Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Bạn bè tốt & món quà vô giá

Bạn bè tốt & món quà vô giá

Vài thập kỷ gần đây quan hệ Việt - Nhật ngày càng chặt chẽ. Về phát triển kinh tế - xã hội nước Nhật luôn luôn "đồng hành" với chúng ta, từ giúp đỡ tài chính, tư vấn và cùng chuyên gia họ bắt tay làm việc trực tiếp với ta trong các loại công trình xây dựng khác nhau - quý nhất là cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống -, chưa kể các lĩnh vực đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế...các bạn Nhật Bản đều có những đóng góp thiết thực và có ý nghĩa rất cao cả về sự hợp tác và tình hữu nghị...

Hơn thế nữa, ngay trong một lĩnh vực tương trợ giúp đỡ về văn hóa, về món ăn tinh thần, những bạn bè Nhật Bản cũng góp phần quý giá để cùng ngành văn hóa của chúng ta bảo vệ, duy trì được những tài sản quý giá mà lịch sử và các bậc tiền nhân đã để lại cho lớp hậu sinh chúng ta...

Ngôi làng cổ Mông Phụ ở tỉnh Sơn Tây. Cái nơi chốn rất thân gần mà một thuở các bạn bè xứ Đoài - trong đó có người bạn đồng nghiệp báo chí Nguyễn Kế Nghiệp - đã từng vài ba lần đưa mình tới thăm và giới thiệu tỉ mỉ. Ngôi làng ấy, cái cổng làng cổ nhất trong các cổng làng truyền thông Việt Nam ấy đã được Kiến trúc sư, Giáo sư người Nhật Bản Ejima Akiyoshi phục dựng lại.

Nghĩ kỹ thì đó thật sự là một nghĩa cử cao quý. Thật sự là một tình bạn, tình hữu nghị tốt đẹp và sâu sắc. Giúp đỡ, nâng đỡ về tiền bạc về công trình xây dựng to lớn đồ sộ đã quý; nhưng một khi sự giúp đỡ đó thể hiện bằng một món quà văn hóa, tô đắp cho lịch sử hiện hiện lại như hành động của vị Giáo sư - Kiến trúc sư Nhật Bản đã dẫn ở trên rõ ràng càng đáng trân trọng hơn...

Xin giới thiệu bài viết dưới đây mình vừa tìm được trên mạng internet & Mời đọc một bài ngắn với những hình ảnh rất cụ thể & thật đẹp của một Việt kiều ở Mỹ chuyến thăm Mông Phụ (với cái tên của Người chụp/Photographer là Tống Mai).

Xin phép các tác giả & xin cám ơn các Tác giả.

Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh g/th

-------

Người kiến trúc sư Nhật Bản với cổng làng cổ nhất Việt Nam


Trải qua 17 đợt nghiên cứu, tu bổ trong 5 năm (2007-2012), trong đó có 8 tháng làm việc miệt mài tại làng cổ Đường Lâm, Kiến trúc sư , Giáo sư người Nhật Ejima Akiyoshi đã phục dựng thành công cổng làng và mô hình cổng làng Mông Phụ. Hiện tại, cổng làng mô hình có kích cỡ bằng 1/10 nguyên mẫu đã được Giáo sư trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội lưu giữ vào ngày 16/3.


 


GS.KTS người Nhật Ejima Akiyoshi bên mô hình cổng làng Mông Phụ do ông phục dựng
Cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ thời Hậu Lê năm 1553, thời vua Lê Thần Tông, mang những nét kiến trúc độc đáo. Đây cũng là một trong những cổng làng cổ nhất Việt Nam. Năm 2008, cổng làng có dấu hiệu hư hại, xuống cấp, thậm chí có nguy cơ đổ sập, nên đã được tiến hành tu bổ trong dự án hợp tác Việt-Nhật với đại diện là Cục Tài sản Văn hóa Nhật Bản, JICA Nhật Bản và Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa.
Đến năm 2015, cổng làng Mông Phụ là một trong 5 di tích của làng cổ Đường Lâm (gồm cổng làng Mông Phụ, Chùa Ón, nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh, nhà cổ của ông Nguyễn Văn Hùng và của ông Hà Văn Vĩnh) được UNESCo trao giải thưởng danh dự về bảo tồn di sản văn hóa. Theo đánh giá của UNESCO và chuyên gia Nhật Bản, dự án bảo tồn nhà cổ Đường Lâm thực sự trở thành mô hình mẫu cho nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa tại các vùng nông thôn khác ở Việt Nam trong tương lai.

Không dừng lại ở đó, sau khi về Nhật Bản, GS.KTS Ejima Akiyoshi tiếp tục phục dựng mô hình cổng làng Mông Phụ theo nguyên mẫu với tỷ lệ 1/10 dựa trên các số liệu đo đạc công phu. Mô hình được làm bằng loại gỗ quý bách hội của Nhật Bản và gỗ ramin của Đông Nam Á, làm cột tròn. Theo đó, mô hình được phục dựng với kích thước rộng 90 cm, sâu 60cm, cao 63cm. Các cấu kiện rất chi tiết và có thể tháo ra, lắp vào dễ dàng.
Mô hình có thể tháo lắp dễ dàng

Lý do để GS.KTS Ejima Akiyoshi thực hiện mô hình phục dựng sau khi tham gia vào nhóm dự án tu bổ cổng làng Mông Phụ là để nhiều người biết đến di tích này. GS.KTS Ejima Akiyoshi tâm sự: Không phải ai cũng biết đến một di tích của địa phương nào đó. Vì thế, ông quyết định dành thời gian để dựng mô hình cổng làng Mông Phụ và tặng lại cho Việt Nam, trưng bày ở bảo tàng, nơi có đông khách tham quan để nhiều người có thể tìm hiểu, chiêm ngưỡng cấu trúc cơ bản của kiến trúc gỗ, đồng thời là di tích tiêu biểu của công trình kiến trúc bằng gỗ ở Việt Nam.

Không chỉ để trưng bày, giới thiệu đến công chúng, mô hình cổng làng Mông Phụ này còn được sử dụng để phục vụ công tác giảng dạy, tập huấn tu bổ các công trình kiến trúc cổ.

GS.KTS Ejima Akiyoshi cho biết: Mất hơn 5 năm để tu bổ nhà dân gian ở làng cổ Đường Lâm cũng như toàn bộ kiến trúc cổng làng Mông Phụ. Khó khăn nhiều hơn cả là phục dựng, tu bổ hai cánh cổng làng bị mất.
Theo ​ông Ejima Akiyoshi, để phục dựng mô hình cổng làng Mông Phụ, ông đã điều tra lấy thông tin, nghiên cứu đo đạc về hiện trạng của công trình và quyết định những bước để tiến hành tu bổ, trong đó dùng mô hình để phục dựng lại phần mất của công trình kiến trúc. Thông qua mô hình đó, ​giáo sư, ​kiến trúc sư đã lấy ý kiến của dân làng để bổ sung những điểm các chuyên gia đã hình dung, từ đó đưa lại hình ảnh phục dựng cho giống với phần bị mất một cách gần gũi nhất.
Nói về lý do phục dựng mô hình cổng làng, GS.KTS Ejima Akiyoshi chia sẻ: Nhật Bản có phương pháp phục dựng mô hình của các công trình kiến trúc tiêu biểu được công nhận là di sản văn hóa. Do đó, ông lựa chọn phương pháp này để phục dựng cổng làng Mông Phụ, một trong những công trình mang tính tiêu biểu nhất mà ông từng tu bổ. “Bằng cách này, tôi hy vọng sẽ phổ biến rộng rãi phương pháp bảo tồn những giá trị tốt đẹp cho Việt Nam”.
Trong buổi lễ tiếp nhận mô hình cổng làng Mông Phụ do KTS Ejima Akiyoshi trao tặng, GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - chia sẻ: “Nếu cổng làng Mông Phụ chẳng may có sự cố nào đó, từ mô hình này, chúng ta có đủ số liệu, mô hình để phục dựng lại gần như 100%. Mô hình này chính là tấm lòng của giáo sư, kiến trúc sư Nhật Bản đối với di sản văn hóa Việt Nam”.

Việc tiếp nhận mô hình cổng làng Mông Phụ do GS.KTS Ejima Akiyoshi trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội bảo quản, lưu giữ và phát huy nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa Làng cổ Đường Lâm, trong đó có di tích cổng làng Mông Phụ. Đồng thời tăng cường nhận thức, vai trò và trách nhiệm của người dân Thủ đô, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.  Hoạt động này nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị cũng như sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Giáo sư, kiến trúc sư Ejima Akiyoshi (Nhật Bản) là người đã từng tham gia nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di tích tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ Bắc Ninh và làng cổ Đường Lâm. Trong đó, ông đặc biệt tâm huyết với dự án bảo tồn di sản văn hóa làng cổ Đường Lâm. Ông đã sang hướng dẫn tu bổ làng cổ Đường Lâm 17 lần, lần ngắn nhất là 8 ngày, lần dài nhất là 7 tháng.
Với những cống hiến và thành công đáng ghi nhận, năm 2014, ông và nhóm thực hiện dự án bảo tồn di sản văn hóa làng cổ Đường Lâm đã được Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh, trao giải thưởng danh dự về bảo tồn di sản văn hóa năm 2013 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trước đó, năm 2004, Giáo sư Ejima Akiyoshi nhận Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa của chính phủ Việt Nam.

Bài viết không ghi tên tác giả, chỉ ghi là PV  (chắc là do "phóng viên" thực hiện)

-----

ĐỌC THAM KHẢO:

Làng Cổ Đường Lâm – Sơn Tây


Tôi đến đây buổi chiều. Hôm đó tháng Ba, chỉ còn 2 tiếng là cổng làng đóng cửa, trong hai tiếng đó tôi bàng hoàng lặng người trước những gì tôi chỉ được đọc trong truyện của Thạch Lam, của Khái Hưng hay Nhất Linh.  Nơi đây vẫn còn êm đềm cây đa đầu làng, những con đường gạch, những mái ngói đỏ tường đá ong xưa, những ngôi nhà cổ đã mấy trăm năm, giếng nước làng, giàn tơ hồng, đình làng trải những chiếc chiếu hoa.  Và nơi đây, chỉ cách Hà Nội 50 km.
Tống Mai 
Virginia, Mar 12, 2015
                                                                         * * *
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An…Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.

Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng, cạnh đường Quốc lộ 32. Con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào thị xã Sơn Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng, huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc. Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh, đều của thị xã Sơn Tây. Phía Bắc Đường Lâm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ – được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) – là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ…

Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850…). Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong.

Trong số 8 di tích lịch sử – văn hóa ở Đường Lâm (có đình Mông Phụ), chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si).”

(Trích: Wikipedia)


Làng cổ Đường Lâm - Cổng làng Mông Phụ Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm – Cổng làng Mông Phụ Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ, xây năm 1684.  Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ, xây năm 1684. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ, xây năm 1684.  Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ


Làng cổ Đường Lâm. Đình làng. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình làng. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình làng. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình làng. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm – Gieng lang. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Nhà cổ, ông Ng V. Hùng. Giây tơ hồng. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Nhà cổ, ông Ng V. Hùng. Giây tơ hồng. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm



Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...