Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

"Đường cao tốc"

"Đường cao tốc"

Anh bạn của chúng tôi hiện đang làm ở Sứ quán Việt Nam tại Dubai. Anh vừa gửi về một lá thư. Anh chia sẻ những day dứt và bức xúc khi nghe, nhìn được nhiều điều ở một quốc gia Ả rập anh đang công tác và đôi chút nghĩ ngợi liên hệ đến những chuyện tương tự ở nước nhà.


Anh đang là người có cương vị cao ở nước ngoài, nên chắc chắn các phát biểu từ anh là đủ độ thận trọng. Lô gích đó mà suy thì những thông tin chính thức của anh tới đâu tới ai chắc cơ quan và người có chút hiểu biết, hoặc người lại mang chức trách ở trong nước đều không nhiều thì ít là nên bình tĩnh lắng nghe. Nghe và làm dù là hai việc khác nhau, nhưng không thể người nói cứ nói người nghe có thể « thây kệ » mắc-kê-nô một cách phớt lờ và dễ dàng được !

Đường nứt nẻ lung tung khắp nơi trên Đại lộ Thăng Long này (xòe bàn tay có thể dưa lọt xuống sâu bề mặt mặt đường vừa mới ngày nào khánh thành)

Anh còn kể trong thư cho chúng tôi là chính anh đã từng viết một lá thư công vụ gửi về nước tới một bộ chuyên lo về kế hoạch xây dựng và đầu tư tiền bạc sức lực của toàn đất nước cho những công trình lớn lao cỡ quốc gia – đó là Bộ Kế hoạch-Đầu tư của nước ta. Thư đó anh viết rằng, việc xây dựng đường cao tốc nổi tiếng mang tên Dubai Bypass ở bên xứ người ta nó là như thế nào, tiền của đổ ra là bao nhiêu và chất lượng chúng ra sao? Và anh cũng không quên nêu lên sự so sánh với việc xây dựng cũng đầy gian nan trầy trật, quá kéo dài thời gian nhiều lần... của một con đường được gọi là to lớn và hiện đại bậc nhất VN lúc đó sắp khánh thành - đó là con đường Láng - Hòa Lạc cũ thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Thời điểm viết thư ấy là lúc nhà nước ta sắp đổi tên đường này là Đại lộ Thăng Long, khánh thành vào dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nên Cái đầu đề Entry này tôi lấy tên là «Đường cao tốc» là có cái lý như vậy.

Không ai trong chúng ta lại đem so sánh đơn giản là tổng giá chi phí đối với một con đường cao tốc ở 2 nước khác nhau về nhiều phương diện như VN và UAE (Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất). Riêng chuyện bên Dubai đường vạch như kẻ chỉ trên sa mạc thì chuyện đền bù giải phóng mặt bằng không thành vấn đề trong khi ở Hà Nội, ở VN thì câu chuyện trên lại là một vấn đề lớn, một chi tiêu đôi khi rất tốn kém. Tuy nhiên bù lại thì giá cả nhân công bên ta đâu đắt đỏ như bên nước Ả-rập, không những thế họ còn phải thuê mướn lao động và kỹ sư công trình sư từ nước ngoài đến, chi tiêu cho việc này đâu nhỏ. Vả lại ở đây câu chuyện tôi chỉ muốn khoanh vào một câu hỏi lớn, bao trùm: Một con đường cao tốc dài 70 cây số, với 12 làn đường (mỗi chiều 6 làn) ở bên Dubai và một con đường cũng cao tốc, dài có 30 cây số, thường là 6 đến 8 làn cho cả 2 chiều như Đại lộ Thăng Long ở Hà Nội mà chi phí một bên đường dài hơn, nhiều làn hơn chỉ 272 triệu USD, bên đường ngắn hơn, ít làn hơn lại đội lên 376 triệu USD (chưa kể con ưoờng này có tên Láng-Hòa Lạc trước đây đã phải chi phí tới 5 triệu USD/km rồi. 
Trở lại thư anh bạn tôi gửi về cơ quan công quyền kia từ tháng 8 năm ngoái, chẳng biết lãnh đạo bộ bên ấy trả lời anh ra sao? Nhưng trả lời hay không trả lời, trả lời thế nào... thì cũng không phải nội dung cái bài này tôi tập trung để viết. Nên hãy tạm để điều đó sang bên cạnh.

Câu chuyện «chẳng lấy gì làm vui» dưới đây nếu mọi người trong nước biết được, theo tôi nghĩ «chỉ có tốt trở lên». Chứ cứ úp úp mở mở, xì xào bàn ra tán vào như tin vỉa hè đường phố thì chẳng có ích lợi gì cho đất nước và cho nhân dân. Không nói rõ ràng nó ra làm sao thì chỉ có lợi cho bọn cơ hội, đục nước béo cò. Cần phải có những thông tin có trách nhiệm, trích nguồn gốc của thông tin, phải có trách nhiệm voiwis tin tức và số liệu cùng lập luận nhà nước nêu ra. Và nhất là cố gắng đa dạng các nguồn tin, lắng nghe các nguồn tin nhiều chiều... thì may ra người dân mới biết đến mà cân nhắc so sánh. Đôi khi từ đó họ có thể đối chiếu việc các cơ quan quản lý đất nước của người ta đã làm với dân người ta; và mặt khác, với các công việc tương tự nước mình làm thì nó ra làm sao? Tức nhà nước làm được gì và không làm được gì? Làm thế đúng hay là sai? Sản phẩm làm ra là tốt hay xấu, đắt hay rẻ? Tất cả đều là các điều tối cần thiết cho một xã hội người dân làm chủ, trong thời buổi cạnh tranh kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Con đường «Đại lộ Thăng Long» thì vẫn còn kia. Không ai giấu nổi sự xuống cấp thê thảm của chính con đường đó. Rồi ra thì ông bộ trưởng ngành giao thông vận tải phải đến lúc giải trình trước bàn dân thiên hạ về con đường Láng – Hòa Lạc cũng như nhiều con đường khác đã và đang xuống cấp... Chẳng là hàng chục bức ảnh đã in trên báo chí chính thức cũng hàng trăm-ngàn bức ảnh khác người dân chụp được, lại được họ «tung» trên mạng internet... đã có sức tố cáo cái chất lượng không ra làm sao của một công trình mang tên thế kỷ kia. Buồn thay nó mới vừa khánh thành chưa đầy nửa năm trước đây.

Trong bài viết ngắn này tôi không ngây thơ nghĩ các điều anh bạn viết gửi về cho chúng tôi, gửi về cho cơ quan nhà nước các cấp các ngành sẽ được nghiên cứu, rồi chuyển động, xoay chuyển, đổi mới... theo cái tốt cái hay từ kinh nghiệm nước ngoài mang lại một cách ngay tắp lự đâu! Còn lâu nhé . Nhiều người còn đùa rằng ở mình cứ mà đợi «đến tết Công-gô» nha.

Thôi thì hãy lắng nghe và bình tâm suy nghĩ khi đọc kỹ thông tin, đối chiếu giữa chúng qua những dòng chữ, dòng tin anh bạn chúng tôi gửi về... cũng đủ làm cho nhiều người lương thiện chúng ta phải trăn trở băn khoăn và rồi tất yếu là thót giật mình về những đồng tiền ngân sách bị chi tiêu một cách thiếu tính toán.
Nguyễn Vĩnh

----------------

Đây là bức thư của anh bạn gửi chúng tôi :

Dubai, 30/3/2011

Thân gửi các anh chị, 

Tôi mới làm một nghiên cứu nho nhỏ dưới đây :


Đề nghị các anh đọc 2 bài này để so sánh chi phí và chất lượng Đại lộ Thăng Long hiện đại nhất Việt Nam và đường Dubai Bypass của UAE (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất). Con đường của họ dài 70km với 12 làn xe, chi phí xây dựng chỉ hết 1 tỷ dirham, tương đương 272 triệu USD. Trong khi đó Đại lộ Thăng Long dài 29 km chỉ có 6 làn xe, chi phí xây dựng hết 7.527 tỷ đồng, tương đương 376 triệu USD. Như vậy giá thành xây dựng của Đại lộ Thăng Long gấp hơn 6 lần giá thành xây dựng của nước bạn. Chưa kể chi phí làm con đường Láng-Hòa Lạc trước đó đã chi phí khoảng 5 triệu USD/km roi. Dubai bypass cho phep lưu hành tất cả các loại xe trọng tải khác, không hạn chế tốc độ. Trong khi đó chất lượng Đại lộ Thăng Long thế nào thì tất cả mọi người đều đã biết, chưa nói đến mặt thể hiện trình độ mỹ thuật của 2 con đường là khác hẳn nhau, rất chênh lệc nhau...


Tôi không hiểu tại sao các cơ quan hữu quan của ta lại cho nghiệm thu con đường vừa xấu xí, giá thành xây dựng vừa cao lại kém chất lượng đến như thế này? Tháng 8 năm ngoái (2010), tôi đã viết thư cho Bộ Kế hoạch Đầu tư phát biểu ý kiến của mình về chi phí xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam, trong đó có đường Láng-Hòa Lạc. Kiểu này thì biết đến bao giờ Việt Nam mới có một hệ thống đường cao tốc chất lượng khó mà chê được như các nước???


Tôi xin cung cấp thêm thông tin để các anh tham khảo (toàn bộ xin xem ở các phần dưới đây - NV).

NQK
-----------
Bài tiếng Việt theo đường Link : http://soha.vn/thongtin/xa-hoi/102565/Dai-lo-Thang-Long-xuong-cap-nang.htm


(Bạn nào không vào được mời đọc trực tiếp ở đây:

Đại lộ Thăng Long xuống cấp nặng

24/03/2011 13:17

Là một trong những công trình trọng điểm được hoàn thành để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tuy nhiên, chỉ chưa đầy 6 tháng thông xe, đại lộ Thăng Long dài 29,264 km, được xem là đại lộ dài nhất và hiện đại nhất VN đã có những dấu hiệu của sự xuống cấp.

Tại đoạn Km8+600, Km9+189 hay Km9+700, mặt đường liên tục xuất hiện những vết “nổ” sâu, miệng rộng cỡ gần bằng chiếc bát ăn cơm, cùng những gờ “sóng” gập ghềnh có thể nhìn rõ. Thậm chí, đã bắt đầu có biểu hiện của rạn nứt, tạo thành một khe hở sâu hoắm có thể đút lọt bàn tay của người lớn, chạy cắt ngang lòng đường.

Nguy hiểm hơn, nhiều điểm, mặt đường bị lún, võng xuống, tạo thành những con lươn, sống trâu. Tương tự, tại đoạn Km8+472, gần 15m mặt đường bị lõm, lún xuống, cho dù trước đó đã được gia cố.

Ngoài ra, tại Km10+815, mặt đại lộ còn xuất hiện… ổ gà. Theo ghi nhận, quanh miệng “ổ gà” có độ sâu gần một gang tay, để lộ phần đất nền này, thì lớp nhựa đường đang tiếp tục rạn nứt, có hướng phát triển rộng ra ở bốn phía. Hay tại Km15+046, liên tục nhiều mét đường bị nổ, tạo thành hàng loạt những điểm lồi lõm, gồ ghề, lớp thảm nhựa bê tông bị biến dạng. Chưa kể, dọc theo địa phận huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất thường xuyên xuất hiện những lớp đất, đá sỏi vương vãi dọc khắp hai bên lòng đường.

Đại lộ Thăng Long đã được bàn giao cho Sở GTVT Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, những vướng mắc từ thời cơ quan quản lý cũ (Bộ GTVT) vẫn chưa được xử lý hết như chất lượng công trình, độ bằng phẳng, lớp nhám chưa thi công hoàn chỉnh. Bộ GTVT cho biết đã yêu cầu Ban quản lý dự án Thăng Long (BQL) chỉ đạo các đơn vị tư vấn kiểm tra lại hiện trạng cao độ mặt đường, độ bằng phẳng và xem xét số liệu theo dõi lún; chỉ được thi công tạo lớp nhám khi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đầy đủ với các thông số này.

Theo Hà An - Mai Hà (Báo Thanh Niên)

-------------
Mời xem một vài hình ảnh con đường của Công trình Thế kỷ xuống cấp quá nhanh chóng:











Bản tin của nước sở tại, phần dành cho các bạn đọc được Anh ngữ:

Dubai Bypass Road section linking Abu Dhabi opens

12 November 2010

DUBAI — The Roads and Transport Authority (RTA) opened Phase 4 of the Dubai Bypass Road on Thursday, linking the road with Al Faya Road, Seih Shuaib in Abu Dhabi, better known as ‘Trucks Road’.

This phase, which also serves Al Maktoum International Airport, comprises a section of six lanes in each direction stretching 25km from the interchange of Dubai Bypass Road-Jebel Ali Lihbab Road up to Al Faya Road in Abu Dhabi emirate.




The road section has three camel crossings, also used as turn points. All service utility works have been completed along with the lighting poles.

Mattar Al Tayer, Chairman of the Board and Executive Director of the authority, said: “By opening
Phase 4, the RTA has completed all phases of the Dubai Bypass Road, starting from the environs of Sharjah emirate at Al Sajaa Interchange and terminating at the exit point from Dubai emirate to Abu Dhabi
emirate, in a 70-km-long sector constructed at a cost in excess of Dh1 billion.

“The Dubai Bypass Road is a key traffic corridor in the structural roads network plan undertaken by the RTA and offers an alternative motorway to Emirates Road and Shaikh Zayed Road as it provides an external corridor for motorists inbound from the Northern Emirates and outbound to Abu Dhabi emirate and vice-versa without having to go through downtown area.
By opening Phase 4, the RTA has completed the opening of all phases of the road which comprises six lanes in each direction.

“In view of the enormity of the project and as the RTA was keen on accelerating the delivery of the project, it had been divided into four phases.”

The RTA will continue upgrading several key and arterial projects in Dubai emirate as part of an integrated road-widening plans under a strategy aimed at providing advanced services to residents as well as
practical andall-inclusive solutions that ensure seamless traffic flow and realisation of the vision of providing safe and smooth
transport for all in the emirate, he added. —

1 nhận xét:

Nguyễn Hữu Quý nói...

Em copy về mà mất nhiều thời gian, không biết có được hay không bác ạ.
Nghĩ tiếc đồng tiền của dân mình quá!

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...