Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Câu chuyện biểu tình và thông tin báo chí

Câu chuyện biểu tình và thông tin báo chí

Blog tôi xin đưa lại Thư ngỏ của bác Lê Hiếu Đằng gửi Trưởng ban tuyên giáo TW, Chủ tịch Hội nhà báo VN Đinh Thế Huynh để thông tin lại một việc rất liên quan đến công tác thông tin báo chí hiện nay. Cũng là chia sẻ với bạn bè đã và đang làm báo nghe được nhiều tiếng nói, rộng đường dư luận khi "đối diện" và xử lý cách đưa tin và phản ánh cuộc sống đất nước hiện nay sao cho trung thực, trách nhiệm trước nhân dân.

Cuối Thư ngỏ có cập nhật bài viết mới của nhà báo Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao Động, liên quan trực tiếp đến sứ mệnh báo chí trước cuộc sống và lịch sử.



Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                   -----------

TP.HCM, ngày 12 tháng 6 năm 2011,

Kính gửi: Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam,

Thưa ông,

Tôi là LÊ HIẾU ĐẰNG, nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kỳ1966-1967, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong 20 năm (từ 1989-2009), là đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa IV và khóa V. Sở dĩ tôi giới thiệu hơi dài dòng với ông như vậy để ông thấy rằng là lá thư này gởi ông không phải là của một kẻ xấu, càng không phải là của một kẻ phản động như bộ máy tuyên truyền thường hay hô hoán, mà là của một người có đầy đủ tư cách để viết lá thư này cho ông.

Thưa ông,

Đã một tuần qua sau cuộc biểu tình tuần hành của nhân dân Hà Nội, nhân dân Sài Gòn - TP. HCM lên án hành động hiếu chiến, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc tại vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế, bôi bẩn và xé toang mười sáu chữ vàng mà lãnh đạo hai nước thường xuyên nhắc đến. Tôiđợi một tuần qua để cơn giận dữ, lòng phẫn nộ và khinh miệt của tôi lắng xuốngđể ngồi bình tĩnh viết thư này cho ông để kịch liệt lên án và phê phán cách thức và nội dung đưa tin sai sự thật hoặc nói cách khác tránh né sự thật một cách trắng trợn của TTXVN về các cuộc biểu tình tuần hành của nhân dân TP Hà Nội và nhân dân TP Sài Gòn - Hồ Chí Minh, mà xét đến cùng là trách nhiệm của ông với tư cách người lãnh đạo cao nhất của bộ máy thông tin tuyên truyền củaĐảng và Nhà nước hiện nay. Hơn nữa, ông còn là chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chắc hẳn ông hiểu rõ thiên chức (tôi không dùng chữ chức năng) của nhà báo là phải thông tin trung thực, chính xác và khách quan về các sự kiện đã xảy ra, thực hiện quyền được thông tin chính đáng, một quyền cơ bản của người dân. Tôi không hiểu các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam suy nghĩ như thế nào về việc làm này của ông chủ tịch của họ? TTXVN thông tin rằng chỉ có những cuộc “tụtập” của “một số ít người” trong sáng ngày 05-6 ở Hà Nội và Sài Gòn - TP.HCM, vậy thì tôi xin mời ông, các vị lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, TTXVN hãy xem các hình ảnh chụp được, các đoạn video clip trên các trang mạng (chắc hẳn các ông đều có phương tiện và khả năng sử dụngđược) và nhất là vào hỏi nhân dân đang cư ngụ ở chung quanh tòa lãnh sự Trung Quốc, trước nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập cũ) và các đường Đồng Khởi, Lê Lợi, chợ Bến Thành, v.v. xem đó chỉ là cuộc tụ tập của một số ít người hay biểu tình tuần hành của đông đảo quần chúng? Hoặc có thể hỏi lực lượng công an, cảnh sát chìm nổi phải mướt mồ hôi mà vẫn không cản được làn sóng người nhưnước vỡ bờ sáng hôm ấy. Cái tai hại nhất là việc thông tin sai sự thật trắng trợn của TTXVN, biến các cuộc biểu tình tuần hành thật sự trở thành chỉ là những cuộc tụ tập đông người, đã làm cho nhân dân trong nước, nhất là ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn - TP.HCM cũng như dư luận nước ngoài càng tin rằng những thông tin chính thức từ TTXVN, cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước,đều là nói láo, đổi trắng thay đen. Nói như cách khá tế nhị tuy đầy tính phê phán của GS Ngô Bảo Châu về việc xử án TS Cù Huy Hà Vũ: “Có cố tình làm mất thểdiện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này”. Trong vụ việc thông tin sai sự thật này, “mấy ông bà này” là ai ông cũng hiểu rồi. Nếu không phải là ông trực tiếp chỉ đạo việc này thì với vai trò lãnh đạo cao nhất của công tác thông tin - truyền thông của Đảng-Nhà nước, dù sao ông cũng phải chịu trách nhiệm.

Tôi cho rằng việc làm này là phá hoại uy tín, thanh danh của Đảng và Nhà nước nghiêm trọng nên tôi đề nghị cần có sự kiểm điểm nghiêm túc để về sau không còn những sựviệc đáng tiếc, đáng xấu hổ này xảy ra nữa. Ông thấy không, dù các ông cố làm giảm nhẹ qui mô, mức độ các cuộc tuần hành biểu tình để làm yên lòng Trung Quốc nhưng họ có thèm để tâm đến đâu. Việc tàu thăm dò dầu khí Viking II bị tấn công càng chứng minh thái độ hung hãn, bất chấp dư luận của Trung Quốc trong việc xâm phạm vùng biển Việt Nam .

Tôi hy vọng ông có đủ lương tâm và trí tuệ để chỉ đạo Thông tấn xã Việt Nam không lặp lại sai lầm cũ khi đưa tin về cuộc biểu tình sáng hôm nay, 12/6/2011, của nhân dân Hà Nội và Sài Gòn – TP. HCM, phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa, lên án việc Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Việt Nam, đe doạ ngưdân Việt, phá hoại cáp thăm dò địa chấn của các tàu Bình Minh 2 và Viking 2.

Dù sao tôi cũng ghi nhận mặt tích cực của bản tin TTX là đã xác nhận đây là một hành động biểu thị lòng yêu nước, trong hòa bình và trật tự của nhân dân TP Hà Nội và Sài Gòn - TP.HCM.

Do quá bức xúc nên lời lẽ trong thư này có thể làm ông và một số vị lãnh đạo khác không hài lòng, mong ông và các vị thứ lỗi và thông cảm cho.

Trân trọng,

Lê Hiếu Đằng

---------------



ĐỌC TRONG LÚC CHỜ BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM 

Viết thay TTX VN bản tin: Lại biểu tình chống Trung Quốc xâm lược!

Tống Văn Công

Trong bài “Trước họa xâm lăng, làm gì để Chính phủ và nhân dân cùng một ý chí”, tôi có phê phán bản tin của TTXVN viết về cuộc biểu tình sáng Chủ Nhật ngày 5-6-2011. Sáng nay, 13-6-2011, tôi nóng lòng tìm xem bản tin mới của TTXVN và các báo Việt Nam đưa tin về hai cuộc biểu tình ở Thủ Đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sáng 12-6-2011 với hy vọng sẽ thấy sự thay đổi tích cực. Lạ quá! TTXVN và tất cả các báo Việt Nam không có một dòng nào cho sự kiện đáng trân trọng và ghi nhớ này! Tôi nhớ có một ông thầy dạy rằng, báo chí ngoài việc thông tin kip thời còn có giá tri một biên niên sử. E rằng thế hệ mai sau đọc lại báo nước nhà sẽ lầm tưởng rằng vụ Trung Quốc gây hấn tàu Viking 2, cả Việt Nam không có cuộc biểu tình nào như lần chúng cắt cáp Bình Mình 2. Lại nhớ những ông thầy dạy các nhà báo hiện đại rằng dù có hiện đại đến đâu thì có những điều từ truyền thống vẫn không bao giờ được thay đổi: đưa sự thật một cách chính xác, công bằng và khách quan. Báo chí Việt Nam là một biệt lệ chăng khi tất cả im phăng phắc trước một sự thật không lồ có quan hệ đến tồn vong của đất nước? Vì lý do gì vậy? Vì không dám nhìn chính xác sự thật? Vì không biết ủng hộ biểu tình hay chống lại biểu tình là công bằng? Vì không thể tường thuật sự thật một cách khách quan?

Dù bởi một lý do nào hay vì cả ba lý do thì việc coi như không hề có sự thật khổng lồ đã xảy ra sáng 12-6-2011 là một thái độ vô trách nhiệm đối với bạn đọc. Báo chí Việt Nam lại còn được giao nhiệm vụ “định hướng thông tin theo quan điểm của Đảng”, vậy thì sự im lặng này phải chăng là buông lỏng định hướng trong một tình thế nước sôi lửa bỏng đang nung nấu tâm can của toàn dân Việt Nam giữa làn sóng thông tin tàn độc từ phía Bắc Kinh?

Vì vậy tôi làm một việc bất đắc dĩ là thử viết thay TTXVN bản tin về hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Làm thaycho ai là một việc khó, nói thay lại càng khó hơn, cho nên tôi sẽ cố viết rất ngắn và xin chân thành lắng nghe TTXVN phản ứng những điều tôi viết ra trái với ý của quý vị.

LẠI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC GÂY HẤN


Thủ đô Hà Nội. Từ 7 giờ sáng 12-06-2011, lực lượng an ninh đã đông đặc trên các đường phố dẫn đến Sứ quán Trung Quốc. Xe cảnh sát đậu đầy từ ngã tư Hoàng Diệu đến ngã tư Trần Phú, Điện Biên Phủ. Những người đeo băng bảo vệ ngồi kín các góc phố, các vệ đường. Cảnh sát cơ động rải dọc theo công viên, các mối đường, đối phó với cuộc biểu tình sẽ xảy ra để phản đối Trung Quốc lại cắt cáp tàu Viking 2.


Người biểu tình đi lác đác tìm những quán cà phê chờ nhau. Hơn 8 giờ những nhóm lác đác bắt đầu tụ lai thành đoàn lớn. Các vị trí thức nổi tiếng xuất hiện: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Chu Hảo, giáo sư Hoàng Xuân Phú, giáo sư Nguyễn Yên Đông, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nhà báo Trần Nhương, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn… Nhiều đoàn khác cũng cùng lúc xuất hiện. Trên tay nhiều người giơ cao cờ đỏ sao vàng, hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các khẩu hiệu: Việt Nam-Hoàng Sa; Việt Nam-Trường Sa; Đả đảo Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải; Đả đảo Trung Quốc gây hấn; Việt Nam muôn năm. Đoàn biểu tình đến ven Hồ Gươm, một đôi cô dâu chú rể ngưng chụp hình xin gia nhập…


Các đội cảnh sát cơ động ngăn không cho đoàn biểu tình đi về hướng sứ quán Trung Quốc. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói với anh em cảnh sát: “Nhân dân ta biểu dương lực lượng để bọn xâm lược biết quyết tâm sắt đá của cả nước ta. Nếu ngăn cản đoàn biểu tình thì các cháu đứng về phía nào? Các cháu có thấy chống nhân dân biểu tình phản đối xâm lược là nhục hay không?”. Anh em cảnh sát lắng nghe nét mặt nhẹ nhỏm, tỏ ý đồng tình với vị giáo sư đáng kính. Tuy vậy đến đoạn cuối đạo điễn Đỗ Minh Tuấn đã bị bắt đưa vào đồn công an một lúc lâu mới được trả tự do.


Theo bản tin của RFI ngày 12-6-2011 số người tham gia ở Hà Nội lần này có thể tới 1000 người, đông hơn cuộc biểu tình ngày chủ nhật 5-6-2011.


Cuộc biểu tình ở TP Hồ Chí Minh bắt đầu trễ hơn, khoảng 9 giờ 30 sáng. Nhiều người cho rằng số người tham gia biểu tình lần này đông hơn lần trước, nhưng số cảnh sát cũng đông hơn, các đoàn biểu tình bị xé lẻ ra thành nhiều nhóm nhỏ. Cảnh sát ngăn chặn mọi ngã đường dẫn đến lãnh sự quán Trung Quốc. Các đoàn biểu tình phải chia ra kéo đi tập trung ở nhiều nơi như trước dinh Thống nhất, lãnh sự quán Hoa Kỳ, lãnh sự quán Anh… Cảnh sát đã “mạnh tay” với người biểu tình hơn lần trước, đã có ít nhất 3 người bị bắt, có người bị đưa lên xe bít bùng. Theo nhiều người biểu tình thì kinh nghiệm để bảo vệ an toàn cho nhau là phải cố bám sát trong hàng, tránh đi lẻ xa đoàn dễ bị bắt!


Nhận xét chung là cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, anh em cảnh sát đều tỏ ra thông cảm với nhân dân đi biểu tình. Anh em tỏ ra miễn cưỡng khi phải ngăn chặn chỗ này chỗ khác theo lệnh cấp trên.


Ngày 13- 6- 2011

T. V. C.





1 nhận xét:

Thợ cạo nói...

Nếu dân tộc là một, đố thằng Tàu đụng đến Việt Nam, dù là cái lông. Còn để mất là do những cái đầu bại não, dứt khoát không phải Nhân dân. Những người chỉ biết nhìn xuống chân ghế, để lại ô nhục cho con cháu mình. Dân tộc này muôn đời nguyền rủa. Tôi thề trên blog: Nếu Tổ quốc cần thằng già này, tôi không ra trận, thì tôi là con chó ghẻ sủa vu vơ!

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...