Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Anh lên tiếng về Hong Kong

Anh lên tiếng về Hong Kong
Nhật báo Anh The Guardian mới đây đưa tin có tới 7 vị cựu bộ trưởng ngoại giao của Liên hiệp Vương quốc Anh, UK, cả ở đảng cầm quyền hiện nay (đảng Bảo thủ) và đảng đối lập là Công Đảng đều nêu sự quan ngại sâu sắc về luật an ninh của TQ mới áp cho Hong Kong thêd hiện trong bức thư ký tên chung gửi BTNG Anh Dominic Raab.
Các cựu BTNG viết trong thư rằng, "Chúng tôi chắc chắn ngài sẽ đồng tình rằng với tư cách là bên đồng ký kết Tuyên bố chung Trung - Anh, Anh phải được xem là đang dẫn dắt và điều phối các phản ứng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng này và đảm bảo tính toàn vẹn của thỏa thuận đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc năm 1985 cũng như mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'"
Theo 7 vị cựu lãnh đạo BNG Anh thì London phải "tiếp tục có nghĩa vụ đạo đức và pháp lý" đối với người dân Hong Kong, ngay cả Bộ Ngoại giao Trung Quốc họ luôn bác bỏ điều này thì Anh vẫn phải "kiên trì lập trường".
Xem ra các lập luận có tính pháp lý quốc tế chặt chẽ như trên đây thì TQ khó bác bẻ - trừ phi họ phớt lờ hoặc bất chấp.
Đây được coi là một phản ứng mạnh mẽ của Nguyên các thủ lĩnh ngành ngoại giao ở London tỏ rõ lập trường kiên quyết phản đối Bắc Kinh nuốt cam kết Trung - Anh đã ký với nhau từ ngày 19/12/1984 khi đề cập việc trao trả Hong Kong cho Trung Quốc lục địa gần 13 năm sau, ngày 1/7/1997.
Cùng với Mỹ và các phản ứng quốc tế khác, vấn đề quy chế tự trị của Hong Kong đã được nêu lên một cách không có lợi chút nào cho vị thế ngoại giao của Bắc Kinh.
Chúng ta chờ xem.
Vinh Nguyen Van
-----
MỜI ĐỌC BÀI VIẾT TRÊN 'THE GUARDIAN'
7 cựu ngoại trưởng kêu gọi Anh ứng phó 'khủng hoảng Hong Kong'
Các cựu ngoại trưởng Anh viết thư kêu gọi London dẫn dắt nỗ lực quốc tế phản ứng với luật an ninh Hong Kong, thay vì trông chờ vào ông Trump.

Trong số này có 3 cựu ngoại trưởng thuộc đảng Bảo thủ và 4 cựu ngoại trưởng thuộc Công đảng Anh vừa đây gửi thư cho Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, cho rằng do Hong Kong từng là thuộc địa của Anh, nước này chịu trách nhiệm đặc biệt để điều phối phản ứng quốc tế đối với Trung Quốc về dự luật an ninh Hong Kong.
"Khi nói đến quyền tự trị của Hong Kong theo mô hình 'một quốc gia, hai chế độ', nhiều đối tác quốc tế của chúng ta tiếp tục làm theo gợi ý từ chính phủ Anh. Chúng tôi chắc chắn ngài sẽ đồng tình rằng với tư cách là bên đồng ký kết Tuyên bố chung Trung - Anh, Anh phải được xem là đang dẫn dắt và điều phối các phản ứng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng này và đảm bảo tính toàn vẹn của thỏa thuận đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc năm 1985 cũng như mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'", các cựu ngoại trưởng viết trong thư.
Họ kêu gọi thành lập nhóm liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng Hong Kong, tương tự mô hình nhóm liên lạc Balkan. Nhóm liên lạc Balkan được thành lập năm 1994 và được coi là một cách thành công để duy trì sự thống nhất của cộng đồng quốc tế trong các cuộc thảo luận về tương lai của Bosnia và Kosovo.
Sáng kiến này của các cựu ngoại trưởng Anh phản ánh nỗi lo ngại ngày càng tăng rằng London không thể trông cậy vào Tổng thống Mỹ Donald Trump để đưa ra phản ứng với Trung Quốc liên quan đến luật an ninh Hong Kong.
Trump cuối tuần qua đề xuất tổ chức một "hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng" vào tháng 9, có thể mời thêm lãnh đạo Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ, để thảo luận về cách ứng phó với Trung Quốc.
Tuy nhiên, giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tồn tại nhiều bất đồng về cách đối phó với Trung Quốc. Thụy Điển là quốc gia châu Âu duy nhất đề xuất các biện pháp trừng phạt Trung Quốc tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU hôm 29/5. Cùng ngày, Trump cũng đưa ra những kế hoạch cho loạt biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Trung Quốc.
Một số ngoại trưởng EU lo ngại phản ứng do Trump dẫn đầu đối với Trung Quốc về Hong Kong, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề từ kế hoạch tái tranh cử của ông, sẽ chỉ gây ra thêm chia rẽ giữa các nước phương Tây.
Theo các cựu ngoại trưởng Anh, London tiếp tục có nghĩa vụ đạo đức và pháp lý đối với người dân Hong Kong, bất chấp Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ điều này.
Ngoại trưởng Raab cho đến nay đã phối hợp phản ứng toàn cầu, cùng các nước Mỹ, Canada, Australia ra tuyên bố chung chỉ trích luật an ninh Hong Kong của Trung Quốc. Mỹ và Anh cũng đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về dự luật an ninh Hong Kong, song đã bị Trung Quốc từ chối với lý do "can thiệp các vấn đề nội bộ" của nước này.
Ông Raab cũng cam kết cấp quyền công dân cho những người dân Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại nếu Bắc Kinh không rút dự luật an ninh, đồng thời khẳng định Anh sẽ không rũ bỏ trách nhiệm với Hong Kong.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm 28/5 bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Chính phủ Anh nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cho biết điều này có nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong được xây dựng để duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cũng như sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
(Theo nhật báo The Guardian)

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...