Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Nhân nhượng hay chiến tranh tại Biển Đông


Nhân nhượng hay chiến tranh tại Biển Đông


Một bài viết mới của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy. (phần dưới bài là nguyên vưn bản tiếng Anh của tác giả mới gửi cho blog đrể các bạn biết Anh ngữ tham khảo)

VN/NV

-----



Nhân nhượng hay chiến tranh tại Biển Đông


Nguyễn Quang Dy


“Một dân tộc tìm cách tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã, thì cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhãchiến tranh” (Winston Churchill).
 
Nhân nhượng Trung Quốc hay chiến tranh tại Biển Đông? Đó là cách nhìn bàn cờ Biển Đông bằng lăng kính trắng đen của một số học giả và chính khách phương Tây (và phương Đông). Về cơ bản, họ cho rằng đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc là “diều hâu”, sẽ dẫn đến chiến tranh, vì vậy phải nhân nhượng Trung Quốc. Đó là quan điểm nhầm lẫn của một số học giả như Hugh White (Lowy Institute) hay Lyle Goldstein (Naval War College).

Hệ quả của nhân nhượng

Thực tế bàn cờ Biển Đông vốn phức tạp với nhiều ẩn số và biến số, cũng như Châu Á là một bức tranh mosaic nhiều màu sắc đa dạng. Không thể thay đổi được bức tranh đó, nhưng cần thay đổi cách nhìn về nó, mới có thể tìm được giải pháp hiệu quả. Không nhất thiết phải nhân nhượng hay chiến tranh với Trung Quốc như trò chơi một mất một còn (zero sum). Một đường lối cứng rắn không nhất thiết dẫn đến chiến tranh, mà có khi còn ngược lại. 

Trong tám năm cầm quyền, Tổng thống Obama đã nhân nhượng Trung Quốc, tuy ông và ngoại trưởng Hillary Clinton đề xướng chủ trương xoay trục sang Châu Á (hay tái cân bằng) và thúc đẩy Hiệp định TPP làm chỗ dựa để Mỹ và đồng minh kiềm chế Trung Quốc. Đó là một chủ trương đúng, nhưng thực hiện thiếu quyết liệt, vì nhân nhượng Trung Quốc. Tuần tra biển Đông (FONOPs) cũng làm chiếu lệ vì “đi qua vô hại” (innocent passage) như “tiếng kèn ngập ngừng” do Obama “lãnh đạo từ phía sau”. Một chính sách nhân nhượng như vậy (nói to nhưng hành động yếu) là phản tác dụng và có thể gây nguy hiểm cho khu vực.  

Thứ nhất, Trung Quốc sẽ hiểu sự nhân nhượng đó là dấu hiệu nhu nhược, nên họ càng làm già, thậm chí còn tạo ra khủng hoảng để hù dọa chiến tranh (brinkmanship). Lãnh đạo Trung Quốc đã nắn gân Obama tuy có tư tưởng đúng nhưng thiếu quyết liệt nên họ không sợ, thậm chí coi thường. Vì vậy Trung Quốc đã tranh thủ chiếm bãi cạn Scarborough của Manila (2012). Trung Quốc biết Hạm đội 7 tuy rất mạnh, có nhiều tàu chiến và máy bay hiện đại, nhưng Nhà Trắng lại “non gan” (no balls). Lịch sử đã lặp lại từ năm 1974 khi Trung Quốc chiếm Hòang Sa, và năm 1988 khi họ chiếm một phần Trường Sa, nhưng Mỹ không phản ứng.

Thứ hai, các nước Đông Á cũng hiểu Mỹ nhân nhượng Trung Quốc là dấu hiệu nhu nhược, có thể bỏ rơi họ vì “nước Mỹ trước tiên” (America first), nên một số nước đã xoay trục ngả theo Trung Quốc. Các nước đồng minh của Mỹ (có căn cứ quân sự) như Philippines và Thailand đã xoay trục trước, bỏ Mỹ theo Tàu. Đó là một nghịch lý, do chính sách của Mỹ xô đẩy họ chứ thực sự họ không muốn thế. Các nước khác độc lập hơn, có truyền thống chống Tàu (như Việt Nam và Indonesia) cũng buộc phải ứng xử nước đôi bằng cách “đu dây”.  

Thứ ba, Trung Quốc đã tranh thủ “cơ hội vàng” này để bành trướng và quân sự hóa Biển Đông, nhằm từng bước biến nó thành cái ao riêng của họ. Trung Quốc không chỉ muốn kiểm soát Biển Đông, mà còn độc chiếm luôn nguồn tài nguyên (dầu khí và đánh cá). Vì vậy, họ đã ráo riết thay đổi thực địa và áp đặt chủ quyền theo “đường lưỡi bò” (đã bị phán quyết của tòa PCA bác bỏ). Nếu Mỹ tiếp tục nhân nhượng thì đến năm 2030, Biển Đông sẽ trở thành cái ao của Trung Quốc (Asia-Pacific Rebalance 2025 report, CSIS, January 19, 2016). 

Những dấu hiệu mới

Chính quyền Obama (và các chính quyền Mỹ trước đó) đã “có công” giúp Trung Quốc trỗi dậy bằng chính sách “Constructive Engagement”, nên họ đã trở thành “quái vật Frankenstein” (theo lời cựu Tổng thống Richard Nixon). Trung Quốc còn tham vọng muốn thâu tóm Biển Đông làm bàn đạp để giúp họ thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, với quốc sách “Một vành đai, Một con đường”, nhằm vượt Mỹ để trở thành siêu cường đứng đầu thế giới. Đến lúc đó, nếu Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc thì chắc đã quá muộn (too little too late).

Một số học giả theo trường phái realism, nhưng lại thiếu thực tế về khu vực, vì họ chỉ quan tâm đến cân bằng lực lượng giữa các nước lớn (như megapowers), mà không thực sự quan tâm đến lợi ích các nước nhỏ trong khu vực (như micropowers). Họ không quan tâm (hoặc vô cảm) trước thế giới mới với bản chất quyền lực đã thay đổi, và cấu trúc quyền lực đã chuyển dịch. Trong khi các megapowers bị suy tàn (decay) và mất dần quyền lực, thì các micropowers có vai trò ngày càng lớn hơn, không chỉ tại nước Mỹ mà còn khắp nơi trên thế giới.

Trong khi hệ thống quyền lực chính thống (mainstream) bị suy tàn (như Moises Naim lập luận trong cuốn sách “the End of Power”), thì Trumpism (và Brexitim) là hiện tượng mới bất thường, đang làm đảo lộn thế giới. An ninh quốc tế ngày càng bất ổn, đặc biệt là tại Biển Đông, trước nguy cơ Trung Quốc trỗi dậy, bắt nạt các nước láng giềng yếu hơn và đòi thay đổi trật tự thế giới. Liệu “Trục người lớn” (Axis of Adults) có ngăn được Trump trở thành “Chump” (như Tom Friedman cảnh báo) có thể làm Trung Quốc (chứ không phải Mỹ) vĩ đại trở lại (making China great again). Theo Richard Haass (Council on Foreign Relations president), chính sách đối ngoại của Trump là tạm bợ (adhocracy), dựa trên ứng phó (improvisations).   

Nói cách khác, liệu James Mattis, PR McMaster, Rex Tillerson (MMT) có đủ khôn ngoan và thực tế để không trở thành những chính khách realist ngộ nhận lăp lại sai lầm tai hại, nhân nhượng Trung Quốc quá đà như chính phủ Chamberlain của Anh đã nhân nhượng Hitler bằng chính sách appeasement đầy tai tiếng trong lịch sử. Rốt cuộc, nhân nhượng kiểu Chamberlain không ngăn được nước Đức Phát xít thôn tính Châu Âu. Churchill nói, “Kẻ nhân nhượng giống người cho cá sấu ăn, hy vọng nó ăn thịt mình sau cùng”. Gần đây, phát biểu của James Mattis và Malcom Turnbull tại Shangri-La Dialogue (3/6/2017) là một dấu hiệu thay đổi tích cưc là Mỹ và đồng minh Úc cứng rắn hơn với Trung Quốc, không để ông Trump bị ngộ nhận mắc mưu Tập Cận bình, trao đổi vấn đề Biển Đông với vấn đề Bắc Triều Tiên.

Điều đáng chú ý là những dấu hiệu điều chỉnh thái độ của Mỹ và đồng minh (như Nhật, Úc, Ấn) trùng hợp với điều chỉnh thái độ của Việt Nam đang xích lại gần Mỹ và Nhật, qua hai chuyến đi Mỹ và Nhật gần đây của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Thái độ của Hà Nội đã cứng rắn hơn về chủ quyền và thăm dò dầu khí tại Biển Đông, bất chấp đe dọa của Trung Quốc, muốn ép Hà Nội dừng hoạt động thăm dò dầu khí tại hai dự án nhạy cảm là Cá Voi Xanh (Blue whale) tại lô 118 (hợp tác với Exxon Mobil của Mỹ) và Cá Rồng Đỏ (Red Dragon Fish) tại lô 136-3 (hợp tác với Talisman của Úc/nay là Repsol của Tây Ban Nha).

Thay lời kết

Thái độ cứng rắn hơn của Hà nội phản ánh kết quả của những hoạt động ngoại giao tích cực gần đây giúp tăng cường cam kết và hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt và Nhật-Việt, không chỉ liên quan đến chủ trương khai thác tài nguyên dầu khí tại Biển Đông (oil politics) mà còn tác động đến trò chơi cân bằng quyền lực (power politics) trong tam giác Mỹ-Trung-Nhật. Một liên minh khu vực vì an ninh tập thể (a regional coalition for collective security) dựa trên nền tảng TPP, là một sự răn đe hiệu quả để duy trì hòa bình. Lời Mở đầu (Preamble) của Hiến chương UNESCO đã khẳng định, “Vì chiến tranh bắt đầu từ trong tâm thức con người, nên phải xây dựng phòng tuyến hòa bình ngay trong tâm thức con người” (Since wars begin in the minds of men, it is in the minds of men that the defenses of peace must be constructed).

Nếu Việt Nam trở thành đối tác chiến lược của Mỹ và Nhật, thì quy chế đặc biệt về Cam Ranh giành cho đồng minh là tất yếu, làm bàn cờ Biển Đông thay đổi. Thời gian không còn nhiều để tiếp tục trò chơi bập bênh và đu dây, trong khi Biển Đông đang trở thành cái ao của Trung Quốc. Khi Alexander Vuving viết “Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới.” thì chắc hẳn anh ấy nghĩ tới Trung Quốc. Chống lại nguy cơ đó, Mỹ không nhất thiết sa vào “bẫy Thucydides” như cảnh báo của Graham Allison (Giám đốc Belfer Center, Harvard KSG)  mà ngược lại nhân nhượng Trung Quốc quá đà sẽ làm tăng thêm nguy cơ chiến tranh. Trong khi người Trung Quốc chơi ván cờ Biển Đông theo lối “cờ vây”, và vận dụng binh pháp Tôn Tử (không đánh mà thắng, vừa thực vừa hư) thì một số người Mỹ lại chấp vào học thuyết Clausewitz, như “Trò chơi Vương quyền”.    

----

Tham khảo
Ely Ratner, “The false choice of war or accommodation in the South China Sea”, Lowy Institute, 30 June 2017;
Hugh White, “South China Sea: US policy must begin at home”, Lowy Institute, 26 June 2017
Ely Ratner, “Course Correction: How to Stop China’s Maritime Advance”, Foreign Affairs, July/August 2017)
Tom Friedman,Trump Is China’s Chump, New York Times, June 28, 2017
Doug Bandow, “Who Is Making U.S. Foreign Policy?”, National Interest, June 26, 2017
Lyle Goldstein, “The Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015.
Alexander Vuving, “Think again: Myths and Myopia about the South China Sea”, National Interest, October 16, 2015;  
Lyle Goldstein,The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths, National Interest, September 29, 2015;
Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016.
Nguyễn Quang Dy, “Trung Quốc CÓ THỂ làm gì ở Biển Đông? Viet-studies, 26/2/2016

NQD. 1/7/2017

   -----

BẢN TIẾNG ANH


Accommodation or War in the South China Sea


By Nguyen Quang Dy

 “A nation trying to avoid war with the price of humiliation will eventually get both the humiliation and the war” (Winston Churchill).
Accommodation to China or war in the South China Sea? That is the black & white perspective of the South China Sea chess game by some Western (and Eastern) scholars and politicians. Basically, they believe a tough policy toward China is “hawkish”, leading to war, therefore, more accommodation to China. That is the misconception of some scholars including Hugh White (Lowy Institute) or Lyle Goldstein (Naval War College).

Consequences of accommodation

The South China Sea chess game is complicated with hidden factors and game changers, just like Asia is a mosaic patchwork of different colors. While the patchwork cannot be changed, our perspective should be changed to allow more effective responses. Neither accommodation nor war should necessarily be the case in dealing with China as in a zero sum game. A tougher policy would not necessarily lead to war, but even on the contrary.  
During eight years of his administration, President Obama did accommodate China, though he and his Secretary of State Hillary Clinton initiated a Pivot to Asia (or Rebalance) and facilitated the TPP Agreement as a basis for the US and allies to contain China. That was the right policy but it was executed without resolve, thus giving China more accommodation. Naval patrols in the South China Sea (FONOPs) were executed with “innocent passage” like an “uncertain trumpet” by Obama who was “leading from behind”. Such an accommodation mindset (talking big without strong actions) is counterproductive and even dangerous.   
First, Chinese leaders would assume such an accommodation as a sign of weakness, which would inspire their tougher actions, even creating a crisis of war brinkmanship. They have gauged Obama who might have the right idea yet without a strong resolve to take the right actions. Therefore they showed no fear, but contempt for the US. That is why China snatched Scarborough shoal from Manila (June 2012). China was fully aware that the US 7th Fleet was powerful with modern warships and warplanes, but they assumed the White House had no balls. History would repeat as in 1974 when China took the Paracel islands by force, and in 1988 when they stormed part of the Spratly islands, without any US response. 
Second, Southeast Asian nations would assume the US’s accommodation to China means a sign of weakness, and it may abandon them for “America first”, so they would pivot to China. Some of America’s allies (with military bases) such as the Philippines and Thailand would pivot first, away from the US and toward China. That paradox was driven by US policy, not really by their willingness to do so. More independent nations with anti-China tradition (such as Vietnam and Indonesia) were also forced to be ambivalent, walking the tight rope.   
Third, China would take this “golden opportunity” for its expansion and militarization of the South China Sea, in order to turn it into its own lake step by step. China not only wants to control the South China Sea but also seeks to own the natural resources there (like oil and fish). China, therefore, rushed to change the facts on the grounds, and to impose its sovereignty over there according to the “Cow Tongue” line (already denied by the PCA’s rulings). If the US continues to accommodate China, “by 2030 the South China Sea will be virtually a Chinese lake” (Asia-Pacific Rebalance 2025, CSIS report, January 19, 2016). 
New signs of change 
The Obama Administration and earlier administrations should be credited for making China’s assertive rise possible by “Constructive Engagement”, turning China into a “Frankenstein” (according to late president Richard Nixon). China wants to control the South China Sea as its own lake and a leverage to make the “China Dream” come true, with its policy of “One belt, One road”, given its ambition to overtake the US as the world’s leading superpower. By then, if the US really wants to contain China, it will be too little too late.

Some “realist” scholars lack regional experience, as they are only interested in the balance of power among the “megapowers”, without caring for the interests of the “micropowers” in the region. They are neither interested in nor sensitive about the brave new world where the nature of power has changed, and the structure of power shifted. While the megapowers have decayed and gradually lost their traditional power, micropowers have increasingly played a larger role in the power games, not only in the US but also the rest of the world.

While the mainstream system of power is decayed as Moises Naim argues in his book “the End of Power”), Trumpism (as well as Brexitism) is a new and unusual phenomenon, turning the world upside down. Thus, international security becomes more unstable, especially in the South China Sea where regional countries face the danger of rising China bullying weaker neighbors and demanding a change in the world order. Whether the “Axis of Adults” is able to prevent Trump from becoming “Chump” (as Tom Friedman has warned) Trump might make China (not the US) great again. According to Richard Haass (Council on Foreign Relations president), Trump’s foreign policy is adhocracy, based on improvisations.  

In other words, Trump’s key advisors (James Mattis, PR McMaster, Rex Tillerson) are expected to be wise and realistic enough not to become misconceived realists being sucked into repeating the same mistakes to accommodate China like the Chamberlain government accommodated Hitler by a notorious appeasement policy. After all, Chamberlain’s accommodation failed to stop fascist Germany from invading Europe. Churchill once said, “An appeaser is one who feeds a crocodile, hoping it will eat him last”. Recently, statements by James Mattis (US secretary of defense) and Malcom Turnbull (Australian Prime Minister) at Shangri-La Dialogue (Singapore 3/6/2017) showed new signs of positive change by the US and Australia, in getting tougher on China. It’s critical to save Trump from taking Xi Jinping for granted in the transaction of the South China Sea stakes for North Korea’s nuclear trap. Trump may soon find out he is playing into China’s hands in its game of “Weiqi” with his myopia.  

What should be taken note is the new sign of change in the attitude of the US and allies (Japan, Australia, India) now compatible with the shift in the attitude of the Vietnamese who are coming closer to the US and Japan following the recent visits to the US and Japan by Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc. Recently, Hanoi’s position has been hardened on its sovereignty and oil & gas explorations in the South China Sea, despite China’s growing pressures and threats, trying to stop Hanoi from exploration activities at two important projects of Blue whale (block 118) in cooperation with American Exxon Mobil and of Red Dragon Fish (block 136-3) in cooperation with Australian Talisman, now Spanish Repsol.  

Instead of a conclusion

Hanoi’s tougher attitude reflects the outcome of recent proactive diplomatic activities which have strengthened the commitment and cooperation in defense matters between the US and Vietnam (as well as between Japan and Vietnam) concerning not only the exploration and development of oil & gas resources in the South China Sea (oil politics) but also influencing the balance of power among key players (power politics) in the US-China-Japan Triangle. In this context, a regional coalition for collective security based on the TPP frameworks would be an effective deterrence to maintain peace in the region. It should be reminded that the Preamble of the UNESCO Charter has emphasized “Since wars begin in the minds of men, it is in the minds of men that the defenses of peace must be constructed”.

If Vietnam becomes a strategic partner of the US as well as Japan, a special status of Cam Ranh base for Vietnam’s partners will be logically inevitable, changing the South China Sea chess game. As time is running out for Vietnam (and others) to play the balancing game, the South China Sea is being turned into a Chinese lake. When Alexander Vuving wrote “Whoever controls the South China Sea will dominate Asia, and whoever dominate Asia will dominate the world”, he certainly had China in mind. The US would not necessarily fall into the “Thucydides trap” as warned by Graham Allison (Director of Belfer Center at Harvard KSG). On the contrary more accommodation to China would maximize the danger of war. While the Chinese play the South China game of chess by “Weiqi” (a Chinese board game of encirclement), adopting Sun Tzu’s Art of War (to win without fighting in grey zones), some Americans are still stuck in Clausewitz’s mindset of black & white games of thrones.   

-----

References
Ely Ratner, “The false choice of war or accommodation in the South China Sea”, Lowy Institute, 30 June 2017;
Hugh White, “South China Sea: US policy must begin at home”, Lowy Institute, 26 June 2017
Ely Ratner, “Course Correction: How to Stop China’s Maritime Advance”, Foreign Affairs, July/August 2017)
Tom Friedman,Trump Is China’s Chump, New York Times, June 28, 2017
Doug Bandow, “Who Is Making U.S. Foreign Policy?”, National Interest, June 26, 2017
Lyle Goldstein, “The Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015.
Alexander Vuving, “Think again: Myths and Myopia about the South China Sea”, National Interest, October 16, 2015; 
Lyle Goldstein,The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths, National Interest, September 29, 2015;
Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016.
Nguyễn Quang Dy, “Trung Quốc CÓ THỂ làm gì ở Biển Đông? Viet-studies, 26/2/2016

NQD. July 1, 2017




Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...