Đòn bản đồ trong chính trị là thứ đòn có tính hai mặt.
Khi một bản đồ địa giới và hải giới do nhà nước lập ra, nó thểhiện tính pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, xác định cương vực của một quốc gia. Lúc đó đương nhiên được quốc tế tôn trọng và công nhận.
Tuy nhiên nếu bản đồ tự nước nào đó thêm thắt, lấn đất lấn biển của thiên hạ xung quanh, khi ấy tính pháp lý không còn, chỉ gây tranh cãi và xung đột với các quốc gia láng giềng.
Trung Quốc hiện nay với hình “lưỡi bò” trên Biển Đông là một kiểu bản đồ họ tự thêm thắt, lấn lướt vô lối các vùng biển xung quanh, bất chấp luật pháp quốc tế. Mấy năm trước họ đã mau mắn trình báo ra Liên hợp quốc, tưởng như nhờ thế có thể nuốt trôi cả triệu km vuông trên mặt biển xa tít tắp nước họ.
Mặt khác họ còn âm thầm làm mọi cách “tranh thủ” các nhà bảnđồ học trên thế giới, in các loại ấn phẩm vẽ nước Trung Quốc thâu tóm gần như hết Biển Đông. Họ dùng mạng internet như một công cụ tuyên truyền là lãnh hải Trung Quốc chính thức là như vậy.
Tệ hơn là họ mặc nhiên để giới khoa học kỹ thuật Trung Quốc công bố bản đồ với cái lưỡi bò to đùng in trên nhiều tạp chí chuyên ngành và phát hành tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cái kiểu mưa dầm thấm sâu ấy vô cùng nguy hiểm nếu như chúng ta không lên tiếng ngăn chặn.
Thực ra không phải sách báo khoa học Trung Quốc mới đây mới in bản đồ hình “lưỡi bò”. Được biết Dr. Ing. Bùi Quang Hiển, một người Việt Nam hiện làm việc ở Canada (Québec) đã phát hiện cái kiểu bản đồ có lưỡi bò đó đã xuất hiện từ ... ba thập kỷ nay (30 năm) trên nhiều ấn khoa học kỹ thuật của TQ phổ biến tại các nước ngoài. Ghê gớm thay ông bạn nhiều chữ vàng cư xử với ta.
Vừa qua, qua kênh bạn bè tôi nhận được nhiều thư email với các phát giác đó. Dưới đây blog tôi xin phép đưa ra, tạm gọi đó là một kiểu “bằng chứng”. Để từ đó dóng hồi chuông khẩn báo tới các nhà chức trách Việt Nam. Chúng ta cần có ngay các biện pháp chặn lại âm mưu hết sức nguy hiểm này của Trung Quốc.
Nghĩ rằng đây cũng là công việc lúc này của thông tin báo chí, của giới trí thức. Đó là bằng các kênh dư luận và diễn đàn đang có của mình, hãy vạch rõ sự vô lý, đúng hơn là "thậm vô lý" của Trung Quốc khi họ vẽ ra đường lưỡi bò để nuốt trọn Biển Đông vào vùng lãnh hải của họ. Cái thậm vô lý kia có giải quyết thì việc ta đấu tranh đòi hỏi chủ quyền chính đáng đối với Hoàng Sa và Trường Sa mới thu lại được, ngược lại thì có nói "mỏi mồm" thì HS-TS vẫn không phải của ta vì nó nằm gọn trong đường lưỡi bò TQ vẽ ra rồi kia.
Vệ Nhi
-----------
Dr. Ing. Quang-Hien BUI
Office1:
National Research Council Canada - Aluminium Technologies Centre
501, boul de l’Université Est, Chicoutimi, QC, Canada G7H 8C3
Phone:+1-418-545-5545–poste 5397
E-mail:QuangHien.Bui@imi.cnrc-nrc.gc.ca
Office2:
Centre de recherche sur l'aluminium - REGAL
Faculté des sciences et de génie
Pavillon Adrien-Pouliot
1065 avenue de la Médecine
Université Laval
Québec, QC, Canada, G1V 0A6
E-mail:quang-hien.bui.1@ulaval.ca
Téléphone : + 1 418-656-2131 -poste 12238
Sent: Wed, June 22, 2011 4:54:57 PM
Subject: [Groupe-GCMM] Phát hiện thêm nhiều bài báo quốc tế của tác giả người Trung Quốc có sử dụng bản đồTrung Quốc có hình lưỡi bò [1 Attachment]
[Attachment(s) from hien bui included below]
Chào các anh chị em,
Qua quá trình tìm hiểu mình đã phát hiện ra có thêm nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc được đăng trên các tạp trí khoa học quốc tế của hai nhà xuất bản khoa học lớn là Elsevier và Springer. Các bạn cóthể xem danh sách các bài báo và bản đồ hình lưỡi bò mà mình tìm được trong file dính kèm thư này.
Những bài báo này đã được đăng tại các tờ báo như :
- - Journal of Human Evolution (1981)
- - Tectonophysics (1999)
- - Land Use Policy (2010)
- - GEOSCIENCE FRONTIERS (2011)
- -- Climatic Change (2006, 2008)
- - J. Geogr. Sci. (2009, 2010)
- - Earch Sciences (2010, 2011)
- Agricultural Water Management (2008)
Như những gì mình tìm thấy thì bản đồ TQ có đường chữ U đã được người TQ sử dụng vào các bài báo khoa học cách đây 30 năm chứ không phải là vừa sử dụng năm nay như phát hiện của anh Trần Ngọc Tiến Dũng (bài báo cũnhất mà mình tìm được:“On the geographical distribution of primates in China”,Yong-Zu Zhang, Sung Wang, Guo-Qiang Quan, Journal of Human Evolution (1981), 10, 215-226). Điều đó chứng tỏ người Trung Quốc đã có ý đồ chiếm toàn bộ Biển Đông từ lâu.
Hôm nay mình đã viết thư và gửi thư về BBT của các tờ báo nói trên để yêu cầu chỉnh sửa các thông tin sai lệch của các bài báo này. Mìnhđang đợi câu trả lời của họ. Điều đáng chú ý là một số tờ báo như Earch Sciences và tờ GEOSCIENCE FRONTIERS là tờ báo của Trung Quốc. Mình cũng đã viết thư và yêu cầu chỉnh sửa, nếu họ không trả lời mình sẽ gửi thư đặt vấn đề lên nhà xuất bản Elsevier và Springer.
Mình chắc chắn là còn nhiều bài báo nữa của các tác giảngười Trung Quốc có sử dụng bản đồ có thêm hình lưỡi bò mà mình chưa tìm thấy. Mong mọi người để ý và nếu phát hiện ra bài nào thì gửi thư kiến nghị lên BBT của các bài báo.
Chắc chắn sắp tới có thể sẽ có thêm nhiều tờ báo sẽ xuất bản với bản đồ này (có thể có những bài đang chuẩn bị gửi, có bài đang đọc duyệt, và có bài đã vừa được chấp nhận để đăng...). Mình nghĩ điều mà các nhóm khoa học như là GCMM có thể làm được bây giờ là viết thư trực tiếp lên Elsevier và Springer và các nhà xuất bản khác nữa để đặt vấn đề và yêu cầu khọ khuyến cáo BBT của các tờ báo là : Khi các tác giả gửi bài báo, yêu cầu họ phải kiểm tra các hình vẽ trước khi gửi, và họ không được sử dụng các đường địa lý mà vi phạm luật pháp quốc tế.
Thân ái,
Hiển
BUI Quang Hien Québec-Canada
--------------
Tham khảo thư của Dr Hiển (BQ) gửi cho một nhà khoa học nước ngoài về chủ đề trên :
From: Quang Hien Bui
To: "omichael@princeton.edu"< omichael@princeton.edu>; "gyohe@wesleyan.edu"< gyohe@wesleyan.edu>
Cc: "bqhien2004@yahoo.com"< bqhien2004@yahoo.com>
Sent: Wed, June 22, 2011 10:17:49 AM
Subject: Comments on two papers published in Journal of Climatic Change
Dear Prof. Michael Oppenheimer and Prof. Gary Yohe,
I would like to contact with you to announce some unclear and incorrect information given in two papers published in Journal of Climatic Change:
- “The 1920s drought recorded by tree rings and historical documents in the semi-arid and arid areas of northern china”, Eryuan Liang, Xiaohong Liu, Yujiang Yuan, Ningsheng Qin, Xuiqi Fang, Lei Huang, Haifeng Zhu, Lily Wang and Xuemei Shao, Climatic Change (2006) 79: 403–432
- “Carbon storage in the grasslands of China based on field measurements of above- and below-ground biomass”, Jiangwen Fan, Huaping Zhong, Warwick Harris, Guirui Yu, Shaoqiang Wang, Zhongmin Hu, Yanzhen Yue, Climatic Change (2008) 86:375–396
In Figure 6 (page 418) of the first paper (Eryuan Liang et al. 2006), the authors used the dashed line below the China map but the authors did not explain what does it mean? Also in Figure 1 (page 381) of the second paper (Jiangwen Fan et al., 2008), the authors used the dashed line in China map without any special indication.
To the author’s best knowledge, this dashed line is so-called China ’s U-shape line claim which has been opposed by the international community. Because it violated the international sea law UNCLO 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea), in which China has already signed. The UNCLO allowed the coastal countries to enable extending 200 nautical miles (about 400km) for the Exclusive Economic Zone (EEZ). See the Figures indicated later; it is not possible that the length of the dashed line be more 2000km from the China Hainan Island . Note also that some inhabitable islands in the interior of the dashed line have maximum extension of 12 nautical miles after the UNCLO and some islands are actually occupied by other countries (no China ).
In my views, the presented Figures imply incorrect and inaccurate information. Also the U-shape line must be removed from China map because it was in conflict with international law and it violated the sovereignty of the other countries. I would like that the editor contacts with the corresponding authors to correct these Figures in the next issue of your Journal.
Sincerely yours,
(BUI Quang Hien Québec-Canada)
-------------------
Tham khảo thưcủa TS Tô Văn Trường:
Sent: Thursday, June 23, 2011 11:28 AM
Subject: Phát hiện thêm nhiều tạp chí quốc tế đăng bản đồ hình lưỡi bò của TQ.
Dear All
Xin chuyển tiêp thông tin từ bạn Bùi Quang Hiển ở Canada về phát hiện thêm nhiều bài báo quốc tế của tác giả người TQ có sử dụng bản đồhình lưỡi bò. Cộng đồng các nhà khoa học VN ở trong và ngoài nước cần tiếp tục nghiên cứu có những bài viết phân tích lập luận chặt chẽ, thường xuyên đăng tải trên các tạp chí quốc tế để người đọc hiểu rõ hơn bản chất việc làm phi lý của phía TQ. Chúng ta cũng cần vận động các nhà khoa học ở số nước Đông Nam Á có cùng chung ý tưởng và trách nhiệm, quyền lợi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cùng lên tiếng về việc làm sai trái có tính chất hệ thống của TQ.
Tô Văn Trường
----- Forwarded Message ----
-------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét