Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023

 HENRY KISSINGER ĐÃ CHẾT NHƯNG BÓNG MA CỦA ÔNG NÀY VẪN CÒN

By Nguyễn Quang Dy


Henry Kissinger đã qua đời ngày 29/11/2023, thọ 100 tuổi. Đó là một cây cổ thụ trong làng

ngoại giao Mỹ, nhưng gây nhiều tranh cãi. Phản ứng của dư luận Mỹ và trên thế giới không chỉ

sâu đậm mà còn trái ngược. Trong khi nhiều người ca ngợi ông ấy như một siêu nhân, thì nhiều

người khác lại chỉ trích ông như một tội phạm chiến tranh.

***

Ông Kissinger chắc chắn sẽ đi vào lịch sử với những kỳ tích của mình. Nhưng linh hồn của ông

sẽ lên thiên đàng hay xuống địa ngục thì còn chưa rõ. Ông đã có đóng góp rất lớn cho nền ngoại

giao Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng ông cũng bị lên án là thiếu đạo đức

và nhân cách, vì bàn tay của ông đã nhúng chàm và vấy máu.

Chính ông Kissinger đã làm ngơ để quân đội Pakistan tàn sát người Bangladesh (1969-1971).

Chính ông đã cho B-52 bí mật ném bom rải thảm Cambodia (1969-1970), và cho B-52 ném bom

rải thảm Hà Nội (1972). Chính ông đã chủ trương kéo dài chiến tranh Việt Nam, làm đổ máu vô

ích. Ông đã bị lên án là tội phạm chiến tranh và diệt chủng.

Vì ván cờ realpolitik mà Kissinger đã làm ngơ để cho quân đội Pakistan tàn sát 300.000 người

Bangladesh, và làm 10 triệu người chạy sang Ấn Độ tị nạn. Nói cách khác, Nixon và Kissinger

đã tiếp tay cho chính phủ Pakistan phạm tội diệt chủng. (The Blood Telegram-Nixon, Kissinger

and a Forgotten Genocide, Gary Bass, Alfred Knopf, 2013).

Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ (1973), Nixon và Kissinger đã phê chuẩn 3.875 phi

vụ ném bom Campuchia (1969-1970). Trong chiến dịch Operation Menu, Mỹ đã dùng 110.000

tấn bom đạn, giết hại khoảng 150.000-500.000 dân thường. Mỹ đã dùng B-52 ném bom Hà Nội,

trong đó có bệnh viện Bạch Mai (Chrismas bombing 1972).

Kissinger đã kéo dài cuộc chiến tranh Việt Nam, làm tốn hơn 30 tỷ USD/năm. Ông đã lãng phí 4

năm đàm phán tại Paris, vì đến tháng 1/1973, Mỹ vẫn phải chấp nhận các điều kiện đàm phán

như năm 1969. Kết cục là 2,5-3 triệu người Việt đã bị chết cùng với 58.000 ngàn lính Mỹ, trong

đó có 1.600 người được coi là mất tích trong chiến đấu (MIA).

Theo nhà báo Elizabeth Becker (Washington Post), việc Kissinger kéo dài và mở rộng cuộc

chiến ở Việt Nam và ném bom Cambodia là điển hình của đạo đức giả (hypocrisy) khi tuyên bố

ủng hộ nền dân chủ Mỹ. Chính điều đó đã mở đường cho Khmer Đỏ lên cầm quyền ở Cambodia

năm 1975. (When the War was Over, Elizabeth Becker, 1986).

Joe Nye (Harvard) cũng thừa nhận Kissinger có ba thất bại lớn. Một là ném bom Cambodia

(1969-1970) nhằm ngăn chặn Việt Cộng thâm nhập. Hai là không ngăn chặn hành động tàn bạo

của Pakistan (1971). Ba là ủng hộ cuộc đảo chính quân sự ở Chile (1973). (Judging Henry

Kissinger, Joseph Nye, Foreign Affairs, November 30, 2023).

Nói cách khác, bàn tay ông Kissinger đã vấy máu hàng chục vạn người dân Bangladesh, East

Timor, Cambodia, và Việt Nam. Trong khi đó, Kissinger vẫn tự hào nhận giải thưởng Nobel vì

“hòa bình trong danh dự” (peace with honour). Robert McNamara đã thừa nhận sai lầm trong

Chiến tranh Việt Nam, nhưng còn Henry Kissinger thì không.

“Ngoại giao bí mật” của Kissinger có hiệu quả nhưng trái với các giá trị dân chủ. Di sản Việt

Nam và Bangalis là vết nhơ trong sự nghiệp của ông (a tragic national experience). Kissinger

 

thường bị sinh viên phản đối mỗi khi trở về Harvard, nơi ông đã từng giảng dậy. (Nên hiểu thế

nào về hiện tượng Kissinger, NQD, Viet-Studies, 1/6/2022).

Ông Kissinger chắc chắn sẽ được nhiều người nhớ tới, đặc biệt là người Trung Quốc. Chính

Nixon và Kissinger đã giúp Trung Quốc trỗi dậy trở thành quái vật Frankenstein. Tháng 7/2023,

Henry Kissinger đã bất ngờ đến thăm Bắc Kinh, và được ông Tập Cận Bình tiếp, mặc dù Tập

Cận Bình không tiếp Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen.

Trong bức điện chia buồn gửi Tổng thống Biden, Tập Cận Bình viết: “Tiến sĩ Kissinger sẽ được

nhân dân Trung Quốc nhớ (remembered and missed) như một người bạn cũ”. Theo Đại sứ

Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong (Xie Feng): “Đó là mất mát to lớn cho cả hai nước và thế giới.

Ông Kissinger sẽ sống mãi trong lòng người Trung Quốc”.

Ông Kissinger là một người theo chủ nghĩa thực lực (Realpolitik) nên coi rẻ sinh mạng con

người như công cụ của trò chơi nước lớn. Kissinger không chỉ bắt tay với Bắc Kinh để chơi “lá

bài Trung Quốc” (China Card) chống lại Liên Xô, mà còn bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. Ông ấy

cũng biết làm giàu với Kissinger Associates và China Lobby.

Năm 1982, Kissinger đã lập ra Kissinger Associates, một công ty tư vấn quốc tế có quan hệ gần

gũi với các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu như cánh cửa quay (revolving door). Mặc dù

đã ngoài 90 tuổi, nhưng Kissinger vẫn nhận lời nói chuyện, viết bài, và thu phí rất cao của các

khách hàng muốn tham khảo ý kiến của ông về địa chính trị.

Tuy Kissinger đã tư vấn cho nhiều Tổng thống Mỹ và các quan chức cao cấp khác, nhưng một

số người coi ông đã lỗi thời. Tổng thống Barack Obama nói rằng ông đã dành nhiều thời gian và

công sức để dọn dẹp lại thế giới mà ông Kissinger để lại. Còn Tổng thống Donald Trump nhận

xét rằng Henry Kissinger là một cây cổ thụ đã bị mục nát.

***

Những người theo trường phái Realpolitik ca ngợi Kissinger như một bậc thầy, trong khi những

người ủng hộ chủ nghĩa tự do và nhân đạo chỉ trích ông về đạo đức và nhân cách. Tuy Kissinger

không bị truy tố trong vụ Watergate, nhưng ông bị lên án là tội phạm chiến tranh và diệt chủng.

Nay tuy Kissinger đã chết rồi, nhưng bóng ma của ông vẫn còn.

Tham khảo

1.When the War was Over, Elizabeth Becker, 1986

2. The Blood Telegram-Nixon, Kissinger and a Forgotten Genocide, Gary Bass, 2013

3. Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger, Nguyễn Quang Dy, Viet-Studies, 1/6/2022

4. Henry Kissinger who shaped world affairs under two presidents, dies at 100, Thomas

Lippman, Wasington Post, November 29, 2023

5. Henry Kissinger Is Dead at 100, Shaped the Nation’s Cold War History, David Sanger, New

York Times, November 29, 2023

6. Henry Kissinger, Influential and Polarizing US Secretary of State, Dies at 100, Madeleine

Joung, Time, November 29, 2023

7. World Leaders React to Kissinger Death, VOA, November 30, 2023

 

8. Henry Kissinger, a dominating and polarizing force in US foreign policy, dies at 100, Paul

LeBlanc and Kristin Wilson, CNN, November 30, 2023

9. Former US Secretary of State Henry Kissinger dies aged 100, Bernd Debusmann, BBC,

November 30, 2023

10. Global leaders pay tribute to Henry Kissinger but his record also draws criticism, Foster

Klug and Geir Moulson, AP, November 30, 2023

11. Henry Kissinger, Nobel Prize winning warmonger, has died at age 100, James Reinl,

Aljazeera, 30 November 2023

12. China will miss Henry Kissinger, Juan Villasmil, Spectator, November 30, 2023

13. Henry Kissinger fashioned the world we live in today, Andrew Robert, Spectator, November

30, 2023

14. Judging Henry Kissinger, Joseph Nye, Foreign Affairs, November 30, 2023

15. Henry Kissinger, dominant US diplomat of Cold War era, dies aged 100, Steve Holland and

Arshad Mohammed, Reuters, December 1, 2023

16. Kissinger’s Contradictions, Timothy Naftali, Foreign Affairs, December 1, 2023

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...