Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Nói, làm tréo ngoeo

NÓI, LÀM TRÉO NGOEO

Theo các thỏa thuận từ cấp cao và các cấp bên dưới có trách nhiệm thực hiện thì VN và TQ cam kết với nhau “không có các hành động gây thêm sự căng thẳng và phức tạp trên Biển Đông”. Trước nay phía TQ luôn luôn lớn tiếng tuyên bố và tuyên truyền hết cỡ ra công luận những ý như vậy.

Mới đây tại cuộc gặp ở Bắc Kinh giữa thứ trưởng ngoại giao VN và người đồng nhiệm TQ cũng đã có bản thông cáo báo chí chung nhắc lại những ý kể trên.

Thế nhưng ngày 11/7 vừa qua, TQ họ vẫn đơn phương tiến hành các hoạt động gây cho tình hình Biển Đông vốn đã căng thẳng càng thêm căng thẳng. Họ bất chấp, coi như không biết đến các thỏa thuận mà chính lãnh đạo nước họ đã nhiều lần cam kết. Bản tin dưới đây nói quá rõ điều đó. (VN g-th)

---------

Tàu Ngư Chính Trung Quốc tuần tra ở quần đảo Trường Sa

RFA 07.11.2011

Trung Quốc vừa cử tàu ngư chính đến Trường Sa. Báo chí Trung Quốc hôm qua loan báo tin này.

Tàu ngư chính mang số hiệu 46012 của Trung quốc đã rời cảng ở tỉnh Hải Nam đi làm nhiệm vụ mà họ gọi là tuần tra ở quầnđảo Trường Sa của Việt Nam . Tàu này được đưa đến khu vực đảo đá ngầm Vành Khăn để thay thế tàu ngư chính số301. Trên tàu có 22 người và sẽ hoạt động tại khu vực này 50 ngày.

Theo Tân hoa xã, đây là lần đầu tiên ngành cá hải dương tỉnh Hải Nam thưc hiện tuần ngư chính ở Trường Sa. Ngư chính là một trong năm lực lượng hành pháp bờbiển của Trung Quốc, thuộc dân sự.
Tối qua Trung Quốc tuyên bố rằng, việc tuần tra bảo vệ ngư chính là cách thểhiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa.


Năm 2009 Trung Quốc đưa ra yêu sách đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Phía Việt Nam nói rằng yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và cũng không được các bên liên quan ở Biển Đông và quốc tế công nhận. Quần đảo Trường Sa đã được Việt Nam khẳng định chủ quyền trên cơ sở bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý.

Mới đầu tháng Tư này Trung Quốc đã đưa các tàu ngư chính của họ đến vùng biển gần Trường Sa. Điều này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, và bị Việt Nam phản đối.

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...