tay hợp tác đối đầu với nhóm khủng bố này trong lãnh thổ Iraq. Dù trận chiến ở Mosul diễn ra chậm chạp, thành phố này có thể sẽ hoàn toàn trở về dưới sự kiểm soát của chính quyền Iraq đầu năm 2017.
9 du doan tinh hinh the gioi nam 2017 hinh anh 3
Một chiến binh đứng bên cạnh toà nhà đổ nát do không kích ở phía bắc Raqqa, Syria. Ảnh: Reuters.
Sau khi mất Mosul, IS sẽ cố thủ ở những thành phố còn lại ở Iraq mà chúng đang chiếm giữ. Phạm vi cuộc chiến sẽ thu hẹp dần về thành trì Raqqa của IS tại Syria. 
Khả năng một cuộc chiến trên bộ nhằm vào Raqqa trong 2017 là điều có thể sau khi IS thất bại ở Mosul còn chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát ở nhiều vùng từng thuộc về phe đối lập. Khi đó, chiến sự ở Raqqa dự kiến sẽ khốc liệt hơn ở Mosul.

6.'Sói đơn độc' tăng cường hoạt động

Cuối năm 2015 và năm 2016 ghi nhận tổ chức IS tăng cường mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền, kích động những đối tượng cực đoan ở phương Tây. Phần lớn những vụ khủng bố đẫm máu ở châu Âu trong năm 2016 đều do những phần tử “sói đơn độc” thực hiện, với chiêu thức chung là sử dụng các phương tiện đơn giản, dễ tìm (xe tải) làm vũ khí và nhằm vào các mục tiêu mềm để gây thương vong tối đa.
Các nghi phạm đều chưa từng được biết đến là có mối quan hệ với khủng bố. Trước khi ra tay, chúng đều để lại những thông điệp thể hiện lòng trung thành với IS. Một nghiên cứu tại Trung tâm Chống khủng bố ở Học viện Quân sự West Point (Mỹ) cảnh báo: “Khi IS đang mất dần lãnh thổ, cộng đồng quốc tế phải nâng cao cảnh giác chuẩn bị đối mặt với sự gia tăng của khủng bố”.

7.Tổng thống Assad vẫn tại vị ở Syria

Khi phe nổi dậy đã thất bại ở Syria, Tổng thống Assad và các đồng minh như Nga và Iran đã củng cố vị thế và nắm quyền kiểm soát ở phần lớn miền Đông Syria. 
9 du doan tinh hinh the gioi nam 2017 hinh anh 4
Tổng thống Assad vẫn giữ chiếc ghế quyền lực trong hơn 5 năm nội chiến. Ảnh: AP.
Tại Mỹ, Tổng thống đắc cử Trump từng nhiều lần chất vấn chính sách của Mỹ về Syria, cụ thể về việc vũ trang và ủng hộ phe đối lập. Sau khi chính thức nhậm chức, Trump có thể ngầm cho phép (hoặc thậm chí thể hiện ra mặt) ông Assad tiếp tục nắm quyền ở Syria, để “có đi có lại” một số điều tích cực với Nga. 
Trong khi đó, phe đối lập ở Syria sẽ buộc phải sơ tán hoặc bị “đè bẹp”. Những thảm cảnh từng xảy ra ở Aleppo có thể sẽ tái diễn khi Mỹ và một số đồng minh phương Tây rút dần sự ủng hộ với nhóm chống đối Assad.

8.Làn sóng dân tuý tiếp tục toàn cầu

Chiến thắng bất ngờ của Trump tạo động lực cho những phong trào dân tuý ở nhiều quốc gia khác. Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu, sẽ tổ chức bầu cử trong năm 2017. Sự kiện này ở những nước như Pháp, Hà Lan, Đức… được cho là dịp để cử tri bày tỏ bất đồng với tầng lớp chính trị tinh hoa. 
Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 4 nhưng đang chịu sức ép lớn từ các đảng phản đối mở rộng nhập cư, đặc biệt sau vụ khủng bố ở Berlin vừa qua.
Mở màn năm 2017 là cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Đây được xem là cuộc đua giữa bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu và cựu Thủ tướng Francois Fillon. Các ứng viên của đảng Xã hội (đảng của Tổng thống Francois Hollande) được dự báo sẽ không lọt tới vòng bỏ phiếu thứ 2. 
Nếu Le Pen chiến thắng, bà khẳng định một trong những hành động đầu tiên là tổ chức trưng cầu dân ý về việc rời Liên minh châu Âu (EU).
9 du doan tinh hinh the gioi nam 2017 hinh anh 5
Bà Le Pen. Sau Anh, Pháp có thể là quốc gia thứ 2 rời Liên minh châu Âu? Ảnh: AP.

9.Anh khởi động quy trình rời Liên minh châu Âu (EU)

Nếu chính phủ Anh tuân thủ thời gian biểu đặt ra thì quá trình nước này rời khỏi Liên minh châu Âu - Brexit - sẽ bắt đầu trước ngày 31/3. Khi đó, London sẽ chính thức thực hiện các thủ tục để “ly hôn”, kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon. 
Quá trình để Anh giành lại chủ quyền đầy đủ dự kiến kéo dài 2 năm. Trong thời gian này, những cuộc đàm phán cam go là điều được dự báo trước, chú trọng vào vấn đề tự do đi lại và không hạn chế việc tiếp cận thị trường chung châu Âu của Anh.

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...