Ơ hay… các vị (!)
Qua một ngày Chủ nhật không mấy vui khi lướt lại mấy cái tin “chẳng muốn tin” của tuần.
Nào là dân mình, cả thiếu nhi nữa, bên con sông Pôkô (tôi nhớ dòng sông đã vào lời hát đẹp đẽ một thuở) phải sang sông bằng dây cáp, treo mình lên đó mà đu qua đu lại(!).
Rồi ông “ban quản lý” Hồ Gươm được cấp phép xây trụ sở 3 tầng (và 1 tầng hầm) ở sát cạnh cái hồ nước xanh độc đáo của Thăng Long Thành lẽ ra phải được bảo vệ để giữ cho được là lá phổi xanh.
Cũng vẫn quanh Hà Nội thôi, chỗ này người ta sơn phết bằng sơn bằng vôi ve lên nhà cửa cổ và cả chùa chiền miếu mạo…; chỗ kia thì lật gạch lát hè (còn mới, tốt) cũng là để đặt lại viên gạch viên đá lên trên cái nền cát sơ sơ sài sài…
Ơ hay, đất nước mình kinh tế tăng trưởng, chỗ này chỗ kia ầm ầm đổ tiền đổ của. Đều cả trăm, ngàn tỉ cho cầu cho đường mà cái vùng đất Kôn Tum từng là căn cứ kháng chiến kia sao dân không có cầu phà đi lại? Đến nỗi phải liều mạng làm diễn viên xiếc đến mức khó tưởng tượng như vậy?
Rồi chuyện cái quận sở tại lẽ ra phải bảo vệ môi trường không gian xanh cho Hồ Gươm hơn ai hết lại đi cấp phép cho một công trình mà nếu được xây lên chỉ làm cho khung cảnh hồ thêm sự bức bối chật chội vì lại thêm bê-tông thêm gạch đá bịt bùng.
Và cũng không biết cái nguyên tắc nào, cái cơ chế chi tiêu cho thủ đô Hà Nội nó ra làm sao mà con dân chúng ta cứ “khổ lắm”, “nói rồi nói mãi” (mà chẳng mấy khi có câu trả lời rõ ràng) là cái chuyện hè đường hè phố. Cứ đào lên đặt xuống. Mau mau đều đều, lặp đi lặp lại. Chữa hoài, vá víu mãi mà chẳng thấy dứt, thấy xong… Hình như cứ có đợt gạch mới đá mới nào, có kinh phí có tiền được duyệt là người ta lật vỉa hè lên. Làm mới. Làm cả khi hè phố chưa kịp cũ. Vừa mới ngày nào làm, quay đi quay lại nay đã lại làm. Điệp lại mãi nên cũng chẳng ai ở ngay đường phố mình ở còn nhớ là bao lâu một lần làm lại nữa.
Mà cái kiểu làm mới cũng rất kỳ lạ. Chỉ san san lớp cát sơ sài. Ghép gạch ghép đá cho xuống là… nghiệm thu. Là xong. Đa phần không vôi vữa xi măng, cũng OK. Cốt cho nó… chóng xô lệch, chóng hỏng. Thì càng tốt. Rồi lại có kinh phí để làm hè phố đợt mới.
Nhân chuyện “làm mới”, thì chuyện này còn kỳ hơn nũa. Nhà phố cổ, đền chùa miếu phủ trên đất Thăng Long xưa cổ kính rêu phong nay đang được “mới hóa”. Tức là có kinh phí thì ta làm đại. Thì sơn phết, tô vẽ phấn son cho nó đẹp nó trẻ. Như người ta có… “con gái đi lấy chồng mà” (ông văn hóa Hà Nội ví von thế có hay không nào?). Đà này không khéo ông cụ tổ ngàn năm tuổi Thăng Long mà thế giới nhiều người mơ có lại biến thành chú hài nhi… 1 tuổi ở kỳ đại lễ. Kinh hoàng!
Đúng là cái nước mình nó lắm chuyện… “lạ đời”. Mà như thế thật, đúng thật cả đấy.
Nhưng mà “ơ hay”, thế các vị… Là các vị - như các cụ làng tôi xưa hay nói - cứ là chẳng biết “đằng mù” nào sất đó thôi, chứ người ta làm sao làm gì là đều có lý cả đấy.
Thì có làm những dự án lớn, cả trăm-nghìn tỉ, các khoản chi quản lý, chi trách nhiệm mới có phết phẩy “hoành tráng” ăn theo. Chứ người ta thiết gì đi vào ba cái cầu phà nhỏ lẻ. Tiêu pha ở đấy chỉ ít triệu bạc thì sơ múi nhằm nhò gì mà phải hăng hái nhao vào?
Còn khi người ta bỏ tiền xây trụ sở ở những chỗ “đắc địa” như ven Hồ Gươm là đúng phóc đấy. Thế sai gì nào? Là xây cho ban quản lý Hồ Gươm có chỗ làm việc, hợp lý nào hơn? Nhưng cái đích nhằm tới là các “di-vu” sớm muộn sẽ biến thái. Chứ ai lại “vích” đến mức để cho mấy vị công chức (của người ta) sớm chiều xách túi mang cặp ra ngồi hóng gió hồ. Đâu đó trong quận người ta thừa sức bố trí được cho họ ngồi. Còn chỗ xây mới, của đống đồng tiền mỗi mét vuông, thì khi ấy lại trình bẩm “đổi công năng” tí tị là…xong. Ai mà hoài phí mảnh đất vàng mười như vậy chỉ để người ngồi mấy cái bàn giấy.
Chuyện đào hè có gì nào? Có cơ chế xin được kinh phí để cho thủ đô văn minh hiện đại thì chúng tôi trình bẩm lên. Được duyệt thì còn tạo công ăn việc làm cho bà con nông nhàn (Hà Nội có vùng nông nghiệp nông thôn rộng lắm, tuyển nhân công loại này giờ dễ ợt). Người ta có làm dối dá thì cũng là “đỡ tốn kém” cho nhà nước thôi mà. Dôi thừa đôi chút ra thì có cả trăm cách “tiêu khéo”. Nộp lại làm gì cho khó sổ sách, lôi thôi quyết toán. Miễn sao “trên” lơ cho. Dưới thì hể hả, cả làng. Đều vui là được. Có chết cái làng Vũ Đại nào đâu.
Tóm lại chỉ là “ơ hay”, kính các vị nhé! Nhất là các vị viết blog chơi Web(!).
Sao các vị cứ hay vẽ chuyện. Cứ suy ra lắm điều làm vậy! Chúng tôi hỏi, thế các vị phơi bày ba cái chuyện lạ (mà ai cũng biết này) ra để làm gì? Rách việc quá.
Nguyễn Vĩnh
-----------------------
Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh/article?mid=1338&prev=-1&next=1337
Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010
Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010
Không chỉ là cái tên
Không chỉ là cái tên
Có một chuyện tôi định viết từ lâu mà rồi cứ chần chừ. Vì có chút thông tin chưa thật rõ nên băn khoăn cân nhắc. Song nghĩ việc đời cũng đừng quá cầu toàn. Cứ thử nêu ra đây bạn bè ai biết nói thêm cho một câu tin là sẽ hay hơn là giữ nó trong lòng.
Với những người sống ngoài bắc dù có vào Sài Gòn nhiều lần cũng khó mà biết được rành rẽ phố phường trong đó. Cũng như Hà Nội mình, nội thành không thể so với Thành phố HCM về nhiều mà nào mấy ai ở thủ đô dám bảo mình đã đi hết phố xá Hà Nội.
Nên chắc cũng chẳng nhiều khách vãng lai Sài Gòn mà để ý kỹ đến cái đoạn đường khuất nẻo này. Đường phố chỗ đó không to tát gì, nằm trên đất quận 3 gần sát con kênh Nhiêu Lộc. Kênh này thì nổi tiếng nhiều người nghe tên. Nhưng oái oăm cái điều nổi tiếng nhất của nó lại là nổi tiếng vì bẩn thỉu, nước tù đọng và là nỗi ngại ngùng mỗi khi ai đó có việc phải chạy xe dọc con kênh. Chẳng may gặp lúc nóng bức hoặc ngày trở trời thì không khổ cực nào hơn là phải hít hà cái mùi hôi tanh nồng nặc.
Nhưng chuyện tôi muốn nói ở đây lại không phải chuyện kênh rạch. Mà là chuyện cái tên của đường phố.
Chúng ta hãy cùng trở lại với đoạn đường phố này. Nếu đến đường Lê Văn Sĩ, chỉ cần bạn tiến lên giữa cây cầu chỗ này là thấy được hai con đường. Chúng chạy song song với nhau dọc theo hai bên bờ con kênh. Chỉ có thế thì là chuyện quá bình thường. Đâu có gì đáng nói đáng kể.
Ở đây cái điều rất đặc biệt, là cái sự không bình thường chính là hai cái tên được ghi cho hai con đường kể trên. Phải nói ngay đó không phải đơn thuần chỉ là hai cái tên được ghi. Quan trọng hơn là danh xưng này nó mang theo một thông điệp nhiều ý nghĩa với người dân Việt lúc này - “Đường Hoàng Sa” và “Đường Trường Sa”. Tức là không đơn giản như một cái tên đặt khác cho bất cứ đường phố nào.
Đương nhiên còn nhiều điều phải bàn phải góp ý kiến về việc chọn nơi này đặt tên cho hai con đường mà tôi vừa nhắc tới.
Tại sao không tìm những đường phố lớn rộng hơn, khang trang hơn? Tại sao không chọn những vị trí không gian tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh để làm nổi bật hơn hai cái tên có ý nghĩa thiêng liêng kia? Nhưng thôi, đó không phải là mục đích tôi muốn nói tới trong bài viết nhỏ này.
Điều tôi muốn nói là qua chuyện Sài Gòn có tên phố Trường Sa Hoàng Sa thì không biết đã có bao nhiêu tỉnh thành phố thị xã ở nước mình có được cách đặt tên như vậy? Tức là việc đặt tên Hoàng Sa Trường Sa cho đường phố, cho khu dân cư; hoặc là đặt các tên đó cho một trường học một bệnh viện ở địa phương mình có nên nâng lên thành một chủ trương một nguyên tắc cho hoàn cảnh cụ thể lúc này của đất nước chúng ta hay chưa?
Theo dõi báo chí tôi cũng mới biết lác đác nơi này nơi kia có những cái tên như vậy. Có nơi còn mang đặc sản sản vật ở các đảo trên quần đảo Trường Sa về bày đặt trang trọng tại thị xã thành phố mình, phần nhiều là ở các tỉnh miền Trung nơi dù sao cũng liền kề với Biển Đông đang ngày đêm dậy sóng. Tuy nhiên có vẻ như chúng ta còn có sự dè dặt nào đó. Hoặc như trong việc này như còn có sự quá lo xa về một sự phức tạp rắc rối nào đó trong ứng xử đối ngoại chẳng hạn.
Nhân đây tôi cũng tự đặt ra câu hỏi với mình thôi là, không biết được cấp nào, giới nào ở trong Thành phố HCM nghĩ ra, đã đề đạt trình bẩm lên các cấp có thẩm quyền để cho cái khu phố cụ thể chỗ kênh Nhiêu Lộc kia gắn tên hai con đường là Hoàng Sa Trường Sa như vậy? Bởi mọi người đều biết việc đặt tên đường phố không bao giờ là việc tự phát mà phải có chủ trương hẳn hòi, phải là cấp nào đó mới thông qua được mới duyệt y được chứ đâu phải chuyện làm ngẫu hứng địa phương bản vị. Vậy khi Thành phố làm như thế có vướng mắc trở ngại gì không. Hoặc lúc đề đạt đặt tên đó là vào ngay khu phố này hay cũng đã gợi ý đặt vào những đường phố khác rộng rãi đàng hoàng hơn mà không được thông qua thì đến giờ tôi chắc rất nhiều người khác cũng đâu được biết..
Nhưng quả thực, chỉ riêng việc Thành phố HCM của chúng ta có được hai đường phố mang tên Hoàng Sa và Trường Sa tại dọc bờ con kênh Nhiêu Lộc cũng đã là một điểm son lớn của Thành phố lớn nhất phương Nam này. Đặt tên như vậy là một cách nhắc nhở, là một biểu thị tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo thường trực cho mọi công dân thành phố. Đây là việc đáng phải làm.
Nói vậy bởi là người sống ở Hà Nội, tự nhiên tôi có liên tưởng tức thì. Không biết thủ đô mình đã có con phố con đường nào được đặt tên là Trường Sa Hoàng Sa hay chưa? Tôi nghĩ là chưa.
Nếu tôi nghĩ vậy là không chính xác thì đó lại là điều ta mong như thế. Bởi như vậy thủ đô Hà Nội đã nhớ tới hai địa danh thiêng liêng này mà có cách làm cho mọi người, nhất là giới trẻ biết đến và nhớ đến hai vùng quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Còn đúng là chưa có thì thủ đô chúng ta còn đợi chờ gì nữa mà không chọn ngay ra những nơi chốn, đường phố, công trình xứng đáng để đặt tên hai địa danh kia ở thủ đô chúng ta?
Thật ra thì cái việc đặt tên cho những công trình do con người tạo ra bảo là việc bình thường thì cũng rất là bình thường thôi. Bởi không ai ngây thơ cho rằng chỉ bằng vào việc đặt tên cho nơi này là Hoàng Sa nơi kia là Trường Sa thì ta đã có thể giành giật lại chủ quyền. Tuy nhiên việc cho đặt những cái tên như vậy trên mọi miền đất nước vào hoàn cảnh Biển Đông đang đêm ngày dậy sóng như lâu nay là một cách nhắc nhở kịp thời tất cả các thế hệ người Việt Nam về một nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, tôi thiết nghĩ là một công việc các địa phương rất nên làm.
Nguyễn Vĩnh
Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh/article?mid=1337&prev=-1&next=1325
Có một chuyện tôi định viết từ lâu mà rồi cứ chần chừ. Vì có chút thông tin chưa thật rõ nên băn khoăn cân nhắc. Song nghĩ việc đời cũng đừng quá cầu toàn. Cứ thử nêu ra đây bạn bè ai biết nói thêm cho một câu tin là sẽ hay hơn là giữ nó trong lòng.
Với những người sống ngoài bắc dù có vào Sài Gòn nhiều lần cũng khó mà biết được rành rẽ phố phường trong đó. Cũng như Hà Nội mình, nội thành không thể so với Thành phố HCM về nhiều mà nào mấy ai ở thủ đô dám bảo mình đã đi hết phố xá Hà Nội.
Nên chắc cũng chẳng nhiều khách vãng lai Sài Gòn mà để ý kỹ đến cái đoạn đường khuất nẻo này. Đường phố chỗ đó không to tát gì, nằm trên đất quận 3 gần sát con kênh Nhiêu Lộc. Kênh này thì nổi tiếng nhiều người nghe tên. Nhưng oái oăm cái điều nổi tiếng nhất của nó lại là nổi tiếng vì bẩn thỉu, nước tù đọng và là nỗi ngại ngùng mỗi khi ai đó có việc phải chạy xe dọc con kênh. Chẳng may gặp lúc nóng bức hoặc ngày trở trời thì không khổ cực nào hơn là phải hít hà cái mùi hôi tanh nồng nặc.
Nhưng chuyện tôi muốn nói ở đây lại không phải chuyện kênh rạch. Mà là chuyện cái tên của đường phố.
Chúng ta hãy cùng trở lại với đoạn đường phố này. Nếu đến đường Lê Văn Sĩ, chỉ cần bạn tiến lên giữa cây cầu chỗ này là thấy được hai con đường. Chúng chạy song song với nhau dọc theo hai bên bờ con kênh. Chỉ có thế thì là chuyện quá bình thường. Đâu có gì đáng nói đáng kể.
Ở đây cái điều rất đặc biệt, là cái sự không bình thường chính là hai cái tên được ghi cho hai con đường kể trên. Phải nói ngay đó không phải đơn thuần chỉ là hai cái tên được ghi. Quan trọng hơn là danh xưng này nó mang theo một thông điệp nhiều ý nghĩa với người dân Việt lúc này - “Đường Hoàng Sa” và “Đường Trường Sa”. Tức là không đơn giản như một cái tên đặt khác cho bất cứ đường phố nào.
Đương nhiên còn nhiều điều phải bàn phải góp ý kiến về việc chọn nơi này đặt tên cho hai con đường mà tôi vừa nhắc tới.
Tại sao không tìm những đường phố lớn rộng hơn, khang trang hơn? Tại sao không chọn những vị trí không gian tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh để làm nổi bật hơn hai cái tên có ý nghĩa thiêng liêng kia? Nhưng thôi, đó không phải là mục đích tôi muốn nói tới trong bài viết nhỏ này.
Điều tôi muốn nói là qua chuyện Sài Gòn có tên phố Trường Sa Hoàng Sa thì không biết đã có bao nhiêu tỉnh thành phố thị xã ở nước mình có được cách đặt tên như vậy? Tức là việc đặt tên Hoàng Sa Trường Sa cho đường phố, cho khu dân cư; hoặc là đặt các tên đó cho một trường học một bệnh viện ở địa phương mình có nên nâng lên thành một chủ trương một nguyên tắc cho hoàn cảnh cụ thể lúc này của đất nước chúng ta hay chưa?
Theo dõi báo chí tôi cũng mới biết lác đác nơi này nơi kia có những cái tên như vậy. Có nơi còn mang đặc sản sản vật ở các đảo trên quần đảo Trường Sa về bày đặt trang trọng tại thị xã thành phố mình, phần nhiều là ở các tỉnh miền Trung nơi dù sao cũng liền kề với Biển Đông đang ngày đêm dậy sóng. Tuy nhiên có vẻ như chúng ta còn có sự dè dặt nào đó. Hoặc như trong việc này như còn có sự quá lo xa về một sự phức tạp rắc rối nào đó trong ứng xử đối ngoại chẳng hạn.
Nhân đây tôi cũng tự đặt ra câu hỏi với mình thôi là, không biết được cấp nào, giới nào ở trong Thành phố HCM nghĩ ra, đã đề đạt trình bẩm lên các cấp có thẩm quyền để cho cái khu phố cụ thể chỗ kênh Nhiêu Lộc kia gắn tên hai con đường là Hoàng Sa Trường Sa như vậy? Bởi mọi người đều biết việc đặt tên đường phố không bao giờ là việc tự phát mà phải có chủ trương hẳn hòi, phải là cấp nào đó mới thông qua được mới duyệt y được chứ đâu phải chuyện làm ngẫu hứng địa phương bản vị. Vậy khi Thành phố làm như thế có vướng mắc trở ngại gì không. Hoặc lúc đề đạt đặt tên đó là vào ngay khu phố này hay cũng đã gợi ý đặt vào những đường phố khác rộng rãi đàng hoàng hơn mà không được thông qua thì đến giờ tôi chắc rất nhiều người khác cũng đâu được biết..
Nhưng quả thực, chỉ riêng việc Thành phố HCM của chúng ta có được hai đường phố mang tên Hoàng Sa và Trường Sa tại dọc bờ con kênh Nhiêu Lộc cũng đã là một điểm son lớn của Thành phố lớn nhất phương Nam này. Đặt tên như vậy là một cách nhắc nhở, là một biểu thị tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo thường trực cho mọi công dân thành phố. Đây là việc đáng phải làm.
Nói vậy bởi là người sống ở Hà Nội, tự nhiên tôi có liên tưởng tức thì. Không biết thủ đô mình đã có con phố con đường nào được đặt tên là Trường Sa Hoàng Sa hay chưa? Tôi nghĩ là chưa.
Nếu tôi nghĩ vậy là không chính xác thì đó lại là điều ta mong như thế. Bởi như vậy thủ đô Hà Nội đã nhớ tới hai địa danh thiêng liêng này mà có cách làm cho mọi người, nhất là giới trẻ biết đến và nhớ đến hai vùng quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Còn đúng là chưa có thì thủ đô chúng ta còn đợi chờ gì nữa mà không chọn ngay ra những nơi chốn, đường phố, công trình xứng đáng để đặt tên hai địa danh kia ở thủ đô chúng ta?
Thật ra thì cái việc đặt tên cho những công trình do con người tạo ra bảo là việc bình thường thì cũng rất là bình thường thôi. Bởi không ai ngây thơ cho rằng chỉ bằng vào việc đặt tên cho nơi này là Hoàng Sa nơi kia là Trường Sa thì ta đã có thể giành giật lại chủ quyền. Tuy nhiên việc cho đặt những cái tên như vậy trên mọi miền đất nước vào hoàn cảnh Biển Đông đang đêm ngày dậy sóng như lâu nay là một cách nhắc nhở kịp thời tất cả các thế hệ người Việt Nam về một nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, tôi thiết nghĩ là một công việc các địa phương rất nên làm.
Nguyễn Vĩnh
Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh/article?mid=1337&prev=-1&next=1325
Tai hại là thiếu mấy chữ hay vẫn là chính sách thông tin?
Tai hại là thiếu mấy chữ
hay vẫn là chính sách thông tin?
Từ hôm có chuyện xôn xao về tảo mộ nhân tiết thanh minh mà UBND Lạng Sơn gửi công văn tới thuộc cấp cho chủ trương mời phía TQ dự, tôi rất muốn viết mấy dòng. Nhất là công văn trên lại dùng hai chữ “liệt sĩ” cho lính chết trận TQ càng khiến không ít người hoang mang và phẫn nộ.
Giữa lúc đầy chuyện “nhạy cảm” về biển đảo biên giới như thế này, đưa lên như vậy ở một cổng thông tin điện tử chính thức của một tỉnh biên giới như Lạng Sơn, không hiểu điều đó có ẩn ý gì đây?
Nay thì mọi sự đã trôi qua, tôi định thôi không viết gì nữa, nếu như không có chuyện trannhuong.com đưa lên bài ngắn của bạn tôi Dương Đức Quảng (DĐQ) có đính theo các tư liệu liên quan. Cái tít “Miễn bình luận” (cũng có ý là miễn bàn đến nữa) của tác giả DĐQ nhắc tôi đừng viết gì nữa, nhưng trong thâm tâm cứ thúc giục tôi hãy viết ra đây ít dòng, hầu nói lại cho rõ thêm chút nào hay chút ấy cho một câu chuyện đâu còn là “tiểu sự” mà chuyển thành “đại sự” trong đối ngoại ngoại giao không chừng...
*
Là tôi muốn nhắc lại hồi còn đi làm ở bộ ngoại giao, dự các buổi giao ban mỗi sáng. Cứ tới gần “tiết thanh minh” (thường vào giữa tháng 2 lịch âm) câu chuyện tảo mộ lính TQ chôn cất ở Hữu Lũng Lạng Sơn (hoặc có năm diễn ra ở Thái Nguyên) là việc thường diễn ra.
Đơn giản bởi hồi chống Mỹ cứu nước, lính làm đường TQ sang giúp ta khá đông, họ đóng quân tại một số tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Quảng Ninh… Đương nhiên chiến tranh, Mỹ ném bom bắn phá thì lính TQ cũng hứng chịu bom đạn như chúng ta, nghĩa là cũng bị thương bị chết như quân dân ta.
Những người lính đó do chính phủ TQ phái sang với sự thỏa thuận của nhà nước ta (khi đó Bác Hồ còn sống chỉ ưng người TQ làm công việc đường xá hậu cần khu trú tại các tỉnh biên giới và giáp ranh các tỉnh đó thôi). Cũng là đương nhiên, họ làm nhiệm vụ mà bị chết thì TQ người ta gọi đó là sự hy sinh cho Việt Nam , vì Việt Nam , gọi tất cả là các liệt sĩ (của nước họ) là đúng với họ.
Trong những trường hợp như thế, việc chúng ta tưởng nhớ tôn vinh các hành động hào hiệp khi đó của TQ giúp ta cũng hoàn toàn là sự cần thiết, hơn nữa cũng là đạo lý của người mình nữa. Nên việc chúng ta đứng ra tổ chức để đồng hương đồng bào của họ viếng thăm mộ phần là rất đúng chừng nào phía ngoại giao TQ (đại sứ quán nước họ thường gửi công hàm chính thức về việc này) trong đó yêu cầu nhà nước ta xếp đặt tổ chức để họ viếng thăm mộ phần.
Tôi nói cả hai ý hai vế như vậy vì cũng có ý kiến cho rằng tốt nhất là tạo điều kiện để người TQ - trong đó có thân nhân của người đã khuất - di chuyển mộ phần, đưa xương cốt về nước họ, tiện hơn cho cúng bái viếng thăm… Tuy nhiên tôi chợt nghĩ chắc là khó, bởi có yếu tố chính trị mà TQ muốn xen vào đây mất rồi. Chắc gì chính quyền hiện nay của TQ cho làm theo hướng trên chứ tôi nghĩ thân nhân thì họ rất muốn di chuyển mồ mả về quê hương.
Tại nhớ các buổi giao ban, có lần là một “báo cáo ngắn” của Vụ phụ trách về công việc với TQ, có lần là kiểu “nhắc việc” in trên tờ chương trình công tác tuần do văn phòng bộ ngoại giao cung cấp cho các đơn vị trong bộ.
Nội dung báo cáo hoặc chương trình trên thường là năm nay tổ chức việc thăm mộ các tử sĩ TQ mất ở nước ta nhân tiết thanh minh được tổ chức ở đâu, tiến hành như thế nào; rồi cách phối hợp ra sao với phía TQ theo đề nghị hằng năm của sứ quán TQ gửi sang ta với việc này ra làm sao?... Tất thảy đều được nêu công khai tại các buổi giao ban cấp vụ ở bộ ngoại giao và phổ biến đến các cán bộ chuyên viên liên quan trong cả bộ.
Tuy nhiên vì những lý do gì không biết, tôi cũng chưa hiểu tại sao bộ ngoại giao ít khi công bố cho báo chí truyền thông trong nước biết những chủ trương chính sách như thế - trừ khi đã diễn ra sự việc đi tảo mộ với sự tham gia của ông đại sứ hoặc cán bộ của sứ quán TQ mới thấy mấy tờ báo hằng ngày đưa tin trên trang cuối.
Ngay cả việc tôi làm ở tờ báo đối ngoại của bộ cũng không được yêu cầu công khai thông tin chuyện này trên mặt báo của mình (vì về nguyên tắc, chương trình công tác tuần không phổ biến rộng, có đóng dấu “mật”).
Cứ liên tục làm việc với những quy thức không thành văn ấy, mặc nhiên mọi chuyện chính quyền làm coi như đúng cả, cứ thế mà tiến hành như một kiểu “đến hẹn lại lên” hằng năm.
Chủ trương của bộ ngoại giao đã đưa ra (cũng tức là của chính phủ), thì tất nhiên về mặt đối ngoại các tỉnh liên quan như Lạng Sơn hoặc Thái Nguyên nói trên họ cũng cứ thế mà nhắc việc cấp dưới, cứ thế tuần tự như tiến hằng năm mà đưa ra thực hiện như một lối mòn.
Nên cái công văn mới đây, nhân tiết thanh minh năm Canh Dần này của ông ủy ban Lạng Sơn không ra ngoài con đường mòn này. Cứ tưởng việc trên mãi mãi là đúng nên cơ sự nên chuyện như vậy.
Nhưng trớ trêu ở chỗ, bối cảnh thời gian gần đây có chuyện biển đảo ngày càng nóng lên, sát phạt đến chủ quyền lãnh thổ của ta... Lại thêm chuyện hải quân TQ diễu võ quá mức cần thiết ngoài Biển Đông, bắt bớ giam cầm thuyền và ngư dân ta đi đánh cá ở các vùng biển mà ta tuyên bố chính thức là có chủ quyền, càng tấy lên dư luận cảnh giác với người láng giềng phía Bắc.
Cho nên cách làm việc “theo lối mòn”, gửi công văn mẫu sẵn có (chỉ chữa lại ngày tháng bây giờ) như ông ủy ban Lạng Sơn đã làm đâu có ổn nũa.
Lẽ ra công văn viết được thêm sau từ liệt sĩ: “liệt sĩ Trung Quốc chết ở Hữu Lũng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước” thì có phải đúng và rõ ràng bao nhiêu hay không. Công văn dù kéo dài thêm mấy dòng như thế trong trường hợp này là rất cần thiết. Vậy sao người soạn thảo công văn trên không để ý viết them vào. Thật đáng tiếc và cũng đáng trách.
Hay là ý tứ đằng sau cái công văn kia có gì nữa như nhiều bạn đọc trên mạng nhắc đến thì tôi không dám bàn sâu.
Nhưng nói gì đi nữa, cái ý muốn gọi chung chung tất cả các tử sĩ TQ chết trận tại đất Việt ta là liệt sĩ (để ta phải ghi nhớ công ân) là không có được! Bởi nó đảo ngược luân thường đạo lý mất rồi nếu chúng ta buộc phải nhớ đến những vụ thảm sát dân ta tại các vùng đất giáp biên giới khi lính TQ tràn sang xâm lược nước ta hồi tháng 2/1979.
*
Thế thì chung quy là lỗi tại cái công văn, nội dung công văn!? Hay tại sự thiếu thốn thông tin, thiếu tính công khai trong cách thông tin cho dân, cho dư luận?
Tôi đưa chuyện giao ban trong bộ tôi là nhân đây muốn nói đến chuyện rất cơ bản: Quan niệm thế nào là mật/là không mật; thế nào là hết mật/giải mật; thế nào thuộc thông tin nội bộ hay thông tin rộng rãi, thông tin công khai… trong cách ứng xử, điều hành tại các công sở của ta trước đây và hiện nay thế nào cho đúng là rất quan trọng?
Theo tôi biết thì nước nào cũng có những quy định ngặt nghèo về các bí mật quốc gia, nhất là ngành quân sự, ngoại giao, an ninh tình báo…
Phải tôn trọng và tuân thủ những quy định về điều đó. Làm lộ bí mật quốc gia là bị chính quyền gọi hầu tòa, bị phạt tù, thậm chí xử tử hình.
Nhưng phải áp dụng đúng chỗ. Lạm dụng tràn lan cái sự mật lắm khi làm hỏng đại sự. Như chuyện tảo mộ tiết thanh minh kể trên chẳng hạn.
Nếu như bộ thông tin, bộ ngoại giao có chủ trương cho giải thích công khai trên báo chí truyền thông (ngay từ các năm trước đây việc này) thì đâu có chuyện dư luận hôm nay ồn ã lên những thắc mắc hoặc trách cứ các cấp chính quyền của ta như vừa qua.
Tóm lại là chính sách về thông tin phải minh bạch rõ ràng. Đã một bước rõ ràng minh bạch rồi thì càng phải tiến tới rõ ràng minh bạch hơn nữa trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Nguyễn Vĩnh
hay vẫn là chính sách thông tin?
Từ hôm có chuyện xôn xao về tảo mộ nhân tiết thanh minh mà UBND Lạng Sơn gửi công văn tới thuộc cấp cho chủ trương mời phía TQ dự, tôi rất muốn viết mấy dòng. Nhất là công văn trên lại dùng hai chữ “liệt sĩ” cho lính chết trận TQ càng khiến không ít người hoang mang và phẫn nộ.
Giữa lúc đầy chuyện “nhạy cảm” về biển đảo biên giới như thế này, đưa lên như vậy ở một cổng thông tin điện tử chính thức của một tỉnh biên giới như Lạng Sơn, không hiểu điều đó có ẩn ý gì đây?
Nay thì mọi sự đã trôi qua, tôi định thôi không viết gì nữa, nếu như không có chuyện trannhuong.com đưa lên bài ngắn của bạn tôi Dương Đức Quảng (DĐQ) có đính theo các tư liệu liên quan. Cái tít “Miễn bình luận” (cũng có ý là miễn bàn đến nữa) của tác giả DĐQ nhắc tôi đừng viết gì nữa, nhưng trong thâm tâm cứ thúc giục tôi hãy viết ra đây ít dòng, hầu nói lại cho rõ thêm chút nào hay chút ấy cho một câu chuyện đâu còn là “tiểu sự” mà chuyển thành “đại sự” trong đối ngoại ngoại giao không chừng...
*
Là tôi muốn nhắc lại hồi còn đi làm ở bộ ngoại giao, dự các buổi giao ban mỗi sáng. Cứ tới gần “tiết thanh minh” (thường vào giữa tháng 2 lịch âm) câu chuyện tảo mộ lính TQ chôn cất ở Hữu Lũng Lạng Sơn (hoặc có năm diễn ra ở Thái Nguyên) là việc thường diễn ra.
Đơn giản bởi hồi chống Mỹ cứu nước, lính làm đường TQ sang giúp ta khá đông, họ đóng quân tại một số tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Quảng Ninh… Đương nhiên chiến tranh, Mỹ ném bom bắn phá thì lính TQ cũng hứng chịu bom đạn như chúng ta, nghĩa là cũng bị thương bị chết như quân dân ta.
Những người lính đó do chính phủ TQ phái sang với sự thỏa thuận của nhà nước ta (khi đó Bác Hồ còn sống chỉ ưng người TQ làm công việc đường xá hậu cần khu trú tại các tỉnh biên giới và giáp ranh các tỉnh đó thôi). Cũng là đương nhiên, họ làm nhiệm vụ mà bị chết thì TQ người ta gọi đó là sự hy sinh cho Việt Nam , vì Việt Nam , gọi tất cả là các liệt sĩ (của nước họ) là đúng với họ.
Trong những trường hợp như thế, việc chúng ta tưởng nhớ tôn vinh các hành động hào hiệp khi đó của TQ giúp ta cũng hoàn toàn là sự cần thiết, hơn nữa cũng là đạo lý của người mình nữa. Nên việc chúng ta đứng ra tổ chức để đồng hương đồng bào của họ viếng thăm mộ phần là rất đúng chừng nào phía ngoại giao TQ (đại sứ quán nước họ thường gửi công hàm chính thức về việc này) trong đó yêu cầu nhà nước ta xếp đặt tổ chức để họ viếng thăm mộ phần.
Tôi nói cả hai ý hai vế như vậy vì cũng có ý kiến cho rằng tốt nhất là tạo điều kiện để người TQ - trong đó có thân nhân của người đã khuất - di chuyển mộ phần, đưa xương cốt về nước họ, tiện hơn cho cúng bái viếng thăm… Tuy nhiên tôi chợt nghĩ chắc là khó, bởi có yếu tố chính trị mà TQ muốn xen vào đây mất rồi. Chắc gì chính quyền hiện nay của TQ cho làm theo hướng trên chứ tôi nghĩ thân nhân thì họ rất muốn di chuyển mồ mả về quê hương.
Tại nhớ các buổi giao ban, có lần là một “báo cáo ngắn” của Vụ phụ trách về công việc với TQ, có lần là kiểu “nhắc việc” in trên tờ chương trình công tác tuần do văn phòng bộ ngoại giao cung cấp cho các đơn vị trong bộ.
Nội dung báo cáo hoặc chương trình trên thường là năm nay tổ chức việc thăm mộ các tử sĩ TQ mất ở nước ta nhân tiết thanh minh được tổ chức ở đâu, tiến hành như thế nào; rồi cách phối hợp ra sao với phía TQ theo đề nghị hằng năm của sứ quán TQ gửi sang ta với việc này ra làm sao?... Tất thảy đều được nêu công khai tại các buổi giao ban cấp vụ ở bộ ngoại giao và phổ biến đến các cán bộ chuyên viên liên quan trong cả bộ.
Tuy nhiên vì những lý do gì không biết, tôi cũng chưa hiểu tại sao bộ ngoại giao ít khi công bố cho báo chí truyền thông trong nước biết những chủ trương chính sách như thế - trừ khi đã diễn ra sự việc đi tảo mộ với sự tham gia của ông đại sứ hoặc cán bộ của sứ quán TQ mới thấy mấy tờ báo hằng ngày đưa tin trên trang cuối.
Ngay cả việc tôi làm ở tờ báo đối ngoại của bộ cũng không được yêu cầu công khai thông tin chuyện này trên mặt báo của mình (vì về nguyên tắc, chương trình công tác tuần không phổ biến rộng, có đóng dấu “mật”).
Cứ liên tục làm việc với những quy thức không thành văn ấy, mặc nhiên mọi chuyện chính quyền làm coi như đúng cả, cứ thế mà tiến hành như một kiểu “đến hẹn lại lên” hằng năm.
Chủ trương của bộ ngoại giao đã đưa ra (cũng tức là của chính phủ), thì tất nhiên về mặt đối ngoại các tỉnh liên quan như Lạng Sơn hoặc Thái Nguyên nói trên họ cũng cứ thế mà nhắc việc cấp dưới, cứ thế tuần tự như tiến hằng năm mà đưa ra thực hiện như một lối mòn.
Nên cái công văn mới đây, nhân tiết thanh minh năm Canh Dần này của ông ủy ban Lạng Sơn không ra ngoài con đường mòn này. Cứ tưởng việc trên mãi mãi là đúng nên cơ sự nên chuyện như vậy.
Nhưng trớ trêu ở chỗ, bối cảnh thời gian gần đây có chuyện biển đảo ngày càng nóng lên, sát phạt đến chủ quyền lãnh thổ của ta... Lại thêm chuyện hải quân TQ diễu võ quá mức cần thiết ngoài Biển Đông, bắt bớ giam cầm thuyền và ngư dân ta đi đánh cá ở các vùng biển mà ta tuyên bố chính thức là có chủ quyền, càng tấy lên dư luận cảnh giác với người láng giềng phía Bắc.
Cho nên cách làm việc “theo lối mòn”, gửi công văn mẫu sẵn có (chỉ chữa lại ngày tháng bây giờ) như ông ủy ban Lạng Sơn đã làm đâu có ổn nũa.
Lẽ ra công văn viết được thêm sau từ liệt sĩ: “liệt sĩ Trung Quốc chết ở Hữu Lũng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước” thì có phải đúng và rõ ràng bao nhiêu hay không. Công văn dù kéo dài thêm mấy dòng như thế trong trường hợp này là rất cần thiết. Vậy sao người soạn thảo công văn trên không để ý viết them vào. Thật đáng tiếc và cũng đáng trách.
Hay là ý tứ đằng sau cái công văn kia có gì nữa như nhiều bạn đọc trên mạng nhắc đến thì tôi không dám bàn sâu.
Nhưng nói gì đi nữa, cái ý muốn gọi chung chung tất cả các tử sĩ TQ chết trận tại đất Việt ta là liệt sĩ (để ta phải ghi nhớ công ân) là không có được! Bởi nó đảo ngược luân thường đạo lý mất rồi nếu chúng ta buộc phải nhớ đến những vụ thảm sát dân ta tại các vùng đất giáp biên giới khi lính TQ tràn sang xâm lược nước ta hồi tháng 2/1979.
*
Thế thì chung quy là lỗi tại cái công văn, nội dung công văn!? Hay tại sự thiếu thốn thông tin, thiếu tính công khai trong cách thông tin cho dân, cho dư luận?
Tôi đưa chuyện giao ban trong bộ tôi là nhân đây muốn nói đến chuyện rất cơ bản: Quan niệm thế nào là mật/là không mật; thế nào là hết mật/giải mật; thế nào thuộc thông tin nội bộ hay thông tin rộng rãi, thông tin công khai… trong cách ứng xử, điều hành tại các công sở của ta trước đây và hiện nay thế nào cho đúng là rất quan trọng?
Theo tôi biết thì nước nào cũng có những quy định ngặt nghèo về các bí mật quốc gia, nhất là ngành quân sự, ngoại giao, an ninh tình báo…
Phải tôn trọng và tuân thủ những quy định về điều đó. Làm lộ bí mật quốc gia là bị chính quyền gọi hầu tòa, bị phạt tù, thậm chí xử tử hình.
Nhưng phải áp dụng đúng chỗ. Lạm dụng tràn lan cái sự mật lắm khi làm hỏng đại sự. Như chuyện tảo mộ tiết thanh minh kể trên chẳng hạn.
Nếu như bộ thông tin, bộ ngoại giao có chủ trương cho giải thích công khai trên báo chí truyền thông (ngay từ các năm trước đây việc này) thì đâu có chuyện dư luận hôm nay ồn ã lên những thắc mắc hoặc trách cứ các cấp chính quyền của ta như vừa qua.
Tóm lại là chính sách về thông tin phải minh bạch rõ ràng. Đã một bước rõ ràng minh bạch rồi thì càng phải tiến tới rõ ràng minh bạch hơn nữa trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Nguyễn Vĩnh
Lựa chọn bằng lá phiếu
Lựa chọn bằng lá phiếu
Không những nước Anh mà thế giới cùng trầm trồ về người trẻ nhất từ gần 200 năm nay của nước này vừa lên làm thủ tướng. Ông David Cameron bước vào tuổi 43 đã đứng đầu một chính phủ của nhóm G7, tức các cường quốc công nghiệp thật sự, điều ấy không phải dễ.
Càng không đơn giản khi chúng ta biết rằng các đảng phái chính trị của nước này một khi tranh cử để giành quyền lực đều vô cùng quyết liệt, không ai nhường ai đâu. Nên Cameron đã trở thành một hiện tượng chính trị nổi bật của Vương quốc Anh.
Điều đáng nói hơn là ông thủ tướng Cameron chỉ mới là nghị sĩ quốc hội, bắt tay công việc lập pháp mới từ năm 2001. So với nhiều chính khách lão luyện khác khi bước được vào một chức vụ chủ chốt của quốc gia, ông Cameron mới như một anh lính trẻ trong nghề chính trị thực sự.
Dĩ nhiên trước đó ông đã gia nhập đảng Bảo thủ, tham gia mảng quan hệ công chúng của một công ty truyền hình Anh. Vậy thôi.
Thế mà qua tổng tuyển cử, đảng của ông đã về nhất nước Anh. Phe đảng đang cầm quyền không liên minh được với đảng về thứ ba để lập chính phủ mới trong khi đảng ông Cameron lại nhận được sự hợp lực này, nên ông đánh bật được thủ tướng đương nhiệm.
Một trò chơi chính trị, đúng là một trò chơi, nhưng cứ đúng luật là được tôn trọng.
Nhưng có thể điều đáng nói nhất ở ông Cameron là ông đã được “đào tạo rất cơ bản” để làm chính trị ở Anh - một quốc gia giàu mạnh và dân chủ.
Ngay từ nhỏ ông được học tại một trong những trường tư truyền thống nhất của Anh quốc rồi sau đó vào đại học Oxford lừng lẫy danh tiếng. Nhận được mảnh bằng loại ưu ngành chính trị, triết học và kinh tế ở đây.
Nên nhớ nhiều tổng thống, thủ tướng không những của Anh mà của nhiều nước trong Liên hiệp Anh (gọi là khối Commonwell-Thịnh vượng chung) như Ấn Độ, Úc Đại Lợi… thường là qua ngôi trường này học hành. Đủ thấy đấy là những điểm cộng điểm son của một nền giáo dục chuyên nghiệp và chất lượng cao “thật sự” chứ không phải loại các trường chỉ thích hô hào khẩu hiệu.
Biết đây là chuyện của nước người ta nhưng tôi cứ nghĩ ngợi vẩn vơ…
Những cơ hội cho người trẻ ở nước người ta là vậy. Ở Mỹ ở Anh và nhiều nước Tây Âu khác là như vậy. Giới tinh hoa được đào tạo rèn luyện trong những môi trường hoạt động đầy tính chuyên nghiệp. Và nhất là luôn cạnh tranh ghê gớm. Có như thế mới có thể xuất hiện được các hiện tượng đột xuất, không nói là kỳ lạ đến như vậy.
Những kẻ giỏi thật, là tinh chất thật của sự sàng lọc xã hội thì mới có cơ thắng trong cuộc ganh đua. Mà giỏi thật thì không hẹn ngày hẹn tuổi. Và nhất là không tính điểm về gốc gác xuất xứ giai cấp thành phần – trong khi thực chấtcác sự xếp sắp quy định này đến nay cũng khá là mờ nhạt, phân một ai rạch ròi là thành phần nguồn gốc này nọ e là khiên cưỡng trong một xã hội hiện đại và đang chuyển động dữ dội.
Như trường hợp Obama ở Mỹ, người tổng thống quyền lực nhất thế giới này thắng cử đâu có nguồn từ con nhà quyền thế. Trái lại ông chỉ là một người gốc da màu của cha ông từ châu Phi đen.
Có được những điều đó bởi bên các nước người ta là phổ thông đầu phiếu, là bầu cử tự do. Sự lựa chọn của người dân là công khai. Người thắng cử phải chịu sự sàng lọc khắt khe bằng lá phiếu của cử tri. Các xu hướng chính trị khác nhau không hề cản trở gì tới cách bầu và sự thắng cử của các ứng viên. Mà giành lá phiếu ở các quốc gia đó không hề dễ dàng, bởi mặt bằng dân trí của các nước họ đâu có tồi.
Còn ở chúng ta, như nhiều vị từng trong cơ chế quyền lực một thời đã nói và viết công khai trên các phương tiện truyền thông chính thức của ta cho thấy công tác tổ chức cán bộ vẫn còn ì ạch và theo lối mòn lối cũ. Nên ít khi xuất hiện những trường hợp nhân tài đột biến trong nghề hoạt động chính trị.
Cũng nên nghĩ một cách nghiêm túc qua những trường hợp thắng cử của Anh vừa rồi và các trường hợp thắng cử ở các nước khác trên thế giới.
Nghĩ để rút kinh nghiệm và cải tiến đổi mới trong các hoạt động của xã hội chúng ta chứ không vì mục đích gì khác.
Nguyễn Vĩnh
Không những nước Anh mà thế giới cùng trầm trồ về người trẻ nhất từ gần 200 năm nay của nước này vừa lên làm thủ tướng. Ông David Cameron bước vào tuổi 43 đã đứng đầu một chính phủ của nhóm G7, tức các cường quốc công nghiệp thật sự, điều ấy không phải dễ.
Càng không đơn giản khi chúng ta biết rằng các đảng phái chính trị của nước này một khi tranh cử để giành quyền lực đều vô cùng quyết liệt, không ai nhường ai đâu. Nên Cameron đã trở thành một hiện tượng chính trị nổi bật của Vương quốc Anh.
Điều đáng nói hơn là ông thủ tướng Cameron chỉ mới là nghị sĩ quốc hội, bắt tay công việc lập pháp mới từ năm 2001. So với nhiều chính khách lão luyện khác khi bước được vào một chức vụ chủ chốt của quốc gia, ông Cameron mới như một anh lính trẻ trong nghề chính trị thực sự.
Dĩ nhiên trước đó ông đã gia nhập đảng Bảo thủ, tham gia mảng quan hệ công chúng của một công ty truyền hình Anh. Vậy thôi.
Thế mà qua tổng tuyển cử, đảng của ông đã về nhất nước Anh. Phe đảng đang cầm quyền không liên minh được với đảng về thứ ba để lập chính phủ mới trong khi đảng ông Cameron lại nhận được sự hợp lực này, nên ông đánh bật được thủ tướng đương nhiệm.
Một trò chơi chính trị, đúng là một trò chơi, nhưng cứ đúng luật là được tôn trọng.
Nhưng có thể điều đáng nói nhất ở ông Cameron là ông đã được “đào tạo rất cơ bản” để làm chính trị ở Anh - một quốc gia giàu mạnh và dân chủ.
Ngay từ nhỏ ông được học tại một trong những trường tư truyền thống nhất của Anh quốc rồi sau đó vào đại học Oxford lừng lẫy danh tiếng. Nhận được mảnh bằng loại ưu ngành chính trị, triết học và kinh tế ở đây.
Nên nhớ nhiều tổng thống, thủ tướng không những của Anh mà của nhiều nước trong Liên hiệp Anh (gọi là khối Commonwell-Thịnh vượng chung) như Ấn Độ, Úc Đại Lợi… thường là qua ngôi trường này học hành. Đủ thấy đấy là những điểm cộng điểm son của một nền giáo dục chuyên nghiệp và chất lượng cao “thật sự” chứ không phải loại các trường chỉ thích hô hào khẩu hiệu.
Biết đây là chuyện của nước người ta nhưng tôi cứ nghĩ ngợi vẩn vơ…
Những cơ hội cho người trẻ ở nước người ta là vậy. Ở Mỹ ở Anh và nhiều nước Tây Âu khác là như vậy. Giới tinh hoa được đào tạo rèn luyện trong những môi trường hoạt động đầy tính chuyên nghiệp. Và nhất là luôn cạnh tranh ghê gớm. Có như thế mới có thể xuất hiện được các hiện tượng đột xuất, không nói là kỳ lạ đến như vậy.
Những kẻ giỏi thật, là tinh chất thật của sự sàng lọc xã hội thì mới có cơ thắng trong cuộc ganh đua. Mà giỏi thật thì không hẹn ngày hẹn tuổi. Và nhất là không tính điểm về gốc gác xuất xứ giai cấp thành phần – trong khi thực chấtcác sự xếp sắp quy định này đến nay cũng khá là mờ nhạt, phân một ai rạch ròi là thành phần nguồn gốc này nọ e là khiên cưỡng trong một xã hội hiện đại và đang chuyển động dữ dội.
Như trường hợp Obama ở Mỹ, người tổng thống quyền lực nhất thế giới này thắng cử đâu có nguồn từ con nhà quyền thế. Trái lại ông chỉ là một người gốc da màu của cha ông từ châu Phi đen.
Có được những điều đó bởi bên các nước người ta là phổ thông đầu phiếu, là bầu cử tự do. Sự lựa chọn của người dân là công khai. Người thắng cử phải chịu sự sàng lọc khắt khe bằng lá phiếu của cử tri. Các xu hướng chính trị khác nhau không hề cản trở gì tới cách bầu và sự thắng cử của các ứng viên. Mà giành lá phiếu ở các quốc gia đó không hề dễ dàng, bởi mặt bằng dân trí của các nước họ đâu có tồi.
Còn ở chúng ta, như nhiều vị từng trong cơ chế quyền lực một thời đã nói và viết công khai trên các phương tiện truyền thông chính thức của ta cho thấy công tác tổ chức cán bộ vẫn còn ì ạch và theo lối mòn lối cũ. Nên ít khi xuất hiện những trường hợp nhân tài đột biến trong nghề hoạt động chính trị.
Cũng nên nghĩ một cách nghiêm túc qua những trường hợp thắng cử của Anh vừa rồi và các trường hợp thắng cử ở các nước khác trên thế giới.
Nghĩ để rút kinh nghiệm và cải tiến đổi mới trong các hoạt động của xã hội chúng ta chứ không vì mục đích gì khác.
Nguyễn Vĩnh
Văn hiến xếp lại, dao búa thôi (!)
Văn hiến xếp lại, dao búa thôi (!)
Đọc mấy chữ nghe lạnh cả gáy. Nhưng lại là sự thực. Văn hiến văn hóa bị xếp sang bên. Chơi dao búa “hàng nóng” đúng cái cách giang hồ chốn đô hội xô bồ trị xử nhau.
Chuyện vừa mới xảy ra ở làng tôi. Ngay trước thềm một hội lệ hằng năm. Cái năm đặc biệt người làng kỳ vọng. Vì có tổ chức rước kiệu thánh hoàng làng và tế lễ trọng thể ở đền thờ ngài mà phải 5 năm mới quay lại một lần. Nên có chút hẫng hụt lo âu, nhất là ở những người già cả trong thôn.
Cái chuyện án mạng đổ máu vào những ngày cả thôn cầu vui, ai muốn… Một thanh niên tuổi còn rất trẻ bị đâm chết. Câu chuyện ầm làng nước còn bởi, theo quy định trong hương ước, bất cứ ai chết vào dịp hội làng sẽ không tổ chức lễ tang trong suốt 3 ngày hội lệ. Mà để một thi hài trường diễn ba bốn ngày như thế trong nhà, khi tiết trời đã vào hè thì gia đình nào yên tâm được. Nên phải tìm cách đưa tử thi sang Hà Nội ướp lạnh dù tốn kém tiền của để chờ ngày giã đám mới lo ma chay được. Nên cái khổ đau trong trường hợp này nhân lên gấp bội cho thân nhân kẻ bị hại.
Truy nguyên chuyện án mạng cũng lãng xẹt, đâu chỉ chút tranh chấp tiền nong. Nếu khéo bảo ban nhau thì đâu nên nỗi. Anh ruột cậu nhỏ xấu số có tiệm cầm đồ. Đám khách nợ nần gì đó chưa giải quyết được với ông anh, thì anh cho gọi em tới như cách gây uy lực đòi nợ. Lúc đó cậu em đã sắp đi ngủ. Nhưng ông anh nài quá phải vọt con xe tới. Loạng quạng mắt nhắm mắt mở dắt chiếc xe máy tới gần hiện trường, thì “phập” cái, lưỡi dao thái lan bén sắc của kẻ thủ ác rình nấp xuyên trúng ngay cuống tim khiến cậu ta chết ngay. Khiếp đảm, y như phim hình sự bạo lực.
Vụ án đang điều tra, kết quả đúng sai bên nào, ra sao… không phải đích chuyện tôi muốn kể muốn nói. Điều tôi nghĩ ngợi nhiều là một nếp sống, sự đối nhân xử thế giữa con người với nhau ở chốn thôn quê Trước và Nay nó ra làm sao đây.
Nếu làm một cuộc hỏi han dư luận nhè nhẹ ở quê tôi, tôi đoan chắc rằng ý kiến không mấy khác nhau về một nếp sống chủ đạo ở quê tôi hiện nay. Cho dù gần đây có chuyện thôn xóm “lên phường” (sáp nhập vào thị xã Từ Sơn mới lập) thì chất nông thôn quê mùa vẫn hiện rõ trong nếp sống, ngay trong hội làng đang diễn ra lúc này. Vẫn cơ bản là một vùng quê, nếp ăn ở vẫn theo cách nhà quê là chính.
Thế nên chuyện lũ trẻ, nhất là đám thanh thiếu niên mới lớn thời gian gần đây xử sự với nhau theo lối bạo lực dao búa đã dấy lên trong dân làng bao điều nghĩ ngợi lo âu.
Ngay dân đi xa làm ăn như cánh chúng tôi về làng dịp này cũng có phần choáng váng khi nghe một số chuyện cụ thể. Mình ở nơi đô thị đã thấy chán ngấy những chuyện án mạng chém giết nhau trên mặt báo an ninh, tưởng về quê “trốn” được mọi điều như vậy, thế mà vẫn…
Chợt nghĩ về một lối xưa sống nhân hòa tốt đẹp ngày một như phôi pha. Cái nếp sống thực dụng chốn thành thị tiêu cực như đang ào ạt kéo đến quê nhà chúng tôi mất rồi.
Ai cũng rõ, người già người có tuổi ở thôn quê - về mặt đạo lý - như cái nóc nhà, như dường cột tinh thần của gia đình. Họ vẫn cố gắng kiên trì răn dạy điều hay lẽ thiệt cho lớp con lớp cháu. Nhưng tiếc nỗi, việc nghĩa lý này ngày càng như ít tác dụng. Đơn giản vì họ không còn là lực lượng nắm được cuộc sống kinh tế của làng quê nữa. Lớp trẻ dù sao chúng cũng là vai chính kiếm ra đồng tiền. Trong cách sống của lớp người này, ác thay chúng chỉ thấy một mặt trái, nếu có trong tay đồng tiền thì hình như giải quyết được tất cả mọi điều trong cuộc sống.
Những chuyện đại thể dưới đây thì thuộc diện “cả làng” đều biết cả:
Thanh niên làng chạy chọt một công việc đi làm ở cơ quan nhà nước, dù cầm bằng đại học trong tay, vẫn cứ là “xì tiền ra”.
Đi lao động nước ngoài, “chồng đô chồng vàng” lên là có thể đi Nhật đi Hàn dễ dàng hơn những kẻ hội đủ tiêu chuẩn quy định của xã.
Vào học đại học, trung cấp trường B trường A, tốt nhất là đưa phong bì “đi thi trước” thì mới có suất đấy nha.
Không kể chuyện ốm đau bệnh tật, vào viện mổ xẻ thuốc men; rồi xây nhà mua đất, sinh con lập nghiệp… - trăm sự không đồng tiền thì chỉ có mà “hãy đợi đấy”.
Nên cái thói trọng kim tiền, coi mọi cách miễn kiếm ra đồng tiền là được, cho dù bất kể phương cách thủ đoạn nào… chính là nguy cơ làm hư đốn nhanh đạo đức con người.
Sự thoái hóa biến chất về nếp sống, đạo đức suy vi xuống cấp buồn thay nó đi cùng với quá trình đô thị hóa nông thôn. Lẽ ra xu hướng tiến lên lối sống thành thị phải là đích tiến của nông thôn, thì trong trường hợp làng tôi (và có thể nhiều làng quê khác) lại buộc người ta phải nghĩ ngược lại.
Oái oăm chính ở chỗ người dân lương thiện nay lại mong cho quá trình tiến hóa hợp xu thế nhân loại này được hãm bớt, nếu tiến thì cũng chầm chậm lại.
Đơn giản vì hầu như mọi sự chưa được chuẩn bị kỹ. Các điều kiện vật chật và tinh thần “cần và đủ” cho thành thị hóa nông thôn là chưa có, chưa sẵn sàng.
Tất cả vẫn là kiểu a-dua phong trào từ bên trong; hoặc là áp lực xảy đến từ bên ngoài bên trên. Mà nếu vậy thì làm sao mà phát triển bền vững được.
Trang Liệt-Hà Nội, 4/2010
Nguyễn Vĩnh
Đọc mấy chữ nghe lạnh cả gáy. Nhưng lại là sự thực. Văn hiến văn hóa bị xếp sang bên. Chơi dao búa “hàng nóng” đúng cái cách giang hồ chốn đô hội xô bồ trị xử nhau.
Chuyện vừa mới xảy ra ở làng tôi. Ngay trước thềm một hội lệ hằng năm. Cái năm đặc biệt người làng kỳ vọng. Vì có tổ chức rước kiệu thánh hoàng làng và tế lễ trọng thể ở đền thờ ngài mà phải 5 năm mới quay lại một lần. Nên có chút hẫng hụt lo âu, nhất là ở những người già cả trong thôn.
Cái chuyện án mạng đổ máu vào những ngày cả thôn cầu vui, ai muốn… Một thanh niên tuổi còn rất trẻ bị đâm chết. Câu chuyện ầm làng nước còn bởi, theo quy định trong hương ước, bất cứ ai chết vào dịp hội làng sẽ không tổ chức lễ tang trong suốt 3 ngày hội lệ. Mà để một thi hài trường diễn ba bốn ngày như thế trong nhà, khi tiết trời đã vào hè thì gia đình nào yên tâm được. Nên phải tìm cách đưa tử thi sang Hà Nội ướp lạnh dù tốn kém tiền của để chờ ngày giã đám mới lo ma chay được. Nên cái khổ đau trong trường hợp này nhân lên gấp bội cho thân nhân kẻ bị hại.
Truy nguyên chuyện án mạng cũng lãng xẹt, đâu chỉ chút tranh chấp tiền nong. Nếu khéo bảo ban nhau thì đâu nên nỗi. Anh ruột cậu nhỏ xấu số có tiệm cầm đồ. Đám khách nợ nần gì đó chưa giải quyết được với ông anh, thì anh cho gọi em tới như cách gây uy lực đòi nợ. Lúc đó cậu em đã sắp đi ngủ. Nhưng ông anh nài quá phải vọt con xe tới. Loạng quạng mắt nhắm mắt mở dắt chiếc xe máy tới gần hiện trường, thì “phập” cái, lưỡi dao thái lan bén sắc của kẻ thủ ác rình nấp xuyên trúng ngay cuống tim khiến cậu ta chết ngay. Khiếp đảm, y như phim hình sự bạo lực.
Vụ án đang điều tra, kết quả đúng sai bên nào, ra sao… không phải đích chuyện tôi muốn kể muốn nói. Điều tôi nghĩ ngợi nhiều là một nếp sống, sự đối nhân xử thế giữa con người với nhau ở chốn thôn quê Trước và Nay nó ra làm sao đây.
Nếu làm một cuộc hỏi han dư luận nhè nhẹ ở quê tôi, tôi đoan chắc rằng ý kiến không mấy khác nhau về một nếp sống chủ đạo ở quê tôi hiện nay. Cho dù gần đây có chuyện thôn xóm “lên phường” (sáp nhập vào thị xã Từ Sơn mới lập) thì chất nông thôn quê mùa vẫn hiện rõ trong nếp sống, ngay trong hội làng đang diễn ra lúc này. Vẫn cơ bản là một vùng quê, nếp ăn ở vẫn theo cách nhà quê là chính.
Thế nên chuyện lũ trẻ, nhất là đám thanh thiếu niên mới lớn thời gian gần đây xử sự với nhau theo lối bạo lực dao búa đã dấy lên trong dân làng bao điều nghĩ ngợi lo âu.
Ngay dân đi xa làm ăn như cánh chúng tôi về làng dịp này cũng có phần choáng váng khi nghe một số chuyện cụ thể. Mình ở nơi đô thị đã thấy chán ngấy những chuyện án mạng chém giết nhau trên mặt báo an ninh, tưởng về quê “trốn” được mọi điều như vậy, thế mà vẫn…
Chợt nghĩ về một lối xưa sống nhân hòa tốt đẹp ngày một như phôi pha. Cái nếp sống thực dụng chốn thành thị tiêu cực như đang ào ạt kéo đến quê nhà chúng tôi mất rồi.
Ai cũng rõ, người già người có tuổi ở thôn quê - về mặt đạo lý - như cái nóc nhà, như dường cột tinh thần của gia đình. Họ vẫn cố gắng kiên trì răn dạy điều hay lẽ thiệt cho lớp con lớp cháu. Nhưng tiếc nỗi, việc nghĩa lý này ngày càng như ít tác dụng. Đơn giản vì họ không còn là lực lượng nắm được cuộc sống kinh tế của làng quê nữa. Lớp trẻ dù sao chúng cũng là vai chính kiếm ra đồng tiền. Trong cách sống của lớp người này, ác thay chúng chỉ thấy một mặt trái, nếu có trong tay đồng tiền thì hình như giải quyết được tất cả mọi điều trong cuộc sống.
Những chuyện đại thể dưới đây thì thuộc diện “cả làng” đều biết cả:
Thanh niên làng chạy chọt một công việc đi làm ở cơ quan nhà nước, dù cầm bằng đại học trong tay, vẫn cứ là “xì tiền ra”.
Đi lao động nước ngoài, “chồng đô chồng vàng” lên là có thể đi Nhật đi Hàn dễ dàng hơn những kẻ hội đủ tiêu chuẩn quy định của xã.
Vào học đại học, trung cấp trường B trường A, tốt nhất là đưa phong bì “đi thi trước” thì mới có suất đấy nha.
Không kể chuyện ốm đau bệnh tật, vào viện mổ xẻ thuốc men; rồi xây nhà mua đất, sinh con lập nghiệp… - trăm sự không đồng tiền thì chỉ có mà “hãy đợi đấy”.
Nên cái thói trọng kim tiền, coi mọi cách miễn kiếm ra đồng tiền là được, cho dù bất kể phương cách thủ đoạn nào… chính là nguy cơ làm hư đốn nhanh đạo đức con người.
Sự thoái hóa biến chất về nếp sống, đạo đức suy vi xuống cấp buồn thay nó đi cùng với quá trình đô thị hóa nông thôn. Lẽ ra xu hướng tiến lên lối sống thành thị phải là đích tiến của nông thôn, thì trong trường hợp làng tôi (và có thể nhiều làng quê khác) lại buộc người ta phải nghĩ ngược lại.
Oái oăm chính ở chỗ người dân lương thiện nay lại mong cho quá trình tiến hóa hợp xu thế nhân loại này được hãm bớt, nếu tiến thì cũng chầm chậm lại.
Đơn giản vì hầu như mọi sự chưa được chuẩn bị kỹ. Các điều kiện vật chật và tinh thần “cần và đủ” cho thành thị hóa nông thôn là chưa có, chưa sẵn sàng.
Tất cả vẫn là kiểu a-dua phong trào từ bên trong; hoặc là áp lực xảy đến từ bên ngoài bên trên. Mà nếu vậy thì làm sao mà phát triển bền vững được.
Trang Liệt-Hà Nội, 4/2010
Nguyễn Vĩnh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...