Anh & TQ căng thẳng về vấn đề HK
Sự việc chính quyền Anh tuyên bố 3 triệu người dân Hong Kong có đến Anh, thậm chí họ có thể nhận được quốc tịch UK đã làm Bắc Kinh bực tức đến mức đưa nhiều cảnh báo, dọa nạt sẽ trả đũa nặng nước Anh. Tuy nhiên với một quốc gia nhiều tiềm lực như Anh Quốc, sự đe dọa chưa chắc đã là một lựa chọn hay cho TQ.
Ngày 3/6 chính Thủ
tướng Anh Boris Johnsonđã viết bài bình luận trên tờ The Times tuyên bố ông
"sẽ đề xuất một thay đổi lớn trong hệ thống thị thực của Anh Quốc, cho
phép gần 3 triệu người từ Hồng Kông có thể xin cư trú tại Anh".
Trên tờ nhật báo
"Người bảo vệ" (The Guardian) giật tít "Ba triệu cư dân
Hông Kong 'đủ điều kiện' để có quốc tịch Vương Quốc Anh (Quốc tịch
UK). Thông tin cho biết quyết định trên của Bộ Nội vụ (Home Office) đã
gây đến mức "phẫn nộ" cho chính phủ TQ.
Báo chí Anh vì thế
vào dịp này có rất nhiều bài viết và bình luận về động thái này
của người đứng đầu và các thành viên của nội các nước Anh ngay cả
giữa lúc đất nước này này vẫn bộn bề với việc chống dịch bệnh
covid-19 hằng ngày. Nói vậy để thấy vấn đề Hong Kong là một vấn đề
lớn với nước Anh bở cái lẽ hiển nhiên: Anh là một bên ký với TQ trao
trả Hong Kong cho lục địa TQ, nay TQ "phá vỡ" các thỏa thuận
ký năm 1984 là giữ quy chế vùng lãnh thổ đặc biệt, một nước hai chế
độ thì London không thể "không ý kiến". Chưa kể Hong Kong và
London đều là "2 trung tâm tài chính và ngân hàng hàng đầu của
thế giới" với rất nhiều mối quan hệ ràng buộc với nhau cả thế
kỷ qua. .
Các bài báo còn
nêu bật bài bình luận của ông Johnson là "một động thái phản ứng lại
Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc tại Hong Kong".
Theo giải thích của
tờ The Times thì Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc "sẽ thay đổi các
điều khoản trong Luật Cơ bản của Hong Kong" vì nó cho phép các cơ quan
nhà nước Trung Quốc trực tiếp thực hiện kiểm soát các vấn đề an ninh. Hậu quả
của điều này là giới chức Trung Quốc đại lục sẽ đàn áp các cuộc biểu tình đang
và sẽ diễn ra tại Hong Kong..
Tờ báo này cho
biết có khoảng 350.000 cư dân Hong Kong hiện tại đang có hộ chiếu Hải ngoại
Quốc gia Anh (là Hộ chiếu BNO), và khoảng 2,5 triệu người khác đủ điều kiện
để xin hộ chiếu này. Hộ chiếu BNO có từ sau năm 1997, thời điểm Anh Quốc trao
trả Hong Kong cho Trung Quốc. Đề xuất của Thủ tướng Johnson là cho phép bất cứ
ai có hộ chiếu BNO đều được tới Anh Quốc và xin nhập quốc tịch Anh.
Đề xuất chính sách của
ông Johnson "là những thay đổi lớn nhất đối với hệ thống thị thực Anh Quốc
từ trước tới nay". Nó chính là sự mở rộng đề xuất của ông Ngoại
trưởng Dominic Raab đưa ra tuần trước, là "cho phép người có hộ chiếu BNO
được nộp đơn xin tị nạn tại Anh Quốc".
Trong ngôn ngữ ngoại
giao cũng như cơ chế vận hành và tập quán ngoại giao thì sự thay đổi
trên cả bộ ngoại giao Anh là chưa từng thấy và cũng "chưa có
tiền lệ".
Theo lời văn của
bài bình luận thì nhiều người tại Hong Kong giờ đây "lo sợ rằng lối
sống của họ – điều mà Trung Quốc cam kết duy trì – bị đe dọa". Và nếu
như Trung Quốc tiếp tục cho thấy nỗi sợ của họ [của người Hong Kong] là đúng,
thì "nước Anh không thể thấy vô can mà nhún vai bỏ đi"; thay vào đó
Anh Quốc sẽ tôn trọng bổn phận của mình và cung cấp lựa chọn thay thế [cho
họ]”, Thủ tướng Boris Johnson viết tiếp như vậy.
Phía Trung Quốc phản
ứng tức thì và gay gắt. Bắc Kinh đã giận dữ bác bỏ ý tưởng của thủ tướng
Anh, "tuyên bố rằng nước Anh không có quyền" đưa ra đề nghị như vậy
với cư dân Hong Kong vốn là công dân Trung Quốc.Thậm chí người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc là ông Triệu Lập Kiên đã lên án đề xuất của ông Johnson
và cáo buộc Anh Quốc có “tâm lý Chiến tranh Lạnh và thực dân”.
Tóm lại là Anh và
TQ hiện đang "rất căng thẳng" về vụ việc Luật an ninh do TQ
đưa ra cho Hong Kong.
@ Báo chí Anh đưa ảnh 1 người Hong Kong biểu tình trong phong trào Dù vàng (Ô vàng) với chú thích, nước Anh có trách nhiệm "với từng công dân" Hong Kong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét