Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Giàn khoan khủng của TQ có đưa vào Biển Đông?

Giàn khoan khủng của TQ có đưa vào Biển Đông? 

Trung Quốc cứ một lối như thế - nói và làm hoàn toàn trái ngược nhau. 

Nói là không làm gì rắc rối căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông nhưng cứ xua tàu ngư chính hải giám gây trăm thứ chuyện xấu với tàu cá, tàu thăm dò dầu khí của VN. Và nay lại định mang giàn khoan khủng ra Biển Đông để ... hút dầu hút khí đốt. Không tin được nhà cầm quyền ở Bắc Kinh.

Dưới đây là câu chuyện mà không lâu nữa (tháng 7 tới) sẽ xảy ra trên Biển Đông. Bài viết trên VietnamNet đăng vào ngày 15/6/2011.

Vệ Nhi g-th 

------
 
Trung Quốc thử giàn khoan khủng để đưa ra Biển Đông 

Cập nhật lúc 15/06/2011

Bất chấp việc gửi công hàm phản đối của Philippines, Trung Quốc sẽ vẫn triển khai một giàn khoan khổng lồ và bắt đầu tiến hành khoan tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Trang web tin tức InterAksyon ( Philippines ), nhật báo Chosun (Hàn Quốc) đều đăng tải tin tức này. Báo Chosun cho biết, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, một giàn khoan nước sâu khổng lồmang tên Marine Oil 981, lần đầu tiên sẽ được thử nghiệm trong tuần này đểchuẩn bị cho việc triển khai ở Biển Đông vào tháng 7.





Trong khi đó, hôm qua (14/6) trang InterAksyon dẫn lời ông Joey Salceda - Thốngđốc tỉnh Albay của Philippines rằng, Trung Quốc sẽ triển khai một giàn khoan khổng lồ tại vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Salceda cho hay, giàn khoan Marine Oil 981 thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này.


Tân hoa xã ngày 24/5 đưa tin, Marine Oil 981 là giàn khoan nước sâu khổng lồ, dài 114m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn. Với kích cỡ mặt sàn bằng sân bóng đá chuẩn, giàn khoan này có khả năng hoạt động ngoài khơi ở độ sâu tối đa 3.000m và khoan khoảng 12.000m chiều dài.

Số tiền đầu tư để xây dựng giàn khoan Marine Oil 981 vào khoảng 6 tỉ Nhân dân tệ (923 triệu USD). Nhà thầu là Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã mất hơn 3 năm để hoàn thành. Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, CNOOC 981 có thể chịu được những rung chấn do bão lớn gây ra.

Hiện giàn khoan này đang trong quá trình thử nghiệm trên biển trước khi được triển khai vào tháng 7. Mặc dù thông tin không đề cập địa điểm cụ thể nơi Marine Oil 981 sẽ tiến hành khoan, nhưng nhiều người tin rằng, đó sẽ là Trường Sa, quần đảo đang tranh chấp.

Salceda nói, ông “lúng túng trước hàng loạt tin tức về Biển Đông, đặc biệt là sáu vụ xâm nhập và những tuyên bố cố chấp của Trung Quốc”. Trong thư điện tử,Thống đốc tỉnh Albay nhấn mạnh: “Giờ đây, những lo ngại của tôi đã tìm thấy nguồn gốc sâu xa: Trung Quốc sẽ thiếp lập giàn khoan khổng lồ ở vùng biển tranh chấp vào tháng 7 tới, nghĩa là chỉ ba tuần nữa”.

Trong bản tin của mình, Tân Hoa xã từng trích lời Chủ tịch CNOOC rằng, Marine Oil 981 “là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thờiđảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc” và rằng, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.

Marine Oil 981 thậm chí được mệnh danh là “tàu sân bay” bởi kích cỡ và thiết kếchuyên dụng nhằm đối phó với những cơn sóng mạnh của Biển Đông.

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, giàn khoan nước sâu sẽ được đưa tớiđiểm đến bằng các tàu kéo mạnh, sẽ “giúp Trung Quốc thiết lập một sự hiện diện quan trọng hơn ở khu vực phía nam rộng lớn chưa được khai thác của Biển Đông”.Chính khu vực này (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) là nơi Trung Quốc có tuyên bốchủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á: Philippines , Việt Nam , Malaysia và Brunei .

Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ Nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới đểkhai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ Nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo vềchiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.

Ngày 9/6, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, thậm chí còn thề sẽ khẳngđịnh chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông bất chấp chồng lấn chủ quyền với nhiều nước KHÁC.


Thái An (VietnamNet)

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...