Sau câu chuyện ông Kim Ngọc
Lúc này câu chuyện ông bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú năm xưa lại được kể lại bằng điện ảnh trên truyền hình. 14 tập phim đã được chiếu. Như vậy còn tới gần 40 tập nữa mới kết thức câu chuyện.
Tuy nhiên với người Việt Nam mình thì chuyện của ông Kim Ngọc đâu phải “bí mật” gì nữa. Ai ai chẳng biết hết tất cả trước sau câu chuyện này rồi. Ông làm bí thư tỉnh ủy nhưng chính ông đã từ thực tế đời sống mà cho khoán hộ chui ở nông thôn. Ông ngầm ủng hộ cách làm ăn “phá CNXH” như các đồng nghiệp đồng chí của ông nhắc nhở, chính xác hơn là phá phong trào hợp tác hóa. Và chuyện ông bị báo cáo lên trên, ông bị kỷ luật đảng…
Và 22 năm sau đó, một lần nữa dư luận lại rộ lên khi Nghị quyết X của Bộ Chính trị đưa ra có nhiều điểm trùng khớp với tư duy của ông trước đó: Công nhận hộ xã viên là đơn vị kinh tế độc lập. Lần này, công lao của ông được nhìn nhận và đánh giá lại.
Tất cả những điều đó sẽ được các nhà làm phim truyền hình kể lại trong 50 tập phim. Hồi này đi về nông thôn, thấy dân tình bàn tán nhiều về phim. Phim thì họ có khen có chê. Tự nhiên thôi. Nhưng điều đáng nói là họ đều rất thích khi nhìn lại những cảnh huống trên phim thời bao cấp. Thấy sao mà các nhà nghệ sĩ phản ánh đúng thế sát thế. Thời ấy khổ quá, khổ ghê gớm. Và không hiểu là tại sao lại thiếu thốn khổ sở đến như thế không biết. Đấy là thế hệ 50 tuổi trở lên đã thấy như vậy (thế hệ có chứng kiến ít nhiều cảnh bao cấp khó khăn), còn cánh trẻ hiện nay thì còn thấy thế nào nữa? Chắc họ càng không hiểu là tại sao lại có thời khó khổ thiếu thốn đến như vậy.
Chung quy là tại cái đầu óc làm ăn cả thôi. Đất đai có, con người lao động có, nhưng nó như bị bủa vây bó buộc bởi bao thứ giáo điều mà “bó tay” tất cả. Chẳng thế ư, ngay khi làm ăn “chui” thành tựu được cân ngô cân sắn, con gà con cá cũng tuyệt không được công khai trao đổi với ai, không bán không mua vì tất cả lương thực thực phẩm là “quản lý” tuốt tuốt.
Thời ấy là vậy. Thôi không cần viết thêm, bộ phim đã miêu tả rất tốt về hiện thực đáng buồn đó.
Việc làm sống lại một hình tượng như ông bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc (phim đặt là ông Hoàng Kim), một lãnh đạo đầy tâm huyết với công việc. Ông thích tác phong sâu sát dân, lội bộ xuống cánh đồng, thích về họp với các chủ nhiệm hợp tác xã, với các bí thư đảng ủy xã hoặc bí thư huyện ủy. Ông thích gặp nông dân thường, cả người già người trẻ ở các vùng nông thôn trong cái tỉnh trung du rộng lớn của ông để làm giàu kho tri thức của một người lãnh đạo cấp tỉnh. Ông Kim Ngọc là týp cán bộ lãnh đạo dám làm dám chịu, tất cả vì quyền lợi của người dân. Ông cũng sẵn sàng đương đầu với những thách thức thời cuộc nên được các đồng sự tử tế thực sự ủng hộ ông và được bà con nông dân cùng thời hết sức yêu mến. Đương nhiên ông cũng là đối thủ, thậm chí như một thứ vật cản đối với những loại cán bộ lãnh đạo các cấp mỗi khi đối mặt với nhau trong việc chỉ đạo cái tỉnh hầu hết là nông thôn nông dân và nông nghiệp như Vĩnh Phú khi ấy.
Như một sắp đặt tình cờ, phim Bí thư tỉnh ủy phát sóng đúng vào dịp xã hôi ta đang có nhiều vấn đề nóng bỏng được đặt ra trong kỳ họp QH lần này như khai thác hay dừng các mỏ bô-xít, như cách quản lý doanh nghiệp qua vụ Vinashin... thì một hình tượng như bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc càng khiến dư luận và khán giả chăm chú theo dõi và suy ngẫm.
Giờ đây khi cái thời tập thể hóa nông nghiệp đã đi qua từ lâu, các thế hệ trẻ nhìn lại những câu chuyện khoán hộ của ông Kim Ngọc theo rõi và gây dựng cứ y như một câu chuyện cổ tích. Tuy nhiên bài học về nhân cách, về bản lĩnh lãnh đạo và nất là bài học sống động trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vẫn còn nguyên vẹn giá trị của nó.
Ở một góc độ khác, mong có nhiều những Kim Ngọc thời nay. Chính xác hơn là cần những “tư duy Kim Ngọc” mới, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước các vấn đề mới mà đất nước và dân tộc đang đặt ra.
Nguyễn Vĩnh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét