Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Chữ "nguyên"

Chữ "nguyên"

Bên “Lều văn Thăng Sắc” vừa post lên một bài viết mà tôi nghĩ rất đáng để nhiều người biết đến và đọc. Bởi nó vừa có ý vị sâu xa về nhân tình thế thái, cũng vừa như một lời nhẹ nhắc nhau, là ở đời ta hãy biết cư xử sao cho trọn vẹn tình người trước sau. Tối kỵ là không bao giờ gán điều xấu cho người khác, kiểu gắp lửa bỏ tay người như một kẻ giấu tung tích nào kia…

Câu chuyện Thăng Sắc kể ra rất giản dị. Lại liên quan đến đúng những con người mà tôi vốn quen biết và một lòng quý mến kính trọng, nên cảm thông ngay. Xin phép Thăng Sắc đưa về để bạn đọc blog tôi cùng chia sẻ. 






Nguyễn Vĩnh  


--------------------------




Chữ “nguyên”
Vào một sáng chủ nhật đẹp trời, tôi và anh Đức Hùng, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Chánh văn phòng Bộ, nguyên Đại sứ tại Singapore và Canada đến thăm anh Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngọai giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nicaragua và Pháp.
Từ trái" Nguyễn Đình Bin, Nguyễn Đức Hùng

Lên 8 tầng cầu thang, tất nhiên là cầu thang máy, gõ cửa phòng 811 nhà CT9 khu đô thị Mễ Trì-Mỹ Đình. Cửa sắt mở, anh Bin ra, hồ hởi ôm hôn chúng tôi. Ôm hơi chặt nên tôi cảm thấy được nguyên khí trong người anh như còn nguyên, vượng lắm. Thế là mừng.

Chúng tôi ngồi nói chuyện rông dài cả buổi sáng. Sau khi đã thăm người này, hỏi người kia, anh Bin vui vẻ khoe:

- Mình vừa đưa Bà về quê. Chẳng là mới chuộc lại được nguyên mảnh đất thổ cư của Ông Bà nội để xây nhà thờ. Đấy sẽ là chỗ các con các cháu đi về hương khói thờ cúng các Cụ. Nguyên cái chuyện đó thôi cũng làm Bà vui mà trẻ ra mấy tuổỉ.

Nhân lúc câu chuyện vừa vui vừa thân mật anh Đức Hùng mới hỏi anh Bin:

- Nghe nói có bài thơ “Cảm xúc về hưu” ký tên anh nhưng anh em vẫn nghĩ cái “cảm xúc” ấy không thể là của một người như anh, vậy nên cái bài thơ ấy không thể là của anh, có đúng thế không ?

Anh Bin cười ha hả :

- Có nhiều bạn bè cũng hỏi mình như thế. Xem ra người nào gán tên mình vào cái bài thơ ấy cũng “thâm” ra phết, vừa đổ cho mình cái khẩu khí không phải của mình, còn nếu bài thơ là của một tác giả có tên có tuổi nào đấy thì gán cho mình cái “tội đạo thơ”. Lúc đầu mình cũng hơi băn khoăn, nhưng sau biết được bài thơ ấy là của một nguyên Thứ trưởng một Bộ khác thì mình chẳng hơi đâu mà lăn tăn làm gì. Anh em bây giờ có ai đọc bài thơ ấy thì cũng đã trả về cho nguyên tác giả của nó. Có đúng thế không!

Tôi cười nói thêm vào:


<><><><><><><>    <><><><><><><>  
Từ trái: Nguyễn Đình Bin, Nguyễn Chiến Thắng (Thăng Sắc)
- Đúng thế, hơi đâu mà lăn tăn làm gì. Cũng như lúc đầu mới về hưu, có đi đâu thì người ta giới thiệu nguyên là thế này, nguyên là thế kia, thấy ái ngại quá, nhưng bây giờ cũng chẳng lăn tăn làm gì.

Anh Bin lại cười, giọng cười thật sảng khoái :

- Cậu nói đúng, cái chữ nguyên quan trọng nhất là chúng mình vẫn giữ được nguyên vẹn tình cảm bạn bè đồng nghiệp, nguyên vẹn sự trung thực, già rồi mà vẫn còn nguyên cái tinh thần lạc quan tươi vui, còn nguyên tình yêu đối với sự nghiệp, với cơ quan. Đúng thế không !

- Đúng thế anh ạ, có hôm em ngồi ở cà phê Trung Nguyên nhìn sang Bộ, qua khói mờ cà phê mà em như nhìn thâý anh em mình ngày mới vào Bộ, y nguyên những nụ cười ngỡ ngàng, y nguyên một trái tim đôi mươi và cho đến nay vẫn còn nguyên bầu nhiệt huyết với ngành và với đời.



---------------------


Bài Cảm xúc về hưu mà có người gán cho là của anh Nguyễn Đình Bin :



Thế là hết nợ công danh

Ta về sống với chính mình từ đây.

Mắc trời cao, kệ đất dày

Ta về làm gió làm mây riêng mình

Đã ăn nhầm bả hư vinh

Làm sao còn biết lòng mình trắng đen

Đã vào vòng xoáy bon chen

Phẩm hàm cao sự thấp hèn càng cao

Ta về sống với trăng sao

Quên xe máy lạnh, lời chào, bắt tay

Ta về sống giữa tình say

Để quên đi những tháng ngày đáng quên

Để quên đi những tị hiềm

Để quên đi những nỗi niềm được thua

Sáng nay thanh thản vào chùa
Gặp cây mai trắng cũng vừa nở hoa.

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...