Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Hãy lên tiếng

Hãy lên tiếng

Một bài văn của người nước ngoài viết mà khi đọc ngẫm nghĩ nó làm ta rơi lệ. Bởi đó là tình cảm người nước ngoài dành cho nhân dân ta trong thời khắc chúng ta bị Trung Quốc bắt nạt. Càng thấm thía khi biết tác giả là một người bạn Pháp gắn bó với Việt Nam hơn 4 thập kỷ vừa qua - Menras André Marcel (xem thêm ở cuối bài)*.
Ảnh dưới:  André Menras trong một lần tới thăm nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp 


Rất cảm kích cùng tự hào mình là người Việt Nam, được một người bạn chí tình như André Manras sát cánh và chia sẻ trong thời điểm khó khăn như thế này…

Nhưng rồi không khỏi giật mình khi biết bạn bè chúng ta trên thế giới hiểu đến tận gan ruột những vấn đề đang có, đang tồn tại trong quan hệ và xử lý quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng trách nhiệm trọng đại trước lịch sử, trước dân tộc Việt Nam của những người lãnh đạo đất nước hiện nay.

Tác giả André Manras đã có lý khi vạch rõ bản chất, tâm địa của người láng giềng Trung Quốc là tham lam và bành trướng không thay đổi. Ông công nhận một số thế mạnh của Trung Quốc như về quân sự, kinh tế nhưng ông cũng phân tích rõ những điểm yếu chết người của họ đang bộc lộ vơqí trong nước và thế giới về đối nội và đối ngoại - khi họ dùng lối ứng xử nước lớn và ngạo mạn trịch thượng với các nước trong khu vực ĐNA.

Mong bài viết tâm huyết này, bằng mọi con đường thông tin, đến được các vị lãnh đạo có trách nhiệm lớn lúc này.

Xin phép post bài viết của André Manras tại Bản dịch đầy đủ và trung thực của ông Nguyễn Ngọc Giao (Trí thức Việt kiều từ Paris).

NV

(Vì bài của André Manras đăng trên VietnamNet có những "biên tập" xa với nguyên tác, blog tôi đăng nguyên văn bản dịch của ông Nguyễn Ngọc Giao như đã nói ở phần trên, đồng thời cập nhật một thông tin về sự sai lệch giữa bản trên VNN với bản chính của tác giả - xem phần dưới bài tiếng Pháp)
----------

Hãy lên tiếng, dõng dạc và minh bạch

Nhiều trang web Việt Nam bị Trung Quốc tấn công trả đũa? →Tác giả:André MENRAS (Hồ Cương Quyết)

Ngày hôm qua, mồng 5 tháng sáu 2011, tôi đã đi biểu tình, để nói lên sựcông phẫn của tôi đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, và biểu lộ sự ủng hộ toàn diện của tôi với nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước bạn ASEAN mà cái« lưỡi bò » của Trung Quốc muốn chiếm đoạt biển đảo thiết yếu cho cuộc sống hôm nay và sự phồn vinh ngày mai. Tôi đi biểu tình để vợi bớt sự cay đắng tích lũy từ nhiều tháng, nhiều năm qua. Cùng đi với tôi là những người bạn đã từng chia sẻ hoạn nạn và chung lưng đấu cật đấu tranh trong nhà tù của chế độ độc tài làm tay sai cho xâm lược Mĩ. Thế là thế hệ lục tuần chúng tôi đã gặp lại nhau, vớiđầu óc, trái tim và niềm tự hào của tuổi hai mươi, đoàn kết chống lại cuộc xâm lược mới. Khẩu hiệu chúng tôi hô vang là những lời trong sáng, không một chút vẩn đục hận thù. Đó là biểu hiện của một sức mạnh an nhiên, hầu như vui tươi, không một chút sợ hãi. Và chắc chắn là không sợ những cái dùi cui mà chúng tôiđã thấy ngay trước mặt.

Chúng tôi đã nhận lời chính quyền TP.HCM, cụ thể là ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân, và ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, đã có nhã ý mời chúng tôi đối thoại. Với hai vị, chúng tôi đã khẳngđịnh là chúng tôi kiên quyết lên án thái độ hiếu chiến, bành trướng chủ nghĩa của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông. Chúng tôi cũng nói rõ với các vị không gì và chẳng ai có thể ngăn chận được sự phẫn nộ xuất phát từ lòng yêu nước của nhân dân, bởi đó là sự phẫn nộ lành mạnh, chính đáng và cần thiết để bảo vệ đất nước. Đó là sự phẫn nộ cứu quốc. Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ và Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để sự công phẫn được thể hiện trong tinh thần trách nhiệm, hòa bình, kiên quyết, toàn diện trong sự tôn trọng trật tự.

Có những tình huống mà im lặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì đối phương lầm tưởng im lặng là bạc nhược. Làm sao có thể trông mong vào sự ủng hộ của công luận thế giới nếu ta cấm đoán chính nhân dân ta lên tiếng? Phản ứng ngoại giao tất nhiên là cần thiết, nhưng khôngđủ để tranh thủ được sự đoàn kết quốc tế mà Việt Nam rất cần trong lúc này. Làm sao mà những người đã từng dựa vào sức mạnh của nhân dân để giải phóng và thống nhất đất nước, ngày nay lại có thể cản ngăn quyền thông tin và hành động của nhân dân?

Trung Quốc đã quyết đẩy mạnh cuộc tiến công quân sự ở Biển Đông. Điều ấy, cộng đồng quốc tế đã thấy nhãn tiền: vậy chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ! Trung Quốc vi phạm mọi thỏa thuận mà họ đã ký kết: chúng ta hãy lên tiếng mạnh mẽ!Hải quân Trung Quốc sách nhiễu, khủng bố ngư dân Trung Bộ trên những vùng biển mà họ đánh bắt từ đời cha ông: chúng ta hãy lên tiếng mạnh mẽ! Hãy lên tiếng trên đường phố, trong hàng quán, tại các trường phổ thông và đại học. Hãy thông báo về số phận những đồng bào bị sách nhiễu, bắt giam, cướp bóc và phá sản trên Biển Đông, phổ biến thông tin trên khắp nước, cho đến mọi vùng sâu vùng xa. Tóm lại: hãy thông báo trung thực về tình hình cuộc xâm lược ngày càng xấu xa và ráo riết.

Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam? Ta không nên tự bằng lòng với những cuộc họp của mấy chuyên gia Việt Nam để khẳng định điều ấy một cách âm thầm với vài chuyên gia quốc tế. Các hội nghị ấy đều quan trọng, nhưng chúng ta cần khẳngđịnh chủ quyền ấy trong các trường học, trong các chương trình sử địa ở cảnước. Tôi rất sửng sốt và đau buồn khi thấy trên đảo Lý Sơn, nơi xuất phát của những ngư dân vẫn kiên trì đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa, hòn đảo đứng đầu sóng ngọn gió trong cuộc tranh đấu để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quầnđảo Hoàng Sa, con em của họ không được biết gì về địa lý của những hải đảo, nơi mà cha anh của các em bị hải quân Trung Quốc bắt bớ, giam cầm, nhận chìm tàu thuyền. Biết bao tấm bản đồ hành chính Việt Nam còn thiếu vắng đảo Hữu Nhật và Quang Ánh, những địa danh mang nặng nghĩa tình vì tại đây, tổ tiên của họ trong hải đội Hoàng Sa đã hy sinh!

Tôi rất hiểu vị thế cực kỳ khó khăn và tế nhị của các nhà lãnh đạo Việt Nam mong muốn tránh cho nhân dân mình đã trải qua bao đau thương trong suốt lịch sửdân tộc phải gánh chịu những hy sinh mới. Ai cũng biết Trung Quốc là một cường quốc kinh tế và quân sự có khả năng làm hại và tàn phá to lớn, nhất là đối với những nước lân cận như Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã chứng tỏ họ không ngần ngại làm đổ máu Việt Nam: năm 1974, năm 1979, năm 1988. Ngày nay họ vẫn tiếp tục, họ vin vào bất cứ biểu hiện kháng cự chính đáng nào để hành động khiêu khích, giết chóc, phá hủy và chiếm đóng. Những con người đã làm đổ máu chính nhân dân họ, thanh niên của nước họ năm 1989, những con người ấy không biết băn khoăn, coi trọng mạng sống con người là gì. Nhưng sợ hãi không đẩy lùiđược hiểm họa. Ngược lại, khi bị chó sủa mà anh bỏ chạy, thì nó sẽ đuổi theo anh và cắn anh. Cụ Bùi Thượng 73 tuổi, vô địch lặn nước sâu ở Lý Sơn, rất biếtđiều ấy: « Gặp một con cá mập lớn, thì phải đối mặt với nó, nhìn trừng mắt vào nó. Có như thế thì nó mới không tấn công».

Có những thời điểm phải biết đối mặt. Đó là vấn đề sống còn. Đối mặt trước hết là nói thật, nói sự thật. Ở Bình Châu và Lý Sơn, tôi đã phỏng vấn những ngưdân ngày ngày phải liều mạng ra khơi. Họ kể rằng họ đã đụng phải những đoàn tàuđánh cá Trung Quốc tới sát đảo 20 hải lý. Những đội đánh cá Trung Quốc tổ chức chặt chẽ, hung hãn, chắc là được sự yểm trợ của hải quân Trung Quốc đóng căn cứ ở Hoàng Sa. Còn ngư dân Việt Nam, tôi không thấy ai nói là cảm thấy được bảo vệhay yểm trợ! Và khi gặp họa, thì bị bắt, bị giam cầm, bị tịch thu cá mú và thiết bị, và những món nợ to lớn phải trả. Thân cô thế cô, như ông Tiêu Viết Là, người xã Bình Châu, bốn lần bị Trung Quốc bắt giam. Trợ cấp của nhà nước hoặc không có, hoặc không thấm vào đâu. Phải anh hùng đến mức nào mới tiếp tụcđi khơi ra lộng trong tình hình như vậy!

Những người vợ góa của các ngư dân đã bị mất tích một cách bí hiểm ở khu vực Đá Bông Bay, một thứ « tam giác Bermuda » của Quần đảo Hoàng Sa, ngày nay sống đơn độc, hết sức cô độc, vì « quỹ tiết kiệm » duy nhất của họ là người chồng. No đói là nhờ chồng. Có chị thậm chí tiền không có để xây được một cái «Mộ Gió » cho chồng. Mùa mưa, không có tiền sửa lại mái dột trên căn nhà một gian trơ trọi. Tiền đâu cho con cái học thêm, mà việc học của con cái là nguồn hi vọng duy nhất cho những người góa bụa đau thương này.

Món tiền tượng trưng hai triệu đồng mà chính quyền thi thoảng ban phát nơi này nơi kia không thay đổi được số phận của họ. Món tiền hàng tỉ đồng mà cácđại gia bỏ ra để xây tượng đài ở Trường Sa không giúp gì cho họ sống qua ngày. Phải lên tiếng, phải nói về họ. Họ phải được hưởng một chương trình hỗ trợchính thức của Nhà nước, một chương trình ưu tiên và tối thiểu cũng phải cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm và thuốc men. Con cái của họ phải được học và chăm sóc sức khỏe hoàn toàn miễn phí. Các cháu các em phải được coi là nghĩa tử quốc gia. Bảo vệ các em, mẹ của các em là bảo vệ biển đảo, là bảo vệ đất nước một cách cụ thể và hữu hiệu.

Trong bối cảnh ấy, tôi lại càng sửng sốt khi thấy chính quyền tìm cách giảm nhẹ trách nhiệm của Trung Quốc. Hãy nói chuyện «tàu lạ» với ngư dân Trung Bộ,họ sẽ sửa ngay «tàu Trung Quốc». Họ chẳng «lạ» gì, sự thật rành rành đối với họ. Tại sao phải giấu cả tên bọn hung thủ mà không ai không biết? Tại sao còn bắt cả báo chí phải dùng chữ «lạ » ở đây? Cái gì hại đến khả năng tự vệ là có hại cho đất nước !

Nhiều bạn nói với tôi: Trung Quốc không như Mỹ đâu: họ khôn lắm, nên nguy hiểm hơn nhiều. Không chắc! Đúng là gần kề thì hiểm họa càng lớn và lâu dài,đúng là họ có kế hoạch bành trướng bạo liệt về mọi mặt – kinh tế, quân sự,ngoại giao và tuyên truyền đối nội – nhưng chưa chắc là họ đã cân nhắc đầy đủnhững hậu quả của chính sách xâm lược ấy. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thực là «khôn» không? Leo thang quân sự như vậy, họ đang tạo điều kiện xích lại gần nhau giữa những nước ASEAN mà lợi ích ở Biển Đông bị đe dọa. Sau các sự kiện Tây Tạng, Tân Cương, họ đang đánh mất chút uy tín còn lại đối với công luận quốc tế. Họ mở ra một trận tuyến mới, nghĩa là phải ghìm ở đây những lực lượng, nghĩa là chuyển hướng một phần đầu tư cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế vào một cuộc phiêu lưu tốn kém chắc chắn sẽ làm họ sa lầy. Đã qua rồi cái thời mà họ có thể ngang nhiên chiếm đoạt Hoàng Sa, ngang nhiên đánh chìm tàu tiếp vận của Việt Nam tại Bãi Gạc Ma. Trung Quốc đang phát triển mạnh, song chính sự phát triển ấy đang khoét sâu những mâu thuẫn nội tại, khuếch đại những bất bình đẳng xã hội. Nguy cơ xảy ra rối loạn xã hội không thể dùng đàn áp màđẩy lùi mãi mãi, và những rối loạn ấy sẽ đe dọa sự phát triển kinh tế mà thực chất là tư bản chủ nghĩa. Không cần phải là nhà tiên tri cũng thấy được rằng: khó khăn của Bắc Kinh đang ở trước mặt, chứ không phải ở sau lưng. Đó là điều chắc chắn. Và lúc đó, họ sẽ phải trả lời trước nhân dân Trung Quốc, trước những người mà họ sách nhiễu, đàn áp, trấn lột.

Còn một bài học Lịch sử nữa mà nhà cầm quyền Trung Quốc muốn quên – như thếkhông « khôn » tí nào – đó là: về lâu dài, không thể làm nên điều gì khi họ đi ngược lại ý chí của các dân tộc, bởi vì sức mạnh thực sự nằm trong nhân dân, chứ không nằm trong họng súng, trong số lượng vũ khí. Ở Lý Sơn, tôi có dịp tham dự một nghi thức rất có ý nghĩa, nói lên ý chí của người dân hải đảo. Khi một ngư dân mất tích vì bão biển hay vì lí do bí ẩn nào đó, gia đình nào có khảnăng xây mộ và mời thầy cúng, thì tổ chức một cái lễ rất độc đáo, có lẽ có một không hai, để gọi hồn người đã khuất về nhập vào một hình nhân nặn bằng đất sétđược phù phép. Hình nhân được an táng trong một cái mộ gọi là « mộ gió », đểthân nhân có thể tới cúng viếng. Mê tín chăng? Có thế. Nhưng không chỉ có thế.Tôi nghĩ việc này có một ý nghĩa sâu sắc: phong tục mấy trăm năm này nói lên ý chí của những người sống, kiên quyết giành lại từ biển cả, từ kẻ địch cái gì quý nhất, mang về cho gia đình, cho đất nước. Đó là thông điệp rất rõ ràng gửi tới kẻ xâm lược: « Dù các người làm gì đi nữa, chúng tôi vẫn gắn bó với những người đi biển, gắn bó với biển, với văn hiến này, với đất nước này. Những điềuấy, không gì, không ai có thể chiếm đoạt được ».

André Menras Hồ Cương Quyết

Người dịch : Nguyễn Ngọc Giao

Nguồn: http://www.diendan.org/viet-nam/parlons-en-haut-fort-et-clair

----------------------------------------

Chú thích của chủ blog:
* Ngày 5/6 vừa qua ông đã cùng một số nhân sĩ trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào cuộc biểu tình tuần hành với nhiều tầng lớp nhân dân đến trước tòa tổng lãnh sự quán Trung Quốc và tỏa ra những đường phố xung quanh. Ông viết bài này cho một tạp chí của trí thức VN ở Pháp (nguyên văn viết bằng tiếng Pháp).

Nhớ lại hơn 40 năm trước, ông đã cùng Jean Pierre Debris tới Việt Nam dạy học (năm 1968). Hai năm sau, ngày 25/7/1970, các ông phất cao lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn ngay trước Tòa nhà quốc hội của chính quyền Sài Gòn – chính là Nhà hát lớn thành phố bây giờ.

Sau 2 năm rưỡi bị giam trong khám Chí Hòa và bị trục xuất năm 1972, hai ông bắtđầu đi vòng quanh thế giới để tuyên truyền và viết sách tố cáo tội ác Mỹ và chính quyền sài Gòn. Cuốn “Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn, chúng tôi tố cáo” của hai ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Suốt 4 thập kỷ qua, Menras André Marcel vẫn đi về giữa Việt Nam và Pháp, dùng hết khả năng của một giáo viên để tham gia vào nhiều chương trình đào tạo, chia sẻkinh nghiệm sư phạm với các sinh viên và đồng nghiệp Việt Nam.

Hiệp hội Hữu nghị phát triển trao đổi sư phạm Pháp-Việt (ADEP) do ông sáng lậpđã trao hàng trăm học bổng cho học sinh nghèo Việt Nam. Ông cũng quan tâm sâu sắc và và tích cực ủng hộ chương trình “Nước ngọt cho Trường Sa”, tham gia nhiều hoạt động từ thiện giúp người nghèo ở các vùng nông thôn Việt Nam (theo các tài liệu trên một số tờ báo mạng và internet).


-----------------------------

Nguyên văn tiếng Pháp:


Parlons-en ! Haut, fort et clair !
André Menras / Hồ Cương Quyết

Hier, le 5 juin 2011, je suis allé manifester ma colère envers les dirigeants chinois ainsi que mon soutien total au peuple vietnamien et aux peuples amis des pays de l’ASEAN que la "langue de bœuf" (*) chinoise veut déposséder de leurs espaces maritimes et insulaires si nécessaires à la vie du présent et à la prospérité du futur. Je l’ai fait comme un soulagement de l’amertume accumulée pendant de long mois et même de longues années. Je l’ai fait avec un nombre d’amis dont j’ai partagé la misère et le combat dans les prisons d’une dictature au service de l’agression américaine (**). Ainsi, nous nous sommes retrouvés ,nous les soixantenaires avec l’esprit, le cœur et la fierté de nos vingt ans unis contre une nouvelle agression. Nos slogans étaient clairs et sans haine. Expression d’une force tranquille, presque joyeuse, qui ne connaît pas la crainte. Surtout pas celle des matraques vietnamiennes que nous avons vues de très près.

Nous avons bien voulu répondre aux autorités de la ville, M Nguyễn Thành Tài, Vice-Président permanent du Comité populaire et M. Nguyễn Văn Đua, Secrétaire adjoint du Comité fédéral du PCV de Hồ Chí Minh Ville qui nous ont invités à dialoguer de façon très courtoise. Nous leur avons affirmé notre condamnation sans restriction de l’attitude belliqueuse, expansionniste des dirigeants chinois en Mer de l’Est. Nous leur avons dit notre certitude que Pékin allait accélérer cette politique. Nous les avons assurés que rien ni personne ne pourra étouffer notre colère ni l’empêcher de s’exprimer, que rien n’empêchera la colère patriotique populaire car c’est une colère saine, légitime et nécessaire à la défense du pays. C’est une colère de salut public. Nous avons demandé que le gouvernement et l’Etat vietnamiens crée les conditions pour que cette colère puisse s’exprimer de façon responsable, pacifique, forte, dans le respect de l’ordre mais de façon totale.

Il arrive un moment où le silence ne protège plus du danger mais au contraire augmente sa menace car il est considéré par l’adversaire comme de la faiblesse . Comment peut-on espérer un soutien de l’opinion publique internationale si on empêche son propre peuple de s’exprimer ? Ce ne sont pas des seules réactions diplomatiques, certes nécessaires, qui amèneront la solidarité dont le Vietnam a terriblement besoin en ce moment. Comment ceux qui se sont appuyés sur la force populaire pour libérer et unifier le Vietnam peuvent-ils aujourd’hui la tenir à l’écart de l’information et de l’action ?

La Chine a décidé d’accentuer son offensive militaire en mer de l’Est. C’est une évidence pour la communauté internationale : parlons-en et fort ! La Chine ne respecte aucun des accords qu’elle a signé : parlons-en et fort ! La marine de guerre chinoise harcèle et terrorise depuis des années les pêcheurs du Centre Vietnam sur leur terrain de pêche traditionnel : parlons-en et fort ! Parlons-en dans la rue, dans les cafés dans les écoles et les universités. Donnons les informations sur le sort des compatriotes pêcheurs harcelés, emprisonnés, piratés, ruinés en Mer de l’Est jusque dans les coins les plus reculés du Vietnam. En un mot : disons la vérité d’une situation d’agression qui empire et s’accélère.

Hoàng Sa (Paracels) et Trường Sa (Spratly) sont au Vietnam ? Ne nous contentons pas de réunions de quelques experts vietnamiens pour l’affirmer confidentiellement auprès de quelques experts internationaux. Bien sûr ces colloques sont importants mais affirmons cette souveraineté dans toutes les écoles du Vietnam, dans les programmmes d’Histoire et de géographie de tout le pays ! J’ai constaté avec surprise et regret que dans lîle de Lý Sơn, île d’où partent régulièrement les pêcheurs pour aller gagner leur vie à Hoàng Sa, île en première ligne dans le combat pour affirmer le droit à souveraineté dans l’archipel, leurs enfants ne connaissent même pas la géographie des îles où leurs pères et leurs grands frères sont arrêtés, emprisonnés, coulés par la marine de guerre chinoise ! Beaucoup de cartes administratives du Vietnam ignorent encore l’île Hữu Nhật et celle de Quang Ánh, dont les noms sont pourtant porteurs de sens car ce sont des ancêtres de la brigade Hoàng Sa (***) qui s’y sont sacrifiés !

Je comprends très bien la situation extrêmement délicate des dirigeants du Vietnam qui veulent éviter de nouveaux sacrifices à leur peuple qui a déjà beaucoup souffert tout au long de son Histoire. Nul n’ignore que la Chine est une puissance économique et militaire qui possède un grand pouvoir de nuisance et de destruction, surtout pour les voisins immédiats comme le Vietnam. Les dirigeants chinois ont déjà montré qu’ils n’hésitent pas à faire couler le sang vietnamien : en 1974, en 1979, en 1988. Aujourd’hui, ils ont décidé de continuer et de saisir toute manifestation de résistance légitime à leur offensive pour en faire une provocation et pour à nouveau tuer, détruire et occuper. Ceux qui ont déjà fait couler le sang de leur propre peuple, de leur propre jeunesse, en 1989, n’ont pas d’état d’âme. Mais la peur n’éloigne pas le danger. Au contraire. Quand vous courrez devant un chien qui vous aboie, il vous poursuit et vous mord. Le champion des plongeurs en eau profonde de Lý Sơn, M Bùi Thượng, 73 ans le sait bien : « Quand vous rencontrez un grand requin, il faut lui faire face et le fixer . Alors, il n’attaque pas »

Il arrive un moment où il faut faire face. C’est une question de survie. Et faire face c’est d’abord parler vrai. J’ai interviewé à Bình Châu et Lý Sơn un certain nombres de pêcheurs qui chaque jour risquent leur vie en sortant en mer. Ils m’ont dit qu’ils rencontraient des groupes de chalutiers chinois qui vernaient pêcher à 20 miles marins à peine de l’île. Ils sont agressifs et organisés, certainement appuyés par la marine de guerre chinoise basée à Hoàng Sa. Aucun des pêcheurs vietnamiens m’a dit qu’il se sentait protégé, soutenu ! lorsqu’un drame arrive, capture, détention, confiscation des prises de pêche ou du matériel, c’est la ruine. Ce sont les dettes énormes qu’il faut rembourser. Et à ce moment là, on se retrouve seul, comme Monsieur Tiêu Viết Là du village de Bình Châu, quatre fois capturé et détenu par les Chinois.. L’aide de l’Etat est dérisoire, quelquefois inexistante. Il faut être héroïque pour continuer à sortir en mer dans ces conditions !

Les veuves des disparus , souvent étrangement dans les parages de l’écueil de Bông Bay, sorte de triangle des Bermudes de Hoàng Sa, sont seules, bien seules, désespérées car le mari était toute l’économie de la famille. Ventre vide ou plein , tout dépendait de lui. Certaines n’ont même pas d’argent pour construire une tombe du vent, une « Mộ Gió » digne de la mémoire du défunt. La saison des pluies arrivant, pas d’argent pour réparer le toit qui laisse passer l’eau dans la pièce unique de la pauvre demeure. Pas d’argent pour payer les nécessaires cours supplémentaires aux enfants dont le seul espoir réside dans les études.

Ce ne sont pas deux millions de dongs distribués ici ou là par les autorités, tout à fait symboliques, qui vont changer leur sort. Ce ne sont pas les milliards de dongs offerts par de riches business men pour élever des statues patriotiques à Trường Sa qui vont aider ces veuves et leurs enfants à survivre chaque jour. Il faut parler d’elles, très fort. Elles doivent bénéficier d’un d’un régime d’aide national officiel, prioritaire et substanciel pour l’achat de la nourriture de base, des médicaments.. Les enfants doivent avoir la gratuité totale des études et des soins. Ils doivent être considérés comme des pupilles de la nation. Les protéger, c’est protéger la mer et les îles, c’est protéger le pays concrètement et efficacement .

Je suis aussi très choqué par la façon avec laquelle, dans ce contexte, les autorités atténuent la responsabilité chinoise. Parlez de bateaux « étranges » aux pêcheurs du Centre Vietnam et ils vous reprendront : « les bateaux chinois.. ».Pour eux, il n’y a rien d’ « étrange », la réalité est bien claire. Pourquoi protéger ainsi les coupables en cachant leur nom alors que personne n’est dupe ? Pourquoi obliger les media a utiliser ces termes ? Tout ce qui nuit à la clarté nuit au pouvoir de défense et n’est pas bon pour le pays.

Je voudrais conclure cet article où j’ai jeté à chaud mes sentiments par une dernère réflexion. Beaucoup d’amis me disent : les Chinois ne sont pas les Américains : ils sont très malins et donc plus dangereux. Pas si sûr ! Si leur proximité accentue le danger et en assure la permanence, si leur plan d’expansion violente a été systématiquement orgnisé sur les plans économique, militaire, diplomatique et de propagande intérieure, il n’est pas certain que les conséquences de cette politique d’agression aient été bien pesées. Les dirigeants chinois sont-ils vraiment « malins » ? Dans leur escalade militaire, ils sont en train de créer les conditions pour rapprocher entre eux certains pays de l’ASEAN dont les intérêts sont menacés en Mer de l’Est. Après le Tibet, les Ouïghours, ils sont aussi en train de perdre le peu de prestige qu’il leur reste auprès de l’opinion internationale. Ils sont en train d’ouvrir un autre front qui va fixer leurs forces, détourner des investissements nécessaires au développement économique pour les entraîner vers une coûteuse aventure où ils vont s’enliser. L’époque où ils ont envahi Hoàng Sa et celle où ils ont coulé les bateaux d’approvisionnement vietnamiens au banc Gạc Ma est révolue. Le développement économique est certes beaucoup plus fort mais il nourrit en même temps les contradictions intérieures, accentue les inégalités. Les risques de troubles sociaux ne seront pas effacés éternellement par la répression et mettront en danger ce développement économique de type essentiellement capitaliste. Sans être grand devin, on peut dire que les difficultés pour Pékin sont à venir :c’est une certitude. Alors, les dirigeants devront rendre des comptes devant leur propre peuple et devant ceux qu’ils ont harcelés, réprimés, dépossédés.

Une autre leçontrès simple de l’Histoire que les dirigeants de Pékin veulent oublier, ce qui n’est pas bien« malin ». :rien ne peut se faire durablement contre la volonté des peuples car c’est là où est la force véritable, pas dans la grosseur ou le nombre des canons. A ce sujet, j’ai assisté à Lý Sơn à une cérémonie qui en dit long sur la volonté des familles de cette île . Lorsqu’un pêcheur disparaît en mer pour cause de tempête ou mystérieusement par temps normal, la famille qui a les moyens de payer une sépulture et les bons offices du chaman local, organise une cérémonie très originale, peut-être unique au monde, pour rappeler l’âme errante de leur cher disparu afin qu’elle revienne habiter un corps d’argile recomposé intérieurement et sacralisé appelé « hinh nhan ». Le corps sera ensuite placé dans une tombe appelée tombe du vent : « mộgió » devant laquelle on pourra normalement venir se recueillir. Superstition ? Certainement. Mais selon moi, le sens de ce rituel est beaucoup plus profond. Il reflète à travers une culture séculaire la volonté des familles très finement exprimée mais extrèmement forte d’arracher à la nature et à l’ennemi le plus précieux de ce qui leur a été volé et de le ramener près d’elles, au pays. Cette cérémonie de plusieurs heures est un message très clair adressé à tout agresseur :« Quoique vous fassiez, nous resterons soudés à nos pêcheurs à notre mer, à notre culture et à notre pays. Rien ni personne nous pourra nous les enlever . »

André Menras HồCương Quyết

---------------

Notes de la Rédaction de Diễn Đàn :

(*) Ligne de la "langue de boeuf" en pointillé rouge sur la carte délimitant les "eaux territoriales" que la Chine réclame contre toutes les preuves historiques et également contre les conventions UNCLOS des Nations Unies sur les droits de la mer (les lignes en pointillé bleu indique les zones économiques exclusives des pays riverains de la Mer de l'Asie du Sud-Est, appelée Mer de l'Est par les Vietnamiens, et Mer de Chine méridionale sur les cartes depuis le 19e siècle).

(**) L'auteur, en compagnie de son collègue Jean-Pierre Debris, a hissé en 1970 le drapeau du Front National de Libération du Sud-Vietnam devant l'assemblée nationale du régime saigonnais. Les deux enseignants ont été emprisonnés par le dictateur Nguyễn Văn Thiệu jusqu'à la signature de l'Accord de Paris (1973). André Menras a acquis, à sa demande, la (deuxième) nationalié vietnamienne. Il garde toujours son nom vietnamien Hồ Cương Quyết que lui avaient donné ses compagnons de prison.

(***) Les brigades Hoàng Sa ont été constituées par les seigneurs Nguyễn au 17e siècle puis institutionnalisées par l'empereur Minh Mạng au début du 19e siècle. Elles étaient composées de marins de l'Ile de Lý Sơn (appelée aussi Cù Lao Ré).

-----------

Tham khảo:

Báo Tuần Việt Nam đã kiểm duyệt bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết như thế nào?
Nguyễn Tôn Hiệt

(Dưới đây tác giả Nguyễn Tôn Hiệt viết là Báo Tuần Việt Nam xin các bạn hiểu đó là Báo điện tử VietnamNet - mà Tuần Việt Nam là một Chuyên đề nằm trong tờ báo điện tử này).

Thử so sánh văn bản “Hãy lên tiếng, dõng dạc và minh bạch!” của André Menras Hồ Cương Quyết (bản dịch của Nguyễn Ngọc Giao) và văn bản do báo Tuần Việt Nam đăng tải sau khi tự ý sửa nhan đề thành “Biển Đông: Sợ hãi không đẩy lùi hiểm họa”, chúng ta có thể phát hiện rất nhiều điều đáng ghi nhận về phương pháp kiểm duyệt của báo chí nước CHXHCN Việt Nam. Bài viết dõng dạc và minh bạch của André Menras Hồ Cương Quyết bị báo Tuần Việt Nam biến thành một bài viết ấp úng và lấp liếm, thậm chí có những chỗ trái ngược hẳn với ý tưởng của André Menras Hồ Cương Quyết.
Tôi xin liệt kê ra đây: những đoạn/câu bị báo Tuần Việt Nam cắt bỏ hoàn toàn, những đoạn/câu bị báo Tuần Việt Nam sửa đổi cho lệch ý, và những đoạn/câu do báo Tuần Việt Nam sáng tác thêm.

1- Những đoạn bị báo Tuần Việt Nam cắt bỏ hoàn toàn:
Trong văn bản đăng trên báo Tuần Việt Nam, những đoạn sau đây hoàn toàn biến mất:
Ngày hôm qua, mồng 5 tháng sáu 2011, tôi đã đi biểu tình, để nói lên sự công phẫn của tôi đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, và biểu lộ sự ủng hộ toàn diện của tôi với nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước bạn ASEAN mà cái «lưỡi bò» của Trung Quốc muốn chiếm đoạt biển đảo thiết yếu cho cuộc sống hôm nay và sự phồn vinh ngày mai. Tôi đi biểu tình để vợi bớt sự cay đắng tích lũy từ nhiều tháng, nhiều năm qua. Cùng đi với tôi là những người bạn đã từng chia sẻ hoạn nạn và chung lưng đấu cật đấu tranh trong nhà tù của chế độ độc tài làm tay sai cho xâm lược Mĩ. Thế là thế hệ lục tuần chúng tôi đã gặp lại nhau, với đầu óc, trái tim và niềm tự hào của tuổi hai mươi, đoàn kết chống lại cuộc xâm lược mới. Khẩu hiệu chúng tôi hô vang là những lời trong sáng, không một chút vẩn đục hận thù. Đó là biểu hiện của một sức mạnh an nhiên, hầu như vui tươi, không một chút sợ hãi. Và chắc chắn là không sợ những cái dùi cui mà chúng tôi đã thấy ngay trước mặt.
Chúng tôi đã nhận lời chính quyền TP.HCM, cụ thể là ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân, và ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, đã có nhã ý mời chúng tôi đối thoại. Với hai vị, chúng tôi đã khẳng định là chúng tôi kiên quyết lên án thái độ hiếu chiến, bành trướng chủ nghĩa của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông. Chúng tôi cũng nói rõ với các vị không gì và chẳng ai có thể ngăn chận được sự phẫn nộ xuất phát từ lòng yêu nước của nhân dân, bởi đó là sự phẫn nộ lành mạnh, chính đáng và cần thiết để bảo vệ đất nước. Đó là sự phẫn nộ cứu quốc. Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ và Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để sự công phẫn được thể hiện trong tinh thần trách nhiệm, hòa bình, kiên quyết, toàn diện trong sự tôn trọng trật tự.
*
Làm sao có thể trông mong vào sự ủng hộ của công luận thế giới nếu ta cấm đoán chính nhân dân ta lên tiếng?
*
Hãy lên tiếng trên đường phố, trong hàng quán, tại các trường phổ thông và đại học.
*
Ai cũng biết Trung Quốc là một cường quốc kinh tế và quân sự có khả năng làm hại và tàn phá to lớn, nhất là đối với những nước lân cận như Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã chứng tỏ họ không ngần ngại làm đổ máu Việt Nam: năm 1974, năm 1979, năm 1988. Ngày nay họ vẫn tiếp tục, họ vin vào bất cứ biểu hiện kháng cự chính đáng nào để hành động khiêu khích, giết chóc, phá hủy và chiếm đóng. Những con người đã làm đổ máu chính nhân dân họ, thanh niên của nước họ năm 1989, những con người ấy không biết băn khoăn, coi trọng mạng sống con người là gì.
*
Món tiền tượng trưng hai triệu đồng mà chính quyền thi thoảng ban phát nơi này nơi kia không thay đổi được số phận của họ. Món tiền hàng tỉ đồng mà các đại gia bỏ ra để xây tượng đài ở Trường Sa không giúp gì cho họ sống qua ngày.
*
Nguy cơ xảy ra rối loạn xã hội không thể dùng đàn áp mà đẩy lùi mãi mãi, và những rối loạn ấy sẽ đe dọa sự phát triển kinh tế mà thực chất là tư bản chủ nghĩa.
2- Những đoạn/câu bị báo Tuần Việt Nam sửa đổi cho lệch ý:
Làm sao mà những người đã từng dựa vào sức mạnh của nhân dân để giải phóng và thống nhất đất nước, ngày nay lại có thể cản ngăn quyền thông tin và hành động của nhân dân?
{Báo Tuần Việt Nam sửa thành: «Hơn ai hết, những người đã từng dựa vào sức mạnh của nhân dân để giải phóng và thống nhất đất nước hiểu giá trị của quyền tiếp cận thông tin và quyền được hành động của nhân dân.»}
*
Tóm lại: hãy thông báo trung thực về tình hình cuộc xâm lược ngày càng xấu xa và ráo riết.
{Báo Tuần Việt Nam sửa thành: «Nói một cách ngắn gọn: Hãy thông tin trung thực cho dân!»}
*
nơi mà cha anh của các em bị hải quân Trung Quốc bắt bớ, giam cầm, nhận chìm tàu thuyền.
{Báo Tuần Việt Nam sửa thành: «nơi mà cha anh của các em đã bị hải quân Trung Quốc bắt giữ...»}
*
Những đội đánh cá Trung Quốc tổ chức chặt chẽ, hung hãn, chắc là được sự yểm trợ của hải quân Trung Quốc đóng căn cứ ở Hoàng Sa. Còn ngư dân Việt Nam, tôi không thấy ai nói là cảm thấy được bảo vệ hay yểm trợ!
{Báo Tuần Việt Nam sửa thành: «Những đội đánh cá Trung Quốc tổ chức chặt chẽ, được sự yểm trợ của hải quân Trung Quốc. Còn ngư dân Việt Nam, họ đã ra khơi với cảm giác bất an.»}
*
Trong bối cảnh ấy, tôi lại càng sửng sốt khi thấy chính quyền tìm cách giảm nhẹ trách nhiệm của Trung Quốc. Hãy nói chuyện «tàu lạ» với ngư dân Trung Bộ, họ sẽ sửa ngay «tàu Trung Quốc». Họ chẳng «lạ» gì, sự thật rành rành đối với họ. Tại sao phải giấu cả tên bọn hung thủ mà không ai không biết? Tại sao còn bắt cả báo chí phải dùng chữ «lạ » ở đây? Cái gì hại đến khả năng tự vệ là có hại cho đất nước!
{Báo Tuần Việt Nam sửa thành: «Trong bối cảnh ấy, không ai có quyền giảm nhẹ trách nhiệm của Trung Quốc. Hãy nói chuyện “tàu lạ” với ngư dân Trung Bộ, họ sẽ sửa ngay thành “tàu Trung Quốc”. Đối với họ có gì là “lạ” cả. »}
*
Nhiều bạn nói với tôi: Trung Quốc không như Mỹ đâu: họ khôn lắm, nên nguy hiểm hơn nhiều. Không chắc! Đúng là gần kề thì hiểm họa càng lớn và lâu dài, đúng là họ có kế hoạch bành trướng bạo liệt về mọi mặt – kinh tế, quân sự, ngoại giao và tuyên truyền đối nội – nhưng chưa chắc là họ đã cân nhắc đầy đủ những hậu quả của chính sách xâm lược ấy. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thực là «khôn» không? Leo thang quân sự như vậy, họ đang tạo điều kiện xích lại gần nhau giữa những nước ASEAN mà lợi ích ở Biển Đông bị đe dọa.
{Báo Tuần Việt Nam sửa thành: «Nhiều bạn Việt Nam đã nói với tôi: “Trung Quốc khôn ngoan lắm”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thực là “khôn ngoan” hay không? Leo thang tranh chấp, Trung Quốc đang tạo điều kiện cho các nước ASEAN, mà lợi ích của họ ở Biển Đông bị đe dọa, xích lại gần nhau.»}
*
Không cần phải là nhà tiên tri cũng thấy được rằng: khó khăn của Bắc Kinh đang ở trước mặt, chứ không phải ở sau lưng. Đó là điều chắc chắn. Và lúc đó, họ sẽ phải trả lời trước nhân dân Trung Quốc, trước những người mà họ sách nhiễu, đàn áp, trấn lột.
{Báo Tuần Việt Nam sửa thành: «Không cần phải là nhà tiên tri cũng thấy được rằng khó khăn của Bắc Kinh đang còn trước mặt, chứ không phải đã ở sau lưng. Và đến lúc đó, họ sẽ phải trả lời.»}
3- Những đoạn/câu do báo Tuần Việt Nam sáng tác thêm:
Trong bản gốc của André Menras Hồ Cương Quyết có đoạn:
Nhưng sợ hãi không đẩy lùi được hiểm họa. Ngược lại, khi bị chó sủa mà anh bỏ chạy, thì nó sẽ đuổi theo anh và cắn anh.
Báo Tuần Việt Nam xoá hẳn câu “Ngược lại, khi bị chó sủa mà anh bỏ chạy, thì nó sẽ đuổi theo anh và cắn anh”. Và thay vào câu viết về chó ấy, báo Tuần Việt Nam tự ý sáng tác thêm mấy câu về Đại tướng Lê Đức Anh. Vì thế, đoạn văn biến thành:
Nhưng sợ hãi không đẩy lùi được hiểm họa. Nói như Đại tướng Lê Đức Anh: “Nêu SỢ thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí”.

4- Kết luận

Nói tóm lại, tất cả những động tác kiểm duyệt do báo Tuần Việt Nam thực hiện đối với bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết đều nhắm vào 2 mục đích chính: 1/ làm giảm nhẹ những hành vi bạo ngược và tội ác của Trung Quốc, 2/ tránh né, che đậy những việc sai lầm của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Báo Tuần Việt Nam thường được xem là báo của giới trí thức ở Việt Nam, thế nhưng, qua những gì báo ấy đã hành xử đối với bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết, chúng ta có thể thấy rõ ràng báo ấy cũng chỉ là một loại tay sai rẻ tiền, phản trí thức.

Riêng về việc báo Tuần Việt Nam cố tình xoá câu văn viết về chó, và thay vào đó bằng mấy câu viết để lăng xê ông Lê Đức Anh, tôi xin miễn bàn, vì những gì ông Lê Đức Anh nói thì đã có bài “Lê Đức Anh nói chuyện Biển Đông” của ông Nguyễn Văn Chiến vạch ra tất cả những sai lầm ngớ ngẩn. Đặc biệt nhất là đoạn ông Nguyễn Văn Chiến phân tích:

Lê Đức Anh bảo “Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ.” Lạ quá. Khi đang bị đe doạ chủ quyền, thì sợ “xung đột vũ trang”. Chờ đến khi mất chủ quyền rồi, thì còn “bảo vệ” cái gì? Nếu bảo vệ chủ quyền thì phải bảo vệ từ đầu, còn khi “chủ quyền” đã mất rồi thì phải chiến đấu để giành lại, lấy lại, chứ còn gì nữa mà “bảo vệ”?...

Đúng là “đợi mất trâu, mới lo làm chuồng”!

Đọc bài “Lê Đức Anh nói chuyện Biển Đông” và bài “Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc?” của ông Nguyễn Văn Chiến, chúng ta sẽ thấy giới lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay đều ấp a ấp úng cùng một giọng khi nói đến việc đối phó với Trung Quốc.


Tiền Vệ / 10-6-11

Nguồn: http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=70A38A1E05459F7ACE6BF47A34DD2178?action=viewArtwork&artworkId=12890








1 nhận xét:

Thợ cạo nói...

Thích nhất câu này:
"Làm sao mà những người đã từng dựa vào sức mạnh của nhân dân để giải phóng và thống nhất đất nước, ngày nay lại có thể cản ngăn quyền thông tin và hành động của nhân dân?"

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...