Hinh Anh vẫn ở lại với lớp Văn 8
Buổi trưa đầu tháng 3/2011 vừa qua gặp nhau, Trần Đình Thảo bảo mấy anh em nhóm chúng tôi học đại học lớp Văn 8 với Hinh Anh, là mỗi người hãy viết về một vài kỷ niệm với người bạn đồng môn. Thảo cũng nói thêm, đại ý gia đình người thân của Hinh Anh có thể in một cuốn sách về anh, ngoài các tác phẩm văn học nghệ thuật Hinh Anh để lại, còn muốn thấy những dòng hồi ức của bạn bè. Tôi nhận lời và nay chân tình gửi đến gia đình thân yêu của bạn Nguyễn Hinh Anh bài viết dưới đây. Tôi xin phép đưa trước bài viết này lên Blog cá nhân - như thắp một nén tâm hương cho Hinh Anh người bạn đã chia xa cõi đời này tròn một năm rồi.
Ảnh bên: Sông Lô nơi hợp điểm ở ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ. Sông Lô cũng khơi nguồn cho một tác phẩm phim truyện truyền hình của anh mang tên:"Dòng sông Lô vẫn trôi".
Bạn bè lớp Văn khóa 8 Đại học Tổng hợp bọn tôi hầu hết nhớ được mặt nhau. Dù nay đã sắp 50 năm kể từ buổi đầu vào học, tháng 9/1963. Sao lạ vậy? Điều thứ nhất, 3 – 4 năm trời ăn ở học hành khi ấy chung hết trong một ký túc xá; sau đó chiến tranh phá hoại phải sơ tán xa Hà Nội lại vẫn ăn ở và học hành cùng một làng trên Đại Từ, Thái Nguyên. Hình ảnh bạn bè ăn sâu trong tâm tưởng rồi. Điều nữa, thành lệ từ nhiều năm nay, cứ vào đầu Xuân là họp lớp. Vì vậy đã gần nửa thế kỷ qua đi mà chẳng mấy ai không nhận ra nhau mỗi khi gặp mặt...
Trong số đó anh chị em lớp tôi công nhận người có dáng hình dễ nhớ nhất chính là Nguyễn Hinh Anh. Anh cao kều quá khổ, cao nhất lớp nhất khoa. Giọng nói lại thanh nhẹ, tên như là tên con gái, nhớ càng dễ nhớ. Hồi xưa cái bảng điểm danh vào khoa ghi tên Hinh Anh khi ấy là “Nguyễn Kim Anh” thì đố ai dám nghĩ đấy là một bạn trai! Nên ngay ban quản trị của nhà trường còn xếp nhầm Hinh Anh vào diện nhận “xô màn”, cái của khó kiếm thời bao cấp chỉ dành phân phối cho các bạn nữ “có việc” hàng tháng! Sự kiện này của lớp chúng tôi, như nhiều bạn lớp tôi xếp hạng, là đáng ghi vào “Văn 8 Diễn Nghĩa” lắm! Cái ý tưởng mà mấy ông tướng giỏi pha trò như Trần Đình Thảo (Thảo "mù" để phân biệt với Thảo "mờ" là Trần Ngọc Thảo ở Hải Phòng), Trần Nghĩa Hiệp (một anh Hai Nam Bộ)… từng có phen sưu tầm, công bố từng đoạn, nhất là các "chương, hồi" kể chuyện 2 năm sơ tán Thái Nguyên) ai nghe cũng cười đã đời.
Nhfa máy thủy điện Hòa Bình xây dựng đã phải di dời 4.596 hộ dân với hơn 19.000 nhân khẩu... Thực tế này Hinh Anh đã tìm hiểu, thâm nhập cuộc sống rất kỹ theo góc nhìn của riêng anh. Ánh điện rực rỡ đã tỏa sáng khắp phố phường đô thị, đã làm vận hành những cỗ máy khắp nơi nơi... Hinh Anh cũng thấy như vậy, tuy nhiên anh cố gắng phát hiện đằng sau thành tựu lớn lao này - điện khí hóa đất nước - là số phận của những con người hứng chịu mất mát, hy sinh ít được nói đến sau khi di dân... Và từ ý tưởng ấy, bộ phim tài liệu truyền hình "Sông Đà niềm vui chưa trọn vẹn" đã ra đời, gây được tiếng vang xa...
Quay lại chuyện Hinh Anh. Anh ra trường vừa với tấm bằng khoa Văn ĐH Tổng hợp, vừa bằng bên khoa Thư viện ĐH Văn hóa, nhưng Hinh Anh lại nhận việc mãi trên tỉnh Vĩnh Phú. Khi ấy hai thị xã Việt Trì và Phú Thọ đều như quá xa xôi, do rất thiếu phương tiện đi lại và liên lạc điện thoại với nhau. Vì thế nên số đông anh em công tác ở Hà Nội ít khi gặp Hinh Anh. Phải đến Hinh Anh chuyển công tác về Hà Nội, làm việc ở Đài Truyền hình Việt Nam , thì các đồng môn chúng tôi mới có điều kiện gặp được nhau.
Trong số bạn bè, tôi chưa phải nhóm bạn bè thân gần nhất của Hinh Anh. Nhưng trong lòng thì đều quý mến nhau. Tôi nhớ nhất hồi tham gia công tác văn nghệ của lớp, cứ mỗi lần giáp mặt nhau là bao giờ Hinh Anh cũng trêu: “Lộng Vĩnh” hát một số bài đi! Lý do bởi tôi được cử là quản ca của lớp - anh Tám Tỷ và chị Minh Mẫn rất giỏi ca hát bày vẽ cho – nên tôi hay hát, giọng vang và khỏe. Hát ở lớp khi họp, liên hoan đã đành, lại cũng dám liều mình bước lên sân khấu nhiều lần có ánh đèn sáng trưng (đèn măng-xông thôi), lại có đông đảo khán giả dự xem vỗ tay. Câu nói vui “hát một số bài” thì tác giả chính là tôi khi vui lên tự giới thiệu tiết mục của mình như thế. Bạn khác cũng đùa như vậy, nhưng tôi nhớ nhất vẫn là “cái miệng nói hơi điệu, giọng cao mà nhẹ, và cái khoát tay nguyềnh ngoàng” tôi nghĩ chỉ có ở Hinh Anh. Nó đặc sắc và chân tình, là Hinh Anh khích lệ bạn bè chứ đâu có ý diễu cợt gì.
Còn cái tên “Lộng Vĩnh” ghép vào cũng có hẳn một câu chuyện vào loại “Diễn Nghĩa” đấy. Chả là lãnh đạo cái lớp Văn 8 tôi hồi ấy các anh ủng hộ việc tổ chức hẳn hoi một đoàn văn nghệ riêng của lớp. Có kịch nói, ca nhạc và cả các điệu múa nữa. Rồi cả gan và tự tin đến mức “vác” nguyên xi cái đoàn "văn công" nghiệp dư có tới vài ba chục anh chị em đi biểu diễn góp vui khắp nơi. Lúc đến Mỏ Cẩm, Thái Nguyên diễn cho công nhân mỏ than này xem. Khi cất quân lên tận Lạng Sơn góp vui với các đơn vị thanh niên xung phong khai thác đá làm đường uốc lộ và đường xe lửa. Lại có lần về hẳn thủ đô Hà Nội diễn kịch ngay tại “thánh đường” nghệ thuật là Nhà hát lớn thành phố. Ghê gớm không! Nên có chuyện một ông đạo diễn tầm cỡ quốc gia - nghệ sĩ Lộng Chương - ông ưu ái chúng tôi đến mức "ra tay" đứng tên làm cố vấn nghệ thuật khi đoàn văn nghệ lớp tôi dựng vở. Tên “Lộng” vì thế được vài ba anh em “ăn theo” - cho những người tích cực góp vào phong trào văn nghệ của lớp. Gọi cho vui, mà tên tôi là hay được nhắc đến nhất.
Nói dông dài chuyện trên không phải tôi lạc đề. Chính Hinh Anh khi ấy “khuất mình” ở góc đâu đó trong cái lớp học đông nhất khoa Văn. Nói đông nhất vì lớp tôi có tới 3 nguồn sinh viên góp lại: chừng 60 người thi đỗ vào ĐH Văn khoa; khoảng hơn 30 anh chị em khoa Thư viện bên ĐH Văn hóa gửi sang học chương trình 3 năm; và tới năm thứ hai đón tiếp quãng trên dưới 30 anh chị em đang học dở dang bên Liên Xô và mấy nước Đông Âu bị coi là “xét lại” về nước học tiếp. Lớp tới hơn 120 thành viên. Và Hinh Anh lúc ấy không tham gia nhiều nhặn gì vào các hoạt động nghệ thuật (nghiệp dư thôi) của lớp tôi ngoại trừ một hai vai kịch phụ. Ấy vậy mà sau này, lại chính Hinh Anh mới trở thành nghệ sĩ, đúng nghĩa một đạo diễn phim truyền hình chuyên nghiệp. Chứ bọn tôi, mấy “anh chàng cô nàng” hồi sinh viên hay phô mặt mày trên ánh đèn sân khấu, chúng tôi đâu có ai đeo đuổi được nghề, cái nghề cần đến năng khiếu và một tình yêu đắm say với nghệ thuật. Đúng là cuộc sống tự nó sắp đặt tài tình vậy. Thiên biến vạn hóa. Đấy cũng chính là sức hấp dẫn thu hút diệu kỳ của đời sống con người.
Tôi nghĩ điều trên chắc có nhiều bạn thân hơn của Hinh Anh đã cắt nghĩa sao mà Hinh Anh trở thành nghệ sĩ, thành đạo diễn điện ảnh. Vì không rành chuyện đó nên không nói thêm gì. Nhưng với góc độ từ những hồi ức của riêng tôi, tôi nhìn nhận đơn giản thế này. Có thể chăng, cái hình hài cao lớn kềnh càng kia, mái tóc luôn ít cắt tỉa để xoăn và vuốt xuống rất dài; và nhất là đôi mắt của Hinh Anh với cái nhìn thường xa xăm lãng đãng, nó như thể mộng mơ. Nhìn đấy mà như không “thấy”, không mấy để ý gì đến trước mặt mình vậy. Tâm hồn và trí tưởng tượng có thể là “phát tiết” ngay từ những ngày tháng ấy. Nó như một điềm báo của một chất nghệ sĩ ẩn giấu đâu đó trong con người Hinh Anh từ thời sinh viên kia, một khi khi có dịp, gieo vào “đất” hợp là nó bộc lộ và đâm chồi...
Với tôi hình như hữu duyên gì đấy với nhau: Có tới hai lần anh em chúng tôi ngồi chuyện trò tại nhà riêng của nhau. Nó bắt đầu từ một lần gặp gỡ ngoài đường. Hinh Anh và tôi trò chuyện không nhiều lắm nhưng tập trung ý tứ về bộ phim do anh làm đạo diễn mới chiếu trên sóng truyền hình. Hinh Anh “bập” chuyện vui vẻ, khác hẳn vẻ dè dặt ít nói lâu nay mà bạn bè chúng tôi biết về anh.
Sau hôm đó, chắc còn một ý tứ gì đó muốn nói mà chưa tiện nói hôm gặp, nên tôi thật bất ngờ khi Hinh Anh đột ngột đến chơi nhà tôi ở phố Hàng Chuối. Cùng có mặt hôm đó ở nhà tôi là chị Thanh Bình, một "cây" dựng phim truyện ở Đài truyền hình.
Dù biết tôi không thuộc giới điện ảnh, nhưng Hinh Anh lại biết tôi có 3 năm học bên Hungary. Ngoài chuyện trò thăm hỏi, hỏi han bạn bè trong lớp xa gần, như một chủ đích đã nghĩ trước từ nhà, Hinh Anh hỏi tôi một câu, “…thế ở Hung 3 năm Nguyễn Vĩnh có hay đi xem phim không”. Hinh Anh cũng nói anh biết sinh viên, nghiên cứu sinh ra nước ngoài muốn xem dòng phim “kinh điển” của hai phe, và nhất là phim “ngoài luồng” rất khó kiếm êể xem ở Việt Nam khi đó, thì Hungary là điểm đến lý tưởng nhất với người nghiện xem phim, bởi bên ấy họ nhập và cho chiếu khá tự do các loại phim của phương Tây.
Tôi trả lời ngay anh là rất hay đi xem phim (hồi chưa đi Hung, ở nhà hơn chục năm liền, cứ thứ Ba hằng tuần đều xuống Fafilm mãi dưới Ngã Tư Sở xem phim chiếu duyệt cho báo chí) nên qua Hungary vẫn có sở thích đó. Thậm chí tôi còn phô chuyện với Hinh Anh là mấy năm học đã "mua hẳn vé tháng", loại vé ấy là một “cuốn sổ con”, có giảm giá 40% cho người hưởng học bổng. Rạp thay phim mới hay vẫn phim đã chiếu chiếu lại, chỉ việc xuất trình vé tháng là vào xem thoải mái... Hôm đó tôi có nhận xét rằng, phim ảnh - thể loại truyện cũng như tài liệu - đều giống với văn chương nghệ thuật nói chung, cái đọng lại được với đời là tư tưởng, là những hình tượng nghệ thuật người nghệ sĩ tạo lập ra. Chúng phải có những tính cách độc đáo, góc cạnh thì người đời mới đáng nhớ, mới đọc mới xem. Chứ nếu câu nệ tính định hướng mà ca tụng một chiều, bày vẽ ra những thắng lợi thành công quá giản đơn thì con người ta cần chi đến văn chương nghệ thuật nữa!... Những hình tượng nghệ thuật “khuôn mẫu” thời ấy mà không ít người đề cao ca ngợi có thể đến một lúc nào đó sẽ rơi vào quên lãng. Tôi nói những điều như vậy với đạo diễn Hinh Anh thật ra cũng chẳng có gì là mới lạ, là “phát hiện” cả. Khối người đã nghĩ thế, nói ra miệng thế. Với tôi đây chỉ là những điều tôi nhìn thấy hoặc đọc được, hay đôi lúc tiếp xúc với người Hung, cũng như nhớ lại những chuyện trên phim ảnh (phần lớn là phim của Ý, Mỹ, Thụy Điển mà tôi xem được). Nước Hung ngày ấy vẫn được ngơời ta gắn mác… là “nước xét lại” mà. Đúng sai ta không bàn đếnở dđây vội, nhưng đích thị đó là một nước XHCN “mở cửa” và đổi mới sớm nhất của cả phe ta nếu bây giờ công tâm nhìn lại.
Hinh Anh chỉ trầm ngâm ngồi nghe. Anh vẻn vẹn có vài lời xen vào khi nói về một nhận xét nghệ thuật điện ảnh. Còn tôi cũng không hiểu anh lúc đó có chia sẻ những điều tôi vừa nói ra hay không thì một kẻ ngoại đạo điện ảnh như tôi vừa không đòi hỏi ở bạn, vừa cũng không thể đoán biết được.
Quãng cuối tháng 3 lịch Dương năm ngoái, những ngày vợ chồng tôi vẫn ở lại Sài Gòn sau Tết với gia đình con trai tôi, một hôm tôi cầm điện thoại nghe tiếng đầu dây kia Vịnh “zoóc” gọi vào, tôi bàng hoàng cả người! Cú điện thoại đầu tiên báo rằng Hinh Anh gặp tai nạn giao thông. Gặng hỏi thì Vịnh chỉ nói là “rất nặng”... Cú điện thứ hai thì Vịnh đã nghẹn ngào, thứ tiếng nói qua điện thoại càng khó nghe, tôi chỉ nhớ đại ý là "đứng bên cạnh chúng mình đây là gia đình của Hinh Anh"; và cuối cùng thì Vịnh “zoóc” lạc cả giọng: “Nguyễn Vĩnh ơi, Hinh Anh ra đi mất rồi!”. Tôi không còn nói được gì nữa ngoài lời chia buồn gửi qua Phạm Quang Vịnh, người bạn rất thân của Hinh Anh từ thời học phổ thông trên thị xã Sơn Tây với nhau... cứ thế tôi im lặng khá lâu dù trên tay vẫn cầm chiếc máy… Lễ tang mấy ngày sau đó của Hinh Anh tôi ở xa mãi trong Nam, chỉ biết cậy nhờ Ngôn Vĩnh đến thắp giúp tôi nén hương tiễn bạn…
Hôm nay nhân dịp giỗ đầu bạn, xin kể lại vài câu chuyện nhỏ, coi như góp thêm vào vòng hương lớn của nhiều bạn bè Văn 8, các bạn hữu Sơn Tây Vĩnh Phú và bạn văn chương nghệ thuật khác của Hinh Anh để nhớ mãi về một con người nghệ sĩ, một tình bạn hữu tử tế mang tên Nguyễn Hinh Anh.
Nguyễn Vĩnh
Buổi trưa đầu tháng 3/2011 vừa qua gặp nhau, Trần Đình Thảo bảo mấy anh em nhóm chúng tôi học đại học lớp Văn 8 với Hinh Anh, là mỗi người hãy viết về một vài kỷ niệm với người bạn đồng môn. Thảo cũng nói thêm, đại ý gia đình người thân của Hinh Anh có thể in một cuốn sách về anh, ngoài các tác phẩm văn học nghệ thuật Hinh Anh để lại, còn muốn thấy những dòng hồi ức của bạn bè. Tôi nhận lời và nay chân tình gửi đến gia đình thân yêu của bạn Nguyễn Hinh Anh bài viết dưới đây. Tôi xin phép đưa trước bài viết này lên Blog cá nhân - như thắp một nén tâm hương cho Hinh Anh người bạn đã chia xa cõi đời này tròn một năm rồi.
Ảnh bên: Sông Lô nơi hợp điểm ở ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ. Sông Lô cũng khơi nguồn cho một tác phẩm phim truyện truyền hình của anh mang tên:"Dòng sông Lô vẫn trôi".
Bạn bè lớp Văn khóa 8 Đại học Tổng hợp bọn tôi hầu hết nhớ được mặt nhau. Dù nay đã sắp 50 năm kể từ buổi đầu vào học, tháng 9/1963. Sao lạ vậy? Điều thứ nhất, 3 – 4 năm trời ăn ở học hành khi ấy chung hết trong một ký túc xá; sau đó chiến tranh phá hoại phải sơ tán xa Hà Nội lại vẫn ăn ở và học hành cùng một làng trên Đại Từ, Thái Nguyên. Hình ảnh bạn bè ăn sâu trong tâm tưởng rồi. Điều nữa, thành lệ từ nhiều năm nay, cứ vào đầu Xuân là họp lớp. Vì vậy đã gần nửa thế kỷ qua đi mà chẳng mấy ai không nhận ra nhau mỗi khi gặp mặt...
Trong số đó anh chị em lớp tôi công nhận người có dáng hình dễ nhớ nhất chính là Nguyễn Hinh Anh. Anh cao kều quá khổ, cao nhất lớp nhất khoa. Giọng nói lại thanh nhẹ, tên như là tên con gái, nhớ càng dễ nhớ. Hồi xưa cái bảng điểm danh vào khoa ghi tên Hinh Anh khi ấy là “Nguyễn Kim Anh” thì đố ai dám nghĩ đấy là một bạn trai! Nên ngay ban quản trị của nhà trường còn xếp nhầm Hinh Anh vào diện nhận “xô màn”, cái của khó kiếm thời bao cấp chỉ dành phân phối cho các bạn nữ “có việc” hàng tháng! Sự kiện này của lớp chúng tôi, như nhiều bạn lớp tôi xếp hạng, là đáng ghi vào “Văn 8 Diễn Nghĩa” lắm! Cái ý tưởng mà mấy ông tướng giỏi pha trò như Trần Đình Thảo (Thảo "mù" để phân biệt với Thảo "mờ" là Trần Ngọc Thảo ở Hải Phòng), Trần Nghĩa Hiệp (một anh Hai Nam Bộ)… từng có phen sưu tầm, công bố từng đoạn, nhất là các "chương, hồi" kể chuyện 2 năm sơ tán Thái Nguyên) ai nghe cũng cười đã đời.
Nhfa máy thủy điện Hòa Bình xây dựng đã phải di dời 4.596 hộ dân với hơn 19.000 nhân khẩu... Thực tế này Hinh Anh đã tìm hiểu, thâm nhập cuộc sống rất kỹ theo góc nhìn của riêng anh. Ánh điện rực rỡ đã tỏa sáng khắp phố phường đô thị, đã làm vận hành những cỗ máy khắp nơi nơi... Hinh Anh cũng thấy như vậy, tuy nhiên anh cố gắng phát hiện đằng sau thành tựu lớn lao này - điện khí hóa đất nước - là số phận của những con người hứng chịu mất mát, hy sinh ít được nói đến sau khi di dân... Và từ ý tưởng ấy, bộ phim tài liệu truyền hình "Sông Đà niềm vui chưa trọn vẹn" đã ra đời, gây được tiếng vang xa...
Quay lại chuyện Hinh Anh. Anh ra trường vừa với tấm bằng khoa Văn ĐH Tổng hợp, vừa bằng bên khoa Thư viện ĐH Văn hóa, nhưng Hinh Anh lại nhận việc mãi trên tỉnh Vĩnh Phú. Khi ấy hai thị xã Việt Trì và Phú Thọ đều như quá xa xôi, do rất thiếu phương tiện đi lại và liên lạc điện thoại với nhau. Vì thế nên số đông anh em công tác ở Hà Nội ít khi gặp Hinh Anh. Phải đến Hinh Anh chuyển công tác về Hà Nội, làm việc ở Đài Truyền hình Việt Nam , thì các đồng môn chúng tôi mới có điều kiện gặp được nhau.
Trong số bạn bè, tôi chưa phải nhóm bạn bè thân gần nhất của Hinh Anh. Nhưng trong lòng thì đều quý mến nhau. Tôi nhớ nhất hồi tham gia công tác văn nghệ của lớp, cứ mỗi lần giáp mặt nhau là bao giờ Hinh Anh cũng trêu: “Lộng Vĩnh” hát một số bài đi! Lý do bởi tôi được cử là quản ca của lớp - anh Tám Tỷ và chị Minh Mẫn rất giỏi ca hát bày vẽ cho – nên tôi hay hát, giọng vang và khỏe. Hát ở lớp khi họp, liên hoan đã đành, lại cũng dám liều mình bước lên sân khấu nhiều lần có ánh đèn sáng trưng (đèn măng-xông thôi), lại có đông đảo khán giả dự xem vỗ tay. Câu nói vui “hát một số bài” thì tác giả chính là tôi khi vui lên tự giới thiệu tiết mục của mình như thế. Bạn khác cũng đùa như vậy, nhưng tôi nhớ nhất vẫn là “cái miệng nói hơi điệu, giọng cao mà nhẹ, và cái khoát tay nguyềnh ngoàng” tôi nghĩ chỉ có ở Hinh Anh. Nó đặc sắc và chân tình, là Hinh Anh khích lệ bạn bè chứ đâu có ý diễu cợt gì.
Còn cái tên “Lộng Vĩnh” ghép vào cũng có hẳn một câu chuyện vào loại “Diễn Nghĩa” đấy. Chả là lãnh đạo cái lớp Văn 8 tôi hồi ấy các anh ủng hộ việc tổ chức hẳn hoi một đoàn văn nghệ riêng của lớp. Có kịch nói, ca nhạc và cả các điệu múa nữa. Rồi cả gan và tự tin đến mức “vác” nguyên xi cái đoàn "văn công" nghiệp dư có tới vài ba chục anh chị em đi biểu diễn góp vui khắp nơi. Lúc đến Mỏ Cẩm, Thái Nguyên diễn cho công nhân mỏ than này xem. Khi cất quân lên tận Lạng Sơn góp vui với các đơn vị thanh niên xung phong khai thác đá làm đường uốc lộ và đường xe lửa. Lại có lần về hẳn thủ đô Hà Nội diễn kịch ngay tại “thánh đường” nghệ thuật là Nhà hát lớn thành phố. Ghê gớm không! Nên có chuyện một ông đạo diễn tầm cỡ quốc gia - nghệ sĩ Lộng Chương - ông ưu ái chúng tôi đến mức "ra tay" đứng tên làm cố vấn nghệ thuật khi đoàn văn nghệ lớp tôi dựng vở. Tên “Lộng” vì thế được vài ba anh em “ăn theo” - cho những người tích cực góp vào phong trào văn nghệ của lớp. Gọi cho vui, mà tên tôi là hay được nhắc đến nhất.
Nói dông dài chuyện trên không phải tôi lạc đề. Chính Hinh Anh khi ấy “khuất mình” ở góc đâu đó trong cái lớp học đông nhất khoa Văn. Nói đông nhất vì lớp tôi có tới 3 nguồn sinh viên góp lại: chừng 60 người thi đỗ vào ĐH Văn khoa; khoảng hơn 30 anh chị em khoa Thư viện bên ĐH Văn hóa gửi sang học chương trình 3 năm; và tới năm thứ hai đón tiếp quãng trên dưới 30 anh chị em đang học dở dang bên Liên Xô và mấy nước Đông Âu bị coi là “xét lại” về nước học tiếp. Lớp tới hơn 120 thành viên. Và Hinh Anh lúc ấy không tham gia nhiều nhặn gì vào các hoạt động nghệ thuật (nghiệp dư thôi) của lớp tôi ngoại trừ một hai vai kịch phụ. Ấy vậy mà sau này, lại chính Hinh Anh mới trở thành nghệ sĩ, đúng nghĩa một đạo diễn phim truyền hình chuyên nghiệp. Chứ bọn tôi, mấy “anh chàng cô nàng” hồi sinh viên hay phô mặt mày trên ánh đèn sân khấu, chúng tôi đâu có ai đeo đuổi được nghề, cái nghề cần đến năng khiếu và một tình yêu đắm say với nghệ thuật. Đúng là cuộc sống tự nó sắp đặt tài tình vậy. Thiên biến vạn hóa. Đấy cũng chính là sức hấp dẫn thu hút diệu kỳ của đời sống con người.
Tôi nghĩ điều trên chắc có nhiều bạn thân hơn của Hinh Anh đã cắt nghĩa sao mà Hinh Anh trở thành nghệ sĩ, thành đạo diễn điện ảnh. Vì không rành chuyện đó nên không nói thêm gì. Nhưng với góc độ từ những hồi ức của riêng tôi, tôi nhìn nhận đơn giản thế này. Có thể chăng, cái hình hài cao lớn kềnh càng kia, mái tóc luôn ít cắt tỉa để xoăn và vuốt xuống rất dài; và nhất là đôi mắt của Hinh Anh với cái nhìn thường xa xăm lãng đãng, nó như thể mộng mơ. Nhìn đấy mà như không “thấy”, không mấy để ý gì đến trước mặt mình vậy. Tâm hồn và trí tưởng tượng có thể là “phát tiết” ngay từ những ngày tháng ấy. Nó như một điềm báo của một chất nghệ sĩ ẩn giấu đâu đó trong con người Hinh Anh từ thời sinh viên kia, một khi khi có dịp, gieo vào “đất” hợp là nó bộc lộ và đâm chồi...
Với tôi hình như hữu duyên gì đấy với nhau: Có tới hai lần anh em chúng tôi ngồi chuyện trò tại nhà riêng của nhau. Nó bắt đầu từ một lần gặp gỡ ngoài đường. Hinh Anh và tôi trò chuyện không nhiều lắm nhưng tập trung ý tứ về bộ phim do anh làm đạo diễn mới chiếu trên sóng truyền hình. Hinh Anh “bập” chuyện vui vẻ, khác hẳn vẻ dè dặt ít nói lâu nay mà bạn bè chúng tôi biết về anh.
Sau hôm đó, chắc còn một ý tứ gì đó muốn nói mà chưa tiện nói hôm gặp, nên tôi thật bất ngờ khi Hinh Anh đột ngột đến chơi nhà tôi ở phố Hàng Chuối. Cùng có mặt hôm đó ở nhà tôi là chị Thanh Bình, một "cây" dựng phim truyện ở Đài truyền hình.
Dù biết tôi không thuộc giới điện ảnh, nhưng Hinh Anh lại biết tôi có 3 năm học bên Hungary. Ngoài chuyện trò thăm hỏi, hỏi han bạn bè trong lớp xa gần, như một chủ đích đã nghĩ trước từ nhà, Hinh Anh hỏi tôi một câu, “…thế ở Hung 3 năm Nguyễn Vĩnh có hay đi xem phim không”. Hinh Anh cũng nói anh biết sinh viên, nghiên cứu sinh ra nước ngoài muốn xem dòng phim “kinh điển” của hai phe, và nhất là phim “ngoài luồng” rất khó kiếm êể xem ở Việt Nam khi đó, thì Hungary là điểm đến lý tưởng nhất với người nghiện xem phim, bởi bên ấy họ nhập và cho chiếu khá tự do các loại phim của phương Tây.
Tôi trả lời ngay anh là rất hay đi xem phim (hồi chưa đi Hung, ở nhà hơn chục năm liền, cứ thứ Ba hằng tuần đều xuống Fafilm mãi dưới Ngã Tư Sở xem phim chiếu duyệt cho báo chí) nên qua Hungary vẫn có sở thích đó. Thậm chí tôi còn phô chuyện với Hinh Anh là mấy năm học đã "mua hẳn vé tháng", loại vé ấy là một “cuốn sổ con”, có giảm giá 40% cho người hưởng học bổng. Rạp thay phim mới hay vẫn phim đã chiếu chiếu lại, chỉ việc xuất trình vé tháng là vào xem thoải mái... Hôm đó tôi có nhận xét rằng, phim ảnh - thể loại truyện cũng như tài liệu - đều giống với văn chương nghệ thuật nói chung, cái đọng lại được với đời là tư tưởng, là những hình tượng nghệ thuật người nghệ sĩ tạo lập ra. Chúng phải có những tính cách độc đáo, góc cạnh thì người đời mới đáng nhớ, mới đọc mới xem. Chứ nếu câu nệ tính định hướng mà ca tụng một chiều, bày vẽ ra những thắng lợi thành công quá giản đơn thì con người ta cần chi đến văn chương nghệ thuật nữa!... Những hình tượng nghệ thuật “khuôn mẫu” thời ấy mà không ít người đề cao ca ngợi có thể đến một lúc nào đó sẽ rơi vào quên lãng. Tôi nói những điều như vậy với đạo diễn Hinh Anh thật ra cũng chẳng có gì là mới lạ, là “phát hiện” cả. Khối người đã nghĩ thế, nói ra miệng thế. Với tôi đây chỉ là những điều tôi nhìn thấy hoặc đọc được, hay đôi lúc tiếp xúc với người Hung, cũng như nhớ lại những chuyện trên phim ảnh (phần lớn là phim của Ý, Mỹ, Thụy Điển mà tôi xem được). Nước Hung ngày ấy vẫn được ngơời ta gắn mác… là “nước xét lại” mà. Đúng sai ta không bàn đếnở dđây vội, nhưng đích thị đó là một nước XHCN “mở cửa” và đổi mới sớm nhất của cả phe ta nếu bây giờ công tâm nhìn lại.
Hinh Anh chỉ trầm ngâm ngồi nghe. Anh vẻn vẹn có vài lời xen vào khi nói về một nhận xét nghệ thuật điện ảnh. Còn tôi cũng không hiểu anh lúc đó có chia sẻ những điều tôi vừa nói ra hay không thì một kẻ ngoại đạo điện ảnh như tôi vừa không đòi hỏi ở bạn, vừa cũng không thể đoán biết được.
Trên đồng ruộng miền Bắc, đến mùa gặt, hàng đàn chim ngói lại bay về quấn quýt quanh những bó rơm rạ vương vãi thóc rụng trên các cánh đồng vừa gặt hái.... Không hiểu đạo diễn Hinh Anh có phải đã lấy cảm hứng từ "tứ thơ" có trong hiện thực này để xây dựng bộ phim truyện có cái tên phim đầy chất thơ: "Mùa chim ngói bay về" .
Bẵng đi một thời gian, một hôm tôi và cả vợ tôi đi theo Phạm Quang Vịnh (Vịnh “zoóc”) đến chơi nhà Hinh Anh. Đúng ra đây là buổi thăm nhà bạn đáp lễ... Gặp nhau, anh ghé tai nói nhẹ chắc chỉ để tôi đủ nghe, là anh cám ơn tôi đến chơi nhà, nhưng còn thêm câu này “... hôm trước câu chuyện ở nhà Vĩnh rất thú, gợi được khối điều cho mình suy nghĩ về nghề”. Những câu chuyện sau đó không đề cập gì nữa đến phim ảnh mà chỉ nói về văn học và nhất là thơ ca... Cho đến hôm nay tôi cũng chưa quay lại nhà anh lần nào, tuy vẫn hình dung rất rõ căn nhà Hinh Anh cạnh phố Núi Trúc ấy. Bữa đó còn có chị Phạm Thị Sửu (tức nhà thơ Phạm Hồ Thu) cũng có mặt tại nhà Hinh Anh. Chủ nhà hôm ấy thật là nhiệt tình, đến độ như cuống quýt, hết pha trà mời khách lại lấy ra đĩa kẹo bánh gì đó mời bằng được các bạn quý nhấm nháp. Dáng người cao và luyềnh khuyềnh đi lại rót nước mời khách, quá là tận tình chu đáo với bạn hữu thăm nhà, khiến vợ tôi đến tận giờ vẫn còn ấn tượng.
Quãng cuối tháng 3 lịch Dương năm ngoái, những ngày vợ chồng tôi vẫn ở lại Sài Gòn sau Tết với gia đình con trai tôi, một hôm tôi cầm điện thoại nghe tiếng đầu dây kia Vịnh “zoóc” gọi vào, tôi bàng hoàng cả người! Cú điện thoại đầu tiên báo rằng Hinh Anh gặp tai nạn giao thông. Gặng hỏi thì Vịnh chỉ nói là “rất nặng”... Cú điện thứ hai thì Vịnh đã nghẹn ngào, thứ tiếng nói qua điện thoại càng khó nghe, tôi chỉ nhớ đại ý là "đứng bên cạnh chúng mình đây là gia đình của Hinh Anh"; và cuối cùng thì Vịnh “zoóc” lạc cả giọng: “Nguyễn Vĩnh ơi, Hinh Anh ra đi mất rồi!”. Tôi không còn nói được gì nữa ngoài lời chia buồn gửi qua Phạm Quang Vịnh, người bạn rất thân của Hinh Anh từ thời học phổ thông trên thị xã Sơn Tây với nhau... cứ thế tôi im lặng khá lâu dù trên tay vẫn cầm chiếc máy… Lễ tang mấy ngày sau đó của Hinh Anh tôi ở xa mãi trong Nam, chỉ biết cậy nhờ Ngôn Vĩnh đến thắp giúp tôi nén hương tiễn bạn…
Hôm nay nhân dịp giỗ đầu bạn, xin kể lại vài câu chuyện nhỏ, coi như góp thêm vào vòng hương lớn của nhiều bạn bè Văn 8, các bạn hữu Sơn Tây Vĩnh Phú và bạn văn chương nghệ thuật khác của Hinh Anh để nhớ mãi về một con người nghệ sĩ, một tình bạn hữu tử tế mang tên Nguyễn Hinh Anh.
Nguyễn Vĩnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét