Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Có chiến tranh Trung-Việt hay không?

Có chiến tranh Trung-Việt hay không?

(Tham khảo một cách nhìn từ giới Việt kiều)




Tình hình Trung Quốc gây căng thẳng, rồi gây hấn trên Biển Đông đã làm dư luận người Việt ở hải ngoại hết sức quan tâm. Điều đó nói lên sự gắn bó với đất nước quê hương của đồng bào ở xa Tổ quốc. Nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc với thái độnước lớn bắt nạt nước láng giềng nhỏ hơn đã nổ ra tại nhiều thủ đô các nước tư bản phát triển. Suy cho cùng, Tổ quốc Việt Nam là của chung, dân Việt đâu cũng là con dân cùng Mẹ Việt Nam.

Bài viết dưới đây của tác giả có bút danh Hành Khất gửi cho mạng Đàn Chim Việt dùđứng trên một lập trường không đồng nhất với những người trong nước, nhưng nhiều phần trong nội dung bài viết này toát lên những lập luận và kiến giải đáng để chúng ta tham khảo. 

Tôn trọng ý kiến tác giả, xin đưa về trang nhà nguyên văn - kể cảcách viết cách dùng từ và cách nhìn nhận thực tế không mấy quen thuộc với lời văn cũng như các kiến giải quen thuộc của chúng ta thường gặp.

Chúng ta cùng nhận thức người Việt Nam ta lúc này dù ở đâu, ý thức quan điểm khác biệt sao mặc lòng, điều quan trọng nhất là có lòng yêu giang sơn đất nước ông cha tổ tiên để lại, đều nên dung nạp mọi thông tin và tri thức cần thiết với đích chung phụng sự Tổ quốc. Chắc từ đó sẽ huy động được tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần chung nhằm củng cố và phát triển khối đoàn kết dân tộc cao nhất có thể lúc này. Nhìn lại lịch sử, cứ thời nào Đoàn kết Dân tộc keo sơn gắn bó, trên dưới một lòng là thời đó thắng giặc xâm lược dù chúng hùng mạnh đến đâu! Lúc này điều vô cùng cần thiết là đất nước phải đủ mạnh - chính trị quân sự và kinh tế đã đành, mà còn là sức mạnh tinh thần đoàn kết dân tộc - như thế mới ngăn chặn được các mối đe dọa nhỡn tiền của chủ nghĩa bá quyền nước lớn mà giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc xưa nay chẳng hề thay đổỉ.

Chúng ta muốn hòa bình xây dựng, nhưng TQ vẫn luôn có hành động chèn ép lấn lướt, xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải của chúng ta. Bài viết dưới đây gióng thêm một hồi chuông cảnh giác. 

 

Vệ Nhi gth

 

------------- 

 

Cuộc chiến giữa VN và Trung cộng sẽ xảy ra không?

Trung Cộng (TC) hiện thời đang giữ một vai trò trong Liên Hiệp Quốc (LHQ),được thế giới Tây phương nể mặt qua sự phát triển vượt bực về kinh tế, qua những trợ giúp đầu tư không ngừng từ Âu Châu và Mỹ Châu, trước và sau hai nhiệm kỳ của Tổng Thống Mỹ, ông Clinton. TC đã thay thế địa vị của Liên Xô trong khối cộng sản, với “nghĩa vụ quốc tế” là mở rộng vòng đai cộng sản nhằm mục đích đốiđầu với thế giới tự do. Hay nói đúng hơn là vòng đai “bảo vệ” chính TC.

Việt Nam (VN) là một mảnh đất lý tưởng nhất, để xây dựng cái vòng “bảo vệ”biên phòng đó, vì có địa lý rất thích hợp trong vùng biển Đông chạy dài và sự tiếp giáp các nước khác. VN luôn luôn được xem là trái tim của Đông Dương; điềuđó đã cho thấy quá rõ qua những cuộc chiến trong lịch sử tại đây. Lẽ dĩ nhiên, TC sẽ không bao giờ bỏ mất bất kỳ cơ hội nào nhằm thu phục VN về mình. TC có hai đường lối thu phục VN: một là xem VN như một đồng minh hữu dụng, hai là…cưỡng chiếm biến thành một tỉnh toàn diện lệ thuộc TC. TC vẫn luôn cân nhắc xemđường lối nào thích hợp và nhất là đạt được “lợi lộc” nhiều nhất, theo tình hình biến chuyển của quốc tế nói chung và VN nói riêng. Vấn đề có thể đặt ra là tại sao VN cũng là một nước nằm trong khối cộng sản là một đồng minh, nhưng TC dường như lúc nào cũng không cảm thấy “an tâm” trong cái vòng đai “bảo vệ” cho mình?


Trở lại thời kỳ Mao, TC đang trong cơn hấp hối nghèo đói vì bị cắt đứt gần như hoàn toàn đối với thế giới bên ngoài. Qua những chương trình thay đổi và mởrộng của Đặng Tiểu Bình thích ứng trong hoàn cảnh chính trị mới của Tây phương, TC được tiếp cận bởi thế giới tư do. Từ đó, nền kinh tế cũng chuyển hướng theo mô hình Tây phương, để thu hút sự đầu tư của các nước ngoài vào TC. Ngày nay, VN cũng đang trong thời kỳ muốn vươn lên, dĩ nhiên cũng bằng con đường kinh tếmở rộng như TC ngày xưa. Đáng lý ra, nếu đồng minh VN được phát triển mạnh TC phải tỏ ra vui mừng hơn vì có được sự hỗ trợ hữu dụng. Ngược lại, TC đang lo lắng và cảm thấy sợ hãi nếu …một mai VN phát triển mạnh qua những tiếp cận với nước ngoài, dân Việt sẽtrưởng thành nhanh hơn trong ý thức hệ, và nền dân chủ tự do của Tây phương sẽlần lần đưa VN xa rời TC. Lịch sử đã ít nhất một lần ghi nhận điều đó, qua chữviết Việt hoàn toàn khác xa Tàu, hay tiếng Nôm xa xưa cũng là một bằng chứng cho ý muốn độc lập. Đến khi đó, cái vòng đai “bảo vệ” sẽ tự biến thành một vòngđai “đe doạ” cho TC. Sự thu hẹp của khối cộng sản tạo nên vòng xiết thắt cổ, ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của hệ thống cán bộ TC, một hình thức đại quy mô và được sử dụng đông đảo nhất thế giới. Bởi vậy, VN chỉ được xem là đồng minh hữu dụng “tạm thời” trong chiến tranh khi VN phải đứng trước tuyến đầu, bảo vệ TC bằng xương máu dân Việt. TC chỉ cần tiếp tế súng đạn các loại đã cũ, hoặc dư thừa cũng như tống đi được số lương thực mốc meo trong kho cho VN làm tròn nhiệm vụ. Và còn được VN phải chịu ơn qua những ký kết nhượng bộ về kinh tế,biên giới và lãnh hải. TC cũng thừa biết rằng, dân Việt là giống nòi khó có thểchịu khuất phục, nếu VN một khi đã có ý tách ra khỏi TC thì họ sẽ mất đi rất nhiều điểm lợi. Còn nếu trên bình diện vẫn là một đồng minh, TC không thể nào tự tiện gặt hái những cái lợi mà không bị dân VN lên án, đả kích dù rằng CSVNđã có những ký kết nhượng bộ ngấm ngầm với TC trước đó.


Trước sức mạnh quân sự của TC, trước và sau cuộc chiến 75, VN không đáng là một đối thủ mà chỉ là một nước nhỏ bé không đủ tài chánh tự trang bị vũ khí, thì làm sao nghĩ đến chuyện hiện đại hóa quân đội. Có nghĩa, nếu TC muốn cưỡng chiếm VN thì dư sức làm và đã hoàn tất từ lâu rồi. TC trót mang một vai trò trong LHQ, vì sĩ diện với quốc tế và nhất là một nước đàn anh duy nhất trong khối cộng sản vốn đã bị thu hẹp, TC khó lòng dấy lên cuộc chiến đánh chiếm VN. Một hoạch định được đưa ra nhằm “nắm giữ” VN, nhưng TC không cần hao tổn quânđội.

Cũng như ngày nào, TC đã đưa quân vào Tân Cương như một cuộc diễn hành biểu dương sức mạnh. Với ý đồ đó, TC thành lập những căn cứ quân sự từ đảo Hải Nam hướng Bắc, chạy dọc dài đến những quần đảo hướng Nam . Một bước đi, thu hoạch cả ba mặt về kinh tế, chính trị và quân sự: giải tỏa rộng vùng đánh cá và đặc quyền cho ngư dân TC; tạo nên cục diện vây kín, đặt áp lực và khả năng kiểm soát cận kề hơn trên VN; sức mạnh của vành đai cộng sản được nới rộng và cũng có thể dần dần khai mở những bước khác trong tương lai. VN dường như đang nằm gọn trong “vòng tay” TC, qua những ký ước ngấm ngầm trước 75 mà TC bắt buột VN phải thực hiện dù bằng bất kỳ phương án nào. Như một băng đảng mafia đi “đòi nợ” một cách chuyên nghiệp: trước khi bước vào nhà kẻ thiếu nợ, họ đã cho người vây bủa các lối đi, ngả thoát, thậm chí biết rõ giờ giấc thường xuyên ra vào và những người nào hay lui tới. Họ không cần thanh toán kẻ mang nợ chỉ đe dọa bằng bạo lực, vũ khí ngay cả những người có sự liên hệ với kẻ đó. Dĩ nhiên, món nợ luônđược tính thêm bằng con số phần trăm lời theo quy định của họ theo thời gian, cùng sự bỏ công tìm đến. Nói đơn giản hơn, TC đang lên kế hoạch “phong toả” VN trên mọi mặt, nhằm biến VN trở thành một Tân Cương mới hay một Quảng Đông, Quảng Tây xa xưa cũng từng là vùng đất thuộc VN.

Trong “chế độ tự trị” mà TC ban cho đó, sẽ luôn luôn nằm trong sự kiểm soát, phải tuân hành theo ý muốn TC và nhất là phải tự dâng hiến tài nguyên và cống nạp tài chánh theo luật định của TC. Đồng thời, TC giải quyết được nạn nhân mãnđang vượt quá mức định trên vùng đất rộng lớn nhưng không đủ của họ. Chính sách thực dân sẽ dần dần đồng hóa người địa phương một cách hữu hiệu: không cần động binh, nhưng vẫn có thể chiếm ngụ hoàn toàn. Và sẽ trở thành một tỉnh của TC khi họ cảm thấy cần thiết và có lợi hơn.

Vấn đề có thể nghiệm lại theo một câu hỏi đặt ngược: “Tại sao TC không tiến hành kế hoạch “nắm lấy” VN sau cuộc chiến 75 chấm dứt?” Chỉ trong thời gian gần đây, dân Việt đang lo sợ một cuộc chiến rộng lớn với TC qua những cuộc biểu tình chống đối từ Bắc đến Nam . Nhưng những điều đó không hềtừng xảy ra từ sau cuộc chiến 75, dù đã hơn một lần TC động binh nơi biên giới. Nếu xét về chủ lực quân đội, VN vĩnh viễn không có đủ khả năng đối đầu nếu một trận chiến được mở rộng. Đó cũng chỉ là một trong những bước trong kế hoạch dài hạn nhưng vô cùng hữu hiệu cho kết quả: ít tốn kém và hưởng trọn. Trước nhất là TC làm cho VN bị hao mòn dần số vũ khí được vay mượn hoặc cung cấp từ TC và Liên Xô khi xưa, cũng như đo lường lại sức đề kháng của đối thủ. Bước kế tiếp là tung ra những đòi hỏi vềchính trị, kinh tế và ngay cả đất đai nơi biên giới. TC đã thành công và tiến hành bước nữa: trấn chiếm hải đảo và kiểm soát vùng biển. VN bị vây tỏa và thiếu vũ khí, đồng minh tương trợ. Một con đường duy nhất là chui sâu vào rọ,như một con cá mệt mỏi tìm lối thoát. Và kẻ đặt rọ chính là TC chỉ cần nhắc lên bắt lấy, mà không tốn một miếng mồi. Cũng có nghĩa TC không bao giờ ngu xuẩn phát động chiến tranh với VN, một nước không đủ khả năng chiến đấu lâu dài. Chỉlàm hao tổn quân đội TC và mang tiếng với thế giới bên ngoài, cũng như trong khối cộng sản. TC muốn VN sẽ phải tự nguyện “thần phục” thiên tử, như vậy TCđương nhiên hợp lý trên luật pháp quốc tế là chủ nhân VN.


TC sẽ không phải xem VN như là một “đồng minh” trên bình diện quan hệ và sẽ“chiếm” được nhiều lợi lộc hơn trên mọi mặt, nhất là vấn đề kinh tế. Và càng không phải lo lắng cái vòng đai bảo vệ cho TC bị hư hại. VN có thể tự lo phát triển để sống còn, nhưng trong khuôn khổ quy định có sự đồng ý của TC. Một hình thức “nô lệ” thời đại mới của thế giới cộng sản ra đời, theo mô phẩm “chư hầu”của thời phong kiến xa xưa. Lịch sử VN rồi đây sẽ bị nhiều thay đổi, và đã đang thay đổi một số để bắt đầu cho ngày mai. Hôm nay, vấn đề sống còn của đất nước không còn tùy thuộc vào lòng yêu nước của dân Việt như Hội Nghị Diên Hồng xa xưa, do chính triều đình đương thời mở ra. Giả như một khi, triều đình đó không tổ chức Hội Nghị, có ai dám nghĩ VN đã có thể đánh đuổi được ngoại xâm không? Và giả như, triều đình đó chịu hàng phục buông vũ khí, thì lòng dân dù có sôi sục bao nhiêu cũng không thể dùng tay không chống giặc.

Những cuộc biểu tình chống TC một cách tự phát, đã biểu hiện lòng dân luôn là một sức mạnh hậu thuẫn cho chính phủ. VN đang có được sức mạnh đó, nhưng chính phủ VN có dám mạnh dạn bức phá cái bẫy rọ đó không? Hay chỉ vì quyền lợi cá nhân, đảng phái họ khó lòng từ bỏ? Không ai là người mà không biết sợ cái chết. Nhưng đứng trước hiểm họa lâu dài trên dân tộc có mấy ai có thể làm ngơ,trừ khi chính quyền lợi của họ bị mất đi? Thực tế xét rằng, VN còn cơ hội tự giải thoát chính mình, khi tiếng kêu cầu cứu vang lên, đập nước tung xoá, được chú ýđến bởi người qua đường. Và trong nỗ lực đó, chính VN nên có một ý thức phânđịnh “đồng minh” rõ hơn, nếu không muốn bàn tay nào đó nhắc cái rọ lên và “nắm lấy.”

(Bài ký tên tác giả là Hành Khất gửi cho ĐCV online)

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...