Oái oăm từ cái công hàm 1958
Một đoạn bình luận dướiđây được đăng trên mạng có nhiều ý cần đọc lên và ngẫm nghĩ - với một số lập luận xung quanh công hàm năm 1958 do cụ thủ tướng của ta Phạm Văn Đồng ký gửi thủ tướng TQ Chu Ân Lai khi đó. Blog tôi xin phép rinh nguyên xi về đây hầu chuyện bạnđọc - như một tài liệu tham khảo. Điều nên nói trước là ở đây, người viết có cách lập luận và hành văn cố ý hài hước hóa và diễu cợt một chút nên khi đọc chúng ta trọng phần ý tứ, còn ngoài ra xin... thể tất.
Nhìn nhận, đánh giá bản công hàm trên kia nhắc tới có ảnh hưởng ra sao đối với chủ quyền Hoàng Sa của chúng ta là một câu chuyện dài, ở đây xin chưa đề cập đến.
Chỉ biết rằng qua chuyện này có thể suy rộng, đây đúng là một trò tráo trở mà nước lớn TQ không ngần ngại sử dụng phục vụ cho mưu đồ lâu dài độc chiếm Biển Đông của họ, bất chấp pháp luật, dẫm đạp lên mọi thiện chí của nước làng giềng nhỏ hơn, gặp khó khăn hơn ở giai đoạn lịch sử nói trên.
Thôi, dù có giải thích cắt nghĩa ra làm sao, thì sự việc kia đã xảy ra rồi. Vấn đề giờ đây là rút ra bài học nhớ đời với Việt Nam. Cái chuyện chủ quyền quốc gia không bao giờ được lơ là, mất cảnh giác. Dù ai ngon ngọt sao mặc lòng, việc hệ trọng này ta không thể tin ai được ngoài chính ta. Khi đã mất bò mới lo làm chuồng thì cũng chẳng còn mấy ý nghĩa nữa, đơn giản vì khi ấy mình đã thua thiệt lớn mất rồi.
Vệ Nhi st
----------
Đọc bài "Đảo của Việt Nam Cộng hòa, Nguyên tắc estoppel và Công hàm của Thủ tướng Đồng" thấy cũng vui vui. Cái ông Vũ Quý Hạo Nhiên (mà lâu nay mình nhầm là nhà thơ Phan Nhiên Hạo ở bên Mỹ) có lối diễn đạt khá dí dỏm, dễ chịu, đọc rất vui.
Để lý giải ai chịu trách nhiệm về cái công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng, ông Hạo Nhiên mới nhắc đến nguyên tắc Estoppel, một luật Anh được áp dụng trong công pháp quốc tế.
Hạo Nhiên viết: “Estoppel đại khái là thế này. Nếu bên A có những hành động hay lời nói gì đó khiến cho bên B (có thể tưởng nhầm) mà làm một việc gì đó thì A chịu trách nhiệm chuyện đó.”
Kế đến Hạo Nhiên ví von bằng một câu chuyện khá là vui: Một xóm có ba nhà “Ở giữa là Đồng. Một bên Đồng là Nam . Bên kia là Trung. Nhà Nam có cái xe…Một hôm, Trung tới gõ cửa nhà Đồng. Trung bảo Đồng, “Cái xe kia kìa, từ nay nó là của tao, nhá”. Đồng ừ. Cũng có thể trong bụng Đồng nghĩ là nó không (hay chưa) phải của mình, mình nói gì mà chả được.”
Đến khi Nam đã chết, Đồng xông qua nhà Trung, đòi cái xe lại. Đồng bảo Trung “Xe đó trước của Nam, bây giờ Nam chết, nó là của tao“. Trung cãi “Hôm nọ mày ừ rồi”. Đồng không chịu. Đồng bảo Đồng có chứng cứ lịch sử.
Áp dụng nguyên tắc Estoppel, Hạo Nhiên phán: “Hôm trước, khi Trung bảo, xe đấy của tao, lẽ ra Đồng đã phải nói “Ủa, tao tưởng của Nam mà”. Khi không nói năng gì, thì hôm sau Đồng không được quyền chạy tới nhà Trung, đòi trả xe vì “tao thừa hưởng xe của Nam .”…
Chuyện Đồng muốn thừa hưởng chiếc xe mà Đồng đã công nhận là của Trung, không thể thực hiện được, bị estop rồi”. Từ đó Hạo Nhiên kết luận: ”Trung Quốc nói: Đảo này, đảo này, đảo này, của tôi nhá. Đảo đó có thể không phải của VNDCCH thật, nhưng VNDCCH lại cũng không nói gì là “đảo đó không phải của tôi nhá, tôi không có ý kiến”, hay một câu đại khái thế – một thứ “disclaimer” mà một người cẩn trọng bao giờ cũng viết thêm.
Đằng này VNDCCH không nói gì, Trung Quốc xông vào lấy. Đó là estoppel. Điều này khiến cho khi CHXHCNVN (là hậu thân của VNDCCH) thừa hưởng tài sản của VNCH/CHMNVN, thì trong số tài sản đó sẽ không thể có những đảo đó“.
Nghe cũng có lý. Nhưng ngẫm lại thì sai bét, đơn giản vì ở đây không phải vì A nói (hoặc im lặng) mà B nhầm. Nhà ông Trung chẳng nhầm gì sất. Nhà ông Đồng và nhà ông Nam trước đây là một nhà. Ông Trung bày kế chia đôi thành hai nhà, ông Nam là một nhà ông Đồng một nhà (chính ông Trung là một trong 4 tác giả chính của hợp đồng chia chác này). Thế cho nên khi ông Trung chỉ cái xe của ông Nam bảo ông Đồng, nói ”xe này của tôi nhé” không phải vì ông Trung nhầm cái xe đó là xe của ông Đồng để hỏi xin, chẳng qua ông Trung muốn tìm kiếm đồng mình để đồng thuận cái xe là xe của ôngấy. Khi ông Đồng ừ thì cái ” ừ” ấy là cái “ừ” của đồng minh chứ không phải cái”ừ” của gia chủ. Khi đó giả sử ông Đồng có bảo “xe đó là của tôi, anh cứ lấy đi” thì nhất định ông Trung cười phì, nói xe của mày đếch đâu, xe tao ăn cướp của thằng Nam, tao hỏi mày là để mày im mồm không kêu làng ra đánh đập tao, có thế thôi, mày đừng có tưởng bở.
Sau này vật đổi sao dời, nhà ông Đồng và nhà ông Nam thống nhất thành một nhà. Chủ của ngôi nhà mới này là một ông khác, gọi là ông“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tất nhiên tất cả những gì của ông Đồng và ông Nam đều phải thuộc về ông chủ mới này. Nếu áp dụng nguyên tắc Estoppel, giảsử bên B là ông Trung bị nhầm đi nữa thì ông chủ mới (tức ông CHXHCNVN) không chịu trách nhiệm gì, vì ông này không phải là bên A. Bên A là ông Đồng mà ông Đồng đã hết vai trò lịch sử từ tám hoánh.
Có phải rứa không hè? Hi hi.
Bài trên ký là “Người sưu tầm”, post trên Comment của blog HM vào lúc July 12, 2011 at 2:54 pm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét