Tư liệu tham khảo:
Trung Quốc đánh giá hải quân Việt Nam
Vấn đề Biển Đông đã và đang trở nên nóng bỏng khi liên tiếp xẩy ra nhưng sự việc ảnh hưởng đến chủ quyền Biển Đông Việt Nam, do đó Việt Nam luôn luôn coi trọng xây dựng lực lượng hải quân. Gần hai năm trước, tại triển lãm Quốc tế hải quân tại Pháp lần thứ 21 ,Tổng giám đốc Cục kiến thiết The Nuduli Аму́ре Liên bang Nga Shalapifu đã cho biết , Nga đang đóng cho Việt Nam chiến hạm Gepard - Con báo – 3.9 loại 11661,dự định sẽ bàn giao năm 2009 và 2010 nhưng nay thay đổi sẽ giao hai chiếc năm 2010 vì có những yêu cầu thêm từ phía Việt Nam.
Được biết, hợp đồng 4 chiến hạm Gepard giữa Nga và Việt Nam đã trải quan 3 năm đàm phán, đến cuối năm 2006 mới thành công. Sở dĩ Gepard được hải quân Việt Nam lựa chọn là do thế hệ đầu tiên của tàu này hiệu: ‘ Tatarstan ” (Trước kia đặt tên “Eagle”) chính thức được trang bị cho lực lượng hải quân Nga vào năm 2003 và hoàn toàn trở thành các tàu chỉ huy của các hạm đội trên biển. Hải quân Việt Nam cho rằng Gepard được hải quân Nga chấp nhận đưa vào trang bị và đầu tư lớn cho sản có thể thấy rằng những tính năng của thế hệ tàu chiến này được hải quân Nga thừa nhận. Phía Nga đã chấp nhận nhiều yêu cầu do phía Việt Nam đề xuất, đồng ý tiến hành cải tiến cơ bản về các nền tảng quan trọng của thế hệ tàu chiến này, trong đó bao gồm tính năng tàng hình do được phủ một lớp hợp kim Nhôm-Magiê hấp thụ sóng ra đa.
Theo tin tức từ các trang mạng của Nga, Gepard – 3.9 là phiên bản xuất khẩu của Nga dành riêng cho Việt Nam theo đơn đặt hàng, nếu như so sánh với tàu Tatarstan của hải quân Nga, ngoài tính năng tàng hình ra phía đuôi boong tàu còn được trang bị thêm trực thăng cơ động. Trọng lượng nổi trên mặt nước của Gepard là 2100 tấn, tốc độ của tàu là 20 hải lí, tàu có thể hoạt động độc lập trong 20 ngày.
Vũ khí trên tàu
Tên lửa
• 4×4 ống phóng tên lửa đối hạm Uran-E (16 Kh-35 quả, tầm bắn 130km)
Pháo
• 1 pháo chính 76.2mm AK-176M
• Hệ thống pháo/tên lửa phòng không Palma, tầm bắn tối đa với tên lửa 8,000m, đối với pháo là 4,000m, được điều khiển bằng quang-điện và hỗ trợ dữ liệu từ radar.
• 2 súng máy phòng không 14.5mm
• 4×4 ống phóng tên lửa đối hạm Uran-E (16 Kh-35 quả, tầm bắn 130km)
Pháo
• 1 pháo chính 76.2mm AK-176M
• Hệ thống pháo/tên lửa phòng không Palma, tầm bắn tối đa với tên lửa 8,000m, đối với pháo là 4,000m, được điều khiển bằng quang-điện và hỗ trợ dữ liệu từ radar.
• 2 súng máy phòng không 14.5mm
Chống ngầm
• 2 ống phóng kép cho ngư lôi 533mm
• Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 với 12 ống
• Hệ thống kiểm soát hỏa lực chống ngầm Purga
• Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 với 12 ống
• Hệ thống kiểm soát hỏa lực chống ngầm Purga
Hệ thống kiểm soát hỏa lực
• Radar Laska có khả năng vừa sục sạo vừa bám các mục tiêu từ khoảng cách tới 30km, dùng để điều khiển pháo các cỡ từ 30 tới 76mm nhằm tiêu diệt các mục tiêu như máy bay, tên lửa và tàu nổi cỡ nhỏ. Nó được tích hợp với các kênh TV và hồng ngoại.
• Hệ thống SP-521 RakursTrực thăng
• Ka-28 ASW chống ngầm (hoặc Ka-31 mang radar chuyên nhiệm cảnh báo sớm) có hăng-ga và bãi đậu.
• Hệ thống SP-521 RakursTrực thăng
• Ka-28 ASW chống ngầm (hoặc Ka-31 mang radar chuyên nhiệm cảnh báo sớm) có hăng-ga và bãi đậu.
Hệ thống tác chiến điện tử• Hệ thống MP-407E ECM system
• Hệ thống mồi bẫy PK-10 (4×10 ống phóng)
• Hệ thống mồi bẫy PK-10 (4×10 ống phóng)
Thiết bị định vị• Hệ thống định vị Gorizont-257 kết hợp cùng radar Gorizont-25
• Hệ thống EKNIS MK-54IS và GPS NT200D
• Hệ thống EKNIS MK-54IS và GPS NT200D
Hệ thống quản lý thông tin tác chiến• Hệ thống Sigma-E
Hệ thống nhận dạng
• Thiết bị 67R IFF
Thông tin liên lạc
• Hệ thống thông tin liên lạc tự động Buran-6VE
• Hệ thống thông tin liên lạc tự động Buran-6VE
Thiết bị điện tử
• Radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv-ME1 tầm trinh sát tối đa 150km trong điều kiện biển động cấp 3; có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1000m từ khoảng cách 110km; có thể phát hiện mục tiêu là tên lửa đối hạm có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay ở độ cao 15m từ khoảng cách 15km. Có thể bám cùng lúc 3-5 mục tiêu. Có thể phát hiện mục tiêu là tàu nổi có diện tích 10,000m2 từ ngoài đường chân trời.
Tàu chiến
Tàu chiến
Thông số kỹ thuật
Lượng choán nước đầy tải: 2,100 tấn
Kích thước ngoài (dài x rộng x mớn nước): 102.2 x 13.1 x 5.3m
Tốc độ:
- Tối đa: 28 hải lý/h
- Tốc độ hành trình: 18 hải lý/h
Tầm hoạt động ở tốc độ tiết kiệm: 5,000 hải lý
Dự trữ hoạt động: 20 ngày
Sử dụng vũ khí không hạn chế trong điều kiện biển động tới cấp 5
Động cơ chính: 2×11,000hp
Thủy thủ đoàn: 103 người .
Lượng choán nước đầy tải: 2,100 tấn
Kích thước ngoài (dài x rộng x mớn nước): 102.2 x 13.1 x 5.3m
Tốc độ:
- Tối đa: 28 hải lý/h
- Tốc độ hành trình: 18 hải lý/h
Tầm hoạt động ở tốc độ tiết kiệm: 5,000 hải lý
Dự trữ hoạt động: 20 ngày
Sử dụng vũ khí không hạn chế trong điều kiện biển động tới cấp 5
Động cơ chính: 2×11,000hp
Thủy thủ đoàn: 103 người .
Gepard- 3.9 có thể tác chiến độc lập hoặc làm nhiệm vụ phối hợp với hạm đội, tiến hành săn tìm, bám sát và tấn công tầu chiến địch trên mặt nước, tầu ngầm, và các mục tiêu trên không, và cũng thích hợp chi viện hoả lực cho các tàu hộ vệ, tuần tra, tàu phóng ngư lôi hoặc các lực lượng lục quân. Tàu chiến này sau khi được bàn giao cho Việt Nam sẽ thay đổi đáng kể về hiện trạng còn thiếu hụt chiến hạm cỡ lớn, và năng lực tác chiến tổng hợp tầm xa của hải quân Việt Nam cũng được đề cao một cách rõ ràng. Việc Việt Nam có Gepard 3.9 sẽ tạo một làn sóng mới trong các thế hệ chiến hạm của Đông Nam Á .
Việc mua từ Nga chiến hạm tiên tiến Gepard- 3.9 ‘ chỉ là một bước đi nhằm tăng cường xây dựng hiện đại hoá trang bị của lực lượng hải quân trong ” kế hoạch phát triển lực lượng hải quân trong thế kỷ 21 ” của hải quân Việt Nam. Trên thực tế cùng với chiến lược quân sự quốc gia ” Bắc phòng thủ Nam tấn công ” do đó cũng chuyển biến theo hướng” lục quân phòng thủ hải quân tấn công “, trong những năm gần đây Việt Nam không ngừng tăng cường mạnh mẽ tiềm lực hải quân, cố gắng lợi dụng các trang bị hạng nhẹ tấn công nhanh hiệu quả hiện nay làm chủ chốt cho các lực lượng trên biển gần bờ, xây dựng lền tảng cho năng lực tác chiến xa bờ và năng lực tác chiến của một lực lượng hải quân hiện đại.Chính vì như vậy mà Việt Nam đã áp dụng rất nhiều biện pháp:
- Điều chỉnh kết cấu của lực lượng hải quân, trong đó có một biện pháp rất quan trọng đó là thành lập lực lượng bảo vệ giám sát bờ biển nhằm từ việc bảo vệ và giám sát bờ biển sẽ từng bước đảm nhận nhiệm vụ tăng viện trên biển, mà trong tình huống cần thiết sẽ kết hợp tác chiến với lực lượng hải quân. Hiện nay lực lượng hải quân lục chiến đã chiếm 2 phần 3 quân lực của hải quân trở thành lực lượng tác chiến chủ lực trên biển của hải quân Việt Nam.
Chiến hạm Petya mới nâng cấp
- Nâng cấp trang bị vũ khí, hiện nay lực lượng hải quân đã quản lí 4 quân khu duyên hải, tổng binh lực khoảng 50,000 người, trong đó có hơn 120 chiến hạm tác chiến các loại tuy vậy hiện nay tồn tại phổ biến vẫn là các loại chiến hạm đã cũ, trang bị vũ khí lạc hậu, và các tàu trọng tải nhỏ…và nhiều khiếm khuyết khác. Khó thể hài lòng được yêu cầu chiến lược mở rộng vùng biển của Việt Nam, thậm chí khó đáp ứng được nhiệm vụ chống buôn lậu, hộ tống, bảo vệ tầu cá, thị sát, tuần tra… càng ngày càng nhiều trên biển. Nhằm thay đổi trang bị lạc hậu hiện nay hải quân Việt Nam đồng thời với việc gia tăng mua sắm từ Nga đã không ngừng mở rộng các nguồn cung cấp vũ khí khác, như mua các tên lửa chống hạm, tầu tuần tra và nhiều thiết bị vũ khí khác từ một số nước như Pháp, Hàn Quốc, Ba Lan, Hungary, Ukraina…Trong việc mua vũ khí từ bên ngoài, trong đó phải kể đến 4 tầu phóng tên lửa ” Kiến trắng ” ( Molniya ) trang bị hệ tên lửa chống hạm ” tia chớp “, 2 tầu tuần tra cao tốc ” Con đom đóm ” trạng bị 48 tên lửa ” tia chớp ” chống hạm loại X – 35.
Tên lửa X – 35 có thể được trang bị trên xe di động
Và một tiết lộ khác từ truyền thông của Nga, trong vài năm gần đây phía quân đội Việt Nam đặc biệt coi trọng xây dựng mạng Internes tin tức hoá trong hải quân. Liên tục nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Nga , Belarus … các hệ thống giám sát tầm gần và tầm xa, cảnh báo sớm . Mục đích là nhằm xây dựng mở rộng phạm vi phủ sóng hình thành tổ hợp mạng trinh sát giám sát bờ biển.
Việt Nam là nước quan trọng nhất đưa ra yêu sách về lãnh thổ của vùng biển Đông , các chuyên gia quân sự cho rằng trong hơn 10 năm trở lại đây việc Việt Nam điều chỉnh chiến lược quân sự, trọng điểm là tăng cường xây dựng lực lượng hải quân, mục đích là thực hiện hết khả năng có thể để giám sát và khống chế khu vực Biển Đông một cách hữu hiệu, kết hợp với các nước có cùng tranh chấp với Trung Quốc bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú tại vùng biển Đông. Đầu năm 1995 lúc đảm nhận chức vụ Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam ,ông Đỗ Mười đã tuyên bố: ” cần đặc biệt tăng cường việc xây dựng hiện đại hoá lực lượng Hải quân nâng cao năng lực tác chiến, tấn tốc đề cao việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam, lợi ích quốc gia và nguồn tài nguyên tự nhiên Biển “.
.Dựa vào những dự tính hiện nay của Hải quân Việt Nam, trong việc dựa vào tuyến đường biển trải dài từ Bắc vào Nam theo hình chữ ” S ” và lợi dụng vị trí tuyệt vời ở các đảo Trường Sa đang giữ chủ quyền , có thể hình thành một trận địa quốc phòng tương đối hoàn chỉnh. Hải quân Việt Nam hoàn toàn có khả năng dùng ” trọng điểm khống chế toàn diện “, lợi dụng ưu thế của địa hình để phát huy năng lực chiến đấu của các tầu chiến cỡ nhỏ tấn công nhanh, từ đó mà chống lại và cân bằng sức mạnh hải quân của khu vực và đối với các quốc gia khác.
Chiến hạm Molniya Việt Nam ở Trường Sa
Cùng với việc sử dụng một số trang thiết bị quân sự tiên tiến, những năm gần đây hải quân và không quân Việt Nam cùng phát triển một phương hướng, nhiều lần tiến hành tập trận quy mô lớn trên biển với các tình huống tập trận hợp đồng tác chiến của hải quân , không quân cùng lính thủy đánh bộ , chi viện cho Trường Sa, bảo vệ các căn cứ trọng yếu, nâng cao năng lực quốc phòng giữ vững chủ quyền biển đảo.
(Tổng hợp trên internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét